LỜI GIỚI THIỆU
Năm 1973 trong một chuyến công du đi từ Saigon đến Tokyo, tôi ngồi bên ông Đại sứ Nguyễn Văn Kiểu (bào huynh của Tổng Thống Thiệu). Ra khỏi Saigon một đổi, Đại sứ Kiểu chỉ tay tôi bảo dưới kia là đảo Hoàng Sa đấy. Tôi nhìn dưới kia chỉ thấy một quần tròn tròn xanh lơ nho nhỏ, không đồ sộ như nước Việt Nam. Dầu sao tôi cũng được biết một chút gì đó của đất nước tôi.
Rồi năm 1975, sau ngày 1 tháng năm, tôi theo chiến hạm HQ 3 * để tỵ nạn cộng sản. Trên đường đi từ Côn Sơn đến Phi Luật Tân, tôi được một thủy thủ chỉ cho tôi biết đây là Trường Sa. Tôi chỉ thấy một hòn đá thấp thấp, nho nhỏ màu đen đen, không có dấu vết gì là một hòn đảo. Dù sao tôi cũng có ý thức về một phần của đất nước tôi.
Bây giờ nghĩ lại, tôi tự thấy rất hãnh diện được biết Hoàng Sa - Trường Sa, cùng lúc được thấy luyến tiếc mảnh đất quê hương này, và một nổi uất hận về một phần lãnh thổ của Việt Nam đã bị sự chiếm đóng, bị xâm lăng trắng trợn của Trung Cộng.
Năm 1973 trong một chuyến công du đi từ Saigon đến Tokyo, tôi ngồi bên ông Đại sứ Nguyễn Văn Kiểu (bào huynh của Tổng Thống Thiệu). Ra khỏi Saigon một đổi, Đại sứ Kiểu chỉ tay tôi bảo dưới kia là đảo Hoàng Sa đấy. Tôi nhìn dưới kia chỉ thấy một quần tròn tròn xanh lơ nho nhỏ, không đồ sộ như nước Việt Nam. Dầu sao tôi cũng được biết một chút gì đó của đất nước tôi.
Rồi năm 1975, sau ngày 1 tháng năm, tôi theo chiến hạm HQ 3 * để tỵ nạn cộng sản. Trên đường đi từ Côn Sơn đến Phi Luật Tân, tôi được một thủy thủ chỉ cho tôi biết đây là Trường Sa. Tôi chỉ thấy một hòn đá thấp thấp, nho nhỏ màu đen đen, không có dấu vết gì là một hòn đảo. Dù sao tôi cũng có ý thức về một phần của đất nước tôi.
Bây giờ nghĩ lại, tôi tự thấy rất hãnh diện được biết Hoàng Sa - Trường Sa, cùng lúc được thấy luyến tiếc mảnh đất quê hương này, và một nổi uất hận về một phần lãnh thổ của Việt Nam đã bị sự chiếm đóng, bị xâm lăng trắng trợn của Trung Cộng.
Hoàng Sa - Trường Sa không được nói tới
nhiều, trước năm 1974. Nhưng từ lúc Trung Cộng dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa
ngày 19 tháng 1, năm 1974, vấn đề Hoàng Sa mới được nổi tiếng nhất là ở Việt
Nam Cộng Hòa. Nổi tiếng vì uất hận bị Trung Cộng ngang nhiên đánh chiếm lãnh
thổ của Việt Nam, nổi tiếng vì một số hải quân VNCH phải hy sinh để bảo vệ
giang san, nổi tiếng vì Chánh quyền VNCH lên tiếng trước thế giới phản đối mạnh
mẽ Trung Cộng xâm lăng. Ngoài sự việc đó, phần lớn dân chúng
và toàn thể chánh quyền cộng sản dường như không hay biết.
Sau 1975 thật sự Hoàng Sa - Trường Sa chỉ trở nên nóng bỏng khi người Việt hải ngoại lên tiếng về sự xâm lăng trắng trợn Việt Nam của Trung Cộng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên trong khi người Việt hải ngoại uất ức gióng lên tiếng nói phản đối Trung Cộng chiếm đóng Hoàng Sa thì nhà cầm quyền Cộng Sản thật là im lặng. Một phần lớn dân chúng ở trong nước, vì bị áp bức bởi chế độ cộng sản hay vì thiếu ý thức, đã không để ý vấn đề này.
Sau 1975 thật sự Hoàng Sa - Trường Sa chỉ trở nên nóng bỏng khi người Việt hải ngoại lên tiếng về sự xâm lăng trắng trợn Việt Nam của Trung Cộng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên trong khi người Việt hải ngoại uất ức gióng lên tiếng nói phản đối Trung Cộng chiếm đóng Hoàng Sa thì nhà cầm quyền Cộng Sản thật là im lặng. Một phần lớn dân chúng ở trong nước, vì bị áp bức bởi chế độ cộng sản hay vì thiếu ý thức, đã không để ý vấn đề này.
Ngày nay, ở hải ngoại, đã có rất nhiều
bài thuyết trình, sách báo, biểu tình, hội luận, v v . . . về Hoàng - Trường Sa. Một số trí thức, sinh
viên học sinh ở trong nước cũng lên tiếng chống Trung Cộng xâm lăng Hoàng-
Trường Sa của Việt Nam. Trước những tài liệu sách báo đã dồi dào về Hoàng Sa -
Trường Sa, tác giả Thềm Sơn Hà hôm nay ghi thêm nữa một quyển sách về đề tài vốn
đã nổi tiếng này. Tác giả nghĩ rằng với một số tài liệu đã tích lũy thêm, một
số ý kiến, nhận định được điều chỉnh, bàn bạc, mới mẽ hơn, nhất là cái nhìn về
sự thật khác hơn một ít những người đã nói. “Sự Thật Hải Chiến Hoàng Sa” do đó đã thành hình.
Thềm Sơn Hà là một sĩ quan hải quân của
Việt Nam Cộng Hoà. anh là một cựu học sinh trường Petrus Ký, Saigon. Trước 1975,
anh đã để ý đến Hoàng Sa. Sau 1975, anh đã để ý nhiều hơn nữa quần đảo Hoàng
Sa. Anh có viết về vấn đề này, đã đăng trên Đồng Nai-Cữu Long. Ngoài việc đi
làm sinh sống, Thềm Sơn Hà để rất nhiều thì giờ để nghiên cứu về trận hải chiến
Hoàng Sa năm 1974.
Trong
Lời Mỡ Đầu tác giả viết “Tôi không là sử gia, tôi không là học giả, tôi không
là nhà khoa bảng. Tôi chỉ có học vấn và tầm hiểu biết vừa đủ để nhận xét phải
trái, để phân biệt đúng sai kèm với quyết tâm và kiên trì tìm ra sự thật. . . để viết lên sự thật về biến cố Hoàng Sa
1974”.
Thật ra thì nhà học giả hay một sử gia không nhất thiết phải là một nhà khoa bảng. Có bằng cấp cao như tiến sĩ, tiến sĩ đệ tam cấp hay cao hoc cũng không nhất thiết phải trở nên một sử gia hay một học giả. Nắm vững đề tài (coi như một giả thiết đứng đắn), sưu tầm tài liệu kỹ càng, nghiên cứu sự kiện chính chắn, nhận định sâu sắc, phán xét phân minh, để viết ra và sản xuất một bản văn tường trình rõ ràng khúc chiết thì đã có điều kiện làm học giả rồi.
Nếu nhắm vào một sự kiện lịch sử thì có thể cho là một người biên soạn sử gia được. Thềm Sơn Hà có thể xem như đã thoả mãn một đọc giả, hay một người biên soạn lịch sử.
Thật ra thì nhà học giả hay một sử gia không nhất thiết phải là một nhà khoa bảng. Có bằng cấp cao như tiến sĩ, tiến sĩ đệ tam cấp hay cao hoc cũng không nhất thiết phải trở nên một sử gia hay một học giả. Nắm vững đề tài (coi như một giả thiết đứng đắn), sưu tầm tài liệu kỹ càng, nghiên cứu sự kiện chính chắn, nhận định sâu sắc, phán xét phân minh, để viết ra và sản xuất một bản văn tường trình rõ ràng khúc chiết thì đã có điều kiện làm học giả rồi.
Nếu nhắm vào một sự kiện lịch sử thì có thể cho là một người biên soạn sử gia được. Thềm Sơn Hà có thể xem như đã thoả mãn một đọc giả, hay một người biên soạn lịch sử.
Thềm Sơn Hà đã “quyết tâm và kiên trì” tìm
ra sự thật, sự thật về biến cố Hoàng Sa. Sự thật đó là tìm ra những tài liệu,
những dữ kiện, những hình ảnh, những thư từ, nghị định,. . . tất cả đã được
chứng thực chứ không phải nghe thấy, hay đồn đãi. Hình ảnh và hoạ đồ, tờ trình
về quần đảo Hoàng Sa (chương Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1950 đến 20 tháng 1
năm 1974), về các chiến hạm và các phi cơ của Việt Nam cũng như của Trung Cộng
(các chương Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo, Lực Lượng VNCH, Lực Lượng Trung Cộng, . . .),
phúc trình Hạm trưởng, tường trình ủy khúc và tất cả danh sách của những người
đã hy sinh cho đất nước (trong trận chiến). Tài liệu của Bộ Lục Quân Hoa Kỳ,
tài liệu dựa trên báo cáo của ông Gerald E. Kosh, góp ý của niên trưởng Nguyễn
Hải (k.10/SQHQ/NT) mô tả Trung Cộng tấn công Quần Đảo Hoàng Sa tháng 1 năm
1974. Phản kháng của Tổng Thống và ngoại giao Việt Nam Cộng Hoà, phản ứng của
Tổng Thống Hoa Kỳ (Nixon), những thơ từ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ liên hệ tới vấn
đề Hoàng Sa đã được phơi bày đầy đủ.
Xem như tài liệu xác thực, có thể là dồi
dào, cập nhật nhất đến giờ phút nầy. Ngày sau còn có khám phá gì mới không
chúng ta không biết. Tạm thời chúng ta chấp nhận sự thật đến phút này về trận
chiến Hoàng Sa. Dựa trên sự thật đó, Thềm Sơn Hà có những nhận xét, ý kiến hay
cắt nghĩa về một số sự việc. Trong “Âm mưu và kế hoạch cưỡng chiếm Hoàng Sa
tháng 1- 1974 của Trung Cộng” theo Thềm Sơn Hà khởi đầu bằng bản tuyên cố ngày
11 tháng 1-1974 của Bộ Ngoại Giao TC cáo buộc VNCH “…đặt hơn 10 đảo thuộc quần
đảo Nam Sa (Nanshan Islands) của Trung Hoa (TH) dưới quyền quản trị của tỉnh
Phước Tuy . . .” Thật ra đây là cái cớ chớ không phải là nguyên nhân đúng nghĩa
để đánh chiếm Hoàng Sa. Những nguyên nhân đã được Thềm Sơn Hà ghi nhận.
Lý do Trung Cộng chiếm Hoàng Sa là: (1) nguồn tài nguyên hải sản và phốt phát”, (2) triễn vọng về dầu hoả, (3) vị trí chiến lược và gia tăng hoạt động của hải quân Nga Sô trong vùng Biển Đông và Ấn Độ Dương), (4) bất hoà giữa Nga-Trung Cộng, gia tăng ảnh hưởng của Nga đối với Cộng Sản Bắc Việt, (5) tranh chấp nội bộ Trung Cộng, (6) hoạt động củng cố chủ quyền về phía VNCH, (7) thái độ của Hoa Kỳ, (8) lực lượng phòng thủ Đảo Hoàng Sa. Cũng theo Thềm Sơn Hà “có nhiều nguyên do đã đưa TC đến quyết định chiếm đoạt HS, trong đó có lẽ hai nguyên nhân chính yếu nhất là thái độ của Hoa Kỳ và sự thiếu quan tâm trong việc phòng thủ nhóm Nguyệt Thiềm thuộc quần đảo Hoàng Sa của chánh phủ VNCH”. Nói đúng ra thì tất cả những nguyên nhân này cũng chỉ là những nguyên nhân gần mà thôi. Nguyên nhân xa (và có thể sâu xa nhất) là khuynh hướng truyền thống muôn thuở muốn bành trướng, chiếm đoạt tất cả các xứ xung quanh của Trung Cộng, hay có thể chiếm đoạt cả thế giới loài người (theo chữ Trung Hoa là trung tâm của thế giới, là điểm ngự trị của tất cả mọi người).
Theo Trung Cộng một nước nhỏ như Việt Nam ở bên cạnh, thì chỉ được coi như một thuôc địa, một nước phụ dung của Đại Hán. Từ đời Tần đến các đời Hán, Đường, Minh, Thanh. và Dân Quốc (như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, cho đến Giang Trạch Dân . . .) không lúc nào Trung Cộng từ bỏ mặc cảm tự tôn, coi thường nước nhỏ, muốn nuốt trọn Việt Nam.
Lý do Trung Cộng chiếm Hoàng Sa là: (1) nguồn tài nguyên hải sản và phốt phát”, (2) triễn vọng về dầu hoả, (3) vị trí chiến lược và gia tăng hoạt động của hải quân Nga Sô trong vùng Biển Đông và Ấn Độ Dương), (4) bất hoà giữa Nga-Trung Cộng, gia tăng ảnh hưởng của Nga đối với Cộng Sản Bắc Việt, (5) tranh chấp nội bộ Trung Cộng, (6) hoạt động củng cố chủ quyền về phía VNCH, (7) thái độ của Hoa Kỳ, (8) lực lượng phòng thủ Đảo Hoàng Sa. Cũng theo Thềm Sơn Hà “có nhiều nguyên do đã đưa TC đến quyết định chiếm đoạt HS, trong đó có lẽ hai nguyên nhân chính yếu nhất là thái độ của Hoa Kỳ và sự thiếu quan tâm trong việc phòng thủ nhóm Nguyệt Thiềm thuộc quần đảo Hoàng Sa của chánh phủ VNCH”. Nói đúng ra thì tất cả những nguyên nhân này cũng chỉ là những nguyên nhân gần mà thôi. Nguyên nhân xa (và có thể sâu xa nhất) là khuynh hướng truyền thống muôn thuở muốn bành trướng, chiếm đoạt tất cả các xứ xung quanh của Trung Cộng, hay có thể chiếm đoạt cả thế giới loài người (theo chữ Trung Hoa là trung tâm của thế giới, là điểm ngự trị của tất cả mọi người).
Theo Trung Cộng một nước nhỏ như Việt Nam ở bên cạnh, thì chỉ được coi như một thuôc địa, một nước phụ dung của Đại Hán. Từ đời Tần đến các đời Hán, Đường, Minh, Thanh. và Dân Quốc (như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, cho đến Giang Trạch Dân . . .) không lúc nào Trung Cộng từ bỏ mặc cảm tự tôn, coi thường nước nhỏ, muốn nuốt trọn Việt Nam.
Thềm Sơn Hà giữ thái độ lịch sự, giữ
tính cách khách quan, khoa học, không tuyên truyền, không cổ võ chống cộng sản
Trung Cộng, không để xúc cảm bộc lộ, không chen vào tình cảm cá nhân. Trong lời
mở đầu tác giả viết “Dựa trên một số tài liệu mật về phía Hoa Kỳ, bài phỏng vấn
và sách viết về trận hải chiến Hoàng Sa đã tìm được, đã đăng tải và đã phát
hành từ trước cũng như gần đây, tác giả hy vọng sẽ trình bày một phần sự thật
về lý do tại sao chúng ta mất Hoàng Sa.” Tuy nhiên tác giả cũng dành được chút xúc động nghĩ đến những đồng môn,
những chiến sĩ hải quân đã hy sinh trong trận chiến. “Mặc dù các tài liệu liên
quan đến trận hải chiến Hoàng Sa cho đến nay vẫn còn nhiều mâu thuẩn, nhưng có
một sự thật không thể chối cãi được là trong trận hải chiến này, tất cả các
chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hoà trên các chiến hạm tham chiến đã chiến đấu
một cách anh dũng và can trường trước kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng.”
Một thứ tình cảm không thể thiếu được, dù ở lịch sử khoa học khách quan , ở một con người nhân bản, tự do, yêu nước.
Một thứ tình cảm không thể thiếu được, dù ở lịch sử khoa học khách quan , ở một con người nhân bản, tự do, yêu nước.
Thương thay! Và tiếc thay một con người
trong hoàn cảnh bị thời thế không thuận tiện để làm lợi cho tổ quốc, cho quê
hương xứ sở và cho bạn bè.
Nguyễn Thanh Liêm, Ph.D
Cựu Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa *Tuần dương hạm Trần Nhật Duật – HQ 3
_______________________________________________________
- Giáo Sư Phạm Cao Dương đã có lời khuyến khích qua email trong tháng 7 năm 2011 sau khi đọc qua bài “Kế hoạch cưỡng chiếm Hoàng Sa tháng 1 năm 1974 của Trung Cộng”
- Cố HQ Thiếu Tá Nguyễn Hải (khóa 10/SQHQ/NT) vị Sĩ Quan Đại Đội Trưởng khóa 17/SVSQ/HQ/NT đã tận tâm và ân cần duyệt sửa bài dịch “Trung Cộng đổ bộ tấn công quần đảo Hoàng Sa tháng 1 năm 1974” cũng như đã góp ý trong một số bài tôi đã viết.
Và xin chân thành gởi lời cám ơn đến các bạn đồng khoá:
- HQ Đại Úy Lê Văn Thự với bài “Trận hải
chiến Hoàng Sa và nước mắt của vị Tư Lịnh Hải Quân.”
- HQ Đại Úy La Thành Danh qua bài dịch “Hải chiến Tây Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974.”
- HQ Đại Úy Bùi Văn Tẩu đã nhiệt tình đến tận thư viện Lục Quân Hoa Kỳ lấy ra tài liệu “Trung Cộng đổ bộ tấn công quần đảo Hoàng Sa tháng 1 năm 1974.”
- HQ Đại Úy Trương Thanh Việt ở Úc đã sốt sắng phổ biến tất cả các bài viết của tôi lên trang web www.hqvnch.net do anh phụ trách.
- Phu nhân cố HQ Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí và 2 cháu Nguyễn Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thanh Triết đã ưu ái trao tôi vài tài liệu qúy giá về Trí Voi, bạn cùng khoá 17/SQHQ/NT (hay khóa Đệ Nhị Hải Sư).
- HQ Trung Úy Hà Đăng Ngân (khóa 8/OCS) đã sốt sắng chấp thuận lời đề nghị của tôi để nặn óc viết lại những gì anh còn nhớ qua bài “Hoàng Sa và HQ 10.”
Kính thưa qúy vị,
Trận hải chiến khốc liệt xảy ra trong lịch sử cận đại 41 năm về trước giữa Hải quân VNCH và Hải Quân TC đã đưa đến kết quả là toàn thể quần đảo Hoàng Sa mất vào tay Trung Cộng.
Trận hải chiến này, theo tôi nghĩ không thuộc riêng về hải sử hay quân sử của Quân Lực/VNCH mà phải thuộc về một trong các trang sử chống giặc ngoại xâm truyền kiếp Trung Hoa.
Tuy nhiên tầm mức quan trọng của trang sử này cho đến nay vẫn chưa được giải bày một cách rành mạch và hợp lý.
Đã có quá nhiều bài và sách viết về trận hải chiến này. Công tâm mà nhận xét, phần lớn đều dựa vào trí nhớ, thiếu dữ kiện chính xác và đôi khi có tính cách đề cao cá nhân. Do vậy đã tạo nên sự mâu thuẫn, gây khó khăn cho những ai muốn tìm ra sự thật.
Theo tôi, viết về lịch sử phải dựa và đối chiếu vào những tài liệu thật và đáng tin cậy và người viết phải có can đảm đưa ra nhận xét đôi khi đi ngược lại đa số. Tôi vẫn nghĩ chúng ta, những người đang sống, đang hưởng và đang học hỏi những điều tự do căn bản của con người trên một quốc gia có thể nói là tự do nhất thế giới, chúng ta nên tôn trọng sự thật.
Và điều khó khăn nhất để viết lên sự thật hải chiến Hoàng Sa là phải tìm ra các tài liệu đã được lưu trữ tại BTL/V1DH, BTL/HQ hoặc Bộ Tổng Tham Mưu/QLVNCH trước năm 1975.
Thực tế, như chúng ta cũng biết là các tài liệu này đang nằm trong tay nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam vì vậy chỉ còn cách duy nhất là tìm nguồn tài liệu từ phiá Hoa Kỳ.
Do vậy trong suốt 9 năm qua tôi đã liên tục yêu cầu các cơ quan thuộc chánh phủ Hoa Kỳ cung cấp tài liệu dựa trên đạo luật FOIA (Freedom of Information Act- Quyền tự do được cung cấp tài liệu).
Tôi không có tánh kiên nhẫn, đôi lúc nản lòng muốn bỏ cuộc vì hầu hết các yêu cầu cung cấp tài liệu của tôi đều nhận được câu trả lời KHÔNG ngay từ ban đầu … tôi phải khiếu nại và họ có rất nhiều lý do để trì hoãn … và tôi phải liên lạc thường xuyên để thúc hối.
Những năm sau đó với sự leo thang chiến tranh, Hoa Kỳ ồ ạt đổ quân vào miền Nam Việt Nam, chiến dịch Market Time do Hải quân Hoa Kỳ chủ xướng, sử dụng chiến hạm và phi cơ thuộc Đệ thất Hạm đội ngày đêm canh phòng bờ biển từ vĩ tuyến 17 trở xuống, ngăn ngừa và phát hiện tàu chuyên chở vũ khí và đồ tiếp vận từ miền Bắc xâm nhập miền Nam đã làm cho chúng chùng bước.
An tâm có Hoa Kỳ canh phòng Hoàng Sa, quân lực Việt Nam Cộng Hòa dồn mọi nỗ lực phòng thủ nội địa, mỗi 3 tháng gởi tàu ra Hoàng Sa thay quân một lần.
2.- Sự thật là sau khi ký hiệp định Paris 1973, Hoa Kỳ rút quân khỏi miền Nam, cải thiện bang giao với Trung Cộng đã là cơ hội hiếm qúy để chúng soạn thảo kế hoạch cưỡng chiếm Hoàng Sa, sau một thời gian điều nghiên về tình trạng đồn trú và định kỳ thay quân trên đảo Hoàng Sa của quân đội VNCH.
Chúng đã thực hiện công tác thao dượt hành quân đổ bộ phối hợp giữa tàu đánh cá và lực lượng Bộ binh khoảng vài tháng trước khi thi hành kế hoạch cưỡng chiếm HS.
Hiển nhiên là nếu HQ 16 không ra Hoàng Sa, chúng ta vẫn mất Hoàng Sa. Trận hải chiến sẽ không xảy ra. Hoa Kỳ cần gì phải dàn xếp để đưa Gerald Kosh ra ngoài ấy! Đây không phải là thỏa hiệp hoặc âm mưu của Hoa Kỳ, mà chỉ là chuyện kiên nhẫn chờ thời của Trung Cộng.
3.- Sự thật là chính Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lịnh Quân đoàn 1 đã yêu cầu gởi toán Công Binh ra Hoàng Sa để nghiên cứu sự khả thi xây phi đạo trên đảo. Và Trưởng phòng 3 Bộ Tư Lịnh Quân đoàn 1 đã liên lạc tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Đà Nẵng cử người tháp tùng.
Viên chức người Mỹ Gerald Kosh tình nguyện đi theo chỉ để xem đảo, ông ấy là một tai nạn của không gian và thời gian.
4.- Sự thật là trong ngày 18-01 căm phẫn trước hành động ngang ngược của kẻ thù, Hạm Trưởng HQ 16 đã yêu cầu được tác xạ trước mũi tàu đánh cá ngụy trang số 407, nhưng không được chấp thuận.
5.- Sự thật là trong sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974 đã có sự can dự của Phủ Tổng Thống, của Tư Lịnh Hải Quân, đã có những đối đáp giữa Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại TL/V1DH và Đại Tá Ngạc Chỉ Huy Trưởng mặt trận và đã có cuộc điện đàm giữa Đô Đốc Thoại và Tổng Thống Thiệu trước khi ông ra lịnh cho các chiến hạm khai hỏa lên đảo vào lúc 08:52H.
Và đã xác nhận là chính Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy TMT/HQ là người đã ra lịnh khai hỏa vào chiến hạm Trung Cộng lúc 09:27H.
Ngoài ra còn rất nhiều diễn tiến khác cho đến sáng ngày 20-01 trong đó có một số hoạt động của 3 chiến hạm tăng phái là hộ tống hạm Chí Linh HQ 11 và 3 Tuần Duyên đĩnh WPB là HQ 709, HQ 711 và HQ 723.
6.- Sự thật là sáng ngày 21 tháng 1 năm 1974, Đại Sứ Martin đã nghe tin Tổng Thống Thiệu ra lịnh Không quân oanh tạc lực lượng Trung Cộng ở Hoàng Sa, nhưng theo Đại Sứ Martin lịnh này đã được ngưng lại.
7.- Sự thật là không chỉ F-5A mà vài loại phi cơ khác của Không quân VNCH như A-1, AC-119, A-37 … vẫn có khả năng tham chiến ở Hoàng Sa. Yêu cầu cung cấp không yểm đã được Sư Đoàn 1 Không Quân chấp thuận.
Trước giờ khai hỏa TTHQ/V1DH đã cung cấp cho Đại Tá Ngạc tần số để liên lạc với các phi công.
9.- Và có một sự thật không thể chối cãi được là trong trận hải chiến lịch sử này, dù phải chiến đấu trong tình thế bất cân xứng, tất cả các chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa (HQ/VNCH) trên các chiến hạm tham chiến đã chiến đấu một cách anh dũng và can trường trước kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng.
Kính thưa qúy vị,
Ngoài ra trong quyển sách này, với các tài liệu nhận được gần đây, tôi đã cập nhật hóa và đã viết lại các bài đã được phổ biến trên www.hqvnch.net. Tôi đã chứng minh sự thật qua các bài viết :
- Bài “Hộ tống hạm Nhựt Tảo-HQ 10 đi vào lịch sử”, tôi chứng minh là sau khi Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà tử trận trên đài chỉ huy, chính Hạm Phó, HQ Đại úy Nguyễn Thành Trí đã điều khiển HQ 10 đâm vào chiếc trục lôi hạm 389 của Trung Cộng.
- Bài “Lực lượng Trung Cộng trong biến cố Hoàng Sa” phổ biến vào tháng 8/2007, tôi chứng minh là khẩu đại bác trước mũi Kronstadt 271 và 274 cỡ 85 ly (không phải là 100 ly như tất cả bài viết, sách báo trước đó đã viết) và đã trình bày đầy đủ thành phần Hải, Lục Không quân TC tham dự cũng như xác nhận sự hiện diện của phi tiễn đĩnh Komar.
-Trong bài “Kế hoạch cưỡng chiếm Hoàng Sa tháng 1-1974 của Trung Cộng”, tôi đã vạch rõ là nếu HQ 16 không ra Hoàng Sa thì Trung Cộng vẫn âm thầm chiếm đoạt Hoàng Sa.
Chánh phủ VNCH đã không tiên liệu được âm mưu thâm độc của chúng để kịp thời đối phó.
-Trong bài “Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu và hải chiến Hoàng Sa 19/01/1974”, tôi đã chứng minh là Đô Đốc Thoại trước khi ra lịnh đổ quân lên đảo Quang Hòa Đô Đốc Thoại đã nói chuyện với một vị Đại Tá trong Dinh Độc Lập và trước khi ra lệnh khai hỏa lên đảo đã có cuộc điện đàm giữa Tổng Thống Thiệu và Đô Đốc Thoại.
- Bài dịch “Lực lượng Trung Cộng đổ bộ tấn công quần đảo Hoàng Sa tháng 1 năm 1974” đã chứng minh một cách hùng hồn âm mưu của Trung Cộng khoảng vài tháng trước khi xảy ra trận hải chiến.
- trong văn thư trao đổi giữa Tổng Thống Thiệu và Tổng Thống Nixon đã tiết lộ lý do tại sao Tổng Thống Nixon không trả lời Tổng Thống Thiệu bằng văn thư mà lại qua lời diễn đạt của Đại Sứ Martin.
Và từ các tài liệu này, tôi đã thực hiện bản đồ toàn vùng Biển Đông, bản đồ Trường Sa, Hoàng Sa với đầy đủ địa danh bằng Việt ngữ và Anh ngữ đang có trưng bày trong hội trường.
Ngoài ra, tôi đã liên lạc với một số nhân chứng thật của trận hải chiến để khuyến khích viết bài mới hoặc sửa đổi một vài chi tiết bài đã viết để tái phổ biến trên www.hqvnch.net.
Kính thưa qúy vị,
Tất cả tâm huyết của tôi khi cho ra đời quyển sách này là chỉ mong muốn trang sử Hoàng Sa sẽ được viết lên một cách trung thực và bài học chính yếu được rút ra từ trang sử này sẽ công nhận sự sai lầm của Thủ Tướng Cộng Sản miền Bắc Phạm văn Đồng, trong năm 1958, vì lợi ích của đảng và của chế độ, qua văn thư đã mù quáng công nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Cộng.
Trong khi đó, chánh quyền VNCH qua bao năm tháng chểng mảng trong việc phòng thủ các hải đảo thuộc nhóm Nguyệt Thiềm và khi giặc đến nhà lại không tìm phương cách hữu hiệu để đối phó đã mang đến hậu quả là kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng đã chiếm trọn vẹn quần đảo Hoàng Sa kể từ ngày 20 tháng 1-1974, sau trận hải chiến bi hùng và khốc liệt ngày 19 tháng 1 năm 1974.
Và với sự thật đã được trình bày, tôi hy vọng: “… những thế hệ sau này, cách đây 100 năm, 200 năm, 300 năm … họ biết rằng là, đất nước của mình lúc nào cũng bị một cái áp lực từ phương Bắc, nó muốn chiếm đất, nó muốn chiếm biển, nó muốn chiếm hải đảo của mình, thành ra phải học hỏi những bài học đó, học hỏi những khuyết điểm của quá khứ, để bảo vệ bờ cõi hiệu quả hơn trong tương lai.”
Hy vọng quyển sách này sẽ là một viên gạch khởi đầu để các nhà học giả có thể dựa vào phần nào để hoàn thành một trang sử đầy đủ về trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa.
Xin trân trọng cám ơn qúy vị đã lắng nghe.
Nguyễn Thanh Liêm, Ph.D
Cựu Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa *Tuần dương hạm Trần Nhật Duật – HQ 3
_______________________________________________________
Bài nói chuyện trong ngày ra mắt sách “SỰ THẬT HẢI CHIẾN HOÀNG
SA 19 THÁNG 1 NĂM 1974” của tác giả Thềm Sơn Hà.
**********
Kính thưa qúy vị,
Trước khi trình bày, tôi xin trân trọng kính gởi những lời cám ơn chân thành đến những người đã giúp tôi hoàn tất quyển sách này trong đó có :
- Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm (Cựu Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng
Hoà) người Thầy khả kính ngày xưa ở trường Trung
học Pétrus
Trương Vĩnh Ký khi tôi mới
bắt đầu học năm Đệ Thất đã ưu ái viết “Lời Giới Thiệu” và đã nhiệt tình đăng
hai bài về Hoàng Sa của tôi trong đặc san Đồng Nai-Cửu Long do Thầy chủ trương. Kính thưa qúy vị,
Trước khi trình bày, tôi xin trân trọng kính gởi những lời cám ơn chân thành đến những người đã giúp tôi hoàn tất quyển sách này trong đó có :
- Giáo Sư Phạm Cao Dương đã có lời khuyến khích qua email trong tháng 7 năm 2011 sau khi đọc qua bài “Kế hoạch cưỡng chiếm Hoàng Sa tháng 1 năm 1974 của Trung Cộng”
- Cố HQ Thiếu Tá Nguyễn Hải (khóa 10/SQHQ/NT) vị Sĩ Quan Đại Đội Trưởng khóa 17/SVSQ/HQ/NT đã tận tâm và ân cần duyệt sửa bài dịch “Trung Cộng đổ bộ tấn công quần đảo Hoàng Sa tháng 1 năm 1974” cũng như đã góp ý trong một số bài tôi đã viết.
Và xin chân thành gởi lời cám ơn đến các bạn đồng khoá:
- HQ Đại Úy La Thành Danh qua bài dịch “Hải chiến Tây Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974.”
- HQ Đại Úy Bùi Văn Tẩu đã nhiệt tình đến tận thư viện Lục Quân Hoa Kỳ lấy ra tài liệu “Trung Cộng đổ bộ tấn công quần đảo Hoàng Sa tháng 1 năm 1974.”
- HQ Đại Úy Trương Thanh Việt ở Úc đã sốt sắng phổ biến tất cả các bài viết của tôi lên trang web www.hqvnch.net do anh phụ trách.
- Phu nhân cố HQ Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí và 2 cháu Nguyễn Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thanh Triết đã ưu ái trao tôi vài tài liệu qúy giá về Trí Voi, bạn cùng khoá 17/SQHQ/NT (hay khóa Đệ Nhị Hải Sư).
Xin gởi lời cám ơn nhiệt tình của các
chiến hữu trực tiếp tham dự trận hải chiến Hoàng Sa đã đóng góp các bài viết
giá trị và trung thực vào trang sử Hoàng Sa:
- HQ Trung Úy Trương Văn Liêm (khóa 1/OCS)
đã lắng nghe lời đề nghị cuả tôi, tu chỉnh và tái phổ biến bài viết “Tuần dương
hạm Trần Bình Trọng HQ 5 và Hoàng Sa 19 tháng 1 năm 1974”, ngoài ra Trung Úy
Liêm đã giúp tôi xác định một vài chi tiết trong nhật ký hành quân của
TTHQ/BTL/HQ cũng như qua những lần tiếp xúc đã giúp tôi thêm nghị lực để viết
lên sự thật về hải chiến Hoàng Sa. - HQ Trung Úy Hà Đăng Ngân (khóa 8/OCS) đã sốt sắng chấp thuận lời đề nghị của tôi để nặn óc viết lại những gì anh còn nhớ qua bài “Hoàng Sa và HQ 10.”
Ngoài ra xin cám ơn thân hữu Trương
Văn Quang ở Úc đã cho phép tôi sử dụng tài liệu và hình ảnh do anh sưu tầm cũng
như là người ngay từ đầu cùng với HQ Đại Úy Đào Dân (k.18/SQHQ/NT, tác giả bài
“Tuần Dương Hạm HQ 16 và trận hải chiến Hoàng Sa” và HQ Trung Úy Nguyễn Ngọc Bạch
(khóa 6/OCS) đã khuyến khích tôi hoàn tất quyển sách này.
Những lời sau cùng xin được dành cho
người vợ đã có lần lấy hết can đảm tìm lối dẫn đường từ tỉnh Hậu Nghĩa, vuợt
ngang sông Vàm Cỏ Đông, đột ngột đến thăm chồng tại tiền đồn biên giới Trà Cú
chỉ cách Mõ Vẹt hơn 10 km, nơi đồn trú của Giang đoàn 53 Tuần Thám, cũng như
hơn 40 năm qua đã hết lòng lo lắng và chăm sóc cho chồng, con.Kính thưa qúy vị,
Trận hải chiến khốc liệt xảy ra trong lịch sử cận đại 41 năm về trước giữa Hải quân VNCH và Hải Quân TC đã đưa đến kết quả là toàn thể quần đảo Hoàng Sa mất vào tay Trung Cộng.
Trận hải chiến này, theo tôi nghĩ không thuộc riêng về hải sử hay quân sử của Quân Lực/VNCH mà phải thuộc về một trong các trang sử chống giặc ngoại xâm truyền kiếp Trung Hoa.
Tuy nhiên tầm mức quan trọng của trang sử này cho đến nay vẫn chưa được giải bày một cách rành mạch và hợp lý.
Đã có quá nhiều bài và sách viết về trận hải chiến này. Công tâm mà nhận xét, phần lớn đều dựa vào trí nhớ, thiếu dữ kiện chính xác và đôi khi có tính cách đề cao cá nhân. Do vậy đã tạo nên sự mâu thuẫn, gây khó khăn cho những ai muốn tìm ra sự thật.
Theo tôi, viết về lịch sử phải dựa và đối chiếu vào những tài liệu thật và đáng tin cậy và người viết phải có can đảm đưa ra nhận xét đôi khi đi ngược lại đa số. Tôi vẫn nghĩ chúng ta, những người đang sống, đang hưởng và đang học hỏi những điều tự do căn bản của con người trên một quốc gia có thể nói là tự do nhất thế giới, chúng ta nên tôn trọng sự thật.
Và điều khó khăn nhất để viết lên sự thật hải chiến Hoàng Sa là phải tìm ra các tài liệu đã được lưu trữ tại BTL/V1DH, BTL/HQ hoặc Bộ Tổng Tham Mưu/QLVNCH trước năm 1975.
Thực tế, như chúng ta cũng biết là các tài liệu này đang nằm trong tay nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam vì vậy chỉ còn cách duy nhất là tìm nguồn tài liệu từ phiá Hoa Kỳ.
Do vậy trong suốt 9 năm qua tôi đã liên tục yêu cầu các cơ quan thuộc chánh phủ Hoa Kỳ cung cấp tài liệu dựa trên đạo luật FOIA (Freedom of Information Act- Quyền tự do được cung cấp tài liệu).
Tôi không có tánh kiên nhẫn, đôi lúc nản lòng muốn bỏ cuộc vì hầu hết các yêu cầu cung cấp tài liệu của tôi đều nhận được câu trả lời KHÔNG ngay từ ban đầu … tôi phải khiếu nại và họ có rất nhiều lý do để trì hoãn … và tôi phải liên lạc thường xuyên để thúc hối.
Kính thưa qúy vị,
Qua sự kiên nhẫn và với quyết tâm tìm ra sự thật hải chiến Hoàng Sa, tôi đã sưu tầm được rất nhiều tài liệu từ các cơ quan thuộc chánh phủ HK trong đó có:
- Tài liệu của CIA ghi nhận các biến cố quan trọng trong vùng biển Đông từ năm 1956 đến 1974.
- Hồ sơ Đại Sứ Martin qua các văn thư trao đổi giữa Đại Sứ Martin và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ
- Bộ Lục Quân Hoa Kỳ với tài liệu Trung Cộng đổ bộ tấn công quần đảo Hoàng Sa ngày 20 tháng 1 năm 1974.
- Bộ Ngoại Giao HK với tài liệu trong Foreign Relations từ năm 1950, văn thư nội bộ năm 1956 xác định không can dự trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, các bài phân tích và nhận định , văn thư trao đổi giữa các Tòa Đại Sứ và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, văn thư TT Thiệu gởi TT Nixon và văn thư TT Nixon trả lời TT Thiệu
- Hải Quân Hoa Kỳ với công điện xác nhận ngày giờ các chiến hạm và phi cơ Hoa Kỳ nhận được lịnh tránh xa khu vực Hoàng Sa, các bài phân tích lý do tại sao Đệ Thất Hạm Đội không nên can dự, bài so sánh lực lượng và phân tích khả năng Hải, Không Quân VNCH và TC khi có đụng độ ở Trường Sa
Và tôi đã viết ra một số bài liên quan tùy theo thứ tự thời gian mà tôi nhận các tài liệu này phổ biến trên website: www.hqvnch.net
Kính thưa qúy vị
Tháng 6 năm 2012, tôi nhận một tài liệu rất quan trọng từ Trung tâm Hải sử Hoa Kỳ. Đó là bài phỏng vấn Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trong tháng 9-1975, chỉ khoảng vài tháng sau khi ông định cư tại Mỹ.
Và tiếp theo, khoảng 5 tháng về trước, sau gần 9 năm chờ đợi, trong tập tài liệu nhận được từ Bộ Quốc Phòng HK, tôi không ngờ có bản phiên dịch từ Nhật ký hành quân của Trung Tâm Hành Quân Bộ Tư Lịnh Hải Quân ghi nhận tất cả diễn tiến thực sự từ ngày 15 tháng 1 cho đến ngày 20 tháng 1 năm 1974.
Từ hai tài liệu trên, tôi đã quyết định tu chỉnh các bài tôi đã viết để hoàn thành quyển sách với tựa đế “SỰ THẬT HẢI CHIẾN HOÀNG SA NGÀY 19 THÁNG 1 NĂM 1974.”
Kính thưa Qúy vị,
1.- Sự
thật hiển nhiên là Trung Cộng đã ôm ấp tham vọng thôn tính Hoàng Sa ngay từ khi
chúng củng cố cơ sở trên đảo Phú Lâm trong năm 1956 và tiếp theo vào năm 1959. Qua sự kiên nhẫn và với quyết tâm tìm ra sự thật hải chiến Hoàng Sa, tôi đã sưu tầm được rất nhiều tài liệu từ các cơ quan thuộc chánh phủ HK trong đó có:
- Tài liệu của CIA ghi nhận các biến cố quan trọng trong vùng biển Đông từ năm 1956 đến 1974.
- Hồ sơ Đại Sứ Martin qua các văn thư trao đổi giữa Đại Sứ Martin và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ
- Bộ Lục Quân Hoa Kỳ với tài liệu Trung Cộng đổ bộ tấn công quần đảo Hoàng Sa ngày 20 tháng 1 năm 1974.
- Bộ Ngoại Giao HK với tài liệu trong Foreign Relations từ năm 1950, văn thư nội bộ năm 1956 xác định không can dự trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, các bài phân tích và nhận định , văn thư trao đổi giữa các Tòa Đại Sứ và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, văn thư TT Thiệu gởi TT Nixon và văn thư TT Nixon trả lời TT Thiệu
- Hải Quân Hoa Kỳ với công điện xác nhận ngày giờ các chiến hạm và phi cơ Hoa Kỳ nhận được lịnh tránh xa khu vực Hoàng Sa, các bài phân tích lý do tại sao Đệ Thất Hạm Đội không nên can dự, bài so sánh lực lượng và phân tích khả năng Hải, Không Quân VNCH và TC khi có đụng độ ở Trường Sa
Và tôi đã viết ra một số bài liên quan tùy theo thứ tự thời gian mà tôi nhận các tài liệu này phổ biến trên website: www.hqvnch.net
Kính thưa qúy vị
Tháng 6 năm 2012, tôi nhận một tài liệu rất quan trọng từ Trung tâm Hải sử Hoa Kỳ. Đó là bài phỏng vấn Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trong tháng 9-1975, chỉ khoảng vài tháng sau khi ông định cư tại Mỹ.
Và tiếp theo, khoảng 5 tháng về trước, sau gần 9 năm chờ đợi, trong tập tài liệu nhận được từ Bộ Quốc Phòng HK, tôi không ngờ có bản phiên dịch từ Nhật ký hành quân của Trung Tâm Hành Quân Bộ Tư Lịnh Hải Quân ghi nhận tất cả diễn tiến thực sự từ ngày 15 tháng 1 cho đến ngày 20 tháng 1 năm 1974.
Từ hai tài liệu trên, tôi đã quyết định tu chỉnh các bài tôi đã viết để hoàn thành quyển sách với tựa đế “SỰ THẬT HẢI CHIẾN HOÀNG SA NGÀY 19 THÁNG 1 NĂM 1974.”
Kính thưa Qúy vị,
Những năm sau đó với sự leo thang chiến tranh, Hoa Kỳ ồ ạt đổ quân vào miền Nam Việt Nam, chiến dịch Market Time do Hải quân Hoa Kỳ chủ xướng, sử dụng chiến hạm và phi cơ thuộc Đệ thất Hạm đội ngày đêm canh phòng bờ biển từ vĩ tuyến 17 trở xuống, ngăn ngừa và phát hiện tàu chuyên chở vũ khí và đồ tiếp vận từ miền Bắc xâm nhập miền Nam đã làm cho chúng chùng bước.
An tâm có Hoa Kỳ canh phòng Hoàng Sa, quân lực Việt Nam Cộng Hòa dồn mọi nỗ lực phòng thủ nội địa, mỗi 3 tháng gởi tàu ra Hoàng Sa thay quân một lần.
2.- Sự thật là sau khi ký hiệp định Paris 1973, Hoa Kỳ rút quân khỏi miền Nam, cải thiện bang giao với Trung Cộng đã là cơ hội hiếm qúy để chúng soạn thảo kế hoạch cưỡng chiếm Hoàng Sa, sau một thời gian điều nghiên về tình trạng đồn trú và định kỳ thay quân trên đảo Hoàng Sa của quân đội VNCH.
Chúng đã thực hiện công tác thao dượt hành quân đổ bộ phối hợp giữa tàu đánh cá và lực lượng Bộ binh khoảng vài tháng trước khi thi hành kế hoạch cưỡng chiếm HS.
Hiển nhiên là nếu HQ 16 không ra Hoàng Sa, chúng ta vẫn mất Hoàng Sa. Trận hải chiến sẽ không xảy ra. Hoa Kỳ cần gì phải dàn xếp để đưa Gerald Kosh ra ngoài ấy! Đây không phải là thỏa hiệp hoặc âm mưu của Hoa Kỳ, mà chỉ là chuyện kiên nhẫn chờ thời của Trung Cộng.
3.- Sự thật là chính Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lịnh Quân đoàn 1 đã yêu cầu gởi toán Công Binh ra Hoàng Sa để nghiên cứu sự khả thi xây phi đạo trên đảo. Và Trưởng phòng 3 Bộ Tư Lịnh Quân đoàn 1 đã liên lạc tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Đà Nẵng cử người tháp tùng.
Viên chức người Mỹ Gerald Kosh tình nguyện đi theo chỉ để xem đảo, ông ấy là một tai nạn của không gian và thời gian.
4.- Sự thật là trong ngày 18-01 căm phẫn trước hành động ngang ngược của kẻ thù, Hạm Trưởng HQ 16 đã yêu cầu được tác xạ trước mũi tàu đánh cá ngụy trang số 407, nhưng không được chấp thuận.
5.- Sự thật là trong sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974 đã có sự can dự của Phủ Tổng Thống, của Tư Lịnh Hải Quân, đã có những đối đáp giữa Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại TL/V1DH và Đại Tá Ngạc Chỉ Huy Trưởng mặt trận và đã có cuộc điện đàm giữa Đô Đốc Thoại và Tổng Thống Thiệu trước khi ông ra lịnh cho các chiến hạm khai hỏa lên đảo vào lúc 08:52H.
Và đã xác nhận là chính Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy TMT/HQ là người đã ra lịnh khai hỏa vào chiến hạm Trung Cộng lúc 09:27H.
Ngoài ra còn rất nhiều diễn tiến khác cho đến sáng ngày 20-01 trong đó có một số hoạt động của 3 chiến hạm tăng phái là hộ tống hạm Chí Linh HQ 11 và 3 Tuần Duyên đĩnh WPB là HQ 709, HQ 711 và HQ 723.
6.- Sự thật là sáng ngày 21 tháng 1 năm 1974, Đại Sứ Martin đã nghe tin Tổng Thống Thiệu ra lịnh Không quân oanh tạc lực lượng Trung Cộng ở Hoàng Sa, nhưng theo Đại Sứ Martin lịnh này đã được ngưng lại.
7.- Sự thật là không chỉ F-5A mà vài loại phi cơ khác của Không quân VNCH như A-1, AC-119, A-37 … vẫn có khả năng tham chiến ở Hoàng Sa. Yêu cầu cung cấp không yểm đã được Sư Đoàn 1 Không Quân chấp thuận.
Trước giờ khai hỏa TTHQ/V1DH đã cung cấp cho Đại Tá Ngạc tần số để liên lạc với các phi công.
9.- Và có một sự thật không thể chối cãi được là trong trận hải chiến lịch sử này, dù phải chiến đấu trong tình thế bất cân xứng, tất cả các chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa (HQ/VNCH) trên các chiến hạm tham chiến đã chiến đấu một cách anh dũng và can trường trước kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng.
Kính thưa qúy vị,
Ngoài ra trong quyển sách này, với các tài liệu nhận được gần đây, tôi đã cập nhật hóa và đã viết lại các bài đã được phổ biến trên www.hqvnch.net. Tôi đã chứng minh sự thật qua các bài viết :
- Bài “Hộ tống hạm Nhựt Tảo-HQ 10 đi vào lịch sử”, tôi chứng minh là sau khi Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà tử trận trên đài chỉ huy, chính Hạm Phó, HQ Đại úy Nguyễn Thành Trí đã điều khiển HQ 10 đâm vào chiếc trục lôi hạm 389 của Trung Cộng.
- Bài “Lực lượng Trung Cộng trong biến cố Hoàng Sa” phổ biến vào tháng 8/2007, tôi chứng minh là khẩu đại bác trước mũi Kronstadt 271 và 274 cỡ 85 ly (không phải là 100 ly như tất cả bài viết, sách báo trước đó đã viết) và đã trình bày đầy đủ thành phần Hải, Lục Không quân TC tham dự cũng như xác nhận sự hiện diện của phi tiễn đĩnh Komar.
-Trong bài “Kế hoạch cưỡng chiếm Hoàng Sa tháng 1-1974 của Trung Cộng”, tôi đã vạch rõ là nếu HQ 16 không ra Hoàng Sa thì Trung Cộng vẫn âm thầm chiếm đoạt Hoàng Sa.
Chánh phủ VNCH đã không tiên liệu được âm mưu thâm độc của chúng để kịp thời đối phó.
-Trong bài “Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu và hải chiến Hoàng Sa 19/01/1974”, tôi đã chứng minh là Đô Đốc Thoại trước khi ra lịnh đổ quân lên đảo Quang Hòa Đô Đốc Thoại đã nói chuyện với một vị Đại Tá trong Dinh Độc Lập và trước khi ra lệnh khai hỏa lên đảo đã có cuộc điện đàm giữa Tổng Thống Thiệu và Đô Đốc Thoại.
- Bài dịch “Lực lượng Trung Cộng đổ bộ tấn công quần đảo Hoàng Sa tháng 1 năm 1974” đã chứng minh một cách hùng hồn âm mưu của Trung Cộng khoảng vài tháng trước khi xảy ra trận hải chiến.
- trong văn thư trao đổi giữa Tổng Thống Thiệu và Tổng Thống Nixon đã tiết lộ lý do tại sao Tổng Thống Nixon không trả lời Tổng Thống Thiệu bằng văn thư mà lại qua lời diễn đạt của Đại Sứ Martin.
Và từ các tài liệu này, tôi đã thực hiện bản đồ toàn vùng Biển Đông, bản đồ Trường Sa, Hoàng Sa với đầy đủ địa danh bằng Việt ngữ và Anh ngữ đang có trưng bày trong hội trường.
Ngoài ra, tôi đã liên lạc với một số nhân chứng thật của trận hải chiến để khuyến khích viết bài mới hoặc sửa đổi một vài chi tiết bài đã viết để tái phổ biến trên www.hqvnch.net.
Kính thưa qúy vị,
Tất cả tâm huyết của tôi khi cho ra đời quyển sách này là chỉ mong muốn trang sử Hoàng Sa sẽ được viết lên một cách trung thực và bài học chính yếu được rút ra từ trang sử này sẽ công nhận sự sai lầm của Thủ Tướng Cộng Sản miền Bắc Phạm văn Đồng, trong năm 1958, vì lợi ích của đảng và của chế độ, qua văn thư đã mù quáng công nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Cộng.
Trong khi đó, chánh quyền VNCH qua bao năm tháng chểng mảng trong việc phòng thủ các hải đảo thuộc nhóm Nguyệt Thiềm và khi giặc đến nhà lại không tìm phương cách hữu hiệu để đối phó đã mang đến hậu quả là kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng đã chiếm trọn vẹn quần đảo Hoàng Sa kể từ ngày 20 tháng 1-1974, sau trận hải chiến bi hùng và khốc liệt ngày 19 tháng 1 năm 1974.
Và với sự thật đã được trình bày, tôi hy vọng: “… những thế hệ sau này, cách đây 100 năm, 200 năm, 300 năm … họ biết rằng là, đất nước của mình lúc nào cũng bị một cái áp lực từ phương Bắc, nó muốn chiếm đất, nó muốn chiếm biển, nó muốn chiếm hải đảo của mình, thành ra phải học hỏi những bài học đó, học hỏi những khuyết điểm của quá khứ, để bảo vệ bờ cõi hiệu quả hơn trong tương lai.”
Hy vọng quyển sách này sẽ là một viên gạch khởi đầu để các nhà học giả có thể dựa vào phần nào để hoàn thành một trang sử đầy đủ về trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa.
Xin trân trọng cám ơn qúy vị đã lắng nghe.
No comments:
Post a Comment