Monday, January 15, 2018

hoàng sa, hồ văn kỳ-thoại, kosh, gerald kosh, HQ 16, hải chiến hoàng sa


              SỰ THẬT VỀ CHUYẾN ĐI HOÀNG SA CỦA GERALD KOSH
               
(PHÓ ĐỀ ĐỐC HỒ VĂN KỲ-THOẠI NÓI VỀ GERALD E. KOSH)
                                                                                        
Thềm Sơn Hà lược dịch


Tài liệu phỏng vấn Phó Đề Đốc Hồ văn Kỳ Thọai Tư Lịnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải do  Oscar P. Fitzgerald thuộc Trung Tâm Hải Sử Hoa Kỳ (Naval Historical Center) thực hiện ngày 20 tháng 9 năm 1975 (chỉ khoảng vài tháng sau khi ông tị nạn tại Hoa Kỳ).Tài liệu này dài 91 trang, kể về cuộc đời quân ngũ của ông từ lúc vào Hải quân tháng 3 năm 1954 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Trong tài liệu có 19 trang nói về trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974, khoảng 2 trang liên quan đến Gerald Kosh, Viên chức Liên lạc tại Vùng 1 Chiến Thuật thuộc Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Đà Nẵng.
            Hy vọng bài dịch sẽ giải đáp các thắc mắc vẫn còn được nêu ra về vai trò của Gerald Kosh sau khi tác giả đã phát hành quyển sách “Sự Thật Hải Chiến Hoàng Sa” vào tháng 1 năm 2015.

                                      Dưới đây là bài dịch đoạn liên quan đến Kosh:
••• Trang 41:
HVKT:   …. “Tôi gởi chiến hạm ra ngoài đó chỉ để thăm viếng. Ngày hôm đó tôi đã gởi tàu đi vì Tướng Trưởng dự định một ngày nào đó ra thăm đảo. Ông không biết là ông có thể đáp máy bay xuống đảo được hay không. Tôi muốn chắc chắn là điều này có thể được, bởi vì tôi không nghĩ là bất cứ máy bay nào cũng có thể đáp xuống đảo Hoàng Sa. Nhưng tôi vẫn gởi tàu ra ngoài đó để xem chúng tôi có thể xây một phi đạo hay một cái gì giống như vậy.”
••• Và tiếp theo trong trang 84-85:
HVKT:  Anh ấy từ Tướng Trưởng đến Toà Đại Sứ Hoa Kỳ. Nhưng dù sao, anh đã được gửi đi vì các tướng ở Quân Đoàn I có thói quen mời quan khách mỗi lần có thăm viếng hay chuyện gì đó. Ngày hôm đó, Tướng Trưởng muốn biết là chúng tôi có thể xây một phi đạo ở ngoài đó, hoặc một cái gì đó giống như thế. Vì vậy, ông yêu cầu Phòng 3 /BTL/QĐ1 gởi người. Và rồi đã xảy ra chuyện Trưởng phòng 3 gọi viên chức đối tác của mình là ông Tổng lãnh sự.
Tổng lãnh sự hỏi anh ấy, "Anh có muốn đi ra Hoàng Sa; có một số Sĩ quan đi ngày hôm nay?"
Sau đó Tổng lãnh sự gửi anh ta để chụp ảnh. Tất cả là như vậy. Anh ta đi chỉ để cho vui. Anh đến gặp tôi; tôi quên tên anh. Tôi nói, "được rồi, không sao hết."
Tôi không biết là chúng tôi sẽ có một trận chiến hay bất cứ điều gì như thế. Bởi vì chiến hạm được dự trù trở về vào ngày hôm sau.
Anh ấy chỉ đến đó và rồi tôi nhớ là anh rời Đà Nẵng đêm thứ hai (ngày 14 tháng 1) *** và tôi đã trù tính anh trở lại Đà Nẵng vào sáng thứ Tư (ngày 16-1).
Cấp trên của anh là Tổng Lãnh Sự Trask; người bạn tốt của tôi.
• Ông ấy hỏi, "Khi nào tàu trở về? "
•• Tôi nói,"sáng thứ Tư. "
• Ông hỏi, "Mấy giờ? "
•• Tôi cho biết, "khoảng 8 giờ."
• Ông nói, "OK, tôi sẽ đến đây đón anh ấy vào sáng thứ Tư."
•• Tôi nói,"Đừng đón anh ấy. Tôi sẽ lấy xe jeep của tôi chở anh ta về nhà."
Sau này, họ bắt đầu nghĩ là tôi đã dự trù kế hoạch này. Tại sao tôi không để họ đón anh ấy? Nhưng điều này không đúng sự thật.         
Chỉ có lý do là tôi sợ Hạm trưởng tàu của tôi sẽ bị trễ. Anh có biết là một chiếc tàu vào cập bến có thể mất một hoặc hai tiếng đồng hồ. Và khi anh nói 08:00 giờ, tàu có thể cập cầu lúc chín hoặc mười giờ. Anh không thể nói chính xác thời gian. (Lời tác giả: “Anh” ở đây ám chỉ người phỏng vấn Oscar P. Fitzgerald- O.P.F)
Và tôi nói, "đừng lo lắng, chở một người Mỹ từ bộ chỉ huy của tôi về đến lãnh sự quán mất bốn mươi phút, vì vậy tài xế của tôi có thể đưa anh ta về nhà."
Đến sáng thứ Tư họ chờ mãi và anh không bao giờ trở lại. Đêm thứ tư, tôi gọi điện thoại cho một người ở Tòa tổng lãnh sự và tôi nói, "Tôi không thể nói chuyện với anh qua điện thoại, nhưng tôi muốn gặp anh."
Người này nói,"Tôi có thể đón anh ấy trên đường đến Đà Nẵng được không? "Tôi nói, "Không được, tôi xin lỗi," và họ biết là có điều gì không tốt đã xảy ra.
Tôi không thể đem tàu trở về vì anh ấy. Nhưng tôi biết rằng sự có mặt của anh ta ở ngoài đó đã làm bối rối nhiều người. Nhưng điều này đã không được dự trù trước chút nào hết. Anh chỉ đi theo cho vui; chính xác hơn không phải để vui, nhưng chỉ đi ra để xem đảo.
••• O.P.F:  Anh ta bị Cộng sản bắt đúng không?
••• HVKT:  Đúng vậy. Anh bị bắt đưa về Hải Nam và sau đó đưa vào đất liền. Anh bị Trung Cộng bắt. Họ nghĩ anh là gián điệp hoặc giống như thế.
Anh ấy không biết là khi Đại tá Ngạc cho anh mười gói thuốc lá, 10 kg gạo và một số C-ration, và ông hỏi là anh muốn ở lại trên tàu hoặc muốn ở trên đảo.
Vì vậy, anh nói muốn đi lên đảo, và chúng tôi đã đưa anh lên đảo.
••• O.P.F:  Có lẽ sẽ tốt hơn nếu anh ấy ở trên tàu, đúng vậy không?
••• HVKT:  Anh ta không biết tại thời điểm này chiếc tàu nào sẽ còn ở đây vào ngày mai. Bởi vì chúng tôi biết rằng nếu chúng tôi phải đổ bộ người, chúng tôi sẽ ở trong tình thế bất lợi. Và đây là lý do vì sao nhiều người cứ nghĩ rằng chúng tôi đã sắp đặt trước; không, chúng tôi không có dự tính trước. Nhưng vì chúng tôi phải đổ bộ lính của chúng tôi lên đất nước của chúng tôi. Chúng tôi biết là khi chúng tôi đổ quân, tàu của chúng tôi sẽ gặp rắc rối. Vì vậy chúng tôi đã phải làm điều đó. Chúng tôi đã hỏi anh, và anh muốn ở trên đảo. Vì vậy chúng tôi đã đưa anh và một Sĩ quan Công binh lên đảo.
                                             __________________________
Chú thích:   *** Đô Đốc Thoại trả lời rất chính xác về ngày khởi hành của HQ 16, nhưng trong sách ‘Can Trường Trong Chiến Bại’ ông viết là ngày 15 tháng 1-1974.
Căn cứ theo lịch tháng 1-1974, ngày thứ hai 14 tháng 1 năm 1974 là ngày Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 rời Đà Nẵng.

- sáng 15-1, HQ 16 đến Hoàng Sa.
- chiều 15-1, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đến Đà Nẵng.
- sáng ngày 16-1, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đến Bộ Tư Lịnh Vùng 1 Duyên Hải.

No comments:

Post a Comment