Phần thuyết trình chi tiết của Tiểu ban chiến thuật thuộc Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa ngày 17 tháng 7
năm
1974.
Thềm Sơn Hà
Mở đầu:
Trích từ quyển sách 'SỰ THẬT HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19/01/1974' xuất bản năm 2015 và tái bản năm 2022.
Tài liệu này do HQ Đại úy Lê Khắc Nguyền, Cơ
khí trưởng HQ 5
cung cấp (ông xuất thân từ Hàng hải Thương thuyền, sau trận hải chiến ông được thăng cấp đặc cách tại mặt trận HQ
Thiếu tá).
Năm 2019, trong Hải Sử Tuyển Tập online, HQ Đại tá Phạm Mạnh Khuê phổ biến bài này (Hải sử Tuyển Tập năm 2004 chương “Hành quân Trần Hưng Đạo 47" không phổ biến)
KIỂM CHỨNG
••• Sự phối trí các chiến hạm hải quân trong biến cố Hoàng Sa:
- Ngày 14 và 15 tháng 1: bách phân điều động thấp vì chưa có nhu cầu, HQ 5 đã được điều động sớm vì đã tiên đoán được các biến cố. Tại khu vực 31 * đã có mặt HQ 10, HQ 11 và HQ 16.
Nhận xét:
a.- nếu chưa có nhu cầu, sao lại điều động HQ 5 từ Vũng Tàu ra Đà Nẵng?
b.- HQ 5 về Vũng Tàu, chiều ngày 16-1 mới được lịnh ra Đà Nẵng. Hạm trưởng HQ 5 HQ Trung tá Phạm Trọng Quỳnh mới vừa được bàn giao, chưa có thời gian làm quen với nhân viên và tình trạng kỹ thuật tổng quát của chiến hạm, nhất là khẩu đại bác 127 ly. Trong khi đó HQ 6 và HQ 13 đang hoạt động ở Vùng 2 Duyên hải, sao không biệt phái ngay ra Hoàng Sa?
c.- HQ 16 rời Đà Nẵng ngày 14-1, như vậy trong ngày 15-1 đâu còn ở khu vự 31.
d.- HQ 4 đang ở đâu?
- Ngày 16 tháng 1: HQ 15 tại Nam Yết và HQ 2 tại Vũng Tàu, các chiến hạm khiển dụng đều sẵn sàng tại khu vực 31 để trực tiếp tham chiến hay tại khu vực 32 ** để làm lực lượng trừ bị.
Nhận xét:
a.- HQ 2 hay là HQ 5?
b.- Chiến hạm nào đang hoạt động trong khu vực 32? Nếu cần sao không điều động chiến hạm trong khu vực này trước HQ 5?
- Ngày 17 tháng 1: chiến hạm tại Hoàng Sa gồm có HQ 4 và HQ 16, các chiến hạm khác đều sẵn sàng tại khu vực 31 và khu vực 32. HQ 5 tại Nam Yết.
Nhận xét:
a.- HQ 5 hay HQ 15? (HQ 5 đến Đà Nẵng khoảng 10 giờ sáng).
b.- HQ 10 và HQ 11 đều sẵn sàng tại khu vực 31, tại sao lại chỉ định HQ 10 chỉ có một máy khiển dụng ra Hoàng Sa? ĐĐ Thoại trả lời cho câu hỏi này như sau: “Khi HQ 10 chỉ có một máy và có thể tác chiến được hay không là thuộc thẩm quyền quyết định của vị chỉ huy hành quân tại chỗ (OTC).”
(có lẽ ông muốn nói là ông có quyền chỉ định HQ 10 ra Hoàng Sa, nhưng Đại tá Ngạc có quyền không sử dụng khi tác chiến!)
- Ngày 18 tháng 1: có 4 chiến hạm tại Hoàng Sa, 1 chiến hạm và 3 WPB trên đường đến Hoàng Sa.
- Ngày 19 tháng 1: có 4 chiến hạm tại vùng Hoàng Sa, 4 tham chiến và 1 trừ bị ở V1DH.
••• Nếu mục tiêu của HQ 4 là chiếc 271 thì sao lại tác xạ luôn cả chiếc 274, như vậy trở ngại khi bắn vào chiếc nào?
••• Không thực tế khi đổ lỗi HQ 16 không quay lại để cấp cứu HQ 10 vì lúc này HQ 16 đang trong tình trạng nguy ngập.
Tuy nhiên lại có sự mâu thuẫn khi cho đây là lỗi của Đại tá Ngạc.
Và đây có thể nói là kết luận xác thực, vô tư và giá trị nhất của Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa.
••• Trong phần nhận xét tổng quát đã cho là “Số chiến hạm hiện diện tại Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974 đủ để duy trì ưu thế trước lực lượng Hải quân của Trung Cộng tại chỗ.”
Không hiểu nhận xét này có quá chủ quan hay không vì theo Cơ quan Tình báo Bộ Quốc phòng HK thì “TC dường như đã cố tình che dấu sức mạnh thực sự của hải quân họ.” (bài phân tích của BQP/HK về hành quân của Hải quân TC trong hải chiến HS tháng 3/1974)
••• Trong mục “Số lượng tác xạ” ghi nhận HQ 10 bắn được 90
viên 76,2 ly. Không rõ số lượng này lấy ra từ đâu khi HQ 10 đã bị chìm?
*******************
Chú thích: Tài liệu này do HQ
Đại úy Lê Khắc Nguyền, Cơ khí trưởng HQ 5 cung cấp (xuất thân từ Hàng hải Thương thuyền, thăng cấp đặc cách
tại mặt trận HQ Thiếu tá).
* khu vực 31: khu vực hành quân do Hành
quân/Lưu động Biển chỉ huy và giám sát tại Vùng 1DH.
** khu vực 32: khu vực hành quân do Hành quân/Lưu động Biển chỉ huy và giám sát
tại Vùng 2DH.
BỔ TÚC
Trong tài liệu của Ủy Ban Nghiên
Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa phổ biến tháng 01/2018 (trang 325) có ba điểm không chính xác:
a.- HQ 4 đổ bộ lên đảo Duy Mộng.
Nhận xét trên sai vì trưa ngày 17/01 HQ 4 đổ bộ 27 Biệt hải lên đảo Cam Tuyền không phải Duy
Mộng.
• Lệnh chỉ thị HQ 4 đổ bộ lên đảo Duy Mộng đã được hủy bỏ không phải ‘vì
lúc này chưa có Trung Cộng
trên đảo’ mà chính vì Hạm trưởng HQ 4 báo cáo ‘lực
lượng đổ bộ của ta quân số ít oi, trong khi quân số TC trú đóng trên đảo ước
lượng chừng 40 người và trên đảo có ánh sáng chứng tỏ lính TC cũng cố vị trí
phòng thủ sẵn sàng chờ lực lượng ta.’
b.- ‘Bảng So Sánh Tình Trạng Khiển Dụng Vũ Khí’
•• Bảng so sánh này có phần thiếu sót về việc không liệt kê các khẩu đại bác 20 ly trên các chiến hạm.
Chẳng hạn HQ 4 có 3 khẩu (trang 302-TTHS
2018), HQ 5 có 2 khẩu, HQ 10 có 4 khẩu (2 khẫu đôi).
•• Ngoài ra phần kết luận
không đề cập đến
trở ngại truyền tin và nêu ra câu hỏi
vì sao
HQ16 không đổ
bộ toán hải kích 20 người
lên đảo Quang Hòa.
c.- Sơ đồ “Hải Trình Các Chiến Hạm Sau Hải Chiến Hoàng Sa”
(trích từ đính kèm
2, trang 309 Hải Sử Tuyển Tập)
Nhận xét kỹ sơ đồ trên sẽ thấy rõ điểm không chính xác là vĩ độ 16°30’ đi ngang qua đảo Hoàng Sa (vị trí 16°32’ – 111°36’) thay vì đúng ra phải đi ngang qua đảo Cam Tuyền (16°30’ – 111°35’). Do vậy sẽ ảnh hưởng đến sự
chính xác của toàn sơ đồ.
No comments:
Post a Comment