CỤM SINH TỒN
NGÒI THUỐC SÚNG TRONG BIỂN ĐÔNG
Thềm Sơn Hà
Từ năm 1974, sau khi Trung Cộng (TC) dùng vũ
lực cưỡng chiếm Hoàng-Sa (HS) do Việt Nam quản trị, Biển Đông đã trở thành điểm
nóng trên bản đồ thế giới. Và thủ phạm đã và đang gây sóng gió trên Biển Đông
không ai khác hơn là TC. Từ ngày trở thành cường quốc, nhu cầu tiêu thụ nhiên
liệu, thực phẩm gia tăng và Biển Đông với số lượng dự trữ dầu khí lớn lao, nguồn
cung cấp thực phẩm dồi dào và vị trí chiến lược quan trọng ……… đã là miếng mồi
ngon nằm sát bên vừa tầm tay với của TC.NGÒI THUỐC SÚNG TRONG BIỂN ĐÔNG
Thềm Sơn Hà
Để xứng đáng với vai trò cường quốc và để thâu tóm cả vùng Biển Đông, TC gia
tăng ngân sách quốc phòng, bành trướng về quân sự, chủ yếu là canh tân và phát
triển lực lượng hải quân để xứng đáng là cường quốc biển.Và khi lực lượng hải
quân đã đủ mạnh, vào mùa Xuân 1987, TC bắt đầu dòm ngó đến TS, khởi đầu với những
chuyến thăm dò thủy đạo khu vực bãi cạn James (James Shoal) nằm tận cùng về
phía Nam Trường Sa (thuộc vùng EEZ của Malaysia) và đã đi đến kết luận là khu vực
này rất dồi dào dầu khí. Cùng thời điểm với kết quả ở bãi cạn James, Hải quân
TC bắt đầu lựa chọn vị trí để thiết lập tiền đồn làm điểm tựa cho chiến lược
bành trướng Biển Đông.
Lo ngại phản ứng chính trị tiêu cực khi đột nhiên thiết lập cứ điểm quân sự
ngay tâm điểm hải trình vùng Đông Nam Á, TC ngụy trang các chuyến công tác của
hải quân vào cuối năm 1987 và đầu năm 1988 như là các cuộc thám hiểm khoa học.
Sau khi chọn Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) trong quần đảo TS làm cứ điểm đầu
tiên trong kế hoạch khống chế toàn Biển Đông, TC đã đưa các tàu khảo cứu đại dương,
nhân công (mà TC gọi là các "nhà khoa học"), vật liệu xây dựng và chiến
hạm hộ tống để tiến hành công tác xây dựng căn cứ. Để được danh chánh ngôn thuận,
TC tuyên bố Tổ Chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO)
đã chấp thuận việc xây dựng trạm nghiên cứu thời tiết trên địa điểm này. (Đá Chữ
Thập nằm vào khoảng giữa trục Đông Bắc nối liền Đảo Trường Sa và Đảo Nam Yết).Với
khoảng cách khá xa các đảo do Việt Nam chiếm đóng, âm mưu xây dựng cứ điểm này
cho mục tiêu quân sự đã không bị phát hiện. Từ Đá Chữ Thập, chúng di chuyển
sang chiếm Đá Gạc Ma (Johnson Reef) thuộc Cụm Sinh Tồn (Union Banks & Reefs) sau trận
hải chiến với hải quân VN trong tháng 3-1988. Dần dần TC thiết lập cứ điểm trên
các Đá Ken Nan (McKennan Reef), Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) trong nhóm này [1].
Hiện nay TC đã chiếm các bãi đá sau đây trong khu vực TS:
- Đá Su Bi (Subi Reef) - Đá Ga Ven (Gaven Reef)
- Đá Vành Khăn (Mischief Reef) - Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef)
- Đá Châu Viên (Cuarteron Reef - Đá Tư Nghiã (Hughes Reef)
- Đá Ken Nan (McKennan Reef) - Đá Gạc Ma (Johnson South Reef)
Từ đầu năm 2014, TC đã bắt đầu nạo vét đáy biển để bồi đấp bành trướng diện tích các đá này trở thành các đảo nhân tạo.
Sơ lược về phần địa lý của cụm Sinh Tồn.
Nhóm này nằm gần ngay trung tâm điểm quần đảo TS, hầu hết các đá đều nằm gần nhau, không xa hơn 5 hải lý. Chiều dài theo hướng đông bắc - tây nam khoảng 29 hải lý, chiều ngang khu vực hướng đông bắc khoảng 4 hải lý và chiều ngang khu vực hướng tây nam khoảng 7,5 hải lý, diện tích tổng cộng khoảng 470 km2. Điểm đặc biệt trong Cụm Sinh Tồn là từ Đá Gạc Ma nhìn về hướng đông bắc các vị trí tiếp nối đá Gạc Ma hầu như nằm thẳng hàng.
Hiện nay TC đã chiếm các bãi đá sau đây trong khu vực TS:
- Đá Su Bi (Subi Reef) - Đá Ga Ven (Gaven Reef)
- Đá Vành Khăn (Mischief Reef) - Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef)
- Đá Châu Viên (Cuarteron Reef - Đá Tư Nghiã (Hughes Reef)
- Đá Ken Nan (McKennan Reef) - Đá Gạc Ma (Johnson South Reef)
Từ đầu năm 2014, TC đã bắt đầu nạo vét đáy biển để bồi đấp bành trướng diện tích các đá này trở thành các đảo nhân tạo.
Sơ lược về phần địa lý của cụm Sinh Tồn.
Nhóm này nằm gần ngay trung tâm điểm quần đảo TS, hầu hết các đá đều nằm gần nhau, không xa hơn 5 hải lý. Chiều dài theo hướng đông bắc - tây nam khoảng 29 hải lý, chiều ngang khu vực hướng đông bắc khoảng 4 hải lý và chiều ngang khu vực hướng tây nam khoảng 7,5 hải lý, diện tích tổng cộng khoảng 470 km2. Điểm đặc biệt trong Cụm Sinh Tồn là từ Đá Gạc Ma nhìn về hướng đông bắc các vị trí tiếp nối đá Gạc Ma hầu như nằm thẳng hàng.
Nhìn trên bản đồ, những bãi đá quan trọng hiện do VN và TC kiểm soát gồm có:
- Đá Gạc Ma (Johnson Reef - Chigua Jiao): 9º42’N-114º17’E nằm tận cùng về
hướng nam, đá này khá rộng, diện tích khoảng 7 km2, có hình chữ U, phía bắc có
lối vào vũng nước cạn bên trong.
Về hướng đông nam có một số hòn đá lớn thấy được khi thủy triều dâng cao, đá cao nhất khoảng 1,2m.
- Đá Cô Lin (Collins Reef - Guihan Jiao): 9º45’N-114º15’E có hình chữ nhật, nằm cách đá Gạc Ma về hướng bắc tây bắc chừng 1,5 hl. Khoảng cách giữa Đá Cô Lin và Đá Gạc Ma tương đối sâu có thể thông thương, phía đông nam có cồn cát san hô.
- Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island - Jinghong Dao): 9º53’N-114º20’E nằm về hướng đông- đông bắc Đá Cô Lin cách khoảng 9 hl, cách đảo Sinh Tồn Đông khoảng 15 hải lý về phía Tây, gần ở giữa bãi đá cao 3,6m. Đảo chạy dài theo hướng đông - tây có chiều dài 0,39km, rộng 0,11km diện tích khoảng 0.04 km2 nằm trên một nền san hô ngập nước.
- Đá Ken Nan (McKennan Reef - Ximen Jiao): 9º54’N-114º28’E cách Đảo Sinh Tồn khoảng 8 hl, có diện tích khoảng 2,5 km2.
- Đá Tư Nghĩa hay Đá Huy Gơ (Hughes Reef - Dongmen Jiao): 9º55’N-114º30’E nằm cạnh bên Đá Ken Nan
Có tài liệu dùng tên Trung Hoa Dongmen Jiao để gọi Đá Ken Nan, mặc dù tài liệu TC cho là Dongmen Jiao là tên của Đá Tư Nghĩa và Đá Ken Nan nằm tiếp cận về hướng Tây. Tài liệu từ Haller-Trost trong năm 1990 cho thấy là Đá Ken Nan đã bị chiếm cứ (vì Đá Ken Nam và Đá Tư Nghĩa sát cạnh nhau nên có thể chúng đã bị TC chiếm cứ trong cùng thời điểm năm 1988 sau khi đã chiếm cứ Đá Gạc Ma).
- Đảo Sinh Tồn Đông (Sin Cowe East Island hay Grierson Reef - Ranqing Shazhou) 9º54’N 114º34’E nằm về hướng tây nam Đá Ba Đầu, cách khoảng 5 hl, đây là bãi đá có bãi cát nhỏ ở trên và một số tảng đá đen lớn trải dài theo hướng tây bắc-đông nam (có 2 hòn đá đen nằm trên mặt nước về hướng Nam) và nằm trên một nền san hô ngập nước kéo dài từ 300 đến 600 m so với bờ đảo. Đảo có chiều dài khoảng 160 m, chiều rộng khoảng 60 m, diện tích khoảng 0,01 km2 được bao bọc bởi bờ cát rộng từ 5 đến 10 m. Hai đầu của đảo có hai đồi cát thường di chuyển theo mùa sóng gió. Có lối vào vũng nước hình W bên trong xen kẻ với những đầu đá san hô, độ sâu 5,5-14,6 chỉ sử dụng cho loại tàu nhỏ.
-Đá Len Đao (Lansdowne Reef - Qiong Jiao) 9º46’N-114º22’E cách Đá Phúc Sỹ khoảng 3 hl và cách Đá Gạc Ma 6 hl về hướng đông bắc, có cồn cát trắng.
Công tác nạo vét, bồi đấp và bành trướng trong Cụm Sinh Tồn. Khoảng thời gian gần đây, TC đã triển khai Đá Gạc Ma và Đá Tư Nghĩa thành 2 căn cứ quân sự quan trọng với phi đạo và hải cảng. Đây là một thách thức nghiêm trọng đối với VN và trận chiến Biển Đông có khả năng bột phát trong khu vực này.
- Đá Gạc Ma: bãi đá chìm này rộng 7,2 km2. Đầu năm 2014, cứ điểm nhân tạo tại đây chỉ là một nền bê tông nhỏ trên đó dựng lên cơ sở dùng làm trạm liên lạc, đồn trú quân, và bến tàu. Tháng 1 năm 2015, hình chụp được cho thấy chúng đã bành trướng cơ sở này thành 1 đảo nhân tạo rộng đến 100.000 m2 (0,1 km2) có nguồn tin cho là đến 160.000 m2 và cơ sở mới được xây lên tiếp cận với cơ sở đã có từ trước.
Dự đoán cho là TC có thể xây một phi đạo trên đảo nhân tạo này. Gần đây không ảnh của hải quân HK đã phát hiện trọng pháo di động trên đá này.
Đá Gạc Ma tháng 1-2015
Về hướng đông nam có một số hòn đá lớn thấy được khi thủy triều dâng cao, đá cao nhất khoảng 1,2m.
- Đá Cô Lin (Collins Reef - Guihan Jiao): 9º45’N-114º15’E có hình chữ nhật, nằm cách đá Gạc Ma về hướng bắc tây bắc chừng 1,5 hl. Khoảng cách giữa Đá Cô Lin và Đá Gạc Ma tương đối sâu có thể thông thương, phía đông nam có cồn cát san hô.
- Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island - Jinghong Dao): 9º53’N-114º20’E nằm về hướng đông- đông bắc Đá Cô Lin cách khoảng 9 hl, cách đảo Sinh Tồn Đông khoảng 15 hải lý về phía Tây, gần ở giữa bãi đá cao 3,6m. Đảo chạy dài theo hướng đông - tây có chiều dài 0,39km, rộng 0,11km diện tích khoảng 0.04 km2 nằm trên một nền san hô ngập nước.
- Đá Ken Nan (McKennan Reef - Ximen Jiao): 9º54’N-114º28’E cách Đảo Sinh Tồn khoảng 8 hl, có diện tích khoảng 2,5 km2.
- Đá Tư Nghĩa hay Đá Huy Gơ (Hughes Reef - Dongmen Jiao): 9º55’N-114º30’E nằm cạnh bên Đá Ken Nan
Có tài liệu dùng tên Trung Hoa Dongmen Jiao để gọi Đá Ken Nan, mặc dù tài liệu TC cho là Dongmen Jiao là tên của Đá Tư Nghĩa và Đá Ken Nan nằm tiếp cận về hướng Tây. Tài liệu từ Haller-Trost trong năm 1990 cho thấy là Đá Ken Nan đã bị chiếm cứ (vì Đá Ken Nam và Đá Tư Nghĩa sát cạnh nhau nên có thể chúng đã bị TC chiếm cứ trong cùng thời điểm năm 1988 sau khi đã chiếm cứ Đá Gạc Ma).
- Đảo Sinh Tồn Đông (Sin Cowe East Island hay Grierson Reef - Ranqing Shazhou) 9º54’N 114º34’E nằm về hướng tây nam Đá Ba Đầu, cách khoảng 5 hl, đây là bãi đá có bãi cát nhỏ ở trên và một số tảng đá đen lớn trải dài theo hướng tây bắc-đông nam (có 2 hòn đá đen nằm trên mặt nước về hướng Nam) và nằm trên một nền san hô ngập nước kéo dài từ 300 đến 600 m so với bờ đảo. Đảo có chiều dài khoảng 160 m, chiều rộng khoảng 60 m, diện tích khoảng 0,01 km2 được bao bọc bởi bờ cát rộng từ 5 đến 10 m. Hai đầu của đảo có hai đồi cát thường di chuyển theo mùa sóng gió. Có lối vào vũng nước hình W bên trong xen kẻ với những đầu đá san hô, độ sâu 5,5-14,6 chỉ sử dụng cho loại tàu nhỏ.
-Đá Len Đao (Lansdowne Reef - Qiong Jiao) 9º46’N-114º22’E cách Đá Phúc Sỹ khoảng 3 hl và cách Đá Gạc Ma 6 hl về hướng đông bắc, có cồn cát trắng.
Công tác nạo vét, bồi đấp và bành trướng trong Cụm Sinh Tồn. Khoảng thời gian gần đây, TC đã triển khai Đá Gạc Ma và Đá Tư Nghĩa thành 2 căn cứ quân sự quan trọng với phi đạo và hải cảng. Đây là một thách thức nghiêm trọng đối với VN và trận chiến Biển Đông có khả năng bột phát trong khu vực này.
- Đá Gạc Ma: bãi đá chìm này rộng 7,2 km2. Đầu năm 2014, cứ điểm nhân tạo tại đây chỉ là một nền bê tông nhỏ trên đó dựng lên cơ sở dùng làm trạm liên lạc, đồn trú quân, và bến tàu. Tháng 1 năm 2015, hình chụp được cho thấy chúng đã bành trướng cơ sở này thành 1 đảo nhân tạo rộng đến 100.000 m2 (0,1 km2) có nguồn tin cho là đến 160.000 m2 và cơ sở mới được xây lên tiếp cận với cơ sở đã có từ trước.
Dự đoán cho là TC có thể xây một phi đạo trên đảo nhân tạo này. Gần đây không ảnh của hải quân HK đã phát hiện trọng pháo di động trên đá này.
Đá Gạc Ma tháng 5-2015
- Đá
Tư Nghĩa: hình chụp được tháng 2-2004 cho thấy cứ điểm này xây trên nền
bê tông chỉ rộng 380m2. Tháng 8-2014 hình chụp từ vệ tinh cho thấy TC đã triển
khai đá này về hướng đông bắc.
Cuối tháng 12-2014, đá này đã được nới rộng đến 75,000 m2 và một cơ sở rộng lớn đang được xây lên. Cứ điểm nguyên thủy 380 m2 vẫn còn, được bao quanh bởi đất mới được bồi dấp trong cách thức giống như các đá khác đã được thực hiện gần đây trong Biển Đông. Một cơ sở mới lớn hơn đang được dựng lên sát cạnh bãi đất mới bồi, trong khi đó từ tháng 8-2014 bờ đê ngăn sóng biẻn nằm ở hướng tây đã được hoàn tất cùng với cầu tàu ở phía đông của đảo mới.
Cần ghi nhận là Đá Tư Nghĩa và Đá Ken Nan sát cạnh nhau, do vậy có thể trong tương lai TC sẽ bồi đấp để nối liền chúng.
Cuối tháng 12-2014, đá này đã được nới rộng đến 75,000 m2 và một cơ sở rộng lớn đang được xây lên. Cứ điểm nguyên thủy 380 m2 vẫn còn, được bao quanh bởi đất mới được bồi dấp trong cách thức giống như các đá khác đã được thực hiện gần đây trong Biển Đông. Một cơ sở mới lớn hơn đang được dựng lên sát cạnh bãi đất mới bồi, trong khi đó từ tháng 8-2014 bờ đê ngăn sóng biẻn nằm ở hướng tây đã được hoàn tất cùng với cầu tàu ở phía đông của đảo mới.
Cần ghi nhận là Đá Tư Nghĩa và Đá Ken Nan sát cạnh nhau, do vậy có thể trong tương lai TC sẽ bồi đấp để nối liền chúng.
Chỉ với một hàng không mẫu hạm
cũ kỹ, khả năng sử dụng phi cơ để phong tỏa, yểm trợ và thi hành vùng nhận dạng
phòng không (ADIZ) của TC vẫn còn hạn chế, do vậy với mưu đồ chiếm đoạt và khống
chế BĐ chúng đã và đang mở mang các bãi đá trở thành đảo nhân tạo hầu có thể
xây dựng các phi trường song song với các căn cứ hải quân, lục quân và các trạm
radar.
Các hình ảnh chụp được cho thấy TC đang thiết lập các trạm radar không, hải và phi trường trên Đá Chữ Thập và Đá Gạc Ma, do vậy trong tương lai, TC có thể thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao gồm một số khu vực thuộc quần đảo Natuna, Indonesia.
Với phi đạo dài khoảng 3,000 m trên Đá Chữ Thập, TC sẽ mang phản lực cơ J-11 ra đồn trú nơi đây (J-11 có tầm hoạt động 1,500 km, nếu mang thêm bình xăng phụ, có thể hoạt động đến 2,000 km.)
Đây sẽ là mối đe dọa cho vùng kinh tế đặc quyền của Indonesia.
Lý do TC cấp bách đồng loạt biến cãi hầu hết các đá chúng đã chiếm cứ trở thành các cơ sở quân sự:
- phô trương sức mạnh quân sự và tạo cơ hội chiếm đoạt các vị trí của VN và Phi (mục đích chính là chiếm trọn Cụm Sinh Tồn.)
- làm chùng bước HK và đồng minh, vì với lực lượng được phân tán trên nhiều vị trí trong một khu vực rộng lớn bắt buộc các chiến lược gia HK, Nhật hoặc Úc phải đắn đo trước khi quyết định đối đầu.
- hậu thuẫn cho yêu sách chủ quyền.
- hậu thuẫn tranh chấp trước tòa án và dư luận thế giới.
- thiết lập cơ sở quân sự thường trực cho các đơn vị hải, lục, không quân ngay tâm điểm hải trình chính yếu xuyên Biển Đông.
- đem ngư dân đến cư ngụ, thiết lập các trung tâm khai thác ngư sản và từ đó đưa đến việc thành lập các cơ sở hành chánh như chúng đã thực hiện ở đảo Phú Lâm, Hoàng Sa.
- hậu cứ cho công tác khai thác dầu khí.
- khai thác du lịch.
Dấu hiệu TC chuẩn bị xâm chiếm Cụm Sinh Tồn:
Các giai đoạn sau đây sẽ được TC hoàn tất trước khi mượn cớ gây chiến:
- hoàn tất bồi đấp các đá.
- hoàn tất các các căn cứ quân sự.
- thiết lập hệ thống phòng thủ với trọng pháo và hỏa tiễn
- di chuyển chiến hạm và phi tiễn đĩnh đến đồn trú trên các cảng mới xây
- di chuyển phi cơ và trực thăng đến các đá có phi đạo và sân bay trực thăng
- và sau cùng thiết lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ, để quấy nhiễu và hăm dọa các chuyến bay tiếp tế hoặc thám thính của VN (đối với HK chúng sẽ làm ngơ, phản đối suông hoặc sẽ chỉ hành động có tính cách tượng trưng như vùng nhận dạng phòng không ADIZ ở biển Hoa Đông.)
Các hình ảnh chụp được cho thấy TC đang thiết lập các trạm radar không, hải và phi trường trên Đá Chữ Thập và Đá Gạc Ma, do vậy trong tương lai, TC có thể thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao gồm một số khu vực thuộc quần đảo Natuna, Indonesia.
Với phi đạo dài khoảng 3,000 m trên Đá Chữ Thập, TC sẽ mang phản lực cơ J-11 ra đồn trú nơi đây (J-11 có tầm hoạt động 1,500 km, nếu mang thêm bình xăng phụ, có thể hoạt động đến 2,000 km.)
Đây sẽ là mối đe dọa cho vùng kinh tế đặc quyền của Indonesia.
Lý do TC cấp bách đồng loạt biến cãi hầu hết các đá chúng đã chiếm cứ trở thành các cơ sở quân sự:
- phô trương sức mạnh quân sự và tạo cơ hội chiếm đoạt các vị trí của VN và Phi (mục đích chính là chiếm trọn Cụm Sinh Tồn.)
- làm chùng bước HK và đồng minh, vì với lực lượng được phân tán trên nhiều vị trí trong một khu vực rộng lớn bắt buộc các chiến lược gia HK, Nhật hoặc Úc phải đắn đo trước khi quyết định đối đầu.
- hậu thuẫn cho yêu sách chủ quyền.
- hậu thuẫn tranh chấp trước tòa án và dư luận thế giới.
- thiết lập cơ sở quân sự thường trực cho các đơn vị hải, lục, không quân ngay tâm điểm hải trình chính yếu xuyên Biển Đông.
- đem ngư dân đến cư ngụ, thiết lập các trung tâm khai thác ngư sản và từ đó đưa đến việc thành lập các cơ sở hành chánh như chúng đã thực hiện ở đảo Phú Lâm, Hoàng Sa.
- hậu cứ cho công tác khai thác dầu khí.
- khai thác du lịch.
Dấu hiệu TC chuẩn bị xâm chiếm Cụm Sinh Tồn:
Các giai đoạn sau đây sẽ được TC hoàn tất trước khi mượn cớ gây chiến:
- hoàn tất bồi đấp các đá.
- hoàn tất các các căn cứ quân sự.
- thiết lập hệ thống phòng thủ với trọng pháo và hỏa tiễn
- di chuyển chiến hạm và phi tiễn đĩnh đến đồn trú trên các cảng mới xây
- di chuyển phi cơ và trực thăng đến các đá có phi đạo và sân bay trực thăng
- và sau cùng thiết lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ, để quấy nhiễu và hăm dọa các chuyến bay tiếp tế hoặc thám thính của VN (đối với HK chúng sẽ làm ngơ, phản đối suông hoặc sẽ chỉ hành động có tính cách tượng trưng như vùng nhận dạng phòng không ADIZ ở biển Hoa Đông.)
Vị trí Trung Cộng bao quanh Cụm Sinh Tồn
Thời điểm: TC hoàn toàn chủ động về không gian và thời gian, sẽ xảy ra sau
khi hoàn tất giai đoạn chuẩn bị, có thể từ cuối năm 2016 và có thể đi đôi với các
biến chuyển sau:
- TC có nguy cơ lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế giống như Nhật Bản trong khoảng 1990, có thể sẽ lợi dụng cơ hội này để kích thích lòng yêu nước, tự ái dân tộc hầu xoa dịu lòng dân.
- Khi HK và VN hoàn tất thỏa hiệp mua bán vũ khí sát thương và phòng thủ.
- sau khi quốc hội Nhật bản chấp thuận dự luật an ninh quốc gia.
- nếu đạt được thỏa thuận ngầm với HK về bảo đảm an ninh hải trình BĐ và chia chác quyền lợi để cả hai cùng hưởng.
Kế hoạch:
Kế hoạch của TC là cắt đứt tất cả các đường tiếp viện đến Cụm Sinh Tồn. Do vậy chúng đã bành trướng các vị trí chiến lược như Đá Châu Viên, Đá Chữ Thập, Đá Ga Ven và Đá Vành Khăn. Nhìn trên bản đồ 2:
- Đá Chữ Thập: diện tích đang được bồi đắp lên đến 960.000 m2 (khoảng 2 lần đảo Ba Bình), nằm ngay cửa ngõ đi vào trung tâm TS từ hướng tây. TC đang xây phi đạo dài khoảng 3,110 m, chiều ngang từ 200-300 m và hải cảng cho các chiến hạm cỡ lớn. ***
Nhiệm vụ chính yếu là đối phó với phi cơ và chiến hạm VN đến từ căn cứ Cam Ranh và các căn cứ khác nằm ở hướng nam.
- Đá Châu Viên: TC đã bành trướng đá này lên đến 114.000 m2, với các cơ sở quân sự, trạm radar, antenna truyền tin qua vệ tinh , bãi đậu cho trực thăng.
Nhiệm vụ cắt đường tiếp viện từ đảo có lực lượng quân sự hùng hậu nhất của VN là đảo Trường Sa và các vị trí lân cận.
- Đá Ga Ven và Đá Én Đất: nằm trong nhóm Tizard Banks and Reefs canh chừng đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca.
- Đá Vành Khăn: vị trí hơi xa đối với Cụm Sinh Tồn, có thể giữ vai trò lực lượng trừ bị. Mặt khác với phi đạo tại Gạc Ma, phi cơ sẽ yểm trợ lực lượng TC chiếm các vị trí VN tại Cụm Sinh Tồn và ngăn ngừa yểm trợ từ đảo Nam Yết.
Với diện tích Đá Gạc Ma gấp 3 lần và Đá Tư Nghĩa gấp 2 lần Đảo Sinh Tồn, có thể suy luận là khả năng quân sự của TC trên 2 đá này cũng dư sức đè bẹp lực lượng trú phòng CSVN hầu chiếm đoạt trọn vẹn Cụm Sinh Tồn.
Trọng điểm về chiến lược của TC:
Để tránh bị bại lộ qua việc tập trung và điều động chiến hạm từ các vị trí khá xa Cụm Sinh Tồn như Đá Chữ Thập, Châu Viên, Vành Khăn, TC sẽ sử dụng các chiến hạm đang hoạt động và các chiến đĩnh đồn trú tại hai căn cứ đang xây trong Cụm Sinh Tồn là đá Ken Nan và Đá Tư Nghĩa để cô lập hai đảo Sinh Tồn và Sinh Tồn Đông. Chúng sẽ sử dụng mọi phương tiện kể cả trực thăng trên đá Gạc Ma và đá Tư nghĩa để chiếm 2 đảo này một cách bất ngờ và nhanh chóng trước khi HK, đồng minh và dư luận thế giới lên tiếng phản đối.
- TC có nguy cơ lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế giống như Nhật Bản trong khoảng 1990, có thể sẽ lợi dụng cơ hội này để kích thích lòng yêu nước, tự ái dân tộc hầu xoa dịu lòng dân.
- Khi HK và VN hoàn tất thỏa hiệp mua bán vũ khí sát thương và phòng thủ.
- sau khi quốc hội Nhật bản chấp thuận dự luật an ninh quốc gia.
- nếu đạt được thỏa thuận ngầm với HK về bảo đảm an ninh hải trình BĐ và chia chác quyền lợi để cả hai cùng hưởng.
Kế hoạch:
Kế hoạch của TC là cắt đứt tất cả các đường tiếp viện đến Cụm Sinh Tồn. Do vậy chúng đã bành trướng các vị trí chiến lược như Đá Châu Viên, Đá Chữ Thập, Đá Ga Ven và Đá Vành Khăn. Nhìn trên bản đồ 2:
- Đá Chữ Thập: diện tích đang được bồi đắp lên đến 960.000 m2 (khoảng 2 lần đảo Ba Bình), nằm ngay cửa ngõ đi vào trung tâm TS từ hướng tây. TC đang xây phi đạo dài khoảng 3,110 m, chiều ngang từ 200-300 m và hải cảng cho các chiến hạm cỡ lớn. ***
Nhiệm vụ chính yếu là đối phó với phi cơ và chiến hạm VN đến từ căn cứ Cam Ranh và các căn cứ khác nằm ở hướng nam.
- Đá Châu Viên: TC đã bành trướng đá này lên đến 114.000 m2, với các cơ sở quân sự, trạm radar, antenna truyền tin qua vệ tinh , bãi đậu cho trực thăng.
Nhiệm vụ cắt đường tiếp viện từ đảo có lực lượng quân sự hùng hậu nhất của VN là đảo Trường Sa và các vị trí lân cận.
- Đá Ga Ven và Đá Én Đất: nằm trong nhóm Tizard Banks and Reefs canh chừng đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca.
- Đá Vành Khăn: vị trí hơi xa đối với Cụm Sinh Tồn, có thể giữ vai trò lực lượng trừ bị. Mặt khác với phi đạo tại Gạc Ma, phi cơ sẽ yểm trợ lực lượng TC chiếm các vị trí VN tại Cụm Sinh Tồn và ngăn ngừa yểm trợ từ đảo Nam Yết.
Với diện tích Đá Gạc Ma gấp 3 lần và Đá Tư Nghĩa gấp 2 lần Đảo Sinh Tồn, có thể suy luận là khả năng quân sự của TC trên 2 đá này cũng dư sức đè bẹp lực lượng trú phòng CSVN hầu chiếm đoạt trọn vẹn Cụm Sinh Tồn.
Trọng điểm về chiến lược của TC:
Để tránh bị bại lộ qua việc tập trung và điều động chiến hạm từ các vị trí khá xa Cụm Sinh Tồn như Đá Chữ Thập, Châu Viên, Vành Khăn, TC sẽ sử dụng các chiến hạm đang hoạt động và các chiến đĩnh đồn trú tại hai căn cứ đang xây trong Cụm Sinh Tồn là đá Ken Nan và Đá Tư Nghĩa để cô lập hai đảo Sinh Tồn và Sinh Tồn Đông. Chúng sẽ sử dụng mọi phương tiện kể cả trực thăng trên đá Gạc Ma và đá Tư nghĩa để chiếm 2 đảo này một cách bất ngờ và nhanh chóng trước khi HK, đồng minh và dư luận thế giới lên tiếng phản đối.
Đối với hai đá nhỏ như là tiền đồn giữa biển khơi của VN là Đá Cô Lin, Đá Len
Đao, từ đá Gạc Ma, TC sử dụng trọng pháo di động để áp đảo và tiêu
diệt các ổ kháng cự, sau đó dùng tiểu đĩnh đổ quân chiếm lấy 3 vị trí này.
Lực lượng TC thừa khả năng để ngăn chận tiếp viện của lực lượng VN từ mọi phía, với lực lượng trên các đá đã được bành trướng chúng sẽ cắt đứt các đường tiếp viện cho Cụm Sinh Tồn:
- về hướng bắc: những đảo lớn có lực lượng đáng kể VN trú đóng gồm có Đảo Song Tử Tây nằm trên hết, tuy nhiên đã có Đá Su Bi án ngữ ngay phía dưới, ngoài ra Đảo Sơn Ca và Đảo Nam Yết nằm ngay hướng bắc trung tâm Cụm Sinh Tồn nhưng cận kề bên không đầy 10 hl về hướng tây đã có Đá Én Đất và Đá Ga Ven canh chừng.
- về hướng nam và tây nam: trong khu vực này, VN chỉ có Đảo Trường Sa lớn nhất là có phi trường và lực lượng bộ binh tuy nhiên TC có Đá Châu Viên không xa hơn 60 hl đã nằm chặn, ngoài ra còn đá Chữ Thập chếch về hướng bắc Đá Châu Viên khoảng 60 hl.
Như thế, Việt Nam với 2 đảo Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông tương đối nhỏ và 3 đá trơ trọi như là vọng gác ngoài biển khơi, khó lòng có thể đối chọi với 2 đá trong tương lai sẽ biến thành đảo rộng gấp hàng trăm lần với phi đạo, hải cảng và trại binh.
Phương thức đối phó.
Chắc hẵn là nhà cầm quyền CSVN đã nghĩ ra điều này. Đối phó như thế nào về mặt ngoại giao có lẽ đã có giải pháp nhưng về mặt quân sự đây là một bài toán có lẽ rất khó có lời giải đáp.
Dù sao, trước truớc mưu đồ thâm độc của TC, chánh quyền CSVN phải cấp thời có biện pháp đối đầu bằng các biện pháp:
- triển khai 2 Đảo Sinh Tồn và Sinh Tồn Đông hầu có thể tăng cường quân số và vũ khí cho lực lượng trú phòng.
- trang bị vũ khí hạng nặng như hỏa tiễn và trọng pháo trên 2 vị trí đá trong Cụm Sinh Tồn. Chắc chắn là 2 đá này sẽ không giữ được, nhưng với vũ khí hạng nặng có thể trả đủa gây thiệt hại nặng cho chúng để giảm bớt áp lực cho 2 Đảo Sinh Tồn và Sinh Tồn Đông.
- liên tục đặt lực lượng trên các đảo, đá trong tình trạng cảnh giác và luôn theo dõi hoạt động của TC.
- phản đối qua đường lối ngoại giao và trên diễn đàn quốc tế.
- và đường lối sau cùng nhất thiết phải thi hành cho bằng được là phải tiến gần lại với Hoa Kỳ và Nhật để thực hiện đàm phán đưa đến việc thành hình hiệp ước phòng thủ hỗ tương VN-HK và VN-NB, vì dù thế nào một khi chiến tranh bộc phát, lực lượng VN vẫn không đủ sức để đương đầu với lực lượng TC và Cụm Sinh Tồn có thể sẽ thuộc về chúng.
Những gì TC đã chiếm và đang bành trướng sẽ không có gì ngăn cản chúng nỗi. Sớm muộn đây là một thực trạng mà chúng ta phải chấp nhận. Gây chiến tranh để xóa bỏ tất cả những gì chúng đã và đang làm là điều không tưởng, ngay cả HK có lẽ cũng không bao giờ nghĩ đến. TC biết là khả năng quân sự vẫn còn thua xa HK, tuy nhiên một khi tình trạng BĐ vẫn còn mập mờ thì TC vẫn tiếp tục chơi ván cờ BĐ trong thế thượng phong.
Từ đây cho đến khi hoàn tất công trình bồi đấp, TC sẽ giữ nguyên trạng. Với sự xây dựng các cảng trên các bãi đá, TC sẽ mang ngư dân ra sinh sống và hành nghề thường trực tại đây và do vậy sẽ đưa đến nhiều đụng chạm giữa ngư phủ VN và TC.
TC sẽ viện cớ bảo vệ ngư dân đồng thời vu khống VN để tạo ra trận chiến chiếm đoạt các vị trí đơn độc như là các đồn gác giữa biển khơi của VN, trong đó nguy cơ nhất là Cụm Sinh Tồn. Hiển nhiên là kế hoạch bành trướng này sẽ rất bất lợi cho VN, một khi VN chưa có một thế liên minh quân sự nào với HK và Nhật Bản.
Một câu hỏi lớn được đặt ra là nếu như VN không có một hiệp ước phòng thủ hổ tương với bất cứ một cường quốc nào bao gồm các đảo ở BĐ thì VN sẽ đối phó như thế nào khi TC khởi động cuộc chiến.
Chắc là VN sẽ không thể nào giữ nổi Cụm Sinh Tồn, và phương cách duy nhất là VN sẽ cố gắng cầm cự càng lâu càng tốt để lôi cuốn dư luận thế giới đòi hỏi TC ngưng chiến.
Lực lượng TC thừa khả năng để ngăn chận tiếp viện của lực lượng VN từ mọi phía, với lực lượng trên các đá đã được bành trướng chúng sẽ cắt đứt các đường tiếp viện cho Cụm Sinh Tồn:
- về hướng bắc: những đảo lớn có lực lượng đáng kể VN trú đóng gồm có Đảo Song Tử Tây nằm trên hết, tuy nhiên đã có Đá Su Bi án ngữ ngay phía dưới, ngoài ra Đảo Sơn Ca và Đảo Nam Yết nằm ngay hướng bắc trung tâm Cụm Sinh Tồn nhưng cận kề bên không đầy 10 hl về hướng tây đã có Đá Én Đất và Đá Ga Ven canh chừng.
- về hướng nam và tây nam: trong khu vực này, VN chỉ có Đảo Trường Sa lớn nhất là có phi trường và lực lượng bộ binh tuy nhiên TC có Đá Châu Viên không xa hơn 60 hl đã nằm chặn, ngoài ra còn đá Chữ Thập chếch về hướng bắc Đá Châu Viên khoảng 60 hl.
Như thế, Việt Nam với 2 đảo Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông tương đối nhỏ và 3 đá trơ trọi như là vọng gác ngoài biển khơi, khó lòng có thể đối chọi với 2 đá trong tương lai sẽ biến thành đảo rộng gấp hàng trăm lần với phi đạo, hải cảng và trại binh.
Phương thức đối phó.
Chắc hẵn là nhà cầm quyền CSVN đã nghĩ ra điều này. Đối phó như thế nào về mặt ngoại giao có lẽ đã có giải pháp nhưng về mặt quân sự đây là một bài toán có lẽ rất khó có lời giải đáp.
Dù sao, trước truớc mưu đồ thâm độc của TC, chánh quyền CSVN phải cấp thời có biện pháp đối đầu bằng các biện pháp:
- triển khai 2 Đảo Sinh Tồn và Sinh Tồn Đông hầu có thể tăng cường quân số và vũ khí cho lực lượng trú phòng.
- trang bị vũ khí hạng nặng như hỏa tiễn và trọng pháo trên 2 vị trí đá trong Cụm Sinh Tồn. Chắc chắn là 2 đá này sẽ không giữ được, nhưng với vũ khí hạng nặng có thể trả đủa gây thiệt hại nặng cho chúng để giảm bớt áp lực cho 2 Đảo Sinh Tồn và Sinh Tồn Đông.
- liên tục đặt lực lượng trên các đảo, đá trong tình trạng cảnh giác và luôn theo dõi hoạt động của TC.
- phản đối qua đường lối ngoại giao và trên diễn đàn quốc tế.
- và đường lối sau cùng nhất thiết phải thi hành cho bằng được là phải tiến gần lại với Hoa Kỳ và Nhật để thực hiện đàm phán đưa đến việc thành hình hiệp ước phòng thủ hỗ tương VN-HK và VN-NB, vì dù thế nào một khi chiến tranh bộc phát, lực lượng VN vẫn không đủ sức để đương đầu với lực lượng TC và Cụm Sinh Tồn có thể sẽ thuộc về chúng.
Những gì TC đã chiếm và đang bành trướng sẽ không có gì ngăn cản chúng nỗi. Sớm muộn đây là một thực trạng mà chúng ta phải chấp nhận. Gây chiến tranh để xóa bỏ tất cả những gì chúng đã và đang làm là điều không tưởng, ngay cả HK có lẽ cũng không bao giờ nghĩ đến. TC biết là khả năng quân sự vẫn còn thua xa HK, tuy nhiên một khi tình trạng BĐ vẫn còn mập mờ thì TC vẫn tiếp tục chơi ván cờ BĐ trong thế thượng phong.
Từ đây cho đến khi hoàn tất công trình bồi đấp, TC sẽ giữ nguyên trạng. Với sự xây dựng các cảng trên các bãi đá, TC sẽ mang ngư dân ra sinh sống và hành nghề thường trực tại đây và do vậy sẽ đưa đến nhiều đụng chạm giữa ngư phủ VN và TC.
TC sẽ viện cớ bảo vệ ngư dân đồng thời vu khống VN để tạo ra trận chiến chiếm đoạt các vị trí đơn độc như là các đồn gác giữa biển khơi của VN, trong đó nguy cơ nhất là Cụm Sinh Tồn. Hiển nhiên là kế hoạch bành trướng này sẽ rất bất lợi cho VN, một khi VN chưa có một thế liên minh quân sự nào với HK và Nhật Bản.
Một câu hỏi lớn được đặt ra là nếu như VN không có một hiệp ước phòng thủ hổ tương với bất cứ một cường quốc nào bao gồm các đảo ở BĐ thì VN sẽ đối phó như thế nào khi TC khởi động cuộc chiến.
Chắc là VN sẽ không thể nào giữ nổi Cụm Sinh Tồn, và phương cách duy nhất là VN sẽ cố gắng cầm cự càng lâu càng tốt để lôi cuốn dư luận thế giới đòi hỏi TC ngưng chiến.
Khả năng can thiệp của Hoa Kỳ.
Đã từ lâu, lập trường của HK vẫn luôn là không có chủ quyền và không can dự vào các tranh chấp chủ quyền ở BĐ. Tuy nhiên HK vẫn luôn nhấn mạnh đến việc duy trì tự do và an ninh hải trình trên tuyến đường huyết mạch xuyên qua BĐ.
Việc HK tỏ thái độ cứng rắn đối với TC trong BĐ cũng dễ hiểu, vì với nguồn lợi quá dồi dào về dầu khí và ngư sản, vị trí lại cận kề … nếu để TC chiếm độc quyền, trong tương lai sẽ không thể nào kềm chế nỗi.
Ngoài ra với vai trò cường quốc số một trên thế giới, HK không thể nào để TC coi thường, vì thế gần đây BQP/HK tuyên bố là phi cơ và chiến hạm HK vẫn tiếp tục tuần tra khu vực Trường Sa bất chấp lời phản đối của TC.
Dĩ nhiên là việc HK và Úc tuyên bố sẽ tiếp tục tuần tra ở BĐ cũng không ảnh hưởng gì đến công tác bồi đấp của TC. Tuy nhiên một khi chiến tranh bộc phát, sự hiện hiện của các chiến hạm HK và đồng minh sẽ giới hạn chiến tranh không lan rộng.
TC có thể sẽ không tấn công Cụm Sinh Tồn nếu HK và đồng minh tỏ thái độ cứng rắn liên tục tuần tra quanh các đá có vị trí chiến lược quan trọng, đồng thời cho TC hiểu rõ ý định sẽ có biện pháp trừng phạt về kinh tế một khi TC gây chiến.
Với mức độ bồi đắp các đá như Đá Chữ Thập có diện tích gần gấp đôi đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là đảo Ba Bình (diện tích khoàng 0,5 km2), đi kèm với việc xây dựng các hải cảng có khả năng cho các chiến hạm loại lớn sử dụng, các căn cứ không quân với đủ loại phi cơ, các trại lính, các dàn radar, trọng pháo … sẽ là một hiểm họa không những cho VN mà ngay cả Mỹ và Nhật nếu trong tương lai có xảy ra va chạm ở Biển Đông.
TC rất giảo quyệt, qua biến cố ở Bãi Cỏ Mây, đã cho thấy là TC vẫn còn e ngại HK viện dẫn hiệp ước phòng thủ hổ tương Phi-HK 1951 để nhảy vào can thiệp, do vậy có thể là TC sẽ để yên cho các cứ điểm của Phi.
Tuy nhiên, chúng sẽ lựa chọn các vị trí của VN trong cụm Sinh Tồn để khai chiến, ý định này của chúng đã thể hiện rõ qua sự việc chúng bành trướng đá Gạc Ma và Đá Tư Nghĩa. Ngoài ra còn yếu tố quan trợng là trước khi khởi chiến TC sẽ cân nhắc yếu tố tương quan lực lượng, hệ thống phòng thủ. Vì đây là trận chiến mà TC phải thực hiện một cách chớp nhoáng, mục tiêu đã được lựa chọn và phải bảo đảm thắng lợi hoàn toàn. Và hiển nhiên TC sẽ áp dụng phương thức gây chiến hạn chế vì Cụm Sinh Tồn nằm khoảng trung tâm Trường Sa, nếu có chiến tranh hạn chế và ngắn hạn xảy ra nơi đây sẽ không ảnh hưởng đến an ninh thủy trình và HK nếu có phản ứng cũng sẽ chỉ là những lời phản đối suông.
Chiến tranh là điều mà dân Mỹ không muốn xảy ra, cũng vì thế mà Tổng Thống Obama với lập trường thiếu cứng rắn và dứt khoát từ Lybia sang Syria, Iran, Crimea, Ukraine và ISIS đã làm TC ngày càng lấn lướt.
Hiện nay cũng có dư luận muốn Mỹ thỏa hiệp với TC miễn sao hải trình ngang BĐ không bị cản trở. Mối tương quan về kinh tế giữa HK và TC là yếu tố kềm hãm sự va chạm giữa hai nước. Viện dẫn an ninh thủy trình BĐ, HK sẽ yêu cầu TC ngưng chiến. TC bắt buộc sẽ nghe theo và sẽ khôn khéo trấn an dư luận là chúng luôn tôn trọng và duy trì tự do cho tuyến hải trình ngang BĐ.
Đây là điều cam kết mà HK cũng không trông đợi gì hơn. Vì quyền lợi của HK và TC phụ thuộc vào an ninh thủy trình BĐ nên cả hai đều không muốn xung đột xảy ra.
Viễn tượng Cụm Sinh Tồn có thể mất vào tay TC chỉ còn là vấn đề thời gian. Tuy nhiên điểm chính yếu đối với các chiến lược gia CSVN là làm thế nào để không mất hai đảo Sinh Tồn và Sinh Tồn Đông. Việc mất hay còn 2 đảo này còn tùy thuộc thời gian lực lượng đồn trú trên 2 đảo cầm cự được bao lâu và gây thiệt hại cho TC đến mức độ nào. Nếu kéo dài, HK và đồng minh sẽ lên tiếng yêu cầu ngưng chiến hoặc gởi chiến hạm, phi cơ đến gần khu vực giao tranh …. chắc chắn là TC sẽ chùng bước và VN vẫn còn giữ được 2 đảo này.
Khả năng của Không và Hải quân CSVN không thể nào đối đầu với không, hải quân TC một khi chúng đã thiết lập các căn cứ quân sự trên các vị trí của chúng ở Biển Đông.
Mang chiến hạm và phi cơ ra đối đầu chỉ là một sự liều lĩnh vô ích. Chỉ trừ khi chánh quyền CSVN dám trả đủa tấn công tức thời các căn cứ của chúng nhất là Đá Chữ Thập hoặc mở rộng cuộc chiến đánh chìm thương thuyền và tàu dầu TC ngay eo biển Malacca làm gián đoạn hải trình, gây trở ngại tàu thuyền di chuyển ngang Biển Đông ảnh hưởng đến kinh tế cả toàn vùng hoặc phóng hỏa tiễn vào các thành phố và các căn cứ quân sự duyên hải lúc ấy có thể HK và cả thế giới sẽ có phản ứng cấp thời và từ đó hy vọng sẽ có một giải pháp lâu dài cho Biển Đông.
Đã từ lâu, lập trường của HK vẫn luôn là không có chủ quyền và không can dự vào các tranh chấp chủ quyền ở BĐ. Tuy nhiên HK vẫn luôn nhấn mạnh đến việc duy trì tự do và an ninh hải trình trên tuyến đường huyết mạch xuyên qua BĐ.
Việc HK tỏ thái độ cứng rắn đối với TC trong BĐ cũng dễ hiểu, vì với nguồn lợi quá dồi dào về dầu khí và ngư sản, vị trí lại cận kề … nếu để TC chiếm độc quyền, trong tương lai sẽ không thể nào kềm chế nỗi.
Ngoài ra với vai trò cường quốc số một trên thế giới, HK không thể nào để TC coi thường, vì thế gần đây BQP/HK tuyên bố là phi cơ và chiến hạm HK vẫn tiếp tục tuần tra khu vực Trường Sa bất chấp lời phản đối của TC.
Dĩ nhiên là việc HK và Úc tuyên bố sẽ tiếp tục tuần tra ở BĐ cũng không ảnh hưởng gì đến công tác bồi đấp của TC. Tuy nhiên một khi chiến tranh bộc phát, sự hiện hiện của các chiến hạm HK và đồng minh sẽ giới hạn chiến tranh không lan rộng.
TC có thể sẽ không tấn công Cụm Sinh Tồn nếu HK và đồng minh tỏ thái độ cứng rắn liên tục tuần tra quanh các đá có vị trí chiến lược quan trọng, đồng thời cho TC hiểu rõ ý định sẽ có biện pháp trừng phạt về kinh tế một khi TC gây chiến.
Với mức độ bồi đắp các đá như Đá Chữ Thập có diện tích gần gấp đôi đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là đảo Ba Bình (diện tích khoàng 0,5 km2), đi kèm với việc xây dựng các hải cảng có khả năng cho các chiến hạm loại lớn sử dụng, các căn cứ không quân với đủ loại phi cơ, các trại lính, các dàn radar, trọng pháo … sẽ là một hiểm họa không những cho VN mà ngay cả Mỹ và Nhật nếu trong tương lai có xảy ra va chạm ở Biển Đông.
TC rất giảo quyệt, qua biến cố ở Bãi Cỏ Mây, đã cho thấy là TC vẫn còn e ngại HK viện dẫn hiệp ước phòng thủ hổ tương Phi-HK 1951 để nhảy vào can thiệp, do vậy có thể là TC sẽ để yên cho các cứ điểm của Phi.
Tuy nhiên, chúng sẽ lựa chọn các vị trí của VN trong cụm Sinh Tồn để khai chiến, ý định này của chúng đã thể hiện rõ qua sự việc chúng bành trướng đá Gạc Ma và Đá Tư Nghĩa. Ngoài ra còn yếu tố quan trợng là trước khi khởi chiến TC sẽ cân nhắc yếu tố tương quan lực lượng, hệ thống phòng thủ. Vì đây là trận chiến mà TC phải thực hiện một cách chớp nhoáng, mục tiêu đã được lựa chọn và phải bảo đảm thắng lợi hoàn toàn. Và hiển nhiên TC sẽ áp dụng phương thức gây chiến hạn chế vì Cụm Sinh Tồn nằm khoảng trung tâm Trường Sa, nếu có chiến tranh hạn chế và ngắn hạn xảy ra nơi đây sẽ không ảnh hưởng đến an ninh thủy trình và HK nếu có phản ứng cũng sẽ chỉ là những lời phản đối suông.
Chiến tranh là điều mà dân Mỹ không muốn xảy ra, cũng vì thế mà Tổng Thống Obama với lập trường thiếu cứng rắn và dứt khoát từ Lybia sang Syria, Iran, Crimea, Ukraine và ISIS đã làm TC ngày càng lấn lướt.
Hiện nay cũng có dư luận muốn Mỹ thỏa hiệp với TC miễn sao hải trình ngang BĐ không bị cản trở. Mối tương quan về kinh tế giữa HK và TC là yếu tố kềm hãm sự va chạm giữa hai nước. Viện dẫn an ninh thủy trình BĐ, HK sẽ yêu cầu TC ngưng chiến. TC bắt buộc sẽ nghe theo và sẽ khôn khéo trấn an dư luận là chúng luôn tôn trọng và duy trì tự do cho tuyến hải trình ngang BĐ.
Đây là điều cam kết mà HK cũng không trông đợi gì hơn. Vì quyền lợi của HK và TC phụ thuộc vào an ninh thủy trình BĐ nên cả hai đều không muốn xung đột xảy ra.
Viễn tượng Cụm Sinh Tồn có thể mất vào tay TC chỉ còn là vấn đề thời gian. Tuy nhiên điểm chính yếu đối với các chiến lược gia CSVN là làm thế nào để không mất hai đảo Sinh Tồn và Sinh Tồn Đông. Việc mất hay còn 2 đảo này còn tùy thuộc thời gian lực lượng đồn trú trên 2 đảo cầm cự được bao lâu và gây thiệt hại cho TC đến mức độ nào. Nếu kéo dài, HK và đồng minh sẽ lên tiếng yêu cầu ngưng chiến hoặc gởi chiến hạm, phi cơ đến gần khu vực giao tranh …. chắc chắn là TC sẽ chùng bước và VN vẫn còn giữ được 2 đảo này.
Khả năng của Không và Hải quân CSVN không thể nào đối đầu với không, hải quân TC một khi chúng đã thiết lập các căn cứ quân sự trên các vị trí của chúng ở Biển Đông.
Mang chiến hạm và phi cơ ra đối đầu chỉ là một sự liều lĩnh vô ích. Chỉ trừ khi chánh quyền CSVN dám trả đủa tấn công tức thời các căn cứ của chúng nhất là Đá Chữ Thập hoặc mở rộng cuộc chiến đánh chìm thương thuyền và tàu dầu TC ngay eo biển Malacca làm gián đoạn hải trình, gây trở ngại tàu thuyền di chuyển ngang Biển Đông ảnh hưởng đến kinh tế cả toàn vùng hoặc phóng hỏa tiễn vào các thành phố và các căn cứ quân sự duyên hải lúc ấy có thể HK và cả thế giới sẽ có phản ứng cấp thời và từ đó hy vọng sẽ có một giải pháp lâu dài cho Biển Đông.
Máu dân Việt sẽ đổ ngoài Trường Sa, nhưng phải đổ máu như thế nào để giặc thù Trung Quốc và cả thế giới phải ngưỡng mộ và khâm phục. Hy sinh và chấp nhận mất mát chỉ một lần để đưa đến hòa bình, ổn định và duy trì phần nào chủ quyền trong Biển Đông hơn là thụ động, sợ sệt … để rồi sẽ không còn giữ được gì.
Nếu Cụm Sinh Tồn mất vào tay TC, với nhân lực, phương tiện và kỹ thuật hiện đại, trong tương lai không xa, TC sẽ biến Cụm Sinh Tồn thành 1 đảo lớn với diện tích 470 km2 không thua gì đảo Phú Quốc với diện tích 574 km2 và Singapore với 697 km2, như thế đường lưỡi bò ngày nào chỉ là một giả thuyết, sẽ trở thành sự thật.
Nếu chuẫn bị kỹ lưỡng mặc dù sẽ bị thiệt hại nặng nhưng VN sẽ có lợi về mặt ngoại giao và sẽ phá tan âm mưu cực kỳ gian hiểm của TC.
Dù mất một số đảo, đá nhưng đây lại là cơ hội hiếm qúy để VN tách ra khỏi qủy đạo TC, cải tổ chế độ, thực hiện tự do, dân chủ … lập thế liên minh quân sự với HK, Nhật, Úc qua các hiệp ước phòng thủ hổ tương bao gồm các đảo, các đá ngoài Biển Đông ……. như thế chủ quyền VN sẽ được duy trì cho các thế hệ sau.
Có câu hỏi được đặt ra ở đây là với đá Gạc Ma rất gần đá Cô Lin và Đá Tư Nghĩa gần với Đảo Sinh Tồn và Sinh Tồn Đông do VN kiểm soát, như vậy tại sao từ hơn năm nay CSVN vẫn giữ im lặng không lên tiếng phản đối để TC càng lấn lướt cho đến khi Phi Luật Tân và HK công bố rõ ràng chứng cớ CSVN mới hùa theo ???
Điều này chứng tỏ CSVN vẫn còn rụt rè, thụ động trước đàn anh TC trong vấn đề Biển Đông, và từ đấy có thể suy đoán là một khi các nhà lãnh đạo còn sợ mất lòng “đàn anh vĩ đại” thì thế liên minh Mỹ-Việt và Nhật-Việt sẽ không thể nào thành tựu trong một tương lai gần và có thể chỉ xảy ra khi máu đã đỗ ngoài Trường Sa với hậu quả là Việt Nam sẽ mất đi một số đá, đảo.
Thềm Sơn Hà
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phần bổ túc:
*** ngày 24 tháng 7-2015, Đô Đốc Harry Harris TL/LLHK/TBD phát biểu tại Aspen, Colorado, ông cho là những đá mà TC bành trướng ở Trường Sa rõ ràng có ý định sử dung vào mục đích quân sự như là các căn cứ tiền phương trong trận chiến chống lại các nước láng giềng trong khu vực của họ.
Ông nói tiếp là HK sẽ sử dụng vũ lực để bảo vệ lợi ích của mình và đồng minh chống lại mối đe dọa từ các đảo."Họ đang xây hải cảng đủ chiều sâu để các tàu chiến sử dụng và họ đang xây một phi đạo 10.000-foot tại Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), đủ lớn để chứa B-52, gần như đủ lớn cho tàu vũ trụ, và dài hơn chiều dài cần thiết để cho Boeing 747 cất cánh.
Không có máy bay nhỏ nào mà cần một phi đạo dài như thế.
Họ đang xây nhà chứa máy bay tại một số cơ sở để chứa máy bay chiến đấu chiến thuật. "Ông lo ngại các đảo này có thể được sử dụng như là một chuỗi các trạm theo dõi hoạt động đồng minh.
Chắc chắn, những hòn đảo này, nằm xa ngoài vùng Biển Đông, mở rộng một mạng lưới giám sát có thể trang bị với radar, dụng cụ tác chiến điện tử và các loại như thế"
Nếu điều này xảy ra, các chiến hạm của Mỹ có thể tấn công họ trong trận chiến.
Tham khảo:
[1] Thềm Sơn Hà “Hiệp Ước Phòng Thủ Hoa Kỳ – Phi 1951 Lập trường Hoa Kỳ đối với Hiệp Ước và Biển Đông” www.hqvnch.org
- bài viết từ “The National Interest”
- hình ảnh từ “CSIS”
- hình ảnh từ “Rapper.com”
- hình ảnh từ báo “vietnamnet”
- hình ảnh trên internet
[1] Thềm Sơn Hà “Hiệp Ước Phòng Thủ Hoa Kỳ – Phi 1951 Lập trường Hoa Kỳ đối với Hiệp Ước và Biển Đông” www.hqvnch.org
- bài viết từ “The National Interest”
- hình ảnh từ “CSIS”
- hình ảnh từ “Rapper.com”
- hình ảnh từ báo “vietnamnet”
- hình ảnh trên internet
No comments:
Post a Comment