HẢI CHIẾN HOÀNG SA_TRUNG CỘNG CHIẾM HOÀNG SA
NGÀY TRUNG CỘNG CHIẾM TRỌN HOÀNG SA Thềm Sơn Hà (Tiếp theo_trích từ bài 'Hải Chiến Hoàng Sa' trong cuốn sách "SỰ THẬT HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19/01/1974" tái bản tháng 12/2020)
HQ
4 và HQ 5 về đến Đà Nẵng lúc 08:35H.
Lúc 09:00H, HQ 16 nhờ 2 tàu kéo trợ lực cặp cầu Đà Nẵng.
Sáng ngày 20/01, TC điều động lực lượng hùng hậu tiến về các đảo còn lại trong
nhóm Nguyệt Thiềm.
Đảo
Cam Tuyền được chọn là mục tiêu đầu tiên.
Lúc 09:00H, khu trục hạm Nanchong 502 và hai tuần duyên hạm loại Shanghai số
639, 653 tiến vào vị trí.
Khoảng 10:00H chúng bắt đầu pháo kích lên đảo Cam Tuyền. Đồng thời hai phi cơ
MIG xuất hiện trên bầu trời Hoàng Sa.
Tiếp theo, 2 tàu đánh cá 407 và 402 tiến vào vị trí hướng Đông đảo Cam Tuyền, một lực lượng hơn 100 lính TC trong quân phục tiêu chuẩn của
bộ binh xuất hiện trên boong của mỗi chiếc và bắt đầu nhanh nhẹn chuyển xuống
nước những chiếc bè cao su màu đen.
Có từ 6 đến 8 lính TC leo từ mỗi thang dây xuống bè. Khoảng 30 bè đã được sử dụng
chở tổng cộng từ 200 đến 240 lính.
Lính TC điều hành việc hạ bè và đưa người xuống một cách nhanh chóng và hiệu
quả chứng tỏ là thao tác này đã được tập dượt kỹ càng. Thêm vào đó, họ chèo bè
rất nhịp nhàng và giữ đúng đội hình chặt chẽ cho đến khi hầu hết các bè đã vượt
qua khỏi vùng đá ngầm, sau đó các bè ở phía sau đổ bộ dài theo phía Đông Bắc
đảo Cam Tuyền.
Lính TC trên bè nhảy xuống vùng nước cạn và tiến ngay vào trong mà không cần
kéo bè lên bãi cát.
Toán
chiến sĩ 14 người thuộc HQ 4 do HQ Trung úy Lê Văn Dũng chỉ huy bố trí ngay bờ
bụi rậm ở hướng Đông đã chống trả mãnh liệt qua những loạt đạn rơi xuống nước gần
những chiếc bè nhưng không thấy chiến hạm TC đáp lại bằng hải pháo yểm trợ.
Qua nhận xét của Kosh “toán chiến sĩ cơ hữu thuộc HQ 4 trên đảo Cam
Tuyền trội hơn quân Trung Cộng đổ bộ lên đảo và đã được huấn luyện kỹ, chỉ huy giỏi.” [15]
Trong lúc tàu TC bắt đầu tác xạ lên đảo Cam Tuyền, toán chiến sĩ 15 người thuộc
HQ 16 trên đảo Vĩnh Lạc do HQ Trung úy Lâm Trí Liêm chỉ huy rút xuống bè đào
thoát.
Kể từ đó V1DH mất liên lạc với hai toán lính trên đảo Cam Tuyền và Vĩnh Lạc.
Khi
lính TC đặt chân lên đảo Cam Tuyền, Khu trục hạm Nanchong và 2 Tuần duyên hạm
Shanghai chấm dứt tác xạ, di chuyển sang đảo Hoàng Sa cách 2 hải lý về hướng Đông Bắc của đảo Cam Tuyền và bắt đầu tác
xạ lên đảo. Lực lượng VNCH trên đảo gồm có 25 Địa
phương quân trang bị súng trường M-16, 5 người thuộc toán Công binh và 4 nhân
viên đài khí tượng.
Mặc dù chiến hạm TC bắn dọn đường liên tục với mức độ vừa phải trong gần một
tiếng đồng hồ nhưng đã không gây ra tổn thất nhân mạng nào về phía VNCH cũng
như không có một cơ sở nào bị hư hại.
Hai tàu đánh cá loại NanYu chưa từng xuất hiện từ trước, tiến vào vị trí cạnh
bãi đá ngầm cách đảo 600 m về hướng Tây Nam.
Sau khi chấm dứt đợt tác xạ dọn đường, cuộc đổ bộ tấn công lên đảo Hoàng Sa bắt
đầu, tương tự như cách thức tấn công lên đảo Cam Tuyền.
Lực lượng tấn công khoảng 2 đại đội chỉ chạm trán với các tràng đạn M16 lẻ tẻ
từ lính phòng thủ.
- Lúc 10:14H, BTL/V1DH
ra lịnh HQ 11 và 3 Tuần duyên đĩnh di chuyển về hướng Tây Nam với vận tốc tối đa, sẵn sàng nhiệm sở phòng không.
- Lúc 10:29H hai phi cơ MIG khác bay ra thay thế 2 chiếc đã rời vùng.
- Lúc
10:45H V1DH mất liên lạc với toán phòng
thủ và Gerald Kosh.
Sau cùng TC đưa quân chiếm đảo Vĩnh Lạc một cách dễ dàng vì không gặp một sự chống
cự nào.
- Lúc
18:30H HQ 11 và 3 Tuần duyên đĩnh HQ 709, 711, 723 đang trên đường trở về, cách Đà Nẵng 85 hải lý về hướng Đông.
Tóm
lại, trong cuộc hành quân đổ bộ ngày 20/01/1974, qua ghi nhận của Kosh, TC đã sử
dụng khoảng 6 đại đội (600 quân), 6 tàu
đánh cá võ trang, 1 khu trục hạm, 2 tuần duyên hạm.
Ngoài ra theo tài liệu TC còn có 1 T43 số 396, 2 Kronstadt số 271, 275 và 2
Hainan số 281, 282.
Mặc dù nguồn tin từ phía VNCH và các nguồn tin ngoại quốc dựa vào đó loan báo là phi cơ TC oanh tạc trước khi bộ binh đổ bộ lên đảo, nhưng trên thực tế không xảy ra.
Ngay sau khi được tin mất liên lạc với các
toán quân trên đảo Hoàng Sa, Cam Tuyền và Vĩnh Lạc, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc tức
thời gởi văn thư đến Tổng thư ký Liên hiệp quốc (TTK/LHQ) Kurt Waldheim tố cáo
hành động xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Trung Cộng. Đồng thời gởi văn thư yêu
cầu Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ Gonzalo Facio lập tức triệu tập buổi họp thảo
luận về hành động xâm lược bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với Việt Nam Cộng
Hòa để có hành động khẩn cấp khắc phục tình hình và chấm dứt cuộc xâm lược.
Tuy
nhiên TC vẫn trắng trợn bào chữa và biện luận qua văn thư gởi cho TTK/ LHQ trong
cùng ngày:
“Trung Hoa là quốc gia chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi
không bao giờ xâm chiếm lãnh thổ của nước khác, hoặc chúng tôi dung thứ để lãnh thổ chúng tôi bị
xâm chiếm bởi các nước khác.
Để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn
lãnh thổ của Trung Hoa, chánh phủ và nhân dân Trung Hoa có quyền sử dụng tất cả
các hành động tự vệ cần thiết. …Chánh quyền Sài Gòn phải lập tức ngưng tất cả
các hành động khiêu khích quân sự của họ chống lại Trung Hoa và các hoạt động bất
hợp pháp xâm lăng và chiếm đóng lãnh thổ Trung Hoa. Nếu không, họ phải chịu tất
cả các hậu quả bắt nguồn từ đó.”
Cho
dù có ngụy biện đến đâu, ý đồ cưỡng chiếm Hoàng Sa của TC đã được trình bày ở phần
trên và qua nhận định khách quan nhưng chính xác của Đại sứ Martin trong phúc
trình gởi về Bộ Ngoại giao HK ngày 21 tháng 1 năm 1974 khi ông cho là: [hành động đưa quân lên đảo của VNCH không phải là ý định “quân sự hóa các
đảo.” Đó chỉ là một hành động được coi như là phản ứng đối với sự hiện diện của lực lượng Trung
Quốc trên lãnh thổ mà
trong đó gần 200 năm rõ ràng được xem là thuộc về Việt Nam.
Nhất định là Trung Quốc sẽ tuyên bố là Chính phủ Việt Nam đã khiêu khích cuộc đụng độ, nhưng hồ sơ lưu trữ không xác nhận là Chính phủ Việt Nam đã có ý định mang quân lên đảo hoặc bằng cách khác đe dọa Trung
Quốc.]
Tiếp
theo trong bài phân tích tháng 3-1993 về trận Hoàng Sa năm 1974 và Gạc Ma năm
1988, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra kết luận về mục đích tối hậu của TC:
“Như thế, cam đoan của Trung Cộng đối với các nước lân cận là sự bành trướng quân sự của họ không phải để xâm lược và Trung Cộng sẽ không can thiệp vào
các vấn đề nội bộ của các nước khác không có nghĩa là Trung Cộng đã từ bỏ sử dụng võ lực để dành lại lãnh thổ mà Trung Cộng xem là của riêng họ.
Trên thực tế, có vẽ như, nếu Trung Cộng không thể lấy lại những khu vực này qua các cuộc thương thuyết, cuối cùng họ sẽ dùng vũ lực để chiếm.” [2]
Nhận xét rất chính xác của BQP/HK đã cho
thấy dã tâm của Trung Cộng khi xua quân chiếm đoạt Hoàng Sa và tương tự trong tương lai chúng sẽ thực hiện ở Trường Sa.
Do vậy trong biến cố Hoàng Sa, cường quốc Trung Cộng đích thực là kẻ xâm lăng, đã âm mưu và thực hành kế hoạch chiếm đoạt Hoàng Sa với thế chủ động, huy động một lực lượng Hải Lục Không quân và dự trù lực lượng trừ bị hùng hậu.
Trong khi VNCH là nước nhược tiểu đang phải đối đầu với Cộng sản miền Bắc và sự cắt giảm về viện trợ quân sự từ Hoa Kỳ sau hiệp định Paris 1973, ở thế thụ động, chỉ đủ thời gian điều động lực lượng hải quân cố gắng áp dụng đường lối ôn hòa bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia.
**********
THAM KHẢO
*
Các tài liệu này do chính tác giả yêu cầu và sưu tầm.
- Các diễn tiến theo thứ tự thời gian trích từ “NHẬT KÝ HÀNH QUÂN Bộ Tư Lệnh
HQ/VNCH .
- Dựa trên các tài liệu đã tham khảo trong sách ‘SỰ THẬT HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19 THÁNG 1 NĂM 1974’ .
-
THNK/HQ/THĐ 47 trong Hải sử Tuyển tập tháng 1/2019
[1]
CIA-RDP08C01297R00020012004-5 Secret 19 October
1971/CIA-RDP79T00936A010600150001-3 Top Secret 18 April
1972/CIA-RDP79T00936A011600010007-1 Top Secret, 19 April 1973
[2] Bộ Quốc phòng HK (Department of Defense) tài liệu cung cấp cho tác giả
tháng 9/1974.
[3] Điện văn số 028322 ngày 20 tháng 1-1974 TĐS/SG gởi về BNG/HK.
[4]
Bộ Lục quân HK (Department of the US Army)"Chinese Amphibious Assaults in
the Paracel Archipelago." December
27, 1974.
[5] Văn thư ngày 30/10/1973 của
TĐS/HK/SG gởi BNG/HK.
[6] Oscar Fitzgerald. “Interview
with Commodore Ho Van Ky Thoai, VNN - Naval Historical Center 20 September 1975.
[7]
Đào Dân “HQ 16 và trận hải chiến Hoàng Sa” Nguyệt San Đoàn Kết - Austin, TX
[8]
Điện văn số 028299 ngày 20 tháng 1-1974 từ Tổng Lãnh sự HK/Hong Kong gởi BNG/HK.
[9] The RVNAF by Lt. Gen Đồng
Văn Khuyên _ U.S. ARMY CENTER OF MILITARY HISTORY _ tháng 12 năm 1978 trang 388
[10] Điện văn số 126812 ngày 16 tháng 1-1974 BNG/HK gởi TĐS/SG.
[11] THĐ 47 “Hải chiến Hoàng Sa” Tổng hội/ HQHH
ấn hành 2004 – USA
[12]
Điện văn số 028302 ngày 20 tháng 1-1974 TĐS/SG gởi BNG/HK
[13] K.W. Taylor _Voice From the Second Republic of South Vietnam_‘Naval
Battle of The Paracels’_Cornell University_2014
[14]
http://www.mdc.idv.tw/mdc/navy/china/t43.htm
[15] Điện văn số 326202 ngày
01/02/1974 của ban thẩm vấn Gerald Kosh gởi cho Tư lệnh Lực lượng HK tại Thái
Bình Dương.
No comments:
Post a Comment