THỦ BÚT TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU TRONG HẢI CHIẾN HOÀNG SA
Thềm Sơn Hà
Lời mở đầu:
Tài liệu chính yếu được tác giả sử dụng để kiểm chứng sự kiện là ‘Nhật Ký Hành Quân’ của Trung tâm Hành quân Hải quân (TTHQ/HQ) từ trang148 đến 159 và bài ‘Phỏng vấn Phó Đề đốc Hồ Văn-Kỳ Thoại do Tiến sĩ Oscar Fitzgerald thuộc Trung tâm Hải sử Hải quân/HK thực hiện tháng 9 năm 1975’.
Đây
là thủ bút của một vị nguyên thủ quốc gia, có giá trị rất lớn trong lịch sử chống
ngoại xâm.
Chính thủ bút này đã chi phối và hạn chế phản ứng của Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ-Thoại
trong việc dùng vũ lực để đối phó với tàu Trung Cộng (TC) xâm nhập hải phận và
lính TC chiếm đóng trên đảo Quang Hòa.
1.- Ngày 15/01 (trong sách ‘Can Trường Trong Chiến Bại’ viết là ngày 16/01):
a.- Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ-Thoại.
- Trong cuốn sách ‘Can Trường Trong Chiến Bại’: “Sáng ngày 16, chiến hạm HQ 16 khi đến nơi vùng đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, báo cáo rằng có một số tàu đánh cá chạy về hướng Bắc và đồng thời khi người nhái của Hải quân Việt Nam đổ bộ để thám sát các đảo Duncan và Drummond thì đụng ngay một toán quân nhân Trung Cộng … (trang 155)
Tuy nhiên trong trang 156, ĐĐ Thoại viết là tuần dương hạm HQ 16 báo cáo là hai tàu đánh cá Trung Cộng.
- Trong ‘Naval Battle of The Paracels_Cornell University_2014_trang 153-157’:
“Khi chiến hạm đến Hoàng Sa sáng ngày 16/1, Hạm trưởng để ý thấy một vài tàu đánh cá không treo cờ đang di chuyển chung quanh các đảo và trên đảo Vĩnh Lạc có nhiều cờ nhỏ.”
- Trong lần phỏng vấn với Hải quân Hoa Kỳ: [“Chiến hạm đi quan sát và phát hiện có nhiều người trên đảo khác. Đảo từng bị bỏ hoang, không ai ở trên đảo này. Như các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa và Duy Mộng. Nhưng bây giờ thấy nhiều người, với lều. Chiến hạm báo cáo lên tôi. Đêm đó tôi đi dự buổi cơm chiều và nói chuyện với Tướng Trưởng.Và chiến hạm báo cáo có vài tàu đánh cá, tàu đánh cá TC, đi vòng quanh bảo chiến hạm ra khỏi vùng, bắt đầu đẩy và đụng vô hông chiến hạm.
- Tàu VN đụng tàu TC?
Không, tàu đánh cá TC chạy vào và đâm vô chiến hạm. Tôi có nhiều hình ảnh. Họ cũng ra dấu hiệu. Sau đó tôi báo cáo cho Tướng Trưởng và ông bảo chính tôi nên tường trình lên TT Thiệu. Vì thế tôi nói với ông vào buổi cơm chiều.
b.- HQ Đại tá Phạm Mạnh Khuê:
“HQ 16 đến Hoàng Sa vào sáng ngày 15/1/74, chiến hạm phát hiện nhiều ngư thuyền võ trang Trung Cộng hiện diện trong nhóm “Nguyệt Thiềm”. Ngoại trừ đảo Pattle (Hoàng Sa), các đảo còn lại đều có cờ Trung Cộng. Trung Cộng đã chiếm đóng đảo Duncan.” (THĐ 47_TTHS_2019_trang 297) và tiếp theo trang 298 xác nhận là ‘tàu đánh cá Trung Cộng trang bị đại bác 25 ly.’ *
c.- Từ nhật ký hành quân TTHQ/HQ:
- lúc 10:00H: HQ 16 đến đảo Hoàng Sa, neo ở hướng Đông Nam, sau khi hoàn tất nhiệm vụ đưa phái đoàn tháp tùng lên đảo, nhổ neo vận chuyển đến thả trôi ở hướng Đông đảo Cam Tuyền.
- lúc 14:40H: phát hiện cờ TC trên đảo Cam Tuyền cùng với 1 tàu đánh cá neo gần bờ treo cờ đảng Cộng Sản Trung Hoa màu đỏ với hình cái búa và cái liềm. Tàu mang số 402, có tên là Ngư (viết bằng tiếng Trung Hoa). Tàu có 2 antenna và cần trục trên boong tàu để điều khiển lưới, nhưng không thấy lưới hoặc vũ khí. Đã có báo cáo tàu neo trong khu vực này từ ngày 10 tháng 1-1974. Có nhiều ghe nhỏ quanh tàu. HQ 16 dùng quang hiệu để hỏi lý do tàu có mặt nơi đây, nhưng không được trả lời.
(HQ Đại úy Đào Dân diễn tả tương tự: “Bao nhiêu ống nhòm đổ đồn vào nó, và khi tàu đến gần hơn, nền cờ đỏ và 5 ngôi sao vàng ở ngay góc làm cho tôi hơi khựng lại. Tàu Trung Cộng.” Ngoài ra, ông cũng không ghi nhận tàu có trang bị vũ khí )
- lúc 17:30H: HQ 16 dùng tiểu đĩnh với 6 nhân viên đến gần kiểm soát tàu xâm nhập, người trên tàu ra cử chỉ làm dấu hiệu không muốn họ đến gần và chỉ cờ TC trên đảo Cam Tuyền.
- lúc 18:00H: tiểu đĩnh trở về tàu, sau đó HQ 16 nhận chỉ thị thám sát các đảo còn lại là Vĩnh Lạc, Quang Hòa và Duy Mộng.
_______________________________________________________________________________________________________________________
NHẬN XÉT
• Tàu đánh cá TC.
Có sự mâu thuẫn trong các tài liệu viện dẫn từ ĐĐ Thoại và Đại tá Khuê liên quan đến tàu đánh cá:
- Về số lượng: có lúc một số tàu đánh cá, có lúc xác định rõ là hai tàu đánh cá Trung Cộng và riêng Đại tá Khuê thì cho là nhiều ngư thuyền võ trang Trung Cộng.
- Về trang bị vũ khí: Đại tá Khuê xác nhận ‘tàu đánh cá Trung Cộng trang bị đại bác 25 ly.’
- Về quốc tịch: có lúc xác định không treo cờ có lúc cho là tàu đánh cá TC.
ĐĐ Thoại trong lần phỏng vấn với Tuyết Mai năm 2008: “Lúc đó tôi cũng chưa chắc những chiến hạm hiện diện đó là của Trung Cộng.”
Tuy nhiên, sáng ngày 16/1 khi thuyết trình cho TT Thiệu ông báo cáo là chiến hạm TC (CTTCB_trang 157) và khi báo cáo TL/HQ ông cho là 2 tàu đánh cá có võ trang (TTHS_trang 280)].
• Tình trạng các đảo.
ĐĐ Thoại cho là thám sát các đảo Duncan và Drummond thì đụng ngay một toán
quân nhân Trung Cộng riêng Đại tá Khuê xác nhận Trung Cộng
đã chiếm đóng đảo Duncan.”
_______________________________________________________________________________________________________________________
KIỂM CHỨNG
•
Sáng 15/1 HQ 16 đến Hoàng Sa, sau khi đưa toán tháp tùng lên đảo, nhổ neo vận
chuyển đến thả trôi ở hướng Đông đảo Cam Tuyền.
• Không hề có chuyện HQ 16
báo cáo
rằng có một số tàu đánh cá chạy về hướng Bắc và nhiều ngư thuyền võ trang Trung Cộng hiện diện trong nhóm “Nguyệt Thiềm”.
HQ 16 chỉ báo cáo trên đảo Cam Tuyền có
cờ TC và chưa được lịnh thám sát các đảo khác làm thế nào biết được là trên
đảo Duncan và Drummond có lính TC
và các đảo còn lại đều có cờ Trung Cộng. Trung Cộng đã chiếm đóng đảo Duncan” như ĐĐ
Thoại và Đại tá Khuê viết.
•
Đồng thời cũng không có chuyện khi Người nhái của Hải quân Việt Nam đổ bộ để thám sát các đảo Duncan và Drummond thì đụng ngay một toán quân nhân Trung Cộng … (trang 155)
• HQ 4
chở toán Biệt hải ra Hoàng Sa trưa ngày hôm sau 17/1 và HQ
5 chở toán Người nhái (hay Hải kích) ra Hoàng Sa ngày 18/01.
• Và cũng không có chuyện ‘chiến
hạm báo cáo có vài tàu đánh cá, tàu đánh cá TC, đi vòng quanh bảo chiến hạm ra
khỏi vùng, bắt đầu đẩy và đụng vô hông chiến hạm… tàu đánh cá TC chạy vào và
đâm vô chiến hạm. Tôi có nhiều hình ảnh. Họ cũng ra dấu hiệu. Sau đó tôi báo
cáo cho Tướng Trưởng và ông bảo chính tôi nên tường trình lên TT Thiệu. Vì thế
tôi nói với ông vào buổi cơm chiều.’
Sự
kiện tàu đánh cá 407 cố tình đâm ngay trước mũi
HQ 4 xảy ra trong ngày 18/01.
________________________________________________________________________________________
• ĐĐ Thoại viết tiếp: “Trong đêm tình hình yên lặng. Sáng ngày 17/01, tuần dương hạm HQ 16 báo cáo là hai tàu đánh cá Trung Cộng không tuân lịnh của chiến hạm Việt Nam ra khỏi lãnh hải Việt Nam.
Ngoài ra chiến hạm HQ 16 báo cáo sự xuất hiện của hai tàu chở quân của Trung Cộng đến gần đảo và trên bờ có cắm nhiều cờ Trung Cộng. Trung tá Thự cho một toán đổ bộ gồm một trung úy và mười bốn đoàn viên của chiến hạm trang bị M79 và súng cá nhân lên bờ bằng xuồng cao su để nhổ hết cờ Trung Cộng và thay bằng cờ Việt Nam. Khi lên bờ toán này gặp nhiều người Trung Hoa nhưng không rõ là ngư phủ hay binh sĩ tuy nhiên toán đổ bộ được chỉ thị không được bắn trước trừ khi phải tự vệ … Trong lúc đó vì chiến hạm HQ 16 phải di chuyển chiến thuật nên toán đổ bộ sau khi xong công tác phải ở lại trên đảo và sống với lương thực khô mang theo.” (trang 156)
Đúng 8 giờ sáng ngày hôm sau, tổng thống và phái đoàn …đến bộ tư lịnh Vùng 1 Duyên Hải bằng xe …
Tôi nhấn mạnh việc chiến hạm Việt Nam cố gắng mời chiến hạm Trung Cộng rời khỏi lãnh hải một cách ôn hòa nhưng tình hình trong 24 giờ qua cho thấy Trung Cộng có ý định khiêu khích (trang 157).”
• Từ nhật ký hành quân TTHQ/HQ:
Sáng ngày hôm sau 16 tháng 1, HQ 16 thám sát các đảo khác trong nhóm Nguyệt Thiềm và phát hiện người trên đảo Quang Hòa và tàu thuyền di chuyển chung quanh đảo Duy Mộng.
- lúc 11:00H: HQ 16 đưa một toán nhân viên lên thám sát đảo Vĩnh Lạc. Kết quả tìm thấy một quả lựu đạn, một chai rượu Suntory và nơi giấu thực phẩm trống trơn. Toán này trở về tàu lúc 12:25H sau khi cắm 2 lá cờ VNCH trên đảo.
- lúc 11:50H: HQ 16 báo cáo
phát hiện 1 tàu TC di chuyển chung quanh đảo Cam Tuyền, tuy nhiên vì khoảng
cách xa không thể xác định rõ chi tiết.
TT Thiệu đến BTL/V1DH lúc
08:00H, những
gì ĐĐ Thoại viết trước khi TT Thiệu đến chứng tỏ tình hình thật sự nghiêm trọng:
a.- hai tàu đánh cá Trung Cộng không
tuân lịnh của chiến hạm Việt Nam ra khỏi lãnh hải Việt Nam.
b.- HQ 16 báo cáo sự xuất
hiện của hai tàu chở quân của Trung Cộng đến gần đảo và trên bờ có cắm nhiều cờ
Trung Cộng. (ĐĐ Thoại không xác định là
đảo nào?)
c.- Trung tá Thự cho một toán đổ
bộ gồm một trung úy và mười bốn đoàn viên của chiến hạm, trang bị M79 và súng
cá nhân lên bờ bằng xuồng cao su để nhổ hết cờ Trung Cộng và thay bằng cờ Việt
Nam.
d.- Khi lên bờ toán này gặp
nhiều
người
Trung Hoa nhưng
không rõ là ngư
phủ
hay binh sĩ.
e.- toán đổ bộ sau khi
xong công tác phải ở lại trên đảo và sống với lương thực khô mang theo.
_______________________________________________________________________________________________________________________
KIỂM CHỨNG
a.- Trưa ngày 15/1 HQ 16 chỉ báo
cáo có 1 tàu đánh cá và không có ra lịnh cho tàu này ra khỏi lãnh hải Việt Nam.
b.- Qua ngày 16/1, lúc 11:50H HQ 16 chỉ
báo cáo phát hiện 1 tàu TC di chuyển chung quanh đảo Cam Tuyền, tuy nhiên vì
khoảng cách xa không thể xác định rõ chi tiết.
c.- Trên đảo Cam Tuyền: ngày
15/1 HQ 16 phát hiện có cờ TC. Qua ngày 17/1 HQ 4 đưa toán Biệt hải lên đảo chỉ
thấy 1
lá cờ TC cũ rách nát.
d.- Trên đảo Vĩnh Lạc: đọc dẫn chứng trên do chính ĐĐ
Thoại viết thực sự không thể hiểu là ông muốn ám chỉ đảo nào!?
Tuy nhiên TTHQ xác nhận lúc 11:00H HQ 16 đưa một toán nhân viên lên thám sát đảo
Vĩnh Lạc, không báo cáo trên đảo có cờ và đã nhổ
hết
cờ
Trung Cộng.
Họ chỉ cắm hai lá cờ VNCH trên đảo.
e.- Không có báo cáo nào ghi nhận có
‘gặp nhiều người Trung Hoa’ trên đảo
Vĩnh Lạc như ĐĐ Thoại viết trong sách. Và nếu gặp họ, cuộc chạm trán xảy ra như
thế nào??? V1DH chỉ thị ra sao???
f.- Toán đổ bộ HQ 16 trở về tàu lúc
12:25H, không ở lại trên đảo.
Lý
do vì sao ĐĐ
Thoại và Đại tá Khuê cố tình trầm trọng hóa tình hình, điều này cũng rất dễ hiểu, vì phải viết như thế mới chứng minh nội dung thủ bút của TT Thiệu - như những gì
ông viết trong sách ‘Can Trường Trong Chiến Bại’ -
là
hợp lý và đúng sự thật.
________________________________________________________________________________________
• Phỏng vấn do Trung tâm Hải sử Hải quân/HK thực hiện, ĐĐ Thoại trả lời về chuyến đi ngắn hạn của
G.Kosh: “Anh ấy đã đến đó, và sau đó tôi nhớ anh rời Đà Nẵng tối ngày thứ Hai và tôi dự trù anh trở lại Đà Nẵng sáng ngày thứ Tư.”
Căn cứ theo lịch tháng 1, ngày thứ Hai là ngày 14 tháng 1, ngày thứ Tư là ngày 16 tháng 1.
• TTHQ/HQ xác nhận HQ 16 rời Đà Nẵng chiều ngày 14/01 và đến Hoàng Sa sáng ngày 15/01.
• HQ Đại tá Phạm Mạnh Khuê: “HQ 16 đến Hoàng Sa vào sáng ngày 15/1/74 …nhân dịp Tổng thống đến Bộ Tư lệnh Vùng 1 Duyên hải ngày 16 tháng 1 năm 1974.”
• Tòa Đại sứ HK:
- “Ngày 14 tháng 1, chiến hạm Hải quân Việt Nam HQ 16, nguyên là loại Cutter của lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ, rời Đà Nẵng lúc 17:50H … ” (điện văn số 924 ngày 21/01/1974 của Toà Đại sứ gởi BNG/HK)
- “Sau ngày 15-16 thăm Vùng 1 Chiến thuật, trong tuần này TT Thiệu tiếp tục các cuộc thăm viếng trước Tết của ông.” (điện văn số 046612 ngày 22/01/1974 của Toà Đại sứ gởi BNG/HK)ĐĐ THOẠI và THỦ BÚT của TT THIỆU
1.- Do chính ông viết.
a.- “Can Trường Trong Chiến Bại”:
“Thứ nhứt là tìm đủ mọi cách ôn hòa mời các chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lãnh hải VNCH.
Thứ hai, nếu họ không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm này và nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ VNCH.”
b.- “Naval Battle of The Paracels” trong cuốn sách Voices From the Second Republic of South Vietnam_Cornell University_2014 (trang 154):
“Sau khi lắng nghe tôi thuyết trình về tình hình Hoàng Sa, cũng như tin tức tình báo liên quan đến lực lượng hải quân TC trong vùng và hải quân TC nói chung, Tổng thống đã cho tôi chỉ thị chi tiết bằng mọi cách, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực, hải quân Việt Nam phải yêu cầu các tàu TC rời khỏi lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam.
2.- Phỏng vấn ông.
ĐĐ Thoại trả lời qua các lần phỏng vấn dưới đây:
a.- BBC tiếng Việt
• Ngày 15/12/2007: "Lúc đầu chúng tôi làm đúng chỉ thị của tổng thống là mời họ ra khỏi lãnh hải một cách ôn hòa, thế nhưng họ nhất định không chịu ra.”
• Ngày 20/1/2014: “Trước hết là phải dùng các biện pháp ôn hòa như đèn hiệu, cờ hiệu, loa để mời họ ra khỏi lãnh hải và lãnh thổ VNCH.
Tuy nhiên nếu tất cả các biện pháp ôn hòa không thành công thì ông cho phép tôi dùng vũ lực để chứng minh chủ quyền của VNCH trên những đảo đó nên các chiến hạm đã làm tất cả các biện pháp đó rồi nhưng không được nên phải nổ súng.”
b.- Tuyết Mai năm 2008: “Chỉ thị của Tổng thống là mời các ngư thuyền cũng như chiến hạm lạ ra khỏi lãnh hải của chúng ta. Lúc đó tôi cũng chưa chắc những chiến hạm hiện diện đó là của Trung Cộng.”
c.- Báo chí: do Tuyết Mai thực hiện năm 2014: “Chiến hạm của HQ/VNCH phải mời Trung Cộng cũng như các ngư thuyền, các chiến hạm lạ ra khỏi vùng lãnh hải của mình một cách ôn hòa, làm thế nào để thể hiện chủ quyền quốc gia trên các hải đảo. Nếu họ không tuân lệnh thì bắt buộc mình phải nổ súng.”
(https://vietbao.com/a216445/tuyet-mai-pho-de-doc-ho-van-ky-thoai-noi-ve-tran-hai-chien-hoang-sa ngày 27 háng 1 năm 2014)
d.- Phỏng vấn do Trung tâm Hải sử Hải quân/HK thực hiện tháng 9 năm 1975:
[“Như
thế,
chúng tôi đã thảo
luận
trong một
thời
gian và sau đó
ông
nói
tôi
chỉ cần đổ
bộ quân lên đảo
và bảo Trung Cộng ra khỏi.
Và tôi đã
nói
tôi
sẽ làm điều đó, nhưng tôi sợ là có chuyện gì đó có thể xảy ra.
Và ông nói, "anh chỉ
cần tuân thủ luật pháp quốc tế trên không, trên biển và trên đảo.
Ngoài
biển anh chỉ cần có vài hành động
phù hợp với luật pháp quốc tế. Làm những gì anh đã được huấn luyện tại Trường Sĩ quan Hải quân. Anh phải thi hành". Và ông viết lệnh
này trên giấy.
Tôi đã làm mất
nó. Ông viết
thủ
bút trên ba trang giấy
lịnh
của
ông và đưa
cho tôi đọc. Và ông hỏi “Anh có hiểu hết không?” Tôi nói: “Thưa Tổng thống, tôi hiểu.”]
Chỉ trong vòng 4 tháng _DÙ BẢN CHÁNH CỦA THỦ BÚT TỔNG THỐNG THIỆU CÓ MẤT ĐI _ nhưng chắc hẵn ĐĐ Thoại vẫn còn nhớ rất rõ nội dung thủ bút, vì thế những gì ông trả lời trong cuộc phỏng vấn tháng 9/1975 có thể xem là xác thực nhất về thủ bút của TT Thiệu. |
Thực
sự ĐĐ Thoại
đã báo cáo những gì với TT Thiệu vào sáng ngày 16-01, điều này vẫn
chưa được kiểm chứng và mặc dù ông viết rất nhiều sự việc xảy ra trước khi TT
Thiệu đến BTL/V1DH nhưng nếu ông ‘chưa chắc những chiến hạm hiện diện đó là của Trung Cộng’ và nếu
ông chỉ
trình bày với TT Thiệu đúng với những gì ông viết trong sách: “…Tôi
nhấn mạnh việc chiến hạm Việt Nam cố gắng mời chiến hạm Trung Cộng rời khỏi lãnh hải một cách ôn hòa nhưng tình hình trong 24 giờ qua cho thấy TC có ý định khiêu khích.” (trang 157&158).
Như vậy
tình hình cũng
không đến mức
trầm trọng
cho lắm. Và nội dung thủ bút của TT Thiệu đã được ĐĐ Thoại tiết lộ trong cuộc phỏng vấn do Trung tâm
Hải sử HK rất phù hợp với tình trạng lúc bấy giờ.
Điểm cần nhấn mạnh nơi đây là chính ĐĐ Thoại đã
xác nhận: “Bản chánh của
thủ bút tổng
thống Thiệu
tôi giữ mãi cho đến
đầu tháng 5, 1975, khi tôi bị mất
cắp chiếc
cặp khi đến
Fort Chaffee ở
Arkansas, Hoa Kỳ”. (trang 158_Can Trường Trong Chiến Bại)
3.-Trung
tâm Hải
sử
Hải
quân/HK phỏng
vấn
HQ Đại
tá Nguyễn
Xuân Sơn
Tư
lệnh
Hạm
đội
Ông là vị Sĩ quan cao cấp nhất trong
hải quân ngoài ĐĐ Thoại tiết lộ về thủ bút TT Thiệu trong lần phỏng vấn do Tiến
sĩ Oscar Fitzgerald thực hiện: ***
“Trong phòng thuyết trình Bộ Tư lịnh Hải
quân Vùng 1 họ thảo luận
tình tình và Tổng
thống
ra lịnh
TL/V1DH ra ngoài đó và
đuổi người
Trung Quốc
ra khỏi nơi đó.
Tổng
thống
ngồi
xuống
và viết
ra một lịnh dài và chỉ thị
trao cho Thủ tướng và Tổng
Tham mưu trưởng mỗi vị một bản sao. Đó là thủ bút của
chính ông.”
Cú điện thoại lịch sử dẫn đến trận hải chiến đã được xác nhận bởi:
1.- Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ-Thoại Tư lệnh Vùng 1 Duyên hải: Tài liệu từ cuộc phỏng vấn do Hải quân Hoa Kỳ thực hiện với ĐĐ Thoại đã xác nhận là khi nhận cú điện thoại của TT Thiệu, ĐĐ Thoại báo cáo sự thật và cũng không ngần ngại trình bày nhận xét rất chính xác: “Vào lúc này Tổng thống ở Đà Lạt. Và tôi đã báo cáo với ông về tình trạng đảo Quang Hòa; tôi không nghĩ là điều này có thể thực hiện được, vì sẽ gặp sự chống cự mạnh mẽ”
Nhật ký TTHQ/HQ ghi nhận Trung Cộng nổ súng vào toán Hải kích lúc 08:30H làm 1 người tử thương và 1 người bị thương. Toán Hải kích không phản pháo. Lúc TC khai hỏa, toán Hải kích đang ở ngoài bãi biển và lính TC ở trong hầm trú ẩn. Phải chờ đến 22 phút, sau cú điện thoại của TT Thiệu, lúc 08:52H TL/V1DH mới ra lịnh cho toán Hải kích phản pháo và các chiến hạm khai hỏa yểm trợ tối đa toán Hải kích.
Do vậy có thể kết luận là cuộc điện đàm xảy ra trong khoảng từ 08:30H đến 08:50H sáng ngày 19/01.
2.- HQ Đại tá Nguyễn Xuân Sơn.
Ngoài việc tiết lộ về thủ bút, Đại tá Sơn còn tiết lộ về cú điện thoại TT Thiệu gọi ĐĐ Thoại khi ông ở Đà Lạt:
“… sau đó ông bay về Đà Lạt tiếp tục chuyến thăm viếng. Đêm đó từ Đà Lạt ông gọi ra Đà Nẵng nói chuyện với TL/V1DH lần nữa và ông đã cho ĐĐ Thoại thêm vài chỉ thị cần đối phó ở Hoàng Sa.”
Tiết lộ trên của Đại tá Sơn mặc dù không chính xác về thời gian nhưng đã xác nhận CUỘC ĐIỆN ĐÀM LỊCH SỬ GIỮA TT THIỆU VÀ ĐĐ THOẠI.
3.- HQ Đại úy Lê Văn Thự Trung tâm trưởng Trung tâm Hành quân/Vùng I Duyên hải 1973-1975.****
Trong bài: ‘Trận hải chiến HS và nước mắt của vị Tư lệnh HQ’ ông viết:
“Nhưng khi lực lượng ta tiến vào đảo đã bị chúng nổ súng trước (chúng có công sự chiến đấu) và bên ta có 2 người tử thương.
Toán đổ bộ nhận được lịnh rút lui trở về chiến hạm.
Cũng
trong lúc này, từ Đà Lạt Tổng thống Thiệu gọi điện thoại về TTHQ/HQ/VIDH hỏi:
- “Tình hình Hoàng Sa như thế nào rồi ?”
TL/HQ/VIDH Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ-Thoại trả lời trực tiếp với Tổng thống Thiệu:
- “Ta đổ bộ lên đảo có quân TC đã bị chúng bắn trả gây cho ta 2 tử thương.”
Liền theo đó Tổng thống Thiệu hỏi:
- “Như
vậy
Hải
quân đã làm gì chưa?”
Thủ bút của TT Thiệu dựa trên cuộc phỏng vấn của Hải quân Hoa Kỳ có hai phần rõ rệt:
1.- Đối phó với tàu Trung Cộng xâm nhập lãnh hải:
“Ngoài biển anh chỉ cần có vài hành động phù hợp với luật pháp quốc tế.”
2.- Đối phó với lính Trung Cộng chiếm cứ đảo:
“ông nói tôi chỉ cần đổ bộ quân lên đảo và bảo Trung Cộng ra khỏi.”
NHẬN XÉT
1.- Đối phó với tàu TC
Lịnh này quá tổng quát, ‘hành động phù hợp với luật pháp quốc tế’ đã được ĐĐ Thoại hiểu là chỉ cần dùng biện pháp ôn hòa đuổi chúng ra khỏi hải phận, rất trùng hợp với câu trả lời trong cuộc phỏng vấn ĐĐ Thoại năm 2007:
"Lúc đầu chúng tôi làm đúng chỉ thị của tổng thống là mời họ ra khỏi lãnh hải một cách ôn hòa, thế nhưng họ nhất định không chịu ra.”
Và tiếp theo trong lần phỏng vấn năm 2008:
“Chỉ thị của Tổng thống là mời các ngư thuyền cũng như chiến hạm lạ ra khỏi lãnh hải của chúng ta. Lúc đó tôi cũng chưa chắc những chiến hạm hiện diện đó là của Trung Cộng.”
Ngoài ra TL/HQ cho biết TL/V1DH đã điện trình lên ông là:
“Tổng thống ra lệnh cho Đô đốc Thoại phải giữ vững Hoàng Sa và đuổi tàu Trung Cộng ra khỏi hải phận.”
Qua hai lần phỏng vấn trên và xác nhận của TL/HQ, không có một chữ nào nói đến việc TT Thiệu cho phép ĐĐ Thoại được nổ súng trước mũi các chiến hạm hay toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ VNCH.
Từ đó, có thể kết luận là qua hai lần phỏng vấn năm 2007, 2008 và câu trả lời của ĐĐ Thoại trong lần phỏng vấn với HQHK vào tháng 9/1975 gần với sự thật hơn so với năm 2014.
Thủ bút của TT Thiệu đã được ĐĐ Thoại tuân hành khi ông không ra lịnh bắt giữ và không cho phép chiến hạm dùng vũ lực để cảnh cáo tàu đánh cá TC mặc dù chúng luôn ngoan cố đã thể hiện một cách rõ ràng bắt đầu từ chiều ngày 15/01khi HQ 16 tình cờ phát hiện tàu TC cho đến ngày 18/1 lúc 11:00H khi tàu 407 của TC vận chuyển vào khu vực cạn để dựa vào dòng nước đưa vô gần đảo Cam Tuyền, HQ 16 không thể đuổi theo. Do đó HQ 16 đã yêu cầu thẩm quyền cao cấp ở BTL/HQ được phép tác xạ trước mũi để ngăn chận 407 tiến vào đảo nhưng không được chấp thuận và tiếp theo lúc 13:00H, một lần nữa HQ 16 yêu cầu được phép tác xạ lên đảo, nhưng vẫn không được chấp thuận. **
Đại tá Khuê không ghi nhận sự kiện này trong tài liệu THĐ 47 năm 2004, nhưng trong tài liệu THNK/HQ/ THĐ 47 năm 2019 ông tiết lộ sự kiện lúc 13:00H.
Phải chăng Đại tá Khuê đã cố tình
tránh né để không
ai thắc mắc là tại sao đề nghị rất là hợp lý của Hạm trưởng HQ 16 lại không
được chấp thuận.
Và tại sao Đại tá Khuê chỉ lộ ra sau khi cuốn
sách ‘SỰ THẬT HẢI CHIẾN HOÀNG SA’ đã được phổ biến năm 2015. Điều này đã xác nhận
sự chính xác và trung thực của nhật ký hành quân TTHQ/HQ.
Đề
đốc Trần Văn Chơn TL/HQ trả lời cuộc phỏng vấn:
“Khi ông Thoại báo cáo cho tôi về vấn đề
Hoàng Sa, ông không báo cáo là có tàu binh của Trung Quốc mà chỉ nói là có hai
chiếc tàu đánh cá có gắn súng đại liên thôi.” thì ông đã trả lời một cách
ngắn gọn:
“Tôi liền ra lịnh cho Đô đốc Thoại đuổi 2 tàu
đánh cá Trung Quốc ra khỏi hải phận của ta, nếu nó không nghe thì lôi nó giải giao
về Đà Nẵng.” (UBNC/HCHS_phỏng vấn ĐĐ Chơn_trang 324)
Chỉ thị của TT Thiệu và của ĐĐ Chơn không khác
nhau lắm. Đây chỉ là phản ứng thông thường mà các vị Tư lệnh vùng Duyên hải vẫn
thường xuyên ra lịnh cho các đơn vị trực thuộc thi hành mỗi khi phát hiện tàu
thuyền ngoại quốc xâm phạm lãnh hải. (trong
rất nhiều trường hợp, điển hình tại vùng biển Phú Quốc thuộc Vùng 4 Duyên hải,
chiến hạm hải quân đã sử dụng vũ khí để bắt giữ tàu đánh cá Thái Lan vi phạm hải
phận).
Dĩ nhiên, TT Thiệu với kinh nghiệm lãnh đạo hơn 8 năm và là vị tướng lãnh thâm
niên, qua những gì ĐĐ Thoại báo cáo như ông đã viết trong sách, thì tình thế thực
sự có mòi nghiêm trọng, người mà TT Thiệu
ra lịnh trực tiếp phải là Trung tướng Ngô Quang Trưởng TL/QĐ I với chỉ thị lập
tức phối hợp các quân binh chủng liên hệ chuẩn bị ngay phương thức đối phó.
Nhưng vì ĐĐ Thoại báo cáo lên ông các diễn tiến trung thực nên đối với TT
Thiệu đây chỉ là trường hợp đơn giản, chỉ cần thẩm quyền V1DH giải quyết, do vậy ông đã trực tiếp chỉ thị ĐĐ Thoại thi
hành.
Và cũng chính vì thế nên TT Thiệu thấy không cần
thiết phải có Bộ TTM can dự như Trung tướng Đồng Văn Khuyên Tổng Cục trưởng Tổng
Cục Tiếp vận QL/VNCH xác nhận:
“Trong các chuyến thanh tra, ông thường ra lịnh trực tiếp cho các Tư lệnh Vùng; có những lần khác, ông tự tay viết cho họ. Do đó, một vài hành động quan
trọng đã được thực thi
mà không thông báo cho Bộ TTM hoặc không do Bộ TTM chỉ huy. Cuộc đụng độ đáng tiếc với chiến hạm Trung
Cộng xảy ra đầu năm 1974 là trường hợp điển hình.
Ông đưa ra
quyết định đối phó với Trung Cộng sau
khi nghe TL/VIDH thuyết trình
mà không thông báo Bộ TTM.” [1]
Về phần BTL/HQ, sau khi nhận công điện báo cáo phát hiện tàu TC đã không có chỉ
thị khẩn cấp và đã không điều động cấp thời chiến hạm nào ra V1DH để trợ lực với
HQ 16, điều này phải được hiểu đây chỉ
là trường hợp vi phạm lãnh hải rất thường xảy ra và sự hiện diện của HQ 16 cũng
quá đủ để đối đầu với một tàu đánh cá của TC.
Nếu phải tuân hành lịnh của TT Thiệu như dẫn chứng ở trên và qua các lần phỏng vấn thì tại sao từ lúc phát hiện tàu đánh
cá TC cho đến ngày hải chiến, các chiến hạm ta chưa bao giờ nhận được lịnh áp dụng biện pháp cứng rắn đối với chúng, mặc dù đã
tìm
đủ mọi cách ôn hòa yêu cầu chúng ra khỏi lãnh hải VNCH nhưng chúng vẫn ngoan cố.
2.- Đối
phó với
lính TC trên đảo
ĐĐ Thoại trả lời trong cuộc phỏng vấn:
“ông nói tôi chỉ cần đổ bộ quân lên đảo và bảo Trung Cộng ra khỏi.”
Không hiểu sao TT Thiệu lại quá lạc
quan, ông nhìn vấn đề thật đơn giản, ta chỉ cần đưa quân lên đảo và bảo TC ra
khỏi đảo.
Chính
vì thế ‘lúc 15:50H ngày 18/01 TL/HQ ra lịnh cho ĐĐ Thoại tái chiếm đảo
Quang Hòa và Duy Mộng bằng mọi giá cũng vẫn nhấn mạnh: “… nhưng nên sử dụng biện pháp ôn hòa trước!’
Dĩ nhiên Đại tá Ngạc phải thi hành đúng theo lệnh hành quân cấp trên đã chuyển qua cho ông ‘lệnh này ghi rõ quan niệm hành quân như sau: tái chiếm một cách hòa bình đảo Quang Hòa.’
Điều này cho thấy là chính BTL/HQ cũng đã hiểu rõ được nội dung thủ bút của TT Thiệu như thế nào qua lời trình bày của ĐĐ Thoại.
Điểm cần nhấn mạnh nơi đây là trong tất cả các tài liệu do ông viết và qua các lần phỏng vấn bằng tiếng Việt, ĐĐ Thoại chưa bao giờ đề cập đến biện pháp đối phó với lực lượng Trung Cộng trên đảo.
Duy nhất trong lần trả lời BBC năm 2014 ông nói đến việc TT Thiệu cho phép dùng vũ lực khi đổ bộ lên đảo:
“ông cho phép tôi dùng vũ lực để chứng minh chủ quyền của VNCH trên những đảo đó nên các chiến hạm đã làm tất cả các biện pháp đó rồi nhưng không được nên phải nổ súng.”
Tuy nhiên, thực tế khi lính TC nổ súng vô toán Hải kích, ông vẫn ngần ngại dùng vũ lực, và chỉ ra lịnh khai hỏa lên đảo sau khi chấm dứt cuộc điện đàm với Tổng thống Thiệu.
KẾT LUẬN
Qua dẫn chứng do chính ĐĐ Thoại viết và trả lời cho thấy các sự kiện xảy ra trong ngày 15 và sáng ngày 16/1 đã được Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ-Thoại diễn tả theo ý hướng làm cho tình hình có vẽ trầm trọng hơn để rồi từ đó ĐIỂM CHÍNH YẾU MÀ ÔNG MUỐN NÊU RA CHÍNH LÀ THỦ BÚT CỦA TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU CHO PHÉP ÔNG DÙNG VŨ LỰC.
Và lý do vì sao ông không nói và viết một cách trung thực như những gì ông đã trả lời trong cuộc phỏng vấn tháng 9/1975 có lẽ chỉ vì muốn chứng tỏ:
••• quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của Tổng thống Thiệu ngay từ lúc đầu.
••• ông là người duy nhất ra lịnh khai hỏa mở đầu cho trận hải chiến đầu tiên trong lịch sử cận đại giữa Việt Nam và Trung Hoa trong sáng ngày 19/01.
••• sự việc sẽ đơn giản hơn vì sẽ không có cú điện thoại từ Đà Nẵng gọi vô dinh Độc Lập, sẽ không có cú điện thoại từ Đà Lạt gọi ra Đà Nẵng, sẽ không có sự can dự của ĐĐ Thủy.
••• và sau cùng có lẽ ông cũng nghĩ là sẽ không ai truy lục được tài liệu này!
Trong khi tình hình trước khi TT Thiệu đến thăm BTL/V1DH sáng ngày 16/1 được ghi chép trong nhật ký hành quân Trung tâm Hành quân/BTL/HQ ở Sài Gòn, câu trả lời của ĐĐ Thoại và Đại tá Sơn từ cuộc phỏng vấn của Hải quân Hoa Kỳ, thêm vào đó bài viết của Đại úy Thự đã:
XÁC NHẬN LÀ LỊNH KHAI HỎA CỦA TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU CHỈ ĐƯỢC PHÓ ĐỀ ĐỐC HỒ VĂN KỲ-THOẠI THI HÀNH SAU KHI CHẤM DỨT CUỘC ĐIỆN ĐÀM GIỮA ÔNG VÀ TT THIỆU VÀO SÁNG NGÀY 19 THÁNG 1 NĂM 1974.
**********************
CHÚ THÍCH:
Trong THNK/HQ/THĐ47 phổ biến tháng 1/2019 có hai sự kiện ghi nhận khác với THĐ47_2004:
* trích dẫn từ PHÚC TRÌNH của HQ 16 cho là “tàu đánh cá võ trang”.
** ghi nhận hồi 13:00H HQ 16 xin bắn vào bìa đảo để ngăn tàu này không cho đổ bộ.
*** HQHK phỏng vấn HQ Đại tá Nguyễn Xuân Sơn, Tư lệnh Hạm đội tháng 7/1975.
Tháng 3/1975, Đại tá Sơn được chỉ định ra Đà Nẵng để trợ giúp TL/V1DH ngay sau khi Trung tướng Ngô Quang Trưởng ra lịnh triệt thoái khỏi Huế. Tuy cùng khóa 4/SQHQ/NT, nhưng TL/V1DH có cấp bậc cao hơn (Phó Đề đốc) nên là cấp chỉ huy của ông.
ĐĐ Thoại chỉ huy tổng quát, Đại tá Sơn phụ trách điều động chiến hạm hành quân ngoài biển.
Trong thời gian này có lẽ hai vị đã nói chuyện liên quan đến hải chiến Hoàng Sa.
**** bài ‘Trận hải chiến Hoàng Sa và nước mắt của vị Tư Lệnh HQ’ được Đại úy Thự phổ biến hạn chế trong số bạn hữu tại tiểu bang Oklahoma vào năm 1997.
Ông viết lại và tái đăng trong www.hqvnch.net từ tháng 12/2008, ngoài ra ông cho phép tác giả đăng bài viết này trong quyển ‘Sự Thật Hải Chiến Hoàng Sa 19/01/1974’ xuất bản năm 2015.
[1] The RVNAF by Lt. Gen Đồng Văn Khuyên _ U.S. ARMY CENTER OF MILITARY HISTORY _ tháng 12 năm 1978 trang 388.
No comments:
Post a Comment