XÁC ĐỊNH HƯỚNG DI CHUYỂN CỦA HQ 4 và HQ 5 ĐẾN ĐẢO QUANG HÒA
Hầu hết các phóng đồ về hải chiến Hoàng Sa đều ghi nhận sáng ngày 19/01/1974 HQ 4 và HQ 5 di chuyển bọc ra phia Tây nhóm Nguyệt Thiềm để đến khu vực đến đảo Quang Hòa (trích từ hai phóng đồ viện dẫn) thay vì đi thẳng từ bên trong khoảng giữa đảo Hoàng Sa và Cam Tuyền như HQ 10 và HQ 16.
Và lời giải thích như sau:
1.- Đại tá Ngạc: duy nhất chỉ có Đại tá Ngạc giải thích lý do vì sao ‘Phân đoàn I phải đi bọc ra phía Tây quần đảo thay vì đi thẳng từ đảo Hoàng Sa xuống đảo Quang Hòa’:
- để tránh việc các chiến hạm Trung Cộng có thể lại vận chuyển ngăn chặn đường tiến của chiến hạm như họ đã làm vào buổi chiều.
- hải hành về đêm trong vùng có bãi cạn và đá ngầm có thể gây trở ngại cho các chiến hạm, nhất là Khu trục hạm còn có bồn SONAR (máy dò tiềm thủy đĩnh)”
NHẬN XÉT
Hai lý luận trên của Đại tá Ngạc không đứng vững vì:
- Nếu sợ TC ngăn chặn, sao không sợ TC ngăn chặn HQ 10 và HQ 16?
Vã lại ở đảo Quang Hòa địch đã có 4 chiến hạm đang chờ sẵn,
không lẽ họ không biết sử dụng radar để phát hiện sự di chuyển của lực lượng
ta?
- Nếu Đại tá Khuê xác nhận“Các chiến hạm Trung Cộng vận chuyển bao quanh đảo
Duncan …. Các chiến hạm ta cũng vận chuyển bám sát theo.” (THĐ 47trang 302-TTHS).
Như thế
bắt buộc các
chiến hạm ta phải nằm
trong lòng
chảo.
- nếu sợ bãi cạn và đá ngầm gây nguy hiểm cho các chiến hạm, tại sao chỉ có HQ
5 và HQ 4 đi vòng ngoài lòng chảo còn HQ 10 và 16 từ trong lòng chảo lại đi
thẳng xuống khu vực Tây Bắc Quang Hòa?
- HQ 4 đến Hoàng Sa trưa ngày 17/01 hoạt động liên tục cho đến hết ngày 18/01
do vậy đã quen thuộc với đáy biển và độ sâu trong khu vực lòng chảo, ngoài ra
HQ 4 còn có radar và HT HQ 4 đã từng công tác Hoàng Sa làm thế nào có thể vướng
cạn để ảnh hưởng đến sonar!
Căn cứ theo hải đồ ở trên, vị trí các chiến hạm lúc 03:30H chỉ cách Quang Hòa
khoảng 5 hải lý, trong khu vực này không ghi nhận có đá ngầm và các chiến hạm
VNCH đã quen thuộc (trừ HQ 10).
- HQ 10 chỉ có 1 máy khiển dụng, nếu như TC bất thần tấn công HQ 10 và HQ 16 hoặc
nếu như
HQ 10 vướng phải đá ngầm, Đại tá Ngạc sẽ phản ứng ra sao?
Có lẽ không
một cấp chỉ huy nào
thiếu trách nhiệm và
sáng suốt đến nổi không nghĩ ra điều này.
“lúc 07:00H khi HQ 4 đổ bộ Biệt hải và HQ 5 đổ bộ Hải kích lên đảo Duncan. Cũng trong thời gian này, tàu Trung Cộng 402 và 407, đổ bộ tăng cường khoảng 2 Đại đội lên bờ phía Đông Bắc đảo Duncan”.
Như thế sự kiện xảy
ra chỉ là sự
trùng hợp ngoài ý muốn
như Đại
tá Khuê viết trong THĐ
47.
Và nếu như nhật ký TTHQ/HQ và bài phỏng vấn ĐĐ Thoại của Hải quân HK không hiện hữu thì lịch sử hải chiến Hoàng Sa sẽ không bao giờ được giải bày cặn kẽ!
2.- Các tài liệu khác.
• THNK/HQ/THĐ 47: dựa trên Phúc trình của HQ 5 chỉ ghi nhận lúc 03:50H di chuyển đến đảo Quang Hòa.
• THĐ 47: hồi 03:45H, Phân đoàn 2 gồm HQ 4 và HQ 5 vận chuyển vòng ra ngoài ngoài đảo Robert và Money để tiến về phía Tây Nam đảo Duncan.
• Hạm trưởng HQ 5: “từ 21:00H ngày 18-01-1974 đến 03:50H ngày 19-01-1974 chiến hạm di chuyển và thả trôi giữa Hoàng Sa và Cam Tuyền. Lúc 3:50H, HQ 4 và HQ 5-HQ 16 & HQ 10 chia làm hai cánh di chuyển đến đảo Quang Hòa.” (Phúc trình HQ 5)
• Hạm trưởng HQ 4: “trong đêm 18 rạng ngày 19-1, các chiến hạm HQ/VNCH thả trôi và tuần tiễu trong vùng biển phía Tây Hoàng Sa”… Sáng sớm ngày 19-1, vào lúc 3 giờ 50 sáng … Phân đội I gồm HQ 5 và HQ 4 di chuyển từ vùng biển bên ngoài vòng sâu về phía Nam đảo Vĩnh Lạc … (Vũ Hữu San-Tài Liệu Hải Chiến Hoàng Sa 2004- trang 47)
• HQ Trung úy Bùi Ngọc Nở không đề cập đến việc HQ 5 và HQ 4 đi vòng ra ngoài:
“0400H ngày 19/01/1974 (nhằm 27 tết) đúng giờ xuất phát, phân đoàn 1 gồm HQ 4 và HQ 5 rời Hoàng Sa hướng về Tây Nam đảo Quang Hòa, phân đoàn 2 gồm HQ 16 và HQ 10 hướng về Ðông Bắc đảo Quang Hòa. Ðúng 0600H HQ 4 và HQ 5 đã có mặt ở Tây Nam đảo Quang Hòa”. (bài viết ‘Soái Hạm HQ 5 và Hải Chiến Hoàng Sa’)
NHẬN XÉT
1.- Có sự trùng hợp giữa THĐ 47, THNK/HQ/THĐ 47, HQ 4 và HQ 5 về thời gian Phân đoàn I bắt đầu di chuyển đến đảo Quang Hòa là 03:50H.
2.- Có sự trùng hợp giữa THĐ 47, HQ 4, HQ 5 về sự ghi nhận HQ 4 và HQ 5 di chuyển bên ngoài lòng chảo vòng qua đảo Vĩnh Lạc để tiến về đảo Quang Hòa, trùng hợp với Đại tá Ngạc khi ông viết:
“Phân đoàn I phải đi bọc ra phía Tây quần đảo thay vì đi thẳng từ đảo Hoàng Sa xuống đảo Quang Hòa”. (Vị trí HQ 5 báo cáo lúc 05:00H và 06:00H xác định HQ 5 đi vòng bên ngoài đảo Vĩnh Lạc.)
3.- THNK/HQ/THĐ 47 chỉ ghi nhận lúc 03:50H HQ 5 di chuyển đến đảo Quang Hòa.
4.- Hạm trưởng HQ 4 không chính xác khi cho là ‘các chiến hạm HQ/VNCH thả trôi và tuần tiễu trong vùng biển phía Tây Hoàng Sa’ trong khi THNK/HQ/THĐ 47 ghi nhận :
- HQ 4 báo cáo vị trí lúc 03:40H là 16° 30’B -111° 38’ Đ.
- HQ 10 báo cáo vị trí lúc 03:40H 16°30’B-111°38’ Đ.
- HQ 16 báo cáo vị trí lúc 03:30H 16°28’B-111°38’ Đ. (THNK/HQ/THĐ 47)
Nếu chấm tọa độ trên hải đồ, 3 chiếc HQ 4, HQ 10, HQ 16 đều nằm trong lòng chảo nhóm Nguyệt Thiềm trước khi bắt đầu di chuyển đến đảo Quang Hòa.
5.- HQ 16 báo cáo lúc 05:20H HQ 5 ở vị trí 116° Robert 9000 yds (THNK/HQ/THĐ 47).
Vị trí này nếu chấm trên hải đồ, HQ 5 sẽ nằm trong lòng chảo nhóm Nguyệt Thiềm, theo trục Tây Nam từ Cam Tuyền đến Quang Hòa và chỉ cách đảo Quang Hòa không đầy 3 hải lý. (xem hải đồ đính kèm), trái ngược với báo cáo trong phúc trình của Hạm trưởng HQ 5 vị trí lúc 05:00H 328° đảo Vĩnh Lạc 5800 Yds nằm ngoài đảo Vĩnh Lạc.
Lúc 03:45H: các chiến hạm bắt đầu di chuyển đến đảo Quang
Hòa.
Dựa trên sơ đồ tham khảo ở trên, nếu HQ 4, HQ 5
di chuyển vòng ra ngoài Cam Tuyền, Vĩnh Lạc thì Đại tá Ngạc không thể nào quan sát được Trung Cộng đã đổ bộ khoảng 400 quân lên đảo Quang Hòa lúc 05:15H để có thể lượng định tình hình bất lợi về phe ta và yêu cầu không yểm.
Trong khi TTHQ/HQ xác nhận
lúc
05:15H, Đại tá
Ngạc yêu
cầu không
yểm sau khi phát
hiện TC đổ quân
lên
đảo Quang Hòa.
Ngoài các ghi nhận trên, không có báo cáo nào về việc ‘các tàu TC nhiều lần vận chuyển chặn đầu khiêu
khích các chiến hạm ta, cố tình hành động gây hấn.’
Các dẫn chứng trên giải thích vì sao Đại tá Khuê để lộ sơ hở khi viết là ‘Các
chiến
hạm Trung Cộng vận chuyển bao quanh đảo Duncan như có ý định bảo vệ đảo
này. Các
chiến hạm ta cũng vận chuyển bám sát theo.’
Hiển nhiên là các chiến hạm ta cũng bắt buộc phải ở trong khu vực lòng
chảo vì các chiến hạm ta đang bám sát các tàu TC và chính vì thế đã quan sát
‘Trung
Cộng đã đổ bộ tăng viện và cố thủ kỹ càng trên các đảo Duncan và Drummond.’ (THĐ
47) và ngay chính ĐĐ Thoại cũng xác nhận
là ‘cuộc hành quân đó đã thất bại vì các lực lượng Trung Cộng đã có mặt trên đảo và đông hơn chúng ta’
Do vậy, điểm khởi đầu trục di chuyển của Phân đoàn I và
Phân đoàn II lúc 03:50H tiến về đảo Quang Hòa phải bắt đầu ở vị trí nằm trong lòng chảo và cách đảo Cam Tuyền khoảng 3,5 hải lý về hướng Đông.
Và phóng đồ chính xác 'Hải chiến Hoàng Sa" sẽ như sau:
No comments:
Post a Comment