TÀI LIỆU KHẲNG ĐỊNH KHÔNG QUÂN VNCH CHƯA CÓ F5E TRONG HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19/01/1974
Trong bài viết "Hạm đội TQ suýt bị Không quân VNCH bắn chìm sau Hải chiến Hoàng Sa" của Nguyễn Tiến Hưng Cựu Tổng trưởng VNCH đăng trong BBC ngày 21 tháng 1 2024 tác giả viện dẫn từ một số Sĩ quan Không quân xác nhận là trong khoảng thời gian xảy ra trận hải chiến KQ/VNCH đã có F-5E.
Với sự phối hợp các dẫn chứng xác thực, bài viết này sẽ trả lời câu hỏi Không quân VNCH có hay không có F5E trong biến cố Hoàng Sa?
Ngoài ra trong themsonha.blogspot.com tác giả cũng đã phổ biến hai bài viết;
1.- GÓP Ý VỀ BÀI VIẾT CỦA TIẾN SỸ NGUYỄN TIẾN HƯNG
(đăng trên BBC tiếng Việt ngày 7 tháng 3-2017)
2.-KHÔNG QUÂN VNCH VÀ HẢI CHIẾN HOÀNG SA
********************************
Thềm Sơn Hà
1.- Ngày 8 tháng 1 năm 1974
Nhà báo Sherman hôm 8/01 đưa tin Mỹ sắp gửi cho miền Nam các chiến đấu cơ F5E đầu tiên trong số 60 chiếc sẽ được giao trong năm nay, trong nỗ lực cấp tốc chống lại việc tăng cường của Bắc Việt. Sherman cho biết các viên chức Hoa Kỳ thừa nhận hành động này hầu như chắc chắn sẽ là động lực để Hà Nội có lý do cáo buộc Mỹ vi phạm các hạn chế của thỏa thuận “ngưng bắn’ trong việc giới thiệu vũ khí mới. … Sherman mô tả F5E trội hơn so với F5A và được thiết kế đặc biệt cho miền Nam để có thể phòng không chống lại máy bay Mig-21 của Bắc Việt.
Quan điểm của Hoa Kỳ là F5E có "cấu trúc" giống như F5A, mặc dù một số viên chức thừa nhận rằng sự giống nhau chỉ ở tên gọi.
Reuter dẫn lời phát ngôn viên Ngũ Gíac Đài là máy bay F5E được gửi đến miền Nam nhưng điều này không có gì mới vì Bộ Quốc phòng luôn tuyên bố sẽ thay thế máy bay F5A cũ bằng những loại tối tân hơn. Phát ngôn viên cũng nói rằng ông không biết bất kỳ "câu hỏi nào về tính hợp pháp" khi cho là việc thay thế sẽ vi phạm các điều khoản ngưng bắn.
(điện văn 058762 ngày 9 tháng 1 năm 1974 từ BNG/HK gởi TĐS/SG)
________________________________________________________________________________
2.- Ngày 31 tháng 1 năm 1974
Getler (Washington Post) báo cáo các máy chiến đấu F5E mới đầu tiên sẽ đến miền Nam tháng tới; nhận xét là kế hoạch chuyển giao này đã khích động sự chỉ trích của những người chống đối chính sách Việt Nam của chánh phủ Hoa Kỳ. Họ cho rằng F5E tối tân hơn F5A, do vậy hành động này vi phạm ngưng bắn. Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài nói "F-5 là F-5 là F-5", và Bộ Quốc phòng đã có ý định thay thế loại "A" bằng "E" từ năm 1972.
Kế hoạch cung cấp 80 chiếc F-5E cho miền Nam năm 1974, và 70 chiếc khác năm 1975.
(điện văn 032356 ngày 31 tháng 1 năm 1974 từ BNG/HK gởi TĐS/SG)
____________________________________________________________________________
3.- Nhật báo Sóng Thần ngày 3 tháng 2 năm 1974
4.- Ngày 4 tháng 2 năm 1974
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao CSBV phản đối hành động bất hợp pháp của Mỹ trong ý định cung cấp 150 phi cơ F5E tối tân cho chánh phủ Sài Gòn.
Ngoài ra Bộ ngoại giao CSBV nghiêm khắc lên án sự vi phạm trắng trợn điều 7 của hiệp định Paris, đồng thời đòi hỏi chấm dứt ngay việc đưa vào miền Nam vũ khí. đạn dược và chiến cụ.
(tài liệu trích từ www.vietnam.ttu.edu)
_______________________________________________________________________
5.- Ngày 20 tháng 2 năm 1974
Trong tuyên bố ngày 16 tháng 2 được phân phối cho các thành phần tham dự hội nghị quốc tế về Việt Nam, Bộ ngoại giao Hà Nội tố cáo Mỹ đang gia tăng "sự tham gia và can thiệp quân sự" ở miền Nam Việt Nam. Tuyên bố nói là Tổng thống Nixon đã yêu cầu quốc hội tăng gấp đôi viện trợ quân sự cho Việt Nam trong tài khóa 1974-75 và Mỹ đã quyết định "chuyển giao bất hợp pháp" 150 F5E và 4 chiến hạm.
(điện văn 100565 ngày 20 tháng 2 năm 1974 từ BNG/HK gởi TĐS/SG)
________________________________________________________________________________
6,- Ngày 26 tháng 2 năm 1974
Không đoàn 13 thông báo là Không quân HK đã soạn thảo kế hoạch “thay thế” đưa F5E vào miền Nam qua căn cứ của Mỹ tại Phi Luật Tân. Chuyến đầu tiên gồm bốn chiếc sẽ được phi cơ C-5 chở đến căn cứ không quân Clark ngày 8 tháng 3, được lắp ráp tại Clark và bay đến Biên Hòa với nhãn hiệu của Mỹ.
Các đợt chuyển giao tiếp theo sẽ đến Cubi Point bằng tàu chuyển vận, được tháo bỏ lớp bọc bên ngoài và mang lên phi cơ bay thẳng đến Biên Hòa. Công tác lắp ráp tại Biên Hòa sẽ do các nhân viên nhà thầu đảm trách.
Toàn bộ chương trình chuyển giao với khoảng 120 máy bay, sẽ mất khoảng 20 tháng.
(điện văn 039755 ngày 26 tháng 2 năm 1974 từ TĐS/Manila gởi BNG/HK thông báo TĐS/SG.)
________________________________________________________________________
Đài Phát thanh Giải phóng bằng tiếng Việt vào ngày 14 tháng 3 năm 74 truyền thanh bản tin: “Theo Reuter, ngày 13 tháng 3 năm 1974 chính quyền Thiệu thừa nhận bốn máy bay F-5E cải tiến đã đến phi trường Biên Hòa. Hãng thông tấn này còn nói thêm rằng Mỹ sẽ cung cấp cho Thiệu 126 chiếc F-5E và đang bắt đầu chuyển giao 60 chiếc đầu tiên ………………………..
Việc Thiệu sắp nhận những chiếc F-5E mới chứng tỏ rõ ràng sự can dự quân sự liên tục của Hoa Kỳ tại Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung.
(tài liệu trích từ www.vietnam.ttu.edu)
______________________________________________________________________________
8.- Tháng 3 năm 1974
Sài Gòn có máy bay phản lực F5E mới và Cộng Sản phản kháng.
Sài Gòn (UPI) - Hôm thứ Tư, Hoa Kỳ đã chuyển giao bốn chiếc đầu tiên trong số 150 máy bay F5E mới cho miền Nam Việt Nam, các nguồn tin Không quân Việt Nam cho biết.
Cộng sản cáo buộc việc chuyển giao đã vi phạm hiệp định ngừng bắn Paris vốn đã đưa Hoa Kỳ thoát khỏi cuộc chiến tranh Đông Dương.
Các nguồn tin cho biết 4 chiếc máy bay siêu thanh Tiger II đã bay tới căn cứ không quân Biên Hòa, cách Sài Gòn 14 dặm về phía đông bắc và ngay lập tức được chuyển giao cho phía Việt Nam.
Những chiếc máy bay này đã gây ra một cuộc tranh cãi gay gắt giữa Việt Cộng và chính quyền Sài Gòn về cách giải thích Hiệp định Paris ngày 28 tháng 1 năm 1973 cho phép thay thế trang bị hiện có bằng chiến cụ “có cùng đặc điểm và đặc tính”.
Các quan chức miền Nam Việt Nam và Mỹ cho rằng những chiếc F5E tương tự như những chiếc F5 mà họ đang thay thế, mặc dù những chiếc Tiger được thừa nhận là nhanh hơn, dễ điều khiển hơn, tinh vi hơn và có thể mang theo nhiều súng, hỏa tiễn và bom hơn.
Các viên chức Việt Cộng và Bắc Việt khẳng định Tiger vượt trội hơn so với các mẫu máy bay phản lực cũ của Northrop: chúng là vũ khí mới.
Các phiên bản F5 cũ hơn có khả năng bay với tốc độ 800 dặm một giờ và thả ba tấn bom. Tigers mới có thể bay hơn 950 dặm một giờ và mang theo 31/2 tấn thuốc nổ.
(tài liệu trích từ www.vietnam.ttu.edu)
______________________________________________________________________________
9.- Ngày 14 tháng 3 năm 1974.
New York Times dưa trên nguồn tin tứ UPI: “Không quân Nam Việt Nam cho biết ngày hôm nay Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Nam Việt Nam bốn máy bay chiến đấu- ném bom F-5E mới. Những chiếc máy bay này là đợt đầu tiên trong số 150 chiếc mà Hoa Kỳ dự trù cung cấp: nguồn tin cho biết bốn chiếc máy bay siêu thanh đã bay tới Căn cứ Không quân Biên Hòa cách Sài Gòn 14 dặm về phía Đông Bắc và ngay lập tức đã được chuyển giao cho Nam Việt Nam.”
______________________________________________________________________________
10.- Ngày 20 tháng 3 năm 1974
Ngày 13 tháng 3-1974, 4 chiếc F-5E đầu tiên đã được phi công HK bay thẳng từ căn cứ không quân Clark (Phi Luật Tân) sang Biên Hòa để chuyển giao cho KQ/VNCH.
Khoảng cách từ Clark đến Biên Hoà là 1560 km hay 842 hải lý
(Điện văn 023531 ngày 20 tháng 3 năm 1974 của TĐS/SG gởi BNG/HK).
_____________________________________________
11.- Ngày 14 tháng 3 năm 1974
Dựa theo nguồn tin từ Reuter, lập tức Hà Nội phản ứng qua bản tin:
“Theo Reuter bốn máy bay phản lực F-5E của Mỹ đã bay từ Phi Luật Tân tới Căn cứ Không quân Biên Hòa hướng Bắc Sài Gòn ngày hôm qua trong đợt đầu tiên của Mỹ cung cấp máy bay chiến đấu tối tân hạng nhẹ,.
Nguồn tin cho biết Mỹ có kế hoạch đưa 126 chiếc F-5E vào phục vụ trong quân đội Nam Việt Nam.
Đây là sự vi phạm trắng trợn Điều 7 của Hiệp định Paris về Việt Nam.
______________________________________________________________________________12.- Ngày 20 tháng 3 năm 1974
Hà Nội và cái gọi là "Chính phủ Cách mạng Lâm thời " tố cáo việc giao bốn máy bay F5E tới phi trường Biên Hòa vào ngày 13 tháng 3. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao CSBV, trong tuyên bố ngày 15 tháng 3, gọi hành vi “quá trắng trợn và không hổ thẹn” vi phạm điều khoản 7 của thỏa ước Paris. Chứng minh là Hoa Kỳ đang "tăng cường sự tham gia và can thiệp quân sự" ở miền Nam Việt Nam.
Tiếp theo tuyên bố này, ngày 18 tháng 3 Bộ ngoại giao CSBV gửi giác thơ cho Tổng thơ ký Liên Hiệp Quốc Waldheim .
(điện văn 023531 ngày 20 tháng 3 năm 1974 từ TĐS/SG gởi BNG/HK) __________________________________________________________________________
13.- Ngày 29 tháng 3 năm 1974
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CSBV công kích đưa F5E vào miền Nam Việt Nam.
“Theo REUTER, ngày 28 tháng 3, Chính phủ Hoa Kỳ lại tiếp tục đưa hai máy bay phản lực F-5E một cách bất hợp pháp vào miền Nam Việt Nam. Hành động này, tiếp theo việc đưa bốn máy bay F-5E vào miền Nam Việt Nam vào giữa tháng 3, tạo thành một trường hợp khác về việc tăng cường trái phép thiết bị chiến tranh ở miền Nam Việt Nam một cách trắng trợn và vi phạm trắng trợn Điều 7 Hiệp định Paris về Việt Nam. Hành động này chứng tỏ rằng Hoa Kỳ đang tiếp tục tăng cường can dự quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam và đang nỗ lực giúp đỡ chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định ngừng bắn và hiệp định Paris.
Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lên án nghiêm khắc hành động hống hách nêu trên của Chính phủ Hoa Kỳ và kiên quyết yêu cầu ngay lập tức rút F-5E ra khỏi miền Nam Việt Nam. Ngay lập tức ngừng việc tăng cường bất hợp pháp vũ khí, chiến cụ vào miền Nam Việt Nam và tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh Điều 7 và các điều khoản khác của Hiệp định Paris về Việt Nam và thông cáo chung ngày 13/6/1973.
(tài liệu trích từ www.vietnam.ttu.edu)
_______________________________________________________
Để tiên liệu những trường hợp có thể xảy ra sau khi VNCH công khai thách thức Trung Cộng ở Trường Sa, Hải quân Hoa Kỳ soạn bài phân tích các loại phi cơ Không quân VNCH có khả năng hoạt động ngoài Trường Sa trong đó có ám chỉ đến loại F5E chưa
Quần đảo TS có khoảng cách xa nhất độ 400 hải lý từ căn cứ không quân Biên Hòa ở hướng Bắc Sài Gòn, nằm trong phạm vi tác chiến của 40 phi cơ F-5A của VNCH, tuy nhiên loại F-5 có thể gặp những trở ngại nghiêm trọng trong khi hoạt động.
- Phần lớn các đảo nằm gần vòng đai ngoài cùng trong tầm tác chiến tối đa của loại F-5 khi được trang bị ít bom và mang thêm nhiên liệu. Do đó các phi cơ này chỉ có thời gian chiến đấu trong vòng vài phút trên mục tiêu thật chính xác đã được chỉ định trước trong khu vực trải rộng đến 10.000 sq.mi.
Hoạt động ngoài tầm đài radar trong đất liền và trên vùng biển rộng, ngoài ra còn phải đối đầu với những khó khăn trong lúc phi hành sẽ làm cản trở các phi công VNCH chưa từng quen thuộc với các chuyến bay dài trên vùng biển rộng và chưa bao giờ thực hiện bất cứ chuyến bay huấn luyện nào trong vùng Trường Sa. Tuy nhiên , họ có thể lấy được các dữ kiện về vị trí của lực lượng địch từ các chiến hạm hay các đơn vị bộ binh VNCH đồn trú trong vùng.
- Trong khi loại F-5E sẽ bắt đầu hoạt động trong Không quân VNCH vào cuối năm nay có tầm hoạt động xa hơn, nhưng sự hữu hiệu của loại phi cơ này cũng sẽ bị hạn chế bởi những sự khó khăn giống nhau trong lúc hoạt động như loại F-5A.
Ngoài loại phi cơ F-5, Trường Sa còn nằm trong phạm vi của loại khu trục cơ một máy, một cánh quạt A-1 và loại phi cơ AC-119 của Không quân VNCH.
Tuy nhiên, cả hai loại này sẽ bị yếu thế trước các khẩu đại bác phòng không trang bị trên các chiến hạm TC, trong khi đó loại F-5 với vận tốc nhanh có thể tránh né hữu hiệu hơn.
Vì thế, việc sử dụng phi cơ khu trục A-1 và AC-119 ở khoảng cách quá xa và không được yểm trợ sẽ rất mạo hiểm.
No comments:
Post a Comment