Friday, December 8, 2023

ĐIỂM SON HẢI CHIẾN HOÀNG SA, HQ Trung tá Lê Văn Thự,HQ 16,HQ Trung tá Vũ Hữu San, HQ 4,HQ Trung tá Phạm Trọng Quỳnh, HQ 5, HQ Thiếu tá Ngụy Văn Thà,HQ 10, HQ Đại úy Nguyễn Thành Trí

 

                                     ĐIM SON HI CHIN HOÀNG SA

Trích trong "Sự Thật Hải Chiến Hoàng Sa 19/01/1974" lần tái bản năm 2022.

                                                                                                                                   Thm Sơn Hà

Có mặt ở Hoàng Sa từ ngày 15/01 các chiến sĩ Hải quân đã làm tròn trách nhiệm của mình với tinh thần chiến đấu cao độ, quả cảm, can trường không màng hy sinh mạng sống, quyết không đào thoát ở lại tàu tử chiến với địch quân.
Họ đối đầu với các tai họa một cách chuyên nghiệp, chứng tỏ khả năng chuyên môn và trình độ hiểu biết cao về nghề nghiệp của mình.

Trên chiến hạm, chỗ dành riêng cho vị Hạm trưởng (HT) là đài chỉ huy. Với những vách thép bao quanh cũng không thể nào che chỡ được súng đạn nhất là những quả đạn công phá từ các khẩu đại bác.
Trong chiến trận, Hạm trưởng không màng sống chết ngạo nghễ hiện diện thường xuyên trên đài chỉ huy, trực tiếp quan sát, liên lạc và điều động nhân viên.
Không những thế, HT còn có trách nhiệm bảo vệ con tàu, nhất là Hạm trưởng hai chiếc HQ 10 và HQ 16 vừa chống trả địch, vừa phải chú tâm theo dõi vị trí để tránh vướng san hô, vì khi tàu lên cạn sẽ trở thành  mục tiêu lý tưởng cho các khẩu súng của địch.
Đài chỉ huy ở vị trí cao, thường nằm cách mũi khoảng 1/3 chiều dài chiến hạm, và là mục tiêu chính yếu của các khẩu đại bác địch khi xảy ra hải chiến, vì một khi đài chỉ huy bị phá hủy hệ thống chỉ huy đầu não của con tàu sẽ bị tê liệt.

Với lòng yêu nước cao độ, với quyết tâm xua đuổi giặc thù ra khỏi lãnh thổ các vị Hạm trưởng không dằn được sự phẫn nộ, nhất định không nhường nhịn đâm trả đủa vô tàu địch khi bị chúng khiêu khích.

Đôi lúc quá bực tức, không thể vận chuyển lại gần để ngăn tàu địch tiến vào đảo, HT đã yêu cầu đươc khai hỏa để ngăn chặn chúng. 

Nhân viên trên tất cả các chiến hạm chiến đấu trong tình trạng căng thẳng, phi cơ địch bay đe dọa trên đầu, căn cứ địch chỉ cách khoảng 40 hải lý.
Trận chiến khởi đầu với các tin bất lợi như trở ngại tác xạ, trúng đạn ngay đài chỉ huy, Hạm trưởng hy sinh, đạn trúng vô hầm máy nước tràn vào, radar, máy truyền tin, máy điện bất khiển dụng.

Bao nhiêu hy vọng Không quân sẽ bay ra yểm trợ nhưng không được đáp ứng, hệ thống truyền tin bị tê liệt khiến các chiến hạm không liên lạc được với nhau gây nên tình trạng hoang mang mỗi chiến hạm phải tự lo liệu cho chính mình …Hệ thống radar bất khiển dụng, chiến hạm hải hành bằng phương cách phỏng định trong vùng biển đầy rủi ro …

Tinh thần chiến đấu của tất cả các chiến sĩ HQ trên bộ và trên chiến hạm trong trận hải chiến HS được thể hiện qua các ghi nhận trung thực từ nhật ký hành quân của TTHQ/HQ, các bài viết từ các nhân chứng liên hệ, nhận xét của các giới ngoài Hải quân, từ tài liệu TC và qua sự ghi nhận của Gerald Kosh.
 
Tun dương hm Lý Thường Kit - HQ 16, Hm trưởng HQ Trung tá Lê Văn Th k.10/SQHQ/NT.

Trận chiến Hoàng Sa chỉ kéo dài không đầy nửa giờ, nhưng các chiến sĩ HQ 16 đã bắt đầu nhiệm vụ của mình kể từ trưa ngày 15/01 khi HQ 16 phát hiện tàu đánh cá TC bỏ neo gần đảo Cam Tuyền. Những ngày sau đó, chiến hạm đã ngày đêm liên tục thi hành nhiệm vụ tuần tiểu, quan sát, đưa lính lên giữ đảo trong tình trạng căng thẳng, hải hành giữa vùng biển đầy san hô tìm cách đuổi tàu địch ra khỏi lãnh hải.               
Tuy không tận mắt chứng kiến trận hải chiến, nhưng thời gian ở trên HQ 16 từ lúc rời Đà Nẵng cho đến khi được đưa trở lên đảo Hoàng Sa, G.Kosh đã ghi nhận họ “có k lut và nim t hào, các Sĩ Quan HQVN rt xut sc.

Ngày 18/01, khi tàu địch vào vùng nước cạn định đưa người lên đảo Cam Tuyền, HQ 16 không thể đuổi theo, HT quá bực tức yêu cu được tác x trước mũi tàu địch và ln tiếp theo xin bn lên đảo để ngăn chn tàu địch, nhưng c 2 ln đều b t chi.

Sáng ngày 19/01, khi tàu 389 TC c tình đụng vào phn mũi HQ 16, Hm trưởng HQ 16 khéo léo vn chuyn tránh được cú đụng này, sau đó không cn xin lnh cp trên ông đã xoay s đụng li làm hư hi đài ch huy chiếc 389.

Các vị Hạm trưởng đã tuyệt đối thi hành lịnh thượng cấp, tuy nhiên khi nhận xét sự bất khả thi, họ đã trình bày thẳng thắn, chẳng hạn sáng ngày 19-1, khi nhận thấy lịnh pháo kích lên đảo không hợp lý Hạm trưởng Thkhông ngần ngại đưa ra ý kiến.

Khi bắt đầu giao chiến, khẩu đại bác 127 ly do HQ Trung úy Đoàn Viết Ất* điều khiển đã chính xác nhắm trúng vô tàu địch: [Từ lỗ tròn của ổ đại bác 127 ly trước mũi, Trung uý Ất đã đứng hẳn người lên, nhô cả thân mình lên trên ụ súng để tận mắt chứng kiến kết quả của những viên đạn đang nổ, điều chỉnh những sai sót. Tiếng oang oang thường ngày của Ất được dịp phát ra từ đó mà ở đài chỉ huy chúng tôi nghe được: "Lên hai độ", "xuống một độ", "bên phải", "bên trái một chút". Cả đài chỉ huy cùng chăm chú theo dõi từng viên đại pháo nổ xung quanh tàu địch, bỗng ồ lên như ong vỡ tổ: "Trúng rồi"] 

Và trong lúc giao chiến, khi chiến hạm lâm vào tình trạng cực kỳ hiểm nguy: “[Ðài chỉ huy trong một phút bỗng vắng tanh vắng ngắt. Trên đó, Hạm trưởng đang nặng nhọc lái tàu. Nhìn cái dáng cao gầy của ông đứng trước tay lái trong khung cảnh vắng lặng của đài chỉ huy, tôi như cảm thấy hết nỗi cô đơn của ông, của một Hạm trưởng đang trong tình trạng tuyệt vọng; nhưng trên nét mặt phong trần và đôi mắt đăm chiêu vẫn chứng tỏ nét kiêu hùng  … một hầm máy chủ lực ở tả hạm đã bị ngập làm bất khiển dụng 2 máy chính, hai máy điện độc nhất còn lại, và cũng một máy ép gió độc nhất còn lại. Tàu đã mất điện hoàn toàn. Cả chiếc tàu trở thành một hầm tối như trong một hang động hoang sơ nào đó. Radar ngừng chạy, mất liên lạc truyền tin với các đơn vị bạn làm cho HQ4, HQ5 và Bộ Tư lệnh Hải quân vùng I cứ ngỡ rằng HQ16 cũng đã đào thoát hay chìm sâu dưới lòng đại dương.
La bàn điện mất điện nên tàu phải sử dụng la bàn từ như một chiến thuyền nào đó có từ thế kỷ thứ 18 về trước … bánh lái tại đài chỉ huy không hoạt động nên chiến hạm phải điều động những nhân viên to con khỏe mạnh xuống hầm bánh lái để trực tiếp quay bằng tay cái bánh lái khổng lồ. 
Hạm trưởng đích thân lái tàu rời khỏi eo biển nguy hiểm và các nhân viên cơ điện khí của Ðại uý Hiệp đang tận tình sửa chữa 1 trong 2 máy điện của hầm máy hữu hạm: Hạm trưởng đã dùng máy PRC 25 – Máy truyền tin độc nhất còn hoạt động.]

Đoạn viết trên do chính vị SQ trên chiến hạm lúc bấy giờ là HQ Trung úy Đào Dân đã cho thấy là ‘trong mt trn chiến mà v Hm trưởng phi t mình điu khin tay lái, cũng đ chng t tình trng chiến hm nguy ngập như thế nào!’

Trước tình trạng hiểm nghèo, các chiến sĩ trên HQ 16 trong các nhiệm sở đã chứng tỏ sự dũng cảm và khả năng chuyên nghiệp vừa chiến đấu vừa bảo toàn chiến hạm. SQ Cơ khí trưởng HQ Đại úy Đoàn Trong Hiệp* đã xuất sắc điều động nhân viên vừa chữa cháy, vá đấp lỗ thủng, sửa lại máy chánh, máy điện…v…v...
Ngoài ra toán đào thoát từ đảo Vĩnh Lạc do HQ Trung úy Lâm Trí Liêm* chỉ huy đã chứng tỏ tinh thần đồng đội, sống chết bên nhau, qua 9 ngày lênh đênh trên biển trên chiếc bè con chứa đến 15 người, gian nan khổ cực chịu đựng đói khát, nóng ban ngày, lạnh về đêm chia từng giọt nước từng miếng ăn.


• Khu trc hm Trn Khánh Dư HQ 4 Hm trưởng HQ Trung tá Vũ Hu San k.11/SQHQ/NT

Vừa đến vùng, HT San được chỉ định làm Sĩ quan Thâm niên Hiện diện nhận lịnh đưa 27 Biệt hải lên đảo Cam Tuyền. Trong lúc này tàu TC cũng có cùng ý định. Do vậy khi HQ 4 vừa hạ tiểu đĩnh xuống nước, tàu TC cũng cố gắng hạ tiểu đĩnh của họ, tuy nhiên các chiến sĩ HQ 4 phản ứng nhanh lẹ hơn, hoàn tất việc hạ tiểu đĩnh xuống nước trước nên tàu TC buộc lòng phải kéo tiểu đĩnh lên.

Qua trưa ngày 18/01, Đại Tá Ngạc trên HQ 5 ra lịnh HQ 4 và HQ 16 lên đảo Cam Tuyền để ngăn cản chiếc 407 đưa người lên đảo.  
Chiếc 402 di chuyn mt cách bt thường rt gn vi HQ 16, còn chiếc 407 đâm ngang trước mũi HQ 4 ch cách khong 10 m. Quá tc gin trước hành động ngang ngược ca chiếc 407, khi tàu TC va bt đầu ct ngang mũi HQ 4 ch cách khong 10m, hm trưởng ra lnh vn chuyn dùng mũi tàu i thng vào phòng lái tàu 407, mũi HQ 4 và neo mũi vướng vào ca và hành lang phòng lái làm gãy hành lang  và cong ca phòng lái, lúc by gi hai chiếc tàu Trung Cng đành phi nhượng b, ri vùng chy vòng qua phía nam Cam Tuyn, sau đó chy v phía hai đảo Quang Hòa và Duy Mng”
Viên chức cơ quan DAO Kosh xác nhận chỉ có thể quan sát một bên hông HQ 4 và thấy được rõ ràng là tàu TC 407 nằm ngay sát bên HQ 4 và sau đó qua hệ thống âm thoại Kosh nghe là tàu TC đã đụng vô HQ 4 và phòng lái của tàu TC đã bị hư hại.
Và tương tự như Hạm trưởng HQ 16, Hạm trưởng HQ 4 đã 2 lần thẳng thắng trình bày ý kiến:
1.- Giữa khuya qua sáng ngày 18-01, Tư lệnh/VIDH ra lịnh Hạm trưởng HQ 4 đổ bộ toán Biệt hải lên đảo Duy Mộng. Tuy nhiên, sau khi quan sát tình trạng trên đảo Duy Mộng, HT Vũ Hữu San đã trình bày những điểm bất lợi và lịnh này đã được hủy bỏ.

2.- Sáng ngày 19-1, Hạm trưởng HQ 4 cũng đã thẳng thắn phát biểu ý kiến: "Báo cáo, tôi là quân nhân, tôi chấp hành quân lệnh nhưng hiện nước cờ đã bị lộ, không còn yếu tố bất ngờ. Muốn đổ bộ lên chiếm đảo trước mắt phải tiêu diệt lực lượng trên biển rồi sau đó mới tính đến việc đổ quân. Hiện nay tàu địch gấp đôi tàu ta, quân địch đã đổ bộ từ sáng tới giờ đầy trên đảo, ta chỉ có hai trung đội thì làm sao thành công được”.
Khi bắt đầu trận hải chiến, HQ 4 là chiến hạm đầu tiên bắn trúng đài chỉ huy 274 làm giảm khả năng tác chiến của chiếc này và sau đó mặc dù bị trở ngại tác xạ phải rút khỏi vòng chiến theo lịnh Đại tá Ngạc nhưng với khẩu 76,2 sau lái tuy nhịp độ bắn chậm nhưng đã làm địch chùng bước vì thế HQ 4 không bị thiệt hại nhiều.

Với tinh thần cảnh giác cao độ HQ 4 đã làm trung gian chuyển các tin tức liên quan HQ 10, HQ 16 đến HQ 5 và cũng chính HQ 4 đã phát hiện địch tăng viện hai chiếc Hainan 281, 282 đến vùng. Ngoài ra tuy radar bất khiển dụng nhưng với kinh nghiệm hải hành HT Vũ Hữu San đã điều khiển con tàu về đến Đà Nẵng an toàn.


Sáng ngày 20/01 TC đổ bộ từ 200 đến 240 lính lên đảo Cam Tuyền đã gặp sự kháng cự mãnh liệt của toán 14 chiến sĩ thuộc HQ 4 do HQ Trung úy Lê Văn Dũng chỉ huy.
Kosh lúc bấy giờ trên đảo Hoàng Sa quan sát, rất công tâm khi nhận xét:
“toán chiến sĩ cơ hu thuc HQ 4 trên đảo Cam Tuyn tri hơn quân Trung Cng đổ b lên đảo và đã được hun luyn k, ch huy gii.”
Qua nhận xét trên của Kosh, cho thấy mặc dù là lính thủy, nhưng khi cần các chiến sĩ HQ 4 đã chứng tỏ khả năng chiến đấu trên bộ.

Tun dương hm Trn Bình Trng - HQ 5, Hm trưởng HQ Trung tá Phm Trng Qunh, k.11/SQHQ/NT.
Mặc dù mới tân đáo, nhưng Hạm trưởng Phạm Trọng Quỳnh đã điều động nhân viên trong các nhiệm sở vừa chống trả địch, vừa đối đầu với các tai họa rất hiệu quả.
Khi HQ 4 tạm rút khỏi vòng chiến, HQ 5 vừa bao che cho HQ 4 cùng lúc phải đối phó với hai chiến hạm địch 271 vả 396.
Tài liệu TC xác nhận đại bác 125ly trên HQ 5 tác xạ trúng K.274 5 viên và trúng K.271 4 viên.
Tương tự HQ 16, trên HQ 5 toán cơ khí và phòng tai do Cơ khí trưởng HQ Đại úy Lê Khắc Nguyền* điều động đã chứng tỏ khả năng chuyên nghiệp cao độ, vừa chiến đấu vừa chữa cháy, vá đấp lỗ thủng, sửa lại máy chánh, máy điện và khắc phục các khó khăn khác. 
HQ Trung Úy Trương Văn Liêm ghi lại: [“ Cùng lúc, HQ5 bị hai tàu địch tấn công mãnh liệt. Khẩu 127 trúng đạn, bất khiển dụng. Thiếu úy Đồng tử thương tại chỗ. Giải tán khẩu 127 ly, nhân viên tăng cường cho 2 khẩu 20 ly hai bên và sân sau. Trung tâm truyền tin bị trúng đạn 100ly. Thượng sĩ nhứt điện tử Hảo, trưởng ban điện tử tử thương. Hệ thống truyền tin hoàn toàn tê liệt. Phòng cơ khí báo cáo phía hữu hạm, gần văn phòng cơ khí, trúng đạn 100ly cách mặt nước 2ft, lỗ thủng khoảng 3’x5’, nước biển tràn vào mỗi khi tàu lắc. Phía TC bắn một hỏa tiển cầm tay qua ngang đài chỉ huy. Máy điện sụp. Radar phòng không bất khiển dụng… Phòng chuyển đạn 127 cháy. HT cho đánh ngập hầm đạn, sợ bị nổ.          

Đại tá Ngạc cố gắng liên lạc với không quân nhưng vô hiệu, gọi HQ 4 cũng biệt vô âm tín. Không quân địch vẫn xuất hiện trên cao từng đoàn từ lúc sáng. Khói lữa khắp nơi.
Toán phòng tai được tăng cường. Ghi nhận thượng từng kiến trúc của chiến hạm bị trúng nhiều đạn 37 ly của địch. Trên đài chỉ huy, HT đang vận chuyển để dồn tàu địch về phía sau lái của chiến hạm và hai khẩu 40 ly sân sau tác xạ cầm chân. Đại tá Ngạc đang ở bên hữu hạm vẫn cố gắng liên lạc với không quân …Hải hành trong đêm. Âm thầm. Không đèn hải hành. Radar hoạt động nhưng tầm xa bị hạn chế. Vận tốc giới hạn vì hầm đạn 127 ở mũi tàu đầy nước. Lỗ thủng ngang hông đã được toán phòng tai dùng hai tấm nệm cá nhân và ván ép tạm thời dựng lên để ngăn nước, nhưng bơm điện chìm vẫn chạy 24/24 để bơm nước ra ngoài. Toán quan sát được tăng cường. Sau một ngày làm việc không ngừng, tất cả đều mệt mỏi.”

H tng hm Nht To – HQ 10, Hm trưởng HQ Thiếu tá Ngy Văn Thà k.12/SQHQ/NT.



- Hm trưởng Ngy Văn Thà: trên đường đến HS, Hạm trưởng ra lịnh kiểm soát tất cả mọi ụ súng, đem đạn tối đa từ hầm đạn lên các dàn súng nhưng tất cả các khẩu súng đều phải bao lại và nòng súng chỉa lên trời, HT khuyến khích tất cả các nhân viên không thuộc phiên đi ca cố ngủ để lấy sức cho những ngày kế tiếp. Ngoài ra ông ra lịnh mang lương khô để ở các nhiệm sở tác chiến và kiểm soát lại 4 bè cấp cứu cùng các hộp mưu sinh thoát hiểm. HT còn ra nghiêm lịnh bắt buộc tất cả nhân viên phải mặc áo phao và đội nón sắt mặc dù trời rất nắng và nóng bức. Đây là những chỉ thị rất sáng suốt của một cấp chỉ huy đầy kinh nghiệm, tiên liệu được những điều có thể xảy ra cho chiến hạm trong một trận hải chiến và cũng nhờ những nghiêm lịnh này mà các chiến sĩ HQ 10 trong lúc đào thoát đã có sẵn một số nước uống, thực phẩm khô để cầm cự trong thời gian đầu và áo phao đã giúp họ không bị chìm cũng như che chở bớt cơn lạnh về đêm.

Trước khi bắt đầu trận hải chiến, HQ 10 nhận lịnh tác xạ lên đảo như là dấu hiệu khai hỏa, tuy nhiên khi tàu địch hung hăng tiến đến gần, HT đã sáng suốt tác xạ thẳng vào chúng.
Và tuy chỉ có một máy khiển dụng gây bất lợi về tốc độ và khả năng vận chuyển, dưới sự chỉ huy dũng cảm của Hạm trưởng, HQ 10 đã tả xông hữu đột trong trận chiến.

Khi kho đạn 127 ly trước mũi HQ 16 bị trúng đạn thủng một lỗ và tiếp theo khẩu 127 bất khiển dụng, HQ 10 quay sang tiếp cứu HQ 16,
tấn công cả hai chiếc 389 và 396. Khẩu 76,2 tác xạ chính xác vào chiếc 389 trúng sân sau, phòng truyền tin, phá hủy khẩu đại bác 37 ly, hầm đạn phát nổ ảnh hưởng đến máy phát điện bị tê liệt và hệ thống lái bất khiển dụng. Đợt tấn công này đã gây thiệt hại nặng cho 389.
Ngoài ra HQ 10 còn bắn trúng boong chiếc 396, gây thương vong. Khoảng 11 viên đạn 76,2 từ HQ 10 đã xuyên thủng đài chỉ huy 396, phòng ngủ trên và dưới mặt nước và hầm đạn.


- Hm phó Nguyn Thành Trí: khi đài chỉ huy bị trúng hỏa tiễn gây tử vong cho HT và hầu hết các chiến sĩ ở ĐCH và phòng lái, dù bị thương HP vẫn cố gắng điều khiển con tàu đâm vào tàu địch 389 gây hư hại nặng nề làm hỏng ý định xua quân chiếm đoạt HQ 10 của địch. Chiếc 389 này sau đó đã bị phế thải.



Mặc dù ra lịnh đào thoát
nhưng HP vẫn muốn ở lại tàu chết theo Hạm trưởng.
Tuy nhiên các đồng đội đã vực ông xuống bè, ông là người cuối cùng rời chiến hạm.
Khi hai chiếc 281, 282 quay lại tiến gần đến các bè, HP Nguyễn Thành Trí dặn các nhân viên trên bè: nếu bị bắt, bị đánh cũng đừng khóc, đừng van xin.”

Lo ngại về sự an toàn của đồng đội và có lẽ cũng biết là mình sắp chết nên Đ/u Trí đã bảo thuộc cấp: hảy thả tôi xuống biển, nếu không cá mập cứ bám theo, các anh cũng sẽ chết hết.
- H sĩ 1/VC Lê Văn Tây và H sĩ 1/VC Ngô Sáu đã oai hùng quyết ở lại tàu, tử thủ chết theo đồng đội. Những tràng đạn của hai anh nhắm vào tàu địch đã làm chúng khiếp đảm, vì thế mặc dù hai chiếc loại Hainan 281 và 282 đến vùng giao chiến lúc 12:12H nhưng đến 14:52H chúng mới đánh chìm HQ 10 (xem bài ‘Hộ tống hạm Nhựt Tảo đi vào lịch sử’).


Toán Hi kích và Bit hi.


Toán 27 Biệt hải theo HQ 4 có mặt ở HS từ trưa 17/01, ngay lập tức đổ bộ lên đảo Cam Tuyền.
Sau khi được toán cơ hữu trên HQ 4 thay thế họ trở về tàu lúc 10:27H ngày 18/01.

Sáng sớm ngày 19/01, Đại tá Ngạc ra lịnh toán Biệt hải 27 trên HQ 4 đổ bộ lên hướng Nam và toán Hải kích 22 người trên HQ 5 đổ bộ lên hướng Tây Nam đảo Quang Hòa.
Cả hai toán đều được Đại tá Ngạc
‘chỉ thị là không được nổ súng và lên bờ yêu cầu toán quân của họ rời đảo.’

Khoảng 6 giờ sáng, HQ 4 tiến sát đảo Quang Hòa, khi gần đến đảo, bằng ống nhòm và mắt thường từ đài chỉ huy đã phát hiện doanh trại và cột cờ có cờ Trung Quốc.
Khi đ
ến vị trí, Hạm trưởng ra lệnh cho toán Biệt hải 27 rời tàu xuống 3 xuồng cao su.
Lúc 06:30H, lực lượng Biệt hải đặt chân lên đảo
họ phải lội qua đầm nước; có nơi nước đến tận thắt lưng nên lực lượng người nhái tiến vào rất chậm chạp bên trong đảo rất im lìm, trên tàu mọi cặp mắt, mọi ống nhòm đều nhìn trên đảo, bất cứ chuyển động nào trên đảo đều được báo cáo cho Hạm trưởng. Cờ VNCH được cắm lên bờ cát và hốc đá, lực lượng tiếp tục tiến vào bên trong đảo.
Toán Hải kích trên HQ 5 xuống xuồng cao su để vô bờ, từ chỗ chiến hạm thả trôi vô bờ cũng gần thôi, nhưng
 thấy xuồng không vô gần bờ mà càng lúc càng xa bờ, có lẽ có một luồng nước hoặc gió thổi quá mạnh đã đẩy xuồng đi về một hướng khác, HQ 5 phải thả “yu yu” xuống để kéo các xuồng Hải kích vô gần bờ.
Xuồng chở toán đổ bộ nhấp nhô trên sóng, tiến vào đảo. Khi họ sắp sửa đến bãi đá ngầm, lính TC trên đảo xuất hiện với cờ TC trên tay, phất qua phất lại ra hiệu cho họ rút lui.
Thi hành lịnh thượng cấp, không đếm xỉa đến bọn chúng, xuồng hải kích tiếp tục tiến vào, tuy nhiên không thể vượt qua bãi đá ngầm, họ phải đi bộ vào. Mực nước biển sâu ngang thắt lưng, có chỗ sâu ngang ngực.
Khoảng cách từ riềm san hô (nơi họ rời xuồng để đổ bộ) vào trong bãi cát khoảng 700 m. Một người bình thường phải mất 15-20 phút mới có thể đến nơi.
Trưởng toán đổ bộ, Trung úy Đơn báo cáo là họ đã tiến vô sâu khoảng mấy chục mét và quân TC trên bờ xuất hiện, dàn hàng ngang chận lại khoác tay ra hiệu cho họ đi ra.
Ðại tá Ngạc ra lệnh Hải kích chiếm lại đảo bằng biện pháp ôn hòa, có nghĩa là đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa, yêu cầu quân Trung Cộng phải rời khỏi đảo, nên Hải kích dù trang bị tối tân nhưng súng chỉ chỉa lên trời, trong khi đó quân Trung Cộng chỉa súng vô bụng Hải kích, càng lúc càng đẩy lùi Hải kích về lại bải biển, nơi họ đã đổ bộ.
Trước tình trạng giằng co, Ðại tá Ngạc ra lệnh cho Trung úy Lê Văn Ðơn trưởng toán Hải kích đổ bộ tiến về phía Ðông đảo chiếm ngọn đồi nhỏ.
Khi toán Hải kích bắt đầu di chuyển, quân Trung Cộng liền nổ súng, bắn hạ ngay Trung Úy Ðơn (quân Trung Cộng biết rõ Trung úy Ðơn là cấp chỉ huy) và Hạ sĩ nhất Ðỗ Văn Long, ngoài ra còn làm 3 Hải kích khác bị thương.




Lúc 08:30H, khi địch nổ súng gây thương vong, họ vẫn tuyệt đối tuân lịnh không phản pháo, chỉ khai hỏa sau khi nhận được lịnh.
Lúc 09:10H, Đại tá Ngạc ra lịnh toán Hải kích và toán Biệt hải rút lui. Dù đang ở trong tình trạng căng thẳng, toán Hải kích vẫn quyết tâm mang các đồng đội bị thương và xác Trung úy Lê Văn Đơn trở về tàu.
Họ rất đau lòng khi phải bỏ xác Hạ sĩ Đỗ Văn Long
ở lại vĩnh viễn trên đảo Quang Hòa để làm chứng nhân lịch sử cho hành động xâm lấn của bọn giặc đỏ Bắc phương.                      

                 Các dẫn chứng trên chứng tỏ hai toán Hải kích và Biệt hải rất kỷ luật, dù gặp bao chướng ngại vẫn cố gắng khắc phục đặt chân lên bờ, và rồi khi chạm trán địch quân họ phải đè nén cơn phẫn nộ tuân theo nghiêm lịnh không được nổ súng.

Ngoại trừ
HQ 10, lực lượng Hải kích có số thương vong cao nhất so với các chiến hạm còn lại.
4 Hải kích hy sinh trong số 23 người trên HQ 5 (2 chiến sĩ hy sinh trện đảo và 2 chiến sĩ hy sinh trên tàu, không ghi nhận tổn thất nhân mạng toán Hải kích 20 người trên HQ 16).
1 Biệt hải hy sinh trên HQ 4.


                                                              ______________________________

CHÚ THÍCH

* HQ Đại úy CK Đoàn Trng Hip (K.14/SQHQ/NT)  và HQ Đại úy CK Lê Khc Nguyn (Hàng Hi
     Th
ương Thuyn) được đặc cách thăng cp HQ Thiếu tá ti mt trn.
   • HQ Trung úy Đoàn Viết t, HQ Trung úy Lâm Trí Liêm, HQ Trung úy Lê Văn Dũng, HQ Trung úy Nguyn Minh Cnh được đặc cách thăng cp HQ Đại úy ti mt trn.    
  • Ngoài ra còn m
t s quân nhân các cp được thăng cp ti mt trn, nhưng không rõ chi tiết.    

No comments:

Post a Comment