GÓP Ý VỀ BÀI VIẾT CỦA TIẾN SỸ NGUYỄN TIẾN
HƯNG
“Tổng Thống Thiệu ra lệnh khai hỏa ở Hoàng Sa”
(đăng trên BBC tiếng Việt ngày 7 tháng 3-2017)
“Tổng Thống Thiệu ra lệnh khai hỏa ở Hoàng Sa”
(đăng trên BBC tiếng Việt ngày 7 tháng 3-2017)
Thềm Sơn Hà
Lời
mở đầu: bài
viết này phần lớn dựa trên cuốn sách “Sự thật hải chiến Hoàng Sa tháng 1 năm
1974” do tác giả phát hành vào năm 2015, tuy nhiên có đưa vào thêm một số tài
liệu mới.Bài này nhấn mạnh đến những điểm chánh trong bài viết của Tiến Sỹ Nguyễn Tiến Hưng, hy vọng sẽ có những bài viết tiếp theo góp ý về những điểm còn lại.
Xin lưu ý là những dòng chữ mực đỏ trích nguyên văn từ bài của ông Hưng.
****************************
1.- Biến cố năm 1956
Tưởng cũng cần nhắc lại là không đợi đến năm 1959, ngay cả năm 1956 vào ngày 10 tháng 6, lợi dụng toán quân trú phòng Pháp đã rút khỏi Hoàng Sa (HS), trên đảo chỉ còn khoảng 6 người Pháp điều hành đài khí tượng và 14 nhân viên người Việt, Trung Cộng (TC) đã đưa khoảng 75 người lên đảo Cam Tuyền, toán đài khí tượng có lẽ vì khoảng cách xa, không xác định rõ đã báo cáo về Sài Gòn: “ lính TC đã đổ bộ lên đảo Cam Tuyền. Tính mạng của tất cả nhân viên đang bị đe dọa. Yêu cầu được di tản ngay.”
Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu thúc giục chánh quyền gởi viện binh ngay lập tức đồng thòi ông gởi điện văn cho Ngoại Trưởng (NT) Hoa Kỳ John Foster Dulles đính kèm báo cáo của toán đài khí tượng. Được tin, NT Dulles đã triệu tập buổi họp. Tiếp theo, Đô đốc Burke Tư Lịnh Hải quân Hoa Kỳ trong ngày 12 và 13 tháng 6 đã ra lịnh cho phi cơ bay ra thám sát đồng thời phái 2 khu trục hạm đến HS. Một toán lính trên tàu đã được đưa lên đảo Cam Tuyền mở cuộc tuần tiễu quan sát, nhưng toán ngưòi TC đã rời đảo.
Ngoài ra NT Dulles còn có ý định mở cuộc hành quân càn quét TC ra khỏi đảo Phú Lâm, nhưng sau khi hội ý với các cơ quan liên hệ, ông đã bỏ ý định này, lý do vì ngại đụng chạm đến Đài Loan. [1]
2.- Xác định nội dung thủ bút của TT Thiệu và thời gian ông đến Đà Nẵng.
a.- Nhận xét về lịnh khai hỏa:
•••Trong phần thủ bút TT Thiệu, Tiến Sỹ Nguyễn Tiến Hưng (TS Hưng) viết: “Ngày 18 tháng 1,
Tổng thống Thiệu bay ra tận Đà Nẵng, lấy giấy ra viết tay thẳng cho Phó Đề đốc
Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải.
Trên đầu trang ông viết: 'Chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải':
"Thứ nhất là tìm đủ mọi cách ôn hòa mời các chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ ***VNCH. Thứ hai, nếu họ không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm này và nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ VNCH."
Viết lệnh xong, ông Thiệu cất giọng: "Anh Thoại, đến đây và đọc trước mặt tôi đây, có gì không rõ ràng thì cho tôi biết ngay từ bây giờ." (đoạn chữ màu đỏ đậm ông Hưng trích nguyên văn từ cuốn sách ‘Can trường trong chiến bại’, chỉ trừ hai chữ lãnh thổ *** trong sách ông Thoại viết là lãnh hải)
•••Trong cuộc phỏng vấn do Trung tâm Hải sử Hải quân/HK thực hiện ĐĐ Thoại trả lời:
“Như thế, chúng tôi đã thảo luận trong một thời gian và sau đó ông nói tôi chỉ cần đổ bộ quân lên đảo và bảo Trung Cộng ra khỏi. Và tôi đã nói tôi sẽ làm điều đó, nhưng tôi sợ là có chuyện gì đó có thể xảy ra. Và ông nói, "anh chỉ cần tuân thủ luật pháp quốc tế trên không, trên biển và trên đảo. Ngoài biển anh chỉ cần có vài hành động phù hợp với luật pháp quốc tế. Làm những gì anh đã được huấn luyện tại Trường Sĩ Quan Hải Quân. Anh phải thi hành". Và ông viết lệnh này trên giấy. Tôi đã làm mất nó. Ông viết thủ bút trên ba trang giấy lịnh của ông và đưa cho tôi đọc. Và ông hỏi “Anh có hiểu lịnh của tôi?” Tôi nói: “Thưa Tổng thống, tôi hiểu.”
Trên đầu trang ông viết: 'Chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải':
"Thứ nhất là tìm đủ mọi cách ôn hòa mời các chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ ***VNCH. Thứ hai, nếu họ không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm này và nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ VNCH."
Viết lệnh xong, ông Thiệu cất giọng: "Anh Thoại, đến đây và đọc trước mặt tôi đây, có gì không rõ ràng thì cho tôi biết ngay từ bây giờ." (đoạn chữ màu đỏ đậm ông Hưng trích nguyên văn từ cuốn sách ‘Can trường trong chiến bại’, chỉ trừ hai chữ lãnh thổ *** trong sách ông Thoại viết là lãnh hải)
•••Trong cuộc phỏng vấn do Trung tâm Hải sử Hải quân/HK thực hiện ĐĐ Thoại trả lời:
“Như thế, chúng tôi đã thảo luận trong một thời gian và sau đó ông nói tôi chỉ cần đổ bộ quân lên đảo và bảo Trung Cộng ra khỏi. Và tôi đã nói tôi sẽ làm điều đó, nhưng tôi sợ là có chuyện gì đó có thể xảy ra. Và ông nói, "anh chỉ cần tuân thủ luật pháp quốc tế trên không, trên biển và trên đảo. Ngoài biển anh chỉ cần có vài hành động phù hợp với luật pháp quốc tế. Làm những gì anh đã được huấn luyện tại Trường Sĩ Quan Hải Quân. Anh phải thi hành". Và ông viết lệnh này trên giấy. Tôi đã làm mất nó. Ông viết thủ bút trên ba trang giấy lịnh của ông và đưa cho tôi đọc. Và ông hỏi “Anh có hiểu lịnh của tôi?” Tôi nói: “Thưa Tổng thống, tôi hiểu.”
b.- Nhận xét về thời gian:
•••Theo bài viết của TS Hưng: trong đoạn viện dẫn trên: “ngày 18 tháng 1, Tổng Thống Thiệu bay ra tận Đà Nẵng.”
•••Theo ĐĐ Thoại: trong trang 155: “Chiều ngày 16, sau khi kinh lý miền Trung, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cùng Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và một số tướng lãnh và đơn vị trưởng khác kể cả tôi ….. “
Và qua trang 157: “Đúng 8 giờ sáng hôm sau, Tổng Thống và phái đoàn ….. đến bộ tư lịnh Vùng 1 Duyên Hải bằng xe ….. “
Nếu hiểu đúng theo ĐĐ Thoại thì TT Thiệu ra Đà Nẵng ngày 16 và đến Bộ Tư lịnh Vùng 1 Duyên Hải ngày 17 tháng 1 lúc 8 giờ sáng.
Tuy nhiên lịch trình thăm viếng thật sự của TT Thiệu dựa trên:
••• Bài viết Hành Quân Trần Hưng Đạo 47 của HQ Đại Tá Phạm Mạnh Khuê: “đồng thời cũng chỉ thị Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải trình bày trực tiếp sự kiện trên lên Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa nhân dịp Tổng Thống đến Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải ngày 16 tháng 1 năm 1974.”
••• điện văn số 046612 ngày 22 tháng 1 của Toà Đại Sứ gởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (BNG/HK):
Thời gian ông thăm viếng các đơn vị khắp 4 vùng chiến thuật trước Tết nguyên đán.
Quân đoàn I:
- Ngày 15/01, TT Thiệu bắt đầu ủy lạo một số đơn vị ngoài mặt trận thuộc tỉnh Quảng Ngải. Vào chiều ngày 15, ông đến Đà Nẵng và dùng cơm tối tại Bộ Chỉ huy/Tiếp vận I ở Mỹ Khê.
- Ngày 16/01, lúc 8 giờ sáng TT Thiệu đến Bộ Tư Lệnh/Vùng 1 Duyên Hải (BTL/VIDH). Sau đó ông thăm các chiến sĩ đóng tại phía Bắc đèo Hải Vân.
Quân Đoàn II:
- Ngày 17/01, ông đến Quân đoàn II và ghé thăm Trung Đoàn 47 thuộc Sư Đoàn 22 Bộ Binh ở Pleiku, đơn vị này đã tham dự cuộc hành quân tái chiếm Plei Kjerang.
Tiếp theo ông đến tỉnh Quảng Đức, thăm căn cứ Trung Đoàn 45 ở quận Đức Lập là đơn vị đã chiếm lại quận Kiến Đức. Trưa ngày 17/01, ông ghé thăm tiền đồn Biệt động quân gần Daksong.
- Ngày 18/01, ông chủ tọa lễ mãn khóa 26 tại trường Võ bị Quốc gia Đà lạt, trong bài diễn văn, TT Thiệu không đề cập đến Hoàng Sa. Ông nghỉ đêm tại Đà Lạt.
Trong cùng ngày, theo Đề Đốc Trần văn Chơn TL/HQ: “Trước đó tôi nhận được tin cho biết Tổng Thống tham dự một cuộc lễ mãn khóa ở Đà Lạt và Tổng Thống muốn gặp tôi ở trên đó nhưng khi tôi lên gặp thì Tổng Thống không nói gì cả.”
Quân Đoàn III:
Rời Đà Lạt sáng ngày 19/01, TT Thiệu tiếp tục đi ủy lạo chiến sĩ thuộc Quân Đoàn III ở An Lộc, Lai Khê. Từ An Khê, trực thăng của ông bay dọc theo quốc lộ 13, về hướng bắc tỉnh Chơn Thành, dọc theo lộ trình, khi thấy một đơn vị Thiết giáp, ông đã ra lệnh trực thăng đáp xuống và tự tay phát quà cho họ, hành động này đã làm các chiến sĩ thiết giáp ngạc nhiên.
Không tìm thấy tài liệu về chuyến thăm viếng Quân Đoàn IV, có thể vì biến cố HS nên đã được hủy bỏ.
3.- Nhận xét về lịnh khai hỏa:
Thật sự lịnh khai hỏa không do từ thủ bút mà do chính cú điện đàm giữa TT Thiệu và Đô Đốc Thoại ngay sau khi TC nổ súng vào toán Người nhái đổ bộ lên đảo Quang Hòa (trong khoảng từ 08:30H đến 08:52H sáng ngày 19-1) . Nội dung cuộc điện đàm chưa bao giờ được nói hay viết ra, nhưng đã được xác nhận qua cuộc phỏng vấn ĐĐ Thoại do Trung tâm Hải sử Hải quân Hoa Kỳ thực hiện vào tháng 9-1975 và qua bài viết của HQ Đại Úy Lê Văn Thự Trung tâm trưởng Trung tâm Hành quân/Vùng 1Duyên Hải (TTT/TTHQ/V1DH).
•••Từ Trung Tâm Hải Sử Hải Quân Hoa Kỳ.
Oscar P. Fitzgerald (người phỏng vấn): Sau đó ông cho đổ bộ toán Hải Kích.
ĐĐ Thoại: Đúng vậy, Tôi đã báo cáo Sài Gòn. Trong lúc này, Tổng Thống ở trên Đà Lạt. Và tôi đã báo cáo với ông về tình trạng đảo Quang Hòa; tôi không nghĩ là điều này có thể thực hiện được, vì sẽ gặp sự chống cự mạnh mẽ.
•••Từ HQ Đại Úy Lê Văn Thự.
Đại Úy Thự giữ chức vụ Trung Tâm Trưởng/Trung Tâm Hành Quân/VIDH từ tháng 10-1973 cho đến khi Quân Đoàn I thất thủ. Nhiệm vụ của TTT/TTHQ là nhận và thi hành chỉ thị thượng cấp trong việc điều động các đơn vị trực thuộc, tiếp nhận báo cáo từ các đơn vị trực thuộc, liên lạc các TTHQ quân binh chủng trong vùng trách nhiệm ….. Trong ngày 19-1, ông đã có mặt từ sáng cho đến chiều trong TTHQ. Theo ông thì hệ thống liên lạc trong TTHQ (máy truyền tin và điện thoại) khi nhận và phát thì tất cả những người có mặt trong trung tâm đều nghe rõ.
Trong bài “Trận hải chiến Hoàng Sa và nước mắt của vị Tư Lịnh Hải Quân” (đã được phổ biến hạn chế trong số bạn hữu tại tiểu bang Oklahoma vào năm 1997 và đã được ông viết lại và tái đăng trong www.hqvnch.net từ tháng 12-2008) Đại Úy Thự viết:
“Nhưng khi lực lượng ta tiến vào đảo đã bị chúng nổ súng trước (chúng có công sự chiến đấu) và bên ta có 2 người tử thương.
Toán đổ bộ nhận được lịnh rút lui trở về chiến hạm.
Cũng trong lúc này, từ Đà Lạt Tổng Thống Thiệu gọi điện thoại về TTHQ/HQ/VIDH hỏi: “Tình hình Hoàng Sa như thế nào rồi?”
TL/HQ/VIDH Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trả lời trực tiếp với Tổng Thống Thiệu: “Ta đổ bộ lên đảo có quân TC đã bị chúng bắn trả gây cho ta 2 tử thương.”
Liền theo đó Tổng Thống Thiệu hỏi: “Như vậy Hải quân đã làm gì chưa?”
Câu hỏi ngắn gọn của Tổng Thống Thiệu đã đưa Đô Đốc Thoại đến quyết định khai hỏa. [2] & [3]4.- Xác định chuyện Đại Sứ Martin cố vấn cho TT Thiệu.
a.-Theo ông Nguyễn Tiến Hưng: “Một chuyện thật lạ lùng: vào ngày 17 tháng 1/1974 (ngày 18 tháng 1 - giờ Sài Gòn) Bộ Ngoại Giao Mỹ do Ngoại trưởng Henry Kissinger lãnh đạo đã gọi điện thoại cho Đại sứ Martin ở Sàigòn và nhấn mạnh ý muốn của Bộ là "tình hình phải được hạ nhiệt" (cooling the situation).”
Tài liệu này được giải mật ngày 30 tháng 6, 2005. Dĩ nhiên là ông Martin phải thi hành ngay và đã cố vấn ông Thiệu. Ngày hôm ấy chính là ngày Tổng thống Thiệu bay ra Đà Nẵng để ra lệnh chống cự Hải quân Trung Quốc. [4]
b.-Các dẫn chứng khác:
••• Nhật báo Chính Luận: “độc lập Chính luận viết là ngày 17 tháng 1 Đại sứ Martin đã gặp Ngoại trưởng VNCH, có lẽ bàn về Hoàng Sa và các vấn đề khác. Cũng trên tờ báo này đã tường thuật lời tuyên bố của BNG/HK là Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào vấn đề.”
••• ĐS Martin xác nhận là ông không có cơ hội gặp TT Thiệu như trong điện thư gởi
Tướng Brent Scowcroft ngày 21-1, “Đại Sứ Martin lấy làm tiếc là phải chi TT
Thiệu có mặt ở Sài Gòn ông sẽ đề nghị giải pháp thích nghi hơn” (điện văn số 0587 ngày 21 tháng 1-1974 của Đại
Sứ Martin gởi Brent Scowcroft)
••• Kết luận: các dẫn chứng trên đã cho thấy là trong khoảng từ 15 đến 19 tháng 1, TT Thiệu không có mặt ở Sài Gòn. Ngày 17 tháng 1 ông thăm viếng Vùng II Chiến Thuật. N gày 18/01 ông đang ở Đà Lạt chủ tọa
lễ mãn khóa k.26/Võ Bị Quốc Gia.
Người mà ĐS Martin gặp là Ngoại trưởng Vương Văn Bắc.
••• Nhật báo Chính Luận: “độc lập Chính luận viết là ngày 17 tháng 1 Đại sứ Martin đã gặp Ngoại trưởng VNCH, có lẽ bàn về Hoàng Sa và các vấn đề khác. Cũng trên tờ báo này đã tường thuật lời tuyên bố của BNG/HK là Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào vấn đề.”
••• Kết luận: các dẫn chứng trên đã cho thấy là trong khoảng từ 15 đến 19 tháng 1, TT Thiệu không có mặt ở Sài Gòn. Ngày 17 tháng 1 ông thăm viếng Vùng II Chiến Thuật. N
Người mà ĐS Martin gặp là Ngoại trưởng Vương Văn Bắc.
••• a.- sự cần thiết làm dịu tình hình (necessity to play it cool) và
b.- tránh bất cứ hành động nào có thể đưa đến sự leo thang:
hai đề nghị này đi đôi với nhau, vì khi đồng ý làm dịu tình hình hình thì đâu cần phải leo thang.
Cho đến chiều này 17-1, tình hình trở nên căng thẳng, trong vùng lòng chảo về phía VNCH đang có HQ 4 và HQ 16, HQ 5 chuẩn bị chở toán Người nhái ra HS. Phía TC có K.271, 274 và 2 tàu đánh cá giờ đã được trang bị vũ khí và một vài tàu không xác định rõ.
Sự có mặt ngẫu nhiên của HQ 16 ở Hoàng Sa qua sự gợi ý của Tướng Ngô Quang Trưởng đã khiến TC thay đổi kế hoạch. Chiếm trọn Hoàng Sa bằng cách âm thầm không sử dụng vũ lực đã hỏng, chúng bắt buộc phải rút khỏi Cam Tuyền và Vĩnh Lạc. Tuy nhiên trên 2 đảo Quang Hòa, Duy Mộng chúng đã xâm nhập từ lâu, đã thiết lập các dãy nhà tiền chế sơn màu olive, các công sự chiến đấu và giao thông hào bằng cement. Do vậy, chúng không chùng bước rút khỏi 2 đảo này, trái lại còn tăng cường thêm 2 chiếc 271 và 274.
TC rất khôn ngoan, chúng không điều động các chiến hạm lớn từ Hải Nam đến Hoàng Sa vì dễ bị không tuần HK phát hiện mà chỉ sử dụng loại nhỏ. Chúng đã biết là khu vực lòng chảo nhóm Nguyệt Thiềm thích hợp cho sự vận chuyển các chiến hạm nhỏ trong trường hợp trận chiến bùng nổ. Và chúng chỉ tăng cường lực lượng tương ứng với lực lượng ta.
Không chiếm trọn được nhóm Nguyệt Thiềm chúng phải giữ lấy Quang Hòa và Duy Mộng. Đây là kế hoạch do Đặng Tiểu Bình đã góp phần soạn thảo và đã được Mao Trạch Đông chấp thuận.
Muốn chiếm lại 2 đảo này, VNCH phải dùng vũ lực và là bên phải khai hỏa trước ……. đây là một cái bẫy mà VNCH đã dính vô.
Trận chiến sẽ bộc phát, lực lượng VNCH không thể nào đủ mạnh để lấy lại đảo ….. và như thế là HK bắt buộc lại phải dính líu vào, trong khi đó vấn đề Trung Đông vẫn chưa giải quyết xong …. (trong thời gian này NT Kissinger đang ở Trung Đông)
Đây là điều mà cả Nixon lẫn Mao Trạch Đông đều không muốn như đã xác nhận trong báo cáo Kissinger gởi lên Nixon ngày 19 tháng 11-1973 sau chuyến thăm Bắc Kinh trở về Hoa Thịnh Đốn:
“Sự công nhận của Trung Quốc đối với quan điểm của Tổng Thống là một sự bùng nổ quân sự ở Đông Dương sẽ có ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích chung của hai bên.”
Ngày 17 tháng 1-1974, Phát ngôn viên BNG/ HK tuyên bố HK không có chủ quyền trên các hải đảo và mặt khác không dính líu; vấn đề này do các quốc gia tuyên bố chủ quyền tự giải quyết với nhau. Cũng như dựa theo nguồn tin HK cho là nên giải quyết các tranh chấp bằng cách để quốc tế phân xử không nên thách đố bằng sức mạnh.
Đây lời phát biểu đầu tiên của BNG/HK về vấn đề Hoàng Sa. Ngoài ra tin này cũng đã được đăng trên báo Chính Luận. Đề nghị này dĩ nhiên là phải được cả thế giới lưu ý kể cả Việt Nam và Trung Cộng.
...c.- Đưa vấn đề ra trước HĐBA/LHQ
Tại sao đề nghị hợp lý như trên lại không được lưu tâm ngay vào thời điểm lúc bấy
giờ mà lại đợi đến khi đã mất HS, NT Vương Văn Bắc đến gặp ĐS Martin cho biết ý
định của TT Thiệu muốn ông thông báo sự việc đến Hội Đồng Bảo An và Tổng Thư Ký
LHQ! (số
029248 ngày 20 tháng 1 năm 1974)
••• d.- Dù trong bất cứ trường hợp nào quân đội Hoa Kỳ sẽ không can dự vào. Nếu như HK đã xác định lập trường thì có lý do gì để trách khi họ không can thiệp dù dưới bất cứ hình thức nào kể cả tìm kiếm thủ thủy đoàn HQ 10. Lập trường quân đội HK không can dự vào là để tránh bùng nổ quân sự như Nixon và Mao Trạch Đông đã đồng ý. Hoàng Sa và tất cả các đảo tranh chấp vào thời điểm bấy giờ đối với HK không có giá trị nhiều về chiến lược và kinh tế.
BỔ TÚC PHẦN NHẬN XÉT VỀ LỊNH KHAI HỎA
VÀ VỀ SỰ KIỆN TT THIỆU GẶP ĐẠI SỨ MARTIN TRƯỚC KHI RA ĐÀ NẴNG.
••••• Lịnh khai hỏa: bài viết ‘Tổng Thống Thiệu và hải chiến Hoàng Sa’
trong quyển sách “Sự thật hải chiến Hoàng
Sa” tôi đã chứng minh đầy đủ sự vô lý về thủ bút của TT Thiệu cho phép ĐĐ
Thoại được “nổ súng cảnh cáo trước mũi
các chiến hạm này và nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự
vẹn toàn lãnh thổ VNCH." Và tôi đã chứng minh là lịnh khai hỏa của ĐĐ
Thoại không phải là do từ thủ bút của TT Thiệu mà thực sự là do từ cuộc điện
đàm giữa ông và TT Thiệu vào sáng ngày 19-1.
Tôi nghĩ là dẫn chứng như thế cũng đủ, không cần viết thêm trong cuộc phỏng vấn tháng 9-1975, ĐĐ Thoại đã trả lời ra sao về nội dung TT Thiệu viết trong thủ bút.
Tuy nhiên trước sự kiện ông Hưng viết bài với tựa đề khẳng định một sự kiện quan trọng đối với lịch sử, tôi buộc lòng phải trình bày ở phần trên đầy đủ câu trả lời của ĐĐ Thoại về thủ bút của TT Thiệu trong bài phỏng vấn do Tiến Sĩ Oscar Fitzgerald thuộc Trung Tâm Hải Sử Hải quân HK thực hiện vào tháng 9-1975 (chỉ vài tháng sau khi ĐĐ Thoại tị nạn ở HK).
Và nếu càng truy cứu, nghiền ngẫm, đọc đi đọc lại …… sẽ nhận ra một điều là lịnh này quá tổng quát, không đi sâu vào chi tiết, không có một chữ nào cho phép ĐĐ Thoại bắt giữ chúng hoặc nổ súng dù chỉ nổ súng cảnh cáo nói chi đến chuyện “toàn quyền sử dụng vũ lực”.
Dĩ nhiên là nếu nhận lệnh từ BTL/VIDH, HQ 16 và HQ 4 phải làm tròn nhiệm vụ kể cả việc sử dụng vũ khí để áp đảo và bắt giữ chúng, nhưng vì lệnh từ BTL/VIDH chỉ yêu cầu chiến hạm cố gắng đuổi chúng ra khỏi khu vực đảo Hoàng Sa và Cam Tuyền, không được bắt giữ và sử dụng vũ khí.
Qua cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 15-12-2007, ĐĐ Thoại trả lời như sau: "Lúc đầu chúng tôi làm đúng chỉ thị của tổng thống là mời họ ra khỏi lãnh hải một cách ôn hòa, thế nhưng họ nhất định không chịu ra.”
Và trong lần phỏng vấn vào ngày 20- 1-2014 cũng trên đài BBC: “Trước hết là phải dùng các biện pháp ôn hòa như đèn hiệu, cờ hiệu, loa để mời họ ra khỏi lãnh hải và lãnh thổ VNCH.
Tuy nhiên nếu tất cả các biện pháp ôn hòa không thành công thì ông cho phép tôi dùng vũ lực để chứng minh chủ quyền của VNCH trên những đảo đó nên các chiến hạm đã làm tất cả các biện pháp đó rồi nhưng không được nên phải nổ súng.”
Qua hai lần phỏng vấn, có thể kết luận là lần phỏng vấn năm 2007 câu trả lời của ĐĐ Thoại gần với sự thật so với lần sau.
Biến cố Hoàng Sa xảy ra trong tháng 1-1974 và Hải quân HK thực hiện cuộc phỏng vấn trong tháng 9-1975, thời gian cách nhau hơn một năm rưỡi, dĩ nhiên là khi đó ĐĐ Thoại phải còn nhớ rất chính xác hơn những gì trong cuốn sách mà ông cho ra đời 30 năm sau.
•••••Đại Sứ Martin cố vấn cho Tổng Thống Thiệu:
••Ông Hưng viết đúng là điện văn này đến TĐS vào lúc 2 giờ 22 phút khuya ngày 18-1. Nhưng nết xét kỷ hơn thì trong khoảng thời gian từ 02:22H đến 08:00H làm sao TT Thiệu có thể tiếp ĐS Martin, rồi còn phải chuẩn bị ra phi trường, lên máy bay cùng với đoàn tùy tùng bay ra phi trường Đà Nẵng, xong rồi xuống phi cơ, lên xe chạy đến căn cứ Bộ Tư Lịnh Vùng 1 Duyên Hải ở Tiên Sa gặp ĐĐ Thoại lúc 08:00H?
Đây là điều bất khả thi!
••Nếu như TT Thiệu có can đảm không đếm xỉa đến các đề nghị của HK tại sao ông khôngcó can đảm ra lịnh ngay cho phi cơ bay ra oanh tạc HS? Tại sao ông lại chần chừ cho đến ngày 21-1 để rồi lại hủy bỏ sau khi đã ra lịnh phi cơ F-5A thuộc Sư đoàn 1/ KQ chuẩn bị cất cánh? Sao ông không ra lịnh toán tăng phái gồm 1 hộ tống hạm và 3 tuần duyên đĩnh đưa 91 Địa phương quân và 15 hải kích lên đảo để tăng cường phòng thủ trong ngày 20-1 là ngày chúng tấn công đổ bộ lên đảo và nếu không đưa quân lên đảo thì tại sao không rút họ và nhân viên HK phục vụ cho cơ quan DAO Gerald Kosh về tàu?
Chính phủ VNCH yêu cầu Mỹ giúp tìm kiếm và cứu vớt các nạn nhân (ngoài số tử thương còn 68 binh sĩ VNCH bị mất tích và bắt làm tù binh) nhưng bị từ chối.
Còn về vấn đề tìm kiếm và cứu vớt các chiến sĩ HQ 10 đào thoát. Xin được hỏi tự ái dân tộc ở đâu khi họ đã thông báo trước là họ sẽ đứng ngoài!!!!!???? Xin hỏi đây có phải là nhiệm vụ của HK hay không? Tại sao Hải và Không quân VNCH không làm được???? Tại sao ông không ra lịnh HQ và KQ lập tức tìm kiếm các chiến sĩ HQ 10 đào thoát để rồi sau đó lại trách HK không giúp đở? (Hải quân và Không quân VNCH bắt đầu công tác tìm kiếm vào sáng ngày 22-1).
Văn thư gởi về BNG/HK ngày 20/01 sau khi TC đã chiếm HS, Đại Sứ Martin lấy làm tiếc là phải chi TT Thiệu có mặt ở Sài Gòn ông sẽ đề nghị giải pháp thích nghi hơn và ông cũng cho là HS đã mất thì không làm cách gì để TC trả lại và ông ít ra cũng có chút ái ngại khi cho là ‘HK đã từ chối một cách miễn cưỡng việc tìm kiếm những người sống sót’.
Tiếp theo, ngày 21/01 trong văn thư báo cáo về BNG/HK những diễn tiến đưa đến trận hải chiến, Đại Sứ Martin trình bày: “… Tôi hoàn toàn chắc chắn là hành động như vậy sẽ không thể nào xảy ra nếu không có sự chấp thuận của chính Tổng Thống Thiệu, người đã hiện diện tại Đà Nẵng vào thời điểm đó, mặc dù chúng ta có thể cho là, theo ý kiến của của tôi, hành động này là vụng về ………”
Tuy nhiên không vì thế mà Martin thiếu khách quan khi phân tích nguyên nhân đưa đến trận hải chiến: “… Đây là hành động được xem như là phản ứng đối với sự hiện diện của lực lượng Trung Quốc trên lãnh thổ mà trong gần 200 năm rõ ràng được coi là thuộc về người Việt Nam.
Nhất định Trung Cộng sẽ tuyên bố cho là Chính phủ Việt Nam đã gây ra các cuộc đụng độ, nhưng qua các văn kiện không xác nhận là Chính phủ Việt Nam đã có bất cứ ý định nào mang quân ra quần đảo HS hoặc dùng những phương cách khác đe dọa Trung Quốc.”
Điện văn mang số 028302 nêu trên đã xác định rõ lập trường của HK, nhất là điểm thứ 4 và vì thế làm sao trách HK khi họ đã thông báo trước trong khi nhiệm vụ đó lại chính là trách nhiệm của mình.
Trong bao năm cầm quyền, TT Thiệu đã không nhận thức được giá trị về chiến lược của Hoàng Sa, ông không có chút lo âu nào khi kẻ thù truyền kiếp chỉ cách lãnh thổ Việt Nam không đầy 75 km, và hình như là ông cũng không biết là trong quá khứ chúng đã âm mưu 2 lần trong năm 1956 và 1959.
Có lẽ vì thế nên ông cũng không tiên liệu được sẽ có ngày TC sẽ cưỡng chiếm HS nhất là sau hiệp định 1973.
Tuy nhiên vẫn còn cơ hội để ông giữ lại một phần nào Hoàng sa nếu ông có phản ứng kịp thời qua 3 mốc thời gian:
- lần thứ 1: nếu ông và nội các của ông nhận thức ra là khi tuyên bố chủ quyền ngày 11-1, có thể chúng sẽ thực hiện âm mưu chiếm HS, lập tức chỉ thị phi cơ và chiến hạm ra ngay Hoàng Sa quan sát (trong nội các của ông có lẽ chỉ có NT Vương Văn Bắc là có phản ứng kịp thời về mặt ngoại giao ngay trong ngày 12-1)
- lần thứ 2: ngày 15-1 khi HQ 16 phát hiện tàu đánh cá ngụy trang của chúng gần đảo Cam Tuyền. Qua đến ngày hôm sau 16-1, sau khi nghe ĐĐ Thoại thuyết trình nếu nhận thức được nguy cơ ông chỉ định ngay Trung Tướng Ngô Quang Trưởng TL/QĐ1 kiêm V1CT trách nhiệm chỉ huy tổng quát và ra lịnh Đại
Tướng Cao Văn Viên dự thảo ngay kế hoạch hành
quân hỗn hợp. ••• d.- Dù trong bất cứ trường hợp nào quân đội Hoa Kỳ sẽ không can dự vào. Nếu như HK đã xác định lập trường thì có lý do gì để trách khi họ không can thiệp dù dưới bất cứ hình thức nào kể cả tìm kiếm thủ thủy đoàn HQ 10. Lập trường quân đội HK không can dự vào là để tránh bùng nổ quân sự như Nixon và Mao Trạch Đông đã đồng ý. Hoàng Sa và tất cả các đảo tranh chấp vào thời điểm bấy giờ đối với HK không có giá trị nhiều về chiến lược và kinh tế.
Tôi nghĩ là dẫn chứng như thế cũng đủ, không cần viết thêm trong cuộc phỏng vấn tháng 9-1975, ĐĐ Thoại đã trả lời ra sao về nội dung TT Thiệu viết trong thủ bút.
Tuy nhiên trước sự kiện ông Hưng viết bài với tựa đề khẳng định một sự kiện quan trọng đối với lịch sử, tôi buộc lòng phải trình bày ở phần trên đầy đủ câu trả lời của ĐĐ Thoại về thủ bút của TT Thiệu trong bài phỏng vấn do Tiến Sĩ Oscar Fitzgerald thuộc Trung Tâm Hải Sử Hải quân HK thực hiện vào tháng 9-1975 (chỉ vài tháng sau khi ĐĐ Thoại tị nạn ở HK).
Và nếu càng truy cứu, nghiền ngẫm, đọc đi đọc lại …… sẽ nhận ra một điều là lịnh này quá tổng quát, không đi sâu vào chi tiết, không có một chữ nào cho phép ĐĐ Thoại bắt giữ chúng hoặc nổ súng dù chỉ nổ súng cảnh cáo nói chi đến chuyện “toàn quyền sử dụng vũ lực”.
Dĩ nhiên là nếu nhận lệnh từ BTL/VIDH, HQ 16 và HQ 4 phải làm tròn nhiệm vụ kể cả việc sử dụng vũ khí để áp đảo và bắt giữ chúng, nhưng vì lệnh từ BTL/VIDH chỉ yêu cầu chiến hạm cố gắng đuổi chúng ra khỏi khu vực đảo Hoàng Sa và Cam Tuyền, không được bắt giữ và sử dụng vũ khí.
Qua cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 15-12-2007, ĐĐ Thoại trả lời như sau: "Lúc đầu chúng tôi làm đúng chỉ thị của tổng thống là mời họ ra khỏi lãnh hải một cách ôn hòa, thế nhưng họ nhất định không chịu ra.”
Và trong lần phỏng vấn vào ngày 20- 1-2014 cũng trên đài BBC: “Trước hết là phải dùng các biện pháp ôn hòa như đèn hiệu, cờ hiệu, loa để mời họ ra khỏi lãnh hải và lãnh thổ VNCH.
Tuy nhiên nếu tất cả các biện pháp ôn hòa không thành công thì ông cho phép tôi dùng vũ lực để chứng minh chủ quyền của VNCH trên những đảo đó nên các chiến hạm đã làm tất cả các biện pháp đó rồi nhưng không được nên phải nổ súng.”
Qua hai lần phỏng vấn, có thể kết luận là lần phỏng vấn năm 2007 câu trả lời của ĐĐ Thoại gần với sự thật so với lần sau.
Biến cố Hoàng Sa xảy ra trong tháng 1-1974 và Hải quân HK thực hiện cuộc phỏng vấn trong tháng 9-1975, thời gian cách nhau hơn một năm rưỡi, dĩ nhiên là khi đó ĐĐ Thoại phải còn nhớ rất chính xác hơn những gì trong cuốn sách mà ông cho ra đời 30 năm sau.
•••••Đại Sứ Martin cố vấn cho Tổng Thống Thiệu:
••Ông Hưng viết đúng là điện văn này đến TĐS vào lúc 2 giờ 22 phút khuya ngày 18-1. Nhưng nết xét kỷ hơn thì trong khoảng thời gian từ 02:22H đến 08:00H làm sao TT Thiệu có thể tiếp ĐS Martin, rồi còn phải chuẩn bị ra phi trường, lên máy bay cùng với đoàn tùy tùng bay ra phi trường Đà Nẵng, xong rồi xuống phi cơ, lên xe chạy đến căn cứ Bộ Tư Lịnh Vùng 1 Duyên Hải ở Tiên Sa gặp ĐĐ Thoại lúc 08:00H?
Đây là điều bất khả thi!
••Nếu như TT Thiệu có can đảm không đếm xỉa đến các đề nghị của HK tại sao ông khôngcó can đảm ra lịnh ngay cho phi cơ bay ra oanh tạc HS? Tại sao ông lại chần chừ cho đến ngày 21-1 để rồi lại hủy bỏ sau khi đã ra lịnh phi cơ F-5A thuộc Sư đoàn 1/ KQ chuẩn bị cất cánh? Sao ông không ra lịnh toán tăng phái gồm 1 hộ tống hạm và 3 tuần duyên đĩnh đưa 91 Địa phương quân và 15 hải kích lên đảo để tăng cường phòng thủ trong ngày 20-1 là ngày chúng tấn công đổ bộ lên đảo và nếu không đưa quân lên đảo thì tại sao không rút họ và nhân viên HK phục vụ cho cơ quan DAO Gerald Kosh về tàu?
Chính phủ VNCH yêu cầu Mỹ giúp tìm kiếm và cứu vớt các nạn nhân (ngoài số tử thương còn 68 binh sĩ VNCH bị mất tích và bắt làm tù binh) nhưng bị từ chối.
Còn về vấn đề tìm kiếm và cứu vớt các chiến sĩ HQ 10 đào thoát. Xin được hỏi tự ái dân tộc ở đâu khi họ đã thông báo trước là họ sẽ đứng ngoài!!!!!???? Xin hỏi đây có phải là nhiệm vụ của HK hay không? Tại sao Hải và Không quân VNCH không làm được???? Tại sao ông không ra lịnh HQ và KQ lập tức tìm kiếm các chiến sĩ HQ 10 đào thoát để rồi sau đó lại trách HK không giúp đở? (Hải quân và Không quân VNCH bắt đầu công tác tìm kiếm vào sáng ngày 22-1).
Văn thư gởi về BNG/HK ngày 20/01 sau khi TC đã chiếm HS, Đại Sứ Martin lấy làm tiếc là phải chi TT Thiệu có mặt ở Sài Gòn ông sẽ đề nghị giải pháp thích nghi hơn và ông cũng cho là HS đã mất thì không làm cách gì để TC trả lại và ông ít ra cũng có chút ái ngại khi cho là ‘HK đã từ chối một cách miễn cưỡng việc tìm kiếm những người sống sót’.
Tiếp theo, ngày 21/01 trong văn thư báo cáo về BNG/HK những diễn tiến đưa đến trận hải chiến, Đại Sứ Martin trình bày: “… Tôi hoàn toàn chắc chắn là hành động như vậy sẽ không thể nào xảy ra nếu không có sự chấp thuận của chính Tổng Thống Thiệu, người đã hiện diện tại Đà Nẵng vào thời điểm đó, mặc dù chúng ta có thể cho là, theo ý kiến của của tôi, hành động này là vụng về ………”
Tuy nhiên không vì thế mà Martin thiếu khách quan khi phân tích nguyên nhân đưa đến trận hải chiến: “… Đây là hành động được xem như là phản ứng đối với sự hiện diện của lực lượng Trung Quốc trên lãnh thổ mà trong gần 200 năm rõ ràng được coi là thuộc về người Việt Nam.
Nhất định Trung Cộng sẽ tuyên bố cho là Chính phủ Việt Nam đã gây ra các cuộc đụng độ, nhưng qua các văn kiện không xác nhận là Chính phủ Việt Nam đã có bất cứ ý định nào mang quân ra quần đảo HS hoặc dùng những phương cách khác đe dọa Trung Quốc.”
Điện văn mang số 028302 nêu trên đã xác định rõ lập trường của HK, nhất là điểm thứ 4 và vì thế làm sao trách HK khi họ đã thông báo trước trong khi nhiệm vụ đó lại chính là trách nhiệm của mình.
Trong bao năm cầm quyền, TT Thiệu đã không nhận thức được giá trị về chiến lược của Hoàng Sa, ông không có chút lo âu nào khi kẻ thù truyền kiếp chỉ cách lãnh thổ Việt Nam không đầy 75 km, và hình như là ông cũng không biết là trong quá khứ chúng đã âm mưu 2 lần trong năm 1956 và 1959.
Có lẽ vì thế nên ông cũng không tiên liệu được sẽ có ngày TC sẽ cưỡng chiếm HS nhất là sau hiệp định 1973.
Tuy nhiên vẫn còn cơ hội để ông giữ lại một phần nào Hoàng sa nếu ông có phản ứng kịp thời qua 3 mốc thời gian:
- lần thứ 1: nếu ông và nội các của ông nhận thức ra là khi tuyên bố chủ quyền ngày 11-1, có thể chúng sẽ thực hiện âm mưu chiếm HS, lập tức chỉ thị phi cơ và chiến hạm ra ngay Hoàng Sa quan sát (trong nội các của ông có lẽ chỉ có NT Vương Văn Bắc là có phản ứng kịp thời về mặt ngoại giao ngay trong ngày 12-1)
- lần thứ 2: ngày 15-1 khi HQ 16 phát hiện tàu đánh cá ngụy trang của chúng gần đảo Cam Tuyền. Qua đến ngày hôm sau 16-1, sau khi nghe ĐĐ Thoại thuyết trình nếu nhận thức được nguy cơ ông chỉ định ngay Trung Tướng Ngô Quang Trưởng TL/QĐ1 kiêm V1CT trách nhiệm chỉ huy tổng quát và ra lịnh Đại
- lần thứ 3: là ngày Đại sứ Martin đến gặp NT Vương văn Bắc trình bày 4 đề nghị của HK, nếu lắng nghe VNCH vẫn còn giữ phần nào Hoàng Sa bằng cách gởi ngay quân tăng viện ra tăng cường trên các đảo còn lại, tăng cường chiến hạm, đặt lực lượng Không quân trong tình trạng báo động, mang vấn đề ra ngay trước HĐBA/LHQ.
Ngoài việc thụ động trước 3 cột mốc thời gian khẩn thiết nêu trên, ông cũng không màng liên lạc với ĐĐ Chơn TL/HQ và ĐĐ Thoại để được trực tiếp báo cáo diễn tiến,
Ngày 18-1, ông chủ tọa lễ mãn khóa 26 tại trường Võ Bị Quốc gia Đà Lạt, trong bài diễn văn, TT Thiệu không đề cập đến Hoàng Sa. Theo Tư Lịnh Hải Quân: “Trước đó tôi nhận được tin cho biết Tổng Thống tham dự một cuộc lễ mãn khóa ở Đà Lạt và Tổng Thống muốn gặp tôi ở trên đó nhưng khi tôi lên gặp thì Tổng Thống không nói gì cả.”
Ông Kissinger đã quên rằng chính ông đã từng soạn thảo lá thư để TT Nixon gửi TT Thiệu ngay trước khi ký kết Hiệp Định Paris nói đến lập trường vẹn toàn lãnh thổ của VNCH: "Nền tự do và độc lập của VNCH vẫn còn là mục tiêu tối cao của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ" (thư ngày 17 tháng 1, 1973).
Nhận xét: đoạn trên của ông Hưng cũng tương tự như một đoạn trong thơ TT Thiệu gởi TT Nixon:
“Bằng cách công khai sử dụng vũ lực để xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, Trung Cộng đã ngang nhiên vi phạm luật quốc tế, hiến chương Liên Hiệp Quốc, hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 mà họ đã cam kết tôn trọng và chứng thư sau cùng ngày 2 tháng 3 năm 1973 của hội nghị thế giới về Việt Nam mà Trung Cộng là một nước ký tên vào. Trên thực tế, điều khoản 1 của hiệp định Paris và điều khoản 4 của chứng thư sau cùng đã là một sự giao ước cho tất cả các nước, nhất là cho các nước ký vào chứng thư là phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ cuả Việt Nam.”
Trong văn thư TT Nixon trả lời TT Thiệu đã xác định rõ về ‘sự toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam’:
• Hoa Kỳ không có sự lựa chọn ngoài việc tiếp tục kiềm chế không ủng hộ bất cứ các tuyên bố trái ngược về chủ quyền trên các nhóm đảo ở Biển Đông.
• Đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúng tôi có thể ủng hộ lập trường của Chính phủ Việt Nam kêu gọi trọng tài quốc tế giải quyết các mâu thuẫn về chủ quyền và sự từ bỏ vũ lực trong việc giải quyết những tranh chấp này.
• Đối với Hiệp định Paris về Việt Nam, chúng tôi không thể giữ lập trường là Hiệp định này áp dụng đối với các đảo tranh chấp đang được bàn đến.
• Chúng tôi tin rằng mối đe dọa đối với Hiệp định Paris không liên quan đến các quần đảo này, nhưng đúng hơn là việc tiếp tục vi phạm các hòa ước của Hà Nội.
Lập trường này của HK đối với các quần đảo tranh chấp không chỉ áp dụng đối vớ VNCH, mà còn áp dụng với cả Đài Loan và Phi Luật Tân:
1.- đối với Đài Loan: ngày 16 tháng 2-1956, NT Dulles tuyên bố là Hiệp ước phòng thủ hổ tương HK-ĐL chỉ áp dụng cho quần đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ (the islands of Formosa và the Pescadores), Đảo Đông (Pratas Island) được xếp vào loại đang tranh chấp giữa TC và Đài Loan
2.- đối với Phi Luật Tân: ngày 8 tháng 2-1974, lo ngại TC thừa cơ hội tiến chiếm luôn Trường Sa kể cả các đảo đang do Phi kiểm soát, ĐS Sullivan yêu cầu BNG/HK giải thích bổn phận của HK trong trường hợp lực lượng Phi bị tấn công ở Trường Sa.
Trong văn thư trả lời Đại Sứ Sullivan, NT Kissinger xác nhận lập trường của HK dựa theo hiệp ước 1951 gồm các điểm chính yếu sau đây:
- quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không - lặp lại không - nằm trong giới hạn của hiệp ước như đã được vẽ trên bản đồ Hoa Kỳ xác định các khu vực thuộc thẩm quyền của Hoa Kỳ và Phi phù hợp với mục đích của hiệp ước phòng thủ hổ tương.
- trước các tuyên bố chủ quyền khác nhau trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lập trường Chính phủ Hoa Kỳ theo đó chủ quyền trên hai quần đảo này chưa được xác định là rõ ràng và đã ghi vô hồ sơ công cộng vào thời điểm hiệp ước được ký kết.
- hiệp ước bảo vệ quân đội Hoa Kỳ và Phi ở Thái Bình Dương không có ý định nới rộng đến các lực lượng có thể được đồn trú trên các khu vực lãnh thổ tranh chấp nổi tiếng như Trường Sa với mục đích thiết lập hay thi hành yệu sách chủ quyền đối với lãnh thổ tranh chấp. [5]
Dĩ nhiên là sau khi ký hiệp định Paris, HK chỉ mong muốn một điều là họ sẽ không phải nhức đầu về vấn đề VN nói riêng và Đông Dương nói chung. Sau lần gặp Chu ân Lai ngày 14 tháng 11, trở về nước ngày 19 tháng 11 chỉ hai tháng trước khi xảy ra trận hải chiến, Kissinger dã báo cáo với Nixon trong đó ông nhấn mạnh vào một trong 5 điểm chánh trong bản phúc trình (trang 431 FRUS 1969-1976) : “Sự công nhận của Trung Quốc đối với quan điểm của Tổng Thống là một sự bùng nổ quân sự sẽ có ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích chung của hai bên.”
Điều này TC đã hiểu rõ, vì thế chúng đã soạn thảo kế hoạch chiếm đoạt HS một cách êm thắm, tuy nhiên chuyến công tác của HQ 16 đã làm hỏng âm mưu của chúng và chúng đã thay đổi kế hoạch tương ứng với phản ứng của VNCH.
Điều này cũng thể hiện trong thông điệp chúc Tết gởi đến toàn dân ngày 22-1, ông không có một lời nào đề cập đến trận hải chiến và cũng không lên tiếng tố cáo TC đã dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của VNCH. Trong khi đó ông lại nói về đạo luật bầu cử mà quốc hội đã thông qua vào ngày xảy ra trận hải chiến, ngày 19 tháng 1-1974 !!!! Đạo luật này cho phép ông và các vị Tổng Thống kế nhiệm được quyền ra tranh cử nhiệm kỳ thứ ba và nhiệm kỳ Tổng Thống sẽ được kéo dài 5 năm thay vì 4 năm.
Thượng Nghị Sĩ Vũ Văn Mẫu đã phát biểu trước Thượng Viện VNCH ngày 14 tháng 3 năm 1974:
“bản thông điệp đầu xuân của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã không đề cập đến vấn đề Hoàng Sa, mặc dầu các biến cố đau thương này đã xảy ra cùng vào ngày tu chính Hiến pháp.
Niềm vui mà sự sửa đổi Hiến pháp đã đem lại cho Hành pháp có thể làm cho hành pháp quên được sự xâm lăng nói trên không? Chúng tôi không tin như vậy.
Sự yên lặng của Tổng thống Nguyễn văn Thiệu trong bản thông điệp ngày 23-1-1974, nghĩa là 4 ngày sau khi xảy ra sự xâm lăng quần đảo Hoàng sa, chỉ chứng tỏ rằng Hành pháp chưa tìm ra đường lối rõ rệt để trình bày vấn đề này trước quốc dân.
Sự yên lặng này tố cáo một sự khiếm khuyết, một lỗ hỗng, một sự không tiên liệu, một sự lúng túng hiển nhiên của hành pháp trong chính sách đối ngoại liên hệ đến quần đảo Hoàng sa.”
Và ông đã kết luận lời phát biểu như sau:
“Kính cẩn nghiêng mình trước những hy sinh anh dũng của các chiến sĩ Hải quân, chúng tôi long trọng đặt vấn đề trách nhiệm của Hành pháp tại diễn đàn này trong vấn đề quần đảo Hoàng sa và Trường sa.
Quốc dân và Lịch sử phê phán.”
(trích Công Báo Việt Nam Cộng Hòa - Ấn bản Quốc Hội (Thượng Nghị Viện) ngày 2 tháng 1 năm 1975)
Thế chiến thứ 2, bắt đầu tháng 9-1939, nhưng phải đợi 2 năm sau, khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng vào tháng 12-1941, HK mới chánh thức nhập cuộc.
Chỉ có hai năm mà ngay cả HK cũng không tiên đoán được, thì sao lại mang chuyện 40 năm sau để trách HK trong khi đã từ bao lâu nay vùng biển Đông có bao giờ họ màng tới?
Về phần VNCH, thử hỏi trong 18 năm kể từ ngày Pháp rút khỏi HS, chánh quyền miền Nam có làm gì hơn đối với chính lãnh thổ của mình. Thử hỏi có bao giờ giới lãnh đạo VNCH nghĩ đến HS, nghĩ đến giá trị chiến lược nằm chận ngay giữa bờ biển VN, nghĩ đến kẻ thù truyền kiếp nằm cạnh đó không đầy 75 km.
Đã 2 lần TC xâm nhập HS (năm 1956 và 1959) chánh quyền VNCH vẫn không nhớ đến bài học này, vẫn không cũng cố đảo Hoàng Sa, vẫn không ngó ngàng đến các đảo khác như Quang Hòa, Duy Mộng.
Trong khi đó TC tiếp tục bành trướng 2 đảo Phú Lâm và Linh Côn, không ảnh do các chuyến bay do thám HK chụp được đã ghi nhận từ năm 1962 đến tháng 9 -1971, TC đã xây thêm 86 cơ sở trên đảo Phú Lâm và chuyến không tuần tháng 9-1971 cũng ghi nhận 1 khu trục hạm loại Kiangnan, 4 tuần duyên đĩnh loại Shanghai, 2 LCM loại Yunnan và 2 xà lan đang neo bên trong cảng, 1 tàu chở hàng đang cập cầu. Ngoài khơi có 2 khu trục hạm loại Kiangnan đang hoạt động.
(CIA-RDP08C01297R000200120004-5 ngày 19 tháng 10-1971)
Chính vì thế, đảo Phú Lâm được TC sử dụng như là hậu cần cho các hoạt động của tàu đánh cá ngụy trang trong khu vực nhóm Nguyệt Thiềm.
Tâm tư TT Thiệu:
Có lẽ trong giây phút quá phẫn nộ ông đã đặt câu hỏi với ĐĐ Thoại để từ đó chiến hạm ta khai hỏa dẫn đến trận hải chiến. Lúc ấy chắc ông không nghĩ là câu nói trong giây phút đó đã đưa đến hậu quả là tổ quốc VN đã mất hẵn quần đảo HS, 74 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã hy sinh cho tổ quốc.
ĐS Martin đã nhận định thật chính xác khi cho hành động này quá vụng về.
Sau hiệp định Paris 1973, ông thường hay chỉ trích HK, nhưng có điều lạ là sau trận hải chiến ông không nói ra một lời nào trước quần chúng, trong cuộc họp báo hay phỏng vấn để chỉ trích hay than phiền HK. Trong lần gặp ông Hưng năm 1976 “Ông không trả lời thẳng nhưng suy nghĩ giây lát rồi lẩm bẩm - chúng tôi không nhớ rõ nguyên văn nhưng đại khái ông nói: "Tôi còn định đi thêm bước nữa," rồi nhìn tôi và lắc đầu. Tôi muốn hỏi thêm 'đi bước nữa là thế nào,' nhưng thấy ông tỏ vẻ lơ đãng, ưu phiền nên nói lảng sang chuyện khác.”
Từ ngày 11 tháng 1/1974 Trung Cộng (TC) tuyên bố chủ quyền trên khắp các hải đảo trong vùng Biển Đông gồm cả Hoàng Sa (HS) và Trường Sa (TS) cho đến ngày 20/01/1974, TC đổ quân chiếm trọn HS, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu (TT Thiệu) chưa một lần xuất hiện trước quần chúng trên đài truyền hình, lên tiếng trên đài phát thanh hoặc họp báo để phản đối TC xâm chiếm HS.
Nếu như ông không nói ra được lời nào trước công chúng thì ít nhất ông cũng có thể nói ra phần nào nỗi lòng của mình, nếu ông còn uất ức. Nhưng ông vẫn giữ thái độ im lặng ….. có lẽ ông vẫn còn cảm thấy “guilty” vì phần lớn cũng là do lỗi ông.
Tiếc thay, nếu như ông đã không tiên liệu, không chuẫn bị, không nghiên cứu, không tham khảo, không cố vấn …. thì ít ra sau cuộc điện đàm, nhận thức tình hình trở nên trầm trọng ông phải ngưng ngay chuyến thăm viếng lập tức bay thẳng ra Đà Nẵng trực tiếp chỉ huy trận hải chiến lịch sử, nếu không cũng phải chỉ định Trung Tướng Ngô Quang Trưởng lấy quyền chỉ huy để trực tiếp để điều động phi cơ khi cần, hoặc trên đường thăm viếng thỉnh thoảng theo dõi tình hình để kịp thời ra các mệnh lệnh thích hợp …… biết đâu tình thế có thể thay đổi. Tiếc thay ….. !!!!!!!!!!!!!!!
Sau khi mất Hoàng Sa, ông mới bắt đầu lo ngại Trường Sa sẽ là mục tiêu sắp tới của TC.
Do vậy, ông đã làm HK ngạc nhiên khi chỉ khoảng 10 ngày sau đó vào ngày 31-1, ông ra lệnh cho Hải quân tiến chiếm thêm 5 đảo ở Trường Sa.
Đây có thể nói là quyết định rất mạo hiểm của Tổng Thống Thiệu, nhưng lại là một quyết định rất sáng suốt vì đã góp phần vào việc cũng cố và duy trì chủ quyền của nước Việt Nam trên hầu hết vùng Trường Sa cho đến ngày nay.
Những dòng chữ sau có thể cô đọng ý của Tiến Sỹ Nguyễn Tiến Hưng khi viết bài “Tổng Thống Thiệu ra lệnh khai hỏa ở Hoàng Sa:
“Như vậy lịch sử sẽ phải ghi nhận rằng chính hai ông Nixon và Kissinger đã đơn phương và trong vòng bí mật, mở cả hai cửa vào Biển Đông cho Trung Quốc từ trên 40 năm trước đây.
Hậu quả của mật điện Hoàng Sa ngày 19/1/1974 thật là lớn lao, nó dẫn đến tình trạng hỗn loạn tại Biển Đông ngày nay. Để mất Hoàng Sa và còn nhắn nhủ Trung Quốc rằng Mỹ không có dính líu gì vào tranh chấp hải đảo, rằng quân lực Mỹ đã được lệnh rút ra khỏi vùng này.”
Nhận xét:
Ông Hưng cho là ‘Hoa Kỳ để mất Hoàng Sa’. Chỉ với một điện văn và qua sự diễn giải không hữu lý và thiếu căn bản mà một vị Tiến Sĩ từng là Tổng trưởng Bộ Kế Hoạch đã đi đến kết luận buộc tội HK hầu chạy tội cho Tổng Thống Thiệu và một số giới chức lãnh đạo cao cấp chánh quyền VNCH.
Nhìn trên bản đồ khi eo biển Đài Loan bị phong tỏa, chỉ ảnh hưởng đến Hạm Đội Đông và Hạm Đội Bắc. Nếu cần di chuyển xuống Biển Đông, tàu TC chỉ cần đi vòng ra phiá Đông Đài Loan, chỉ có điều là xa hơn.
Đúng ra là vào thời điểm bấy giờ hải quân TC chưa đủ sức mạnh để bành trướng hoạt động ngoài biển xa. TC lộng hành không phải vì HK đã rút khỏi Biển Đông mà chỉ vì sau trận hải chiến, TC đã nhận ra một số yếu điểm, từ đó bắt đầu cải tiến và phát triển hạm đội, đáng kể nhất là từ năm 1978 khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu lên cầm quyền.
Trong điện văn nêu trên có hai câu dính líu đến quân đội HK là ra lệnh cho Hải quân Hoa Kỳ tránh khỏi khu vực này và lực lượng quân sự Mỹ không dính líu gì vào xung đột này.
Điện văn trên chỉ áp dụng cho biến cố đang xảy ra ở Hoàng
Sa.
Trên thực tế HK chưa hề rút khỏi Biển Đông, chỉ vì ít nhu cầu nên không hoạt động
thường xuyên mà thôi. Sau trận hải chiến HK vẫn tiếp tục mở các phi vụ không
thám trong quần đảo HS, chiến hạm HK vẫn tiếp tục công tác trong Biển Đông.
Tài liệu TOP SECRET DI-646-69-74-SAO tháng 3-1974 từ BQP/HK đã xác nhận TC bố trí 27 chiến hạm đủ loại trong quần đảo HS và các hoạt động của MIG-19 quanh vùng. Tài liệu tháng 3-1977 báo cáo các cuộc hành quân hỗn hợp của TC. Tài liệu do CIA phổ biến vẫn tiếp tục ghi nhận hoạt động của lực lượng TC cho đến năm 1982. Tài liệu tháng 5-1984 của CIA báo cáo hoạt động của TC trên các đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Quang Hòa, Vĩnh Lạc và Tri Tôn. (CIA-RDP84T00491R000101800001-7 tháng 5-1984). Đối với HK, TC vẫn chưa phải là đối thủ tương xứng, chuyện TC bành trướng ở Biển Đông là điều hiển nhiên vì khi đã là cường quốc thì cũng phải phô trương sức mạnh của mình miển không ảnh hưởng gì đến HK. Một khi TC vẫn chưa phong tỏa Biển Đông (điều khó xảy ra) và vẫn tiếp tục chiêu bài ‘củ cà rốt và cây gậy’ đối với các nước nhỏ hơn trong khu vực này thì tội gì HK phải nhúng tay vào.
Thiết nghĩ bài viết này đã làm sáng tỏ về một biến cố lịch sử mà hậu quả dẫn đến tinh trạng Trung Cộng quá lộng hành trong vùng Biển Đông ngày nay.
Đến đây tôi chợt nhớ đến bài hát rất đơn giản rất thấm thía mà tôi đã từng hát thuở còn nhỏ: “Cái nhà là nhà của ta.
Công khó ông cha lập ra
Cháu con phải gìn giữ lấy
Muôn năm dựng nước non nhà”
Xin hảy trách ta trước khi trách người và những gì của Ceasar xin trả lại cho Ceasar.
Tài liệu TOP SECRET DI-646-69-74-SAO tháng 3-1974 từ BQP/HK đã xác nhận TC bố trí 27 chiến hạm đủ loại trong quần đảo HS và các hoạt động của MIG-19 quanh vùng. Tài liệu tháng 3-1977 báo cáo các cuộc hành quân hỗn hợp của TC. Tài liệu do CIA phổ biến vẫn tiếp tục ghi nhận hoạt động của lực lượng TC cho đến năm 1982. Tài liệu tháng 5-1984 của CIA báo cáo hoạt động của TC trên các đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Quang Hòa, Vĩnh Lạc và Tri Tôn. (CIA-RDP84T00491R000101800001-7 tháng 5-1984). Đối với HK, TC vẫn chưa phải là đối thủ tương xứng, chuyện TC bành trướng ở Biển Đông là điều hiển nhiên vì khi đã là cường quốc thì cũng phải phô trương sức mạnh của mình miển không ảnh hưởng gì đến HK. Một khi TC vẫn chưa phong tỏa Biển Đông (điều khó xảy ra) và vẫn tiếp tục chiêu bài ‘củ cà rốt và cây gậy’ đối với các nước nhỏ hơn trong khu vực này thì tội gì HK phải nhúng tay vào.
Thiết nghĩ bài viết này đã làm sáng tỏ về một biến cố lịch sử mà hậu quả dẫn đến tinh trạng Trung Cộng quá lộng hành trong vùng Biển Đông ngày nay.
Đến đây tôi chợt nhớ đến bài hát rất đơn giản rất thấm thía mà tôi đã từng hát thuở còn nhỏ: “Cái nhà là nhà của ta.
Công khó ông cha lập ra
Cháu con phải gìn giữ lấy
Muôn năm dựng nước non nhà”
Xin hảy trách ta trước khi trách người và những gì của Ceasar xin trả lại cho Ceasar.
No comments:
Post a Comment