TRUNG CỘNG CHUẨN BỊ CHIẾM HOÀNG SA
Thềm Sơn Hà (trích đoạn mở đầu bài 'Hải Chiến Hoàng Sa' trong lần tái bản sách "SỰ THẬT HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19/01/1974")
Từ năm 1956, chánh quyền Việt Nam Cộng
Hòa đã đưa quân trấn đóng và bảo vệ liên tục quần đảo Hoàng Sa thay thế toán quân
trú phòng Pháp. Vì nhu cầu chiến tranh nội địa, về sau trong nhóm Nguyệt Thiềm
duy nhất chỉ có một toán Địa phương quân khoảng trên 20 người đồn trú trên đảo
Hoàng Sa (HS).
Họ không có phương tiện kiểm soát toàn thể vùng lãnh hải, nên các “tàu đánh cá”
Trung Cộng (TC) trong số này có tàu thuộc
lực lượng bán quân sự ‘dân quân biển (maritime militia)’ _ một bộ phận
của Hải quân
Trung Cộng_có
trang bị
vũ khí, chúng vừa hoạt
động thương mại
vừa thi hành các công tác do
thám.
Không từ bỏ ý định chiếm đoạt HS khi cơ hội đến, từ năm 1956 TC bắt đầu xây cất
và bành trướng các cơ sở trên đảo Phú Lâm trong nhóm Tuyên Đức chỉ cách nhóm
Nguyệt Thiềm khoảng 40 hải lý.
Báo cáo hàng ngày của CIA trình lên Tổng thống Hoa Kỳ tháng 4-1973 và các báo cáo
trong hai năm trước đó cho thấy TC nạo vét lối vào cảng Phú Lâm sâu hơn và cầu
tàu cũng được nới dài đến 1500 ft để các loại tàu viễn duyên có thể vào cặp bến.
Các bồn chứa nhiên liệu xây trên đảo Phú Lâm và đảo Đá có khả năng chứa đến 3
triệu gallons.
Trên đảo có khoảng 142 tòa nhà. Lực lượng quân sự, đại bác phòng không và trạm
radar cũng được phi cơ không thám nhận dạng. [1]
Và cơ hội đã đến, sau khi ký kết
hiệp định Paris tháng 1 năm 1973, Hoa Kỳ (HK) triệt thoái
lực lượng ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam Cộng
Hòa (VNCH), Trung Cộng
bắt đầu tiến
hành và
hoạch định kế
hoạch chiếm trọn
quần đảo Hoàng Sa của nước
Việt Nam từ bao lâu nay.
Ngoài lý do chính yếu nêu trên còn vài lý do quan trọng khác:
• Tiềm
năng dầu
hỏa ngoài khơi
bờ biển miền
Nam.
• Xu hướng của
Cộng Sản Bắc
Việt ngày càng
xa Trung Cộng
nghiêng về
Nga Sô.
• Mối
bất hòa gia tăng giữa TC và Nga Sô khiến
TC ra tay trước
để ngăn
chận hải quân
Nga Sô bành
trướng trong vùng Biển Đông
và Ấn Độ Dương.
Bộ Quốc phòng HK trong bài phân tích đi đến kết luận: “tốc
độ của sự bành trướng, sự
hiện diện của một
số tàu
được ngụy trang và
cách
thức chuyên
nghiệp mà
cả lực lượng hải
quân
và
bộ binh thi hành, cho thấy tình trạng huấn
luyện cao và
khả năng dự phòng hoặc soạn
thảo kế hoạch hành quân.” và “vì
đã
chuẩn bị trước cho cuộc
đối đầu ở Hoàng Sa giữa tháng giêng
nên
TC đã
triển khai một số lượng
đáng
kể các
đơn vị hải quân đến căn
cứ Yulin vào khoảng cuối
tháng
12.” [2]
Điện văn gởi về Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (BNG/HK) ngay trong ngày 20/01 Đại sứ
Martin đã có nhận xét thật chính xác: “Rõ
ràng TC không can dự một cách đơn giản qua sự tăng cường lực lượng tại Hoàng Sa mà là cuộc hành quân đã
được hoạch định kỹ lưỡng để chiếm đoạt Hoàng Sa.” [3]
Tài liệu của Bộ Lục quân HK, Cơ quan Tình báo BQP/HK,
BNG/HK, CIA cung cấp qua sự yêu cầu của tác giả xác nhận một cách hùng hồn là
các
nhà lãnh đạo cao cấp TC đã có ý định chiếm đoạt Hoàng Sa từ mùa thu 1973 qua sự khởi đầu bằng các công tác do thám và
thao dượt sau khi đã hoàn tất biến cãi đảo Phú Lâm thành căn cứ hậu cần.
Cho
đến nay TC vẫn còn che đậy sự thật về hải chiến Hoàng Sa, các bài viết, các cuộc
phỏng vấn được phổ biến thường hay phóng đại, sai sự thật và có tính cách tuyên
truyền.
Tuyên cáo chánh thức của TC về biến cố Hoàng Sa phổ biến ngày 19/01 vu cáo: “Khoảng 1 giờ trưa ngày 15 tháng 1, chiến hạm
do chánh quyền Saigon gởi ra đã có hành động quấy nhiểu và phá hoại tàu đánh cá
Trung Hoa mang số 402 đang hành nghề gần đảo Cam Tuyền, bắn vào quốc kỳ của nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang cắm trên đảo và đã đuổi tàu Trung Hoa ra khỏi
vùng biển của họ một cách vô cớ…Vào trưa ngày 18-1, hai chiến hạm của chánh quyền
Sài Gòn đã hung hăng và vô cớ đụng vào 2 chiếc tàu đánh cá 402 và 407 và đã làm
sập phòng lái tàu đánh cá 407 ở vị trí phía Bắc bãi đá Hải Sâm.” (điện thư
số 029647 ngày 20-1-1974 của Tổng Lãnh sự HK tại Hồng Kông gởi BNG/HK)
Ngoài ra, một số bài viết khác cho là vì thiếu chuẩn bị nên chúng đã vội
vã huy động lực lượng, bắt buộc sử dụng Kronstadt 271 vừa đóng xong chưa kịp thử
nghiệm, 274 máy diesel trong tình trạng kém nên không đạt được vận tốc tối đa. Và
trong tình trạng tuyệt vọng, 389 vừa đại kỳ xong chưa được chứng nhận đủ khả
năng hoạt động phải đi ngay ra Hoàng Sa, loại khu trục hạm 065 không sử dụng được,
thậm chí không có tàu chuyển vận phải sử dụng 2 chiến hạm Kronstadt 271,274 chở
40 dân quân vũ trang (4 trung đội) đổ bộ lên Quang Hòa và Duy Mộng trong đêm
18/01…
Vì phần lớn dựa trên tài liệu TC, nên bài viết của một số học giả nổi tiếng ngoại
quốc trong đó có “The 1974 Paracels Sea Battle a Campaign Appraisal” của Giáo sư
Trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ Toshi Yoshihara và “Battle for Paracel Islands” của cựu HQ Đại tá
Hoa Kỳ Carl O. Schuster có vẽ bênh vực TC, do vậy đã vô tình tiếp tay tuyên
truyền, tô điểm cho chiến thắng vĩ đại của chúng!
Không những thế, một số bài viết, chương trình trên youtube từ cộng đồng Việt
Nam trong và ngoài nước cũng cố tình theo khuynh hướng này!
Từ kẻ
xâm lăng,
chúng trở
thành nạn
nhân, ở thế tự vệ.
Trong khi phía VNCH có thái độ
hung hăng,
là bên
khiêu khích.
Tuy nhiên từ nguồn TC vẫn có bài viết tương phản xác nhận TC “có
6 chiếc
loại
6604 săn tàu
ngầm
có thể sử dụng được tại căn cứ Yu
Lin. Hai chiếc
có tình trạng
tốt được chọn và
sau đó được thiết
trí dụng
cụ tốt nhất
trên mỗi
chiếc,
hai chiếc
này mang số
271 và 274 (http://www.81.cn/hj/2015-02/03/content_6314534_5.htm) trùng hợp với tài liệu
CIA xác nhận trước ngày 13/01 tại căn cứ Hải quân Yu Lin và căn cứ Ya Lung gần
đó có 5 chiếc Kronsadt trong tình trạng khiển dụng.
(CIA-RDP78T04752A001400010007-5 February
1974)
Thực sự sáng ngày 19/01 hai tàu chuyển vận đã đổ bộ 400 lính chánh quy lên
đảo Quang Hòa, qua ngày 20/01 chiếc khu trục hạm số 502 (loại 065, TC có 5 chiếc) yểm trợ hải pháo cho lực lượng bộ binh.
Báo cáo CIA trình lên Tổng thống Nixon ngày 28/02 cho thấy ở nhóm Tuyên Đức và
nhóm Nguyệt Thiềm có tổng cộng 35 chiến hạm, trong số này có 2 tàu ngầm loại
Romeo và 2 khu trục hạm.
(DOC_0006007686_February 28, 1974)
Bài phân tích Bộ Quốc phòng/Hoa Kỳ nhận định cấp lãnh đạo dân sự TC đã
nắm phần chủ động, yếu tố chính trị chứ không phải quân sự là ảnh hưởng chính yếu đối với các hành động của Trung Quốc trong cuộc đối đầu ở Hoàng Sa.
Và
TC đã cân nhắc yếu tố chánh trị khi quyết định không tấn công lực lượng VNCH
ngay trong lúc các chiến hạm ta đang thực hiện cuộc đổ bộ lên đảo Quang Hòa, vì
đây là lúc mà các chiến hạm hải quân VNCH dễ bị tấn công nhất. [2]
Rõ ràng TC không muốn là phía khai hỏa trước, vì chỉ hai tháng trước đó Mao Trạch Đông đã đồng ý với Nixon: “Sự công nhận của Trung Quốc đối với quan điểm của Tổng thống là một sự bùng nổ quân sự ở Đông
Dương sẽ có ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích chung của hai bên.”
(Memorandum From
Kissinger to President Nixon_November 19,1973)
Khi
kế hoạch của chúng đã dự phòng tất cả lực lượng kể cả Không quân để bảo đảm nắm
chắc phần chiến thắng một khi trận chiến bùng nỗ thì cần gì chúng phải DIỄU VÕ DƯƠNG OAI.
Chúng cố tình che đậy lực lượng thật sự của chúng, nhất là khi nhóm Nguyệt Thiềm
cách đảo Phú Lâm khoảng 43 hải lý (80 km), và cách căn cứ hải quân quan trọng
Yulin khoảng 150 hải lý.
Đây cũng là thâm ý của TC, vì nếu điều động
lực lượng
hùng hậu cấp
chỉ
huy VNCH sẽ
chùng bước,
trận hải
chiến
có thể
không xảy
ra và giấc mộng
thu tóm Hoàng Sa của
chúng sẽ
không thành tựu.
Ngược lại, cấp chỉ huy HQVN có vẻ
chủ quan và ước
tính sai lầm về khả năng địch, chỉ quan tâm đến
thực lực tức thời của chúng có 2 Kronstadt và 2 tàu đánh cá trong khi bên ta có
3 chiến hạm cỡ lớn và 1 chiếc ngang hàng.
Do vậy khi HQ 5 đến vùng các chiến hạm ta vào đội hình để PHÔ TRƯƠNG LỰC LƯỢNG.
Và
cũng
vì khinh
thường
lực lượng địch
nên ĐĐ Thoại trình lên Tư lệnh Hải quân:
“Tôi
nghĩ càng sớm càng tốt. Bởi vì họ chưa sẵn sàng.”
Đây là cái bẫy mà Trung
Cộng đã giương ra và Việt Nam
Cộng Hòa đã vướng vào.
GIAI ĐOẠN
CHUẨN BỊ
•
Do thám: các “tàu
đánh
cá” TC được tự do ra vào trong hải phận
của nhóm Nguyệt Thiềm từ nhiều năm qua. Vì các tàu đánh cá này bề ngoài có vẻ
chú tâm vào hoạt động đánh cá thương mại nên sự hiện diện thường xuyên của họ
trong hải phận của VNCH không bị cản trở.
Ngoài hoạt động đánh cá, các tàu này còn phục vụ như là nền tảng cho việc thu
thập tin tức tình báo.
Bằng chứng chúng là lực lượng “bán
quân sự” trực thuộc hải quân đã
được không thám HK xác nhận rất nhiều lần kể từ tháng 3/1973 khi phát hiện chúng
trong các căn cứ Hải quân TC.
(CIA-RDP78T04752A0004000110006-7
May 1973 và CIA-RDP78T04752A001300010004-9 January 1974)
Jane’s Fighting Ships 80-81 viết: “Trong những năm đầu của thập niên 1950, một số tàu viễn duyên và các đoàn
tàu đánh cá duyên hải đã được tổ chức thành lực lượng dân quân biển. Các tàu
đánh cá này đặt dưới sự kiểm soát của chi nhánh đảng bộ địa phương, mang theo
đoàn viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản và khi cần họ sẽ thi hành công tác yểm
trợ hoặc như là phương tiện che đậy hoạt động bất hợp pháp hay bí mật cho lực
lượng Hải quân. Công tác thường lệ của họ là do thám và theo dõi nhưng trong nhiều trường hợp họ đã được trang bị súng đại liên (trường hợp quần đảo HS năm 1974).”
Với sự ra vào hoàn toàn không bị giới hạn đến các khu vực được lựa chọn là mục
tiêu tối hậu trong nhóm Nguyệt Thiềm gồm các đảo không người Quang Hòa, Duy Mộng,
Cam Tuyền, Vĩnh Lạc, thủy thủ đoàn của các “tàu đánh
cá” đã có cơ hội chụp hình mỗi đảo, cập
nhật hóa trên hải đồ những vùng nước cạn và thám sát các bãi đổ bộ sử dụng sau này.
Đối với đảo Hoàng Sa là đảo có Địa phương quân (ĐPQ) trú đóng, TC dùng thủ đoạn
lợi dụng lòng nhân đạo và tính hiếu khách của người Việt để thu thập tin tức.
Viên chức DAO Gerald Kosh và vài nhân chứng khác đã được người Việt Nam trú
đóng trên đảo Hoàng Sa cho biết là nhiều lần trong khoảng mùa Thu năm 1973, một
phái đoàn thiện chí TC đổ bộ lên đảo. Mỗi lần như vậy, một toán đổ bộ từ tàu
đánh cá lên đảo và tặng quà “như thực phẩm
và nước uống” cho toán lính VNCH trú đóng trên đảo. Mặc dù bày tỏ mục đích
thân thiện qua những lần thăm viếng nhưng qua sự quen thuộc với địa hình của đảo
Hoàng Sa mà lực lượng tấn công đã chứng tỏ cho thấy một cách hùng hồn là những
phái đoàn “thiện
chí”
này thật ra chỉ là những toán thu thập tình báo. [4]
Tòa Đại sứ HK ở Sài Gòn xác nhận là trước tháng 10-1973 đã xảy ra vài lần giao
thiệp có tính cách xã giao giữa lực lượng hai bên trong quần đảo HS. [5]
Ngoài ra chúng còn quan sát và theo dõi các hoạt động định kỳ thay toán ĐPQ và
toán khí tượng trên đảo Hoàng Sa của chiến hạm Hải quân VNCH.
•
Thao dượt:
sau
khi đã tận tường địa hình, địa thế các đảo và khả năng phòng thủ của toán Địa phương
quân trên đảo Hoàng Sa, TC bắt đầu các công tác thao dượt.
Các chuyến bay không thám của Hoa Kỳ ghi nhận có bằng chứng cho thấy sớm nhất
là vào khoảng trung tuần tháng 12/1973 – và
có thể trước đó vào khoảng tháng 9/1973 – TC đã tích cực huấn luyện lực lượng
tấn công của họ cho cuộc hành quân ngày 20 tháng 1 năm 1974.
Trong thời gian 10 ngày, khoảng hạ tuần tháng 12, 6 tàu đánh cá (loại tàu đánh cá NanYu mang số 401, 402,
405, 406, 407 và 408. Trong số này 2 tàu số 402 và 407 đã được HQ 16 phát hiện
khi đến Hoàng Sa) đã được quan sát hoạt động từ hải cảng và cũng là căn cứ
hải quân Bắc Hải (BeiHai).
Các tàu này thực tập thao dượt từng cặp rời hải cảng vào mỗi buổi sáng và trở về
vào mỗi buổi chiều. Các địa điểm được lựa chọn thao dượt cách Bắc Hải khoảng 2
giờ hải hành có lối vào và bãi biển rất giống với khu vực bao quanh
các đảo Vĩnh Lạc, Cam Tuyền, Hoàng Sa.
Sự thiếu kinh
nghiệm
của
Hải
quân TC với
loại
hành quân này cộng
với
sự
nguy hiểm
rõ ràng khi hoạt
động
trong khu vực
kế
cận
bãi đá
ngầm
khiến
cho việc
huấn
luyện
và tập
dượt
trong một
khu vực
với
những
địa thế tương tự là một điều tối cần.
Mặc
dù hoạt động này được quan sát trong tháng 12/1973 nhưng
có thể là những sự chuẩn bị cho cuộc
hành quân tháng 1/1974 thật
ra đã được khởi sự vài tháng trước đó.
Trong tháng 9/1973, TC đã ban hành các biện
pháp an ninh trong căn cứ hải
quân Bắc Hải (Beihai). Các biện pháp này không những được
áp dụng
nghiêm ngặt hơn những
biện
pháp thông thường
trong vùng mà nó còn khắt
khe hơn tất cả
các hải cảng khác của TC trong cùng thời gian. Lý do cho sự thận
trọng
bất
thường
này không được
rõ nhưng
có lẽ liên quan đến các cuộc
chuẩn bị tấn
công đang
tiến
hành ở căn cứ hải quân.
[4]
Dẫn chứng trên cho thấy đã có kế
hoạch phối hợp giữa hải quân và bộ binh qua các lần thao dượt.
Và sự phối hợp này đã được chấp thuận từ Bộ trưởng Quốc phòng Diệp Kiếm Anh, Đặng
Tiểu Bình đến thẩm quyền cao cấp hơn là Thủ tướng Chu Ân Lai và Chủ tịch Mao Trạch
Đông.
•
Soạn thảo kế hoạch
Điểm
cần nhấn mạnh là trong kế hoạch TC đã dự trù hai phương thức chiếm đoạt Hoàng
Sa.
a.-
Áp dụng
kế
hoạch
âm
thầm,
hạn
chế
dùng
vũ
lực.
Phương thức này đã được Trung Cộng
quyết định thi hành đầu tiên.
Với sự điều nghiên cẩn thận, TC biết chu kỳ thay đổi Trung đội ĐPQ và nhân viên
đài khí tượng trên đảo Hoàng Sa.
Chúng đã quan sát chiến hạm HQVN thực hiện chuyến thay quân sau cùng vào cuối
tháng 11/1973.
Như
vậy
chuyến
công tác thay đổi toán quân sắp
đến
theo chu kỳ
3 tháng sẽ
xảy
ra sớm
nhất
là vào khoảng đầu tháng 3-1974 hoặc trễ
hơn.
Do vậy, ngay sau khi chấm dứt lần thao dượt sau cùng vào khoảng hạ tuần tháng
12/1973, chúng tiến hành kế hoạch xâm lược vào đầu tháng 1/1974 trước khi đột
ngột tuyên bố chủ quyền trên tất cả các hải đảo trong vùng Biển Đông vào ngày
11/01/1974.
Khởi đầu TC đưa quân lên chiếm đóng hai đảo không người là Quang Hòa, Duy Mộng
cách đảo Hoàng Sa về hướng đông hơn 8 hải lý (khoảng 15 km).
Hoàn tất các cơ sở quân sự căn bản trên hai đảo này, chúng lần mò sang đảo Cam
Tuyền và đảo Vĩnh Lạc. Ngày 10 tháng 1, toán khí tượng trên đảo Hoàng Sa báo
cáo có
tàu lạ neo trong khu vực đảo Cam Tuyền, Nếu như không
có
chuyến
công tác đặc
biệt của HQ 16, với lực lượng ĐPQ
trên đảo Hoàng Sa quá yếu ớt,
kỷ luật lỏng
lẻo,
vũ khí
thiếu
thốn,
ngoài ra còn dễ
dãi và thân thiện
không phân biệt đâu là bạn, đâu là thù …chỉ cần một
hoặc
hai tàu đánh
cá ngụy trang giả vờ
lên bờ thăm viếng
thiện
chí như đã từng
thực
hiện
trước đây, chúng sẽ dễ dàng áp đảo toán ĐPQ để chiếm đoạt đảo Hoàng Sa.
Sau đó TC
sẽ
mang quân lên chiếm đóng và thiết lập hệ thống phòng thủ trên tất cả các đảo
trong nhóm Nguyệt
Thiềm.
Như vậy chúng sẽ chiếm Hoàng Sa một cách êm thắm và đặt VNCH trước chuyện đã
rồi.
b.- Sử dụng phương tiện thích nghi tùy theo biến chuyển của tình thế.
Kế hoạch của TC cũng dự trù loại trừ khả năng chiến thắng và tái chiếm Hoàng Sa của VNCH một khi trận chiến bùng nổ, do vậy chúng
đã tăng cường một lực lượng trừ bị Hải quân hùng hậu tại
căn cứ Hải quân Yulin
Đặc biệt tại khu vực đảo Phú Lâm có 2 tàu ngầm loại Romeo và 8 ngư lôi đĩnh (4 chiếc P-4, 4 chiếc Huchwan).
Ngoài ra 20 MIG-15 thuộc hải quân và 6 chiếc
MIG-19 loại trinh sát thuộc không quân được di chuyển sang căn cứ không quân Lingshui
ở Hải Nam.
Các phi cơ này không tham dự hành quân, tuy nhiên được đặt trong tình trạng sẵn
sàng chiến đấu.
Không những
thế, TC đã di chuyển khoảng 100
phi cơ chiến đấu đủ loại đến phi
trường Sui-Ch’i (hay Suihsi, Suixi) để
ứng phó trong mọi trường hợp. [2]
Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng lực lượng và xây dựng hệ thống phòng thủ trên hai đảo
Quang Hòa, Duy Mộng, Trung Cộng bắt đầu đưa tàu đánh cá sang Cam Tuyền và Vĩnh Lạc.
Chúng công khai đối đầu và điều động lực lượng tương ứng với sự biến chuyển của tình thế.
No comments:
Post a Comment