Tuesday, June 11, 2019

Thiếu tá Phạm văn Hồng, HQ Đại úy Thềm sơn Hà, Gerald Kosh, Hoàng Sa nổi sóng, Bí ẩn Hải chiến Hoàng Sa, Hải chiến Hoàng Sa,


 

                                    THIẾU TÁ PHẠM VĂN HỒNG và HẢI CHIẾN HOÀNG SA
                   (Nhận xét về bài viết “Hoàng Sa Nổi Sóng” của Thiếu tá Phạm văn Hồng)

                                                                                                                      
Thềm sơn Hà

Có hai bài viết liên quan đến Thiếu Tá Hồng về nhận xét của ông qua chuyến công tác Hoàng Sa.
1.- Bài “Bí ẩn trận Hoàng Sa” Thanh Phong - nhật báo Viễn Đông ngày 21/12/2009 - ghi lại theo lời kể của ông.
2.- Bài “Hoàng Sa Nổi Sóng”
của chính ông viết đăng trong Đặc San Đa Hiệu Trường Võ Bị Quốc Gia số 100, trang 166-183,  phát hành tháng 1 năm 2014 (Xuân Giáp Ngọ).
Phần mở đầu, ông viết: “Tuy đã 40 năm nhưng mọi sự kiện vẫn như in, tưởng như đang diễn tiến từng giây từng phút, mặc dầu vài chi tiết nhỏ nhặt về thời gian có thể không chính xác, vì tuổi tác gặm nhấm trí nhớ khiến đôi lúc cũng hay lang thang đâu đó.”
Và ti
ếp theo:
“Người viết chỉ xin được tự trả lời cho câu hỏi của chính mình là tại sao lại xảy ra trận hải chiến Hoàng sa dù rằng câu trả lời có thể là chủ quan và sự hiểu biết quá hạn hẹp.

                                                       Bài viết nhận định và kiểm chứng này để tìm hiểu sự thật sẽ dựa trên bài “Hoàng Sa Nổi Sóng” là bài viết gần đây đã được tác giả hiệu đính và là một trong các bài viết điển hình trong đó gán cho Kosh giữ vai trò bí mật trong chuyến công tác Hoàng Sa, để từ đó đi đến kết luận là giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng đã có thỏa hiệp về Hoàng Sa.

Thiếu tá Phạm Văn Hồng, tốt nghiệp khoá 20/TVBQG/Đà Lạt, giữ chức vụ Sĩ Quan Lãnh Thổ Phòng 3, Quân Đoàn I. Trưởng toán Công Binh tháp tùng HQ 16 ra Hoàng Sa chiều ngày 14 tháng 1-1974.
 
                                                            ********************************
Bài viết “HOÀNG SA N
ỔI SÓNG”dựa trên lời kể của một nhân chứng sống là một Sĩ quan cao cấp đã từng trải qua các giai đoạn cùng chung với Kosh trên Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16,, trên đảo Hoàng Sa và trên đảo Hải Nam, do vậy các nhận xét đối với Kosh đã được ông trình bày để chứng minh cho vai trò quan trọng của Kosh trong chuyến ra Hoàng Sa.
                                        Sau đây là nhận xét từ các đoạn trích dẫn trong bài viết của Thiếu Tá Hồng đối chiếu với tài liệu do tác giả tự thu thập.


1.- CẤP BẬC VÀ CHỨC VỤ CỦA GERALD KOSH.
• Thiếu tá Hồng viết: Trong lúc trò truyện với nhau, tôi được biết anh này vốn là Trung uý thuộc lực lượng mũ xanh, nay sang làm tại tòa Lãnh sự”.
• Tài liệu Hoa Kỳ:
Kosh phục vụ hai năm ở Việt Nam (2 lần qua Việt Nam). Theo báo New York Times 24 tháng 1-1974, Kosh được ân thưởng huy chương Anh dũng Bội tinh với ngôi sao đồng (Bronze Star) và Chiến thương Bội tinh (Purple Heart).
Giải ngũ với cấp bậc Đại úy, Kosh làm việc cho cơ quan DAO (Defense Attaché Office) tại Tòa Tổng Lãnh Sự HK ở Đà Nẵng với chức vụ Viên chức Liên lạc Vùng Chiến thuật (RLO:Regional Liaison Officer) từ ngày 10 tháng 12-1973 đến 1tháng 8-1975(có tất cả 12 RLO trong 4 vùng chiến thuật).
 
         
2.- LÝ DO KOSH RA HOÀNG SA
   A.- Thiếu Tá Hồng. 
Còn G.Kosh thì sẽ nghiên cứu, giám định để mở hầu bao …………………………………………Sự thực phi trường Hoàng sa chỉ là phi trường ẢO nghĩa là không có thực, mà đây chỉ là một dàn cảnh tuyệt vời của người bạn “đồng minh” của chúng ta! Họ đã phối hợp với kẻ xâm lăng bành trướng từ lâu rồi.
Tôi xin được tường trình cùng quý độc giả những dữ kiện mà tôi biết được sau khi biến cố đã xảy ra và mọi bí ẩn sau 40 năm ngày nay đã được bạch hóa.
    B.- Cấp chỉ huy Hải Quân VNCH.
    •.- Đề Đốc Trần văn Chơn Tư Lịnh Hải Quân:  “… nhân viên dân sự Hoa Kỳ cùng đi với phái đoàn Công binh của Quân Khu1/Quân Đoàn 1 để nghiên cứu xây cất phi trường tại Hoàng Sa.”
    
•.- Đô Đốc Thoại TL/V1DH nói về lý do Kosh ra Hoàng Sa.
            •• Trích từ ‘Can Trường Trong Chiến Bại’: “cùng lúc đó Bộ Tư Lịnh Quân Đoàn 1 liên lạc với tôi để xin cho hai sĩ quan công binh đi theo tàu ra ngoài đó để nghiên cứu việc tu sửa lại cầu tàu tại Hoàng Sa. Sau đó văn phòng tổng lãnh sự của Hoa Kỳ cũng xin phép tôi cho một người Mỹ tên Gerald Kosh cùng đi theo tàu để biết đảo Hoàng Sa
            •• Trích từ tài liệu phỏng vấn của Hải Quân Hoa Kỳ:
 …. “Tôi đưa chiến hạm ra ngoài đó chỉ để thăm viếng. Ngày hôm đó tôi đã gởi tàu đi vì Tướng Trưởng dự định một ngày nào đó ra thăm đảo. Ông không biết là ông có thể đáp máy bay xuống đảo được hay không. Tôi muốn chắc chắn là điều này có thể được, bởi vì tôi không nghĩ là bất cứ máy bay nào cũng có thể đáp xuống đảo Hoàng Sa. Nhưng tôi vẫn gởi tàu ra ngoài đó để xem chúng tôi có thể xây một phi đạo hay một cái gì giống như vậy.”
Và tiếp theo:
“Anh y t Tướng Trưởng đến Toà Đại S Hoa K. Nhưng dù sao, anh đã được gi đi vì các tướng Quân Đoàn I có thói quen mi quan khách mi ln có thăm viếng hay chuyn gì đó. Ngày hôm đó, Tướng Trưởng mun biết là chúng tôi có th xây mt phi đạo ngoài đó, hoc mt cái gì đó ging như thế. Vì vy, ông yêu cu Phòng 3 /BTL/QĐ1 gi người. Và ri đã xy ra chuyn Trưởng phòng 3 gi viên chc đối tác ca mình là ông Tng lãnh s.
T
ng lãnh s hi anh y, "Anh có mun đi ra Hoàng Sa; có mt s Sĩ quan đi ngày hôm nay?"

Sau đó Tng lãnh s gi anh ta để chp nh. Tt c là như vy. Anh ta đi ch để cho vui. Anh đến gp tôi; tôi quên tên anh. Tôi nói, "được ri, không sao hết."

Tôi không biết là chúng tôi s có mt trn chiến hay bt c điu gì như thế. Bi vì chiến hm được d trù tr v vào ngày hôm sau.

Anh y ch đến đó và ri tôi nh là anh ri Đà Nng đêm th hai và tôi đã trù tính anh tr li Đà Nng vào sáng th tư. (Ghi chú của tác giả: Thứ hai là ngày 14 tháng 1và Thứ tư là ngày 16 tháng 1)”
(xin đọc bài S THT V CHUYN ĐI HOÀNG SA CA GERALD KOSH. 



     • HQ Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn Tư Lịnh Hạm Đội*:


“Chuyện HQ 16 ra Hoàng Sa đến tai Tòa Tổng Lãnh Sự HK ở Đà Nẵng và Kosh muốn đi theo. Đó là lý do tại sao chúng tôi có người Mỹ trên tàu. Anh ấy là người của Tòa Tổng Lãnh Sự ở Đà Nẵng. Anh ấy không biết gì về việc Trung Cộng xâm nhập trong khu vực đó. Anh ấy chỉ muốn đi theo.”

  
C.- Về phía Hoa Kỳ
      • Bộ Ngoại Giao HK.
- Lúc 00:43H ngày 20/01/1974: BNG/HK gởi điện văn đến Tòa Bạch Ốc báo cáo đụng độ đã xảy ra ở Hoàng Sa “tình hình phức tạp do báo cáo sự hiện diện trên đảo Hoàng Sa (chánh phủ VN chiếm đóng) của nhân viên dân sự Hoa Kỳ thuộc cơ quan DAO Hoa Kỳ văn phòng ở Đà Nẵng. BNG không biết tại sao anh ở đó ……….......  BNG đang cố gắng lấy thêm tin tức gồm cả tin về tình trạng của công dân Hoa Kỳ.”

     
• Đại Sứ Martin.
- Lúc 11:53H ngày 20/01/1974: sau khi đã được Tòa lãnh Sự /HK tại Đà Nẵng báo cáo, Đại sứ Martin gởi ngay điện văn về BNG/HK: “ sự hiện diện của Kosh chắc chắn không phải ngẫu nhiên, nhưng là sự chấp nhận lời mời từ chánh phủ Việt Nam để quan sát trên chuyến tuần tiễu thường lệ là bằng chứng thuyết phục chứng tỏ không phải Việt Nam Cộng Hòa hay chánh phủ Hoa Kỳ đã dự đoán khả năng hành động của Trung Cộng.”

Và trong điện thư khác ông cho là:
“Sự hiện diện của Kosh ở Hoàng Sa hoàn toàn là một tai nạn của không gian và thời gian, và chúng ta không có bất cứ điều gì để xin lỗi.”

- Lúc 14:05H ngày 20/01/1974: Đại Sứ Martin gởi điện thư cho Tướng Brent Scowcroft thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia HK (NSC- National Security Council):
“Tin sau cùng cho biết lính TC đổ bộ lên đảo Hoàng Sa. Thật là không may, Chỉ huy trưởng lực lượng hải quân VN vì cố gắng tránh sự can dự hoặc nguy hiểm cho nhân viên dân sự HK Gerald Kosh - người đã tháp tùng toán công binh để nghiên cứu về việc có thể xây một phi đạo ở Hoàng Sa - đã di chuyển Kosh khỏi tàu, đưa lên đảo Hoàng Sa, ở đó Kosh được xem như là tránh khỏi hiểm nguy.
Ngay bây giờ chiến hạm VN đã rút lui, có lẽ hầu như chắc chắn là những người bạn ta còn ở lại, gồm có Kosh sẽ bị TC bắt làm tù binh.”

NHẬN XÉT:
Thiết nghĩ các dẫn chứng trên cũng đủ xác định lý do Kosh ra Hoàng Sa, nhất là dẫn chứng từ Đô Đốc Thoại cho thấy chính Tướng Ngô quang Trưởng Tư Lịnh Vùng 1 Chiến Thuật là người đã đưa ra ý kiến về việc xây phi đạo trên đảo Hoàng Sa và đây là lý do tại sao HQ 16 chỡ toán Công Binh ra Hoàng Sa.
 
            Như thế nếu cho là Hoa K tha hip vi Trung Cng thì không l Tướng Trưởng ba đặt ra chuyn xây phi trường o để thi hành kế hoch ca M hay sao!!!!????

3.- GHI NHẬN SỰ KIỆN
A.- Thiếu tá Hồng: “Mãi đến ngày 17-01 chúng tôi mới lên lại HQ 16, nhưng mặt biển lúc này đã nóng bỏng một cách khác thường, bây giờ trên biển có thêm HQ 5 cũng là 1 Tuần Dương Hạm giống hệt như HQ 16 và 1 khu trục hạm HQ 4, chiếc này nhỏ hơn HQ 5 và HQ 16 nhưng hỏa lực thì mạnh hơn nhiều, xa xa li còn mt chiếc na mà sau này tôi mi được biết đó là HQ 10 vì tm nhìn quá xa.
NHẬN XÉT: Theo Kosh thì toán Công Binh và Kosh đã trở về HQ 16 ngày 16-1.
HQ 4 đến Hoàng Sa trưa ngày 17-01.
HQ 5 đến Hoàng Sa lúc 3 giờ trưa ngày 18-01, như vậy thực sự Thiếu Tá Hồng thấy được HQ 4 và HQ 5 trong trưa ngày 18-01. HQ 10 đến vùng vào lúc gần giữa khuya đêm 18-1 làm sao ông có thể thấy được.
Đoạn viết trên trùng hợp với trích dẫn từ bài viết“Trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại Tá Ngạc!!!
Như vậy có lẽ Thiếu tá Hồng đã dựa trên bài viết “Trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại Tá Ngạc!!!

                        
B.- Thiếu Tá Hồng viết về ngày hải chiến và ngày Trung Cộng đổ bộ tấn công lên đảo Hoàng Sa:

“Khi tôi liên lạc được với Đà Nẵng, tôi yêu cầu Đà Nẵng gọi “Uy Dũng” là tên Tổng đài Quân Đoàn I của chúng tôi, tôi cho số máy của Trung tâm hành quân và số máy của Quân Đoàn I, yêu cầu liên lạc ngay với tôi qua tổng đài của Ban Khí Tượng ngoài đảo Hoàng Sa. Lúc đó tiếng súng gia các chiến hm ca ta và ca Trung Cng đã tm lng du nhưng súng bt đầu n trên đảo. Tôi lên Đài Khí Tượng quan sát thì thấy các chiến hm ca ta vòng ngoài, còn tàu Trung Cng thì li vòng trong, có nghĩa là chúng tôi đã bị tàu Trung Cộng bao vây. Những chiếc tàu của Trung Cộng theo anh em Hải quân ta cho biết là những chiếc Kronstad, tt c đều quay mũi tàu ca h vào đảo, còn các chiến hm ca ta thì quay mũi ra phía ngoài bin.
Các chiếc Kronstad tiến sát vào b và đổ quân, chúng dàn hàng ngang tiến lên đảo.”

 NHẬN XÉT
Theo Thiếu tá Hồng thì trong cùng ngày vừa xảy ra trận hải chiến đồng thời TC đổ bộ chiếm đảo. Thật sự hai biến cố này xảy ra vào hai ngày khác nhau:

   •• Ngày 19-1 là ngày xảy ra trận hải chiến giữa chiến hạm ta và chiến hạm địch, sau đó chiến hạm ta rút về Đà Nẵng.

   •• Ngày 20-1 là ngày lực lượng hải quân Trung Cộng pháo kích lên đảo và ngay sau đó TC sử dụng các bè từ tàu đánh cá để chở quân đổ bộ lên chiếm các đảo theo thứ tự Cam Tuyền, Hoàng Sa và Vĩnh Lạc.
Không biết lúc bấy giờ Thiếu tá Hồng đang ở đâu khi cho là các chiếc Kronstad tiến sát vào bờ và đổ quân!                    Quanh đảo Hoàng Sa toàn là san hô, làm thế nào chiến hạm Kronstad có thể tiến sát vào bờ và đổ quân? Thực tế TC đã sử dụng các tàu đánh cá chở quân và đưa lính xuống bè để đổ bộ lên đảo.

C
.- Lúc Trung Cộng đổ bộ lên đảo:
- Thiếu tá Hồng nhớ lại: “Tôi và anh hiệu thính viên lao ra những lùm cây để ẩn thân. Tôi quyết định trốn kỹ im lìm trong lùm cây để chờ chuyện trống mái một phen chứ nhất định không ra đầu hàng ………… …………………. Tôi nằm im trong bụi rậm suốt 3 tiếng đồng hồ mà chẳng được nghe tiếng gầm thét của các chiến đấu cơ. Trong khi đó tiếng Tầu mỗi lúc một ồn ào hơn, gần sát chỗ tôi ẩn núp. Cuối cùng chúng vạch từng gốc cây và phát hiện ra tôi, chúng chĩa súng vào tôi và hô lên: Thiếu Tá.”
- Gerald Kosh: “di chuyển về trung tâm đảo và hướng tới vị trí phòng thủ Việt Nam và sau đó anh nhận thấy là lính TC đã ở trên đảo và đã qua khỏi vị trí phòng thủ Việt Nam. Kosh không nghe tiếng súng

M-16, chỉ nghe tiếng súng AK-47 và SKS. Khi Kosh thấy lính TC đến, anh lập tức trở lại phía bên kia để chọn vị trí nào đó.
Nhưng khi Kosh thấy số luợng lính TC, Kosh nghĩ là tình hình đã tuyệt vọng và anh không có thể làm gì được nữa. Kosh trở lại bờ biển, quăng khẩu súng lục xuống nước và hầu như ngay lúc đó, Kosh nhập vô chung với một nhân viên khí tượng và một quân nhân trong toán lính. Không người nào mang súng.  Cùng lúc, lính TC đến nơi bắt họ………………………………………………………………Lính TC cũng tìm được một vài võ đạn .38 và cầm chúng trên tay, chỉ về hướng người Việt và hỏi họ về súng cầm tay hay loại súng khác. Tất cả người Việt đều lắc đầu, sau đó họ mang đến hỏi Kosh, anh lắc đầu nói “không”.

Trong số người Việt có một người nói được tiếng Tàu, khi TC hỏi anh ta về võ đạn khẩu súng .38 anh chỉ Kosh. Sau đó một người được Kosh diễn tả như là sĩ quan thâm niên hiện diện đến gần Kosh và lần nữa đưa anh xem võ đạn.  Lại lần nữa Kosh lắc đầu nói “không”. Người Việt biết tiếng Tàu xác nhận với họ là Kosh có mang súng và đó là khẩu súng nhỏ. Sĩ quan TC ra dấu hiệu bằng tay cho Kosh hiểu là anh ta muốn biết cây súng ở đâu. Kosh cho biết là anh đã liệng nó. Viên SQ muốn biết một cách cụ thể nơi nào Kosh đã liệng nó, Kosh chỉ nhún vai, đưa hai tay lên trời như là anh không nhớ. Sau đó, TC cho 8 người lội xuống nước sâu từ lưng quần cho tới cổ tìm súng của Kosh. Độ 15 hay 20 phút sau có người tìm được và mang trở về.”

NHẬN XÉT:
• Không hiểu Thiếu tá Hồng có mang theo vũ khí cá nhân? Nếu có, ông bắn được mấy viên đạn?
Đảo Hoàng Sa dài 805 m, ngang 366 m. Với lực lượng đổ bộ lên đến 2 đại đội làm sao ông có thể nằm im trong bụi rậm suốt 3 tiếng đồng hồ?
• Trong khi Kosh đã cố gắng quan sát từng chi tiết các diễn tiến khởi đầu chiến hạm TC bắt đầu pháo kích lên đảo Cam Tuyền, sau đó tàu đánh cá hạ bè xuống đưa lính TC vô bờ đổ bộ lên đảo.
Ngoài ra khi TC bắt đầu đặt chân lên đảo Hoàng Sa, Kosh ít nhất cũng bắn vài phát đạn, và anh ta cũng thuộc loại cứng đầu khi nhất định không chỉ nơi thủ tiêu cây súng.
Không những thế, Kosh còn thủ tiêu “thẻ căn cước, các ghi chú và phim chụp được các diễn tiến đã xảy ra và quyết định không để chúng lọt vào tay TC trong trường hợp Kosh bị bắt hay chết……… ……………….. Kosh liền di chuyển về bờ phiá bắc của đảo chỉ cách khoảng độ 100 đến 200 yard, đi xuống nước đến thắt lưng, hạ người xuống, đào  lỗ chôn 2 cuốn sổ tay và cái ví xong lấp cát lên trên và để trên đó khoảng 6 cục đá lớn. Sau đó, Kosh lấy ra 3 cuộn phim mà anh đang có, bóc phim ra và quăng xuống nước. Khi Kosh liệng cuộn phim đầu tiên, anh an tâm khi thấy nó chìm xuống nước.
và sau khi đã mò tìm được cây súng cá nhân của Kosh, TC vẫn chưa tìm được những thứ mà Kosh đã vứt bỏ. Nơi mà Kosh đã ném khẩu súng khác với nơi mà anh chôn dấu các thứ khác.”

 D.- Trung Cộng có thông dịch viên và đã biết trước trên đảo có Kosh.
• Thiếu tá Hồng: “Tôi trở lại hai tòa nhà của khí tượng và anh em Địa Phương Quân thì tất cả đã bị bắt giữ. Anh Kosh thì bọn Trung Cộng đang nói chuyện với anh ta bằng anh ngữ.

Rõ ràng đây là điểm mấu chốt. Họ đã biết rõ trên đảo có một người Mỹ, họ đã cử thông dịch viên ra làm việc. Nếu bình thường; một trận chiến tình cờ trên biển thì đào đâu ra người Tầu biết nói tiếng Anh?”
• Gerald Kosh: “Kosh ước lượng lúc bị bắt khoảng 12:00H hay 12:30H. TC không biểu lộ sự ngạc nhiên khi thấy có mặt Kosh …………………………………Cùng lúc, một người Tàu mặc đồ dân sự bước vào. Anh ta nói rất ít tiếng Anh, hỏi Kosh có đói bụng không bằng tiếng Anh…………………… Sau này người Việt cho Kosh biết là anh ta phụ trách tất cả giấy tờ mà họ có và cũng trợ giúp về nhiếp ảnh.”
                       Trong lần phỏng vấn do Hải quân HK thực hiện ngay sau khi về căn cứ Clark, Kosh cho biết là ‘Rõ ràng là TC đã biết anh có mặt trên đảo (Kosh cho là có thể TC đã chận bắt bản văn được chuyển đi qua hệ thống giai tần đơn liên quan đến sự hiện diện của Kosh).
Theo Hạm trưởng HQ 16: “Đến tối ngày 18 tháng 1 năm 1974 máy liên lạc âm thoại giai tần đơn bị Trung Cộng phá rối tần số, không liên lạc được.”

NHẬN XÉT:

• TC biết Kosh có mặt trên đảo Hoàng Sa.
Tàu đánh cá TC đã lẩn quẩn trong khu vực Nguyệt Thìềm từ lâu, khi HQ 16 đến Hoàng Sa, những lúc Kosh xuất hiên trên boong tàu làm gì chúng không phát hiện.
Về việc chúng biết Kosh đã được đưa trở lại đảo Hoàng Sa, dẫn chứng TC xen vào hệ thống giai tần đơn của Kosh và Hạm trưởng HQ 16 cũng đủ giải thích.    
• Thông dịch viên.
Có vài thắc mắc xin đặt ra với Thiếu tá Hồng:

   •• Thiếu Tá Hồng có nghe người Tàu nói gì với Kosh? Câu chuyện dài hay ngắn?
   •• Làm sao Th/Tá Hồng biết được người nói chuyện với Kosh là thông dịch viên?
   •• Th/Tá Hồng viết ‘Nếu bình thường; một trận chiến tình cờ trên biển thì đào đâu ra người Tầu biết nói tiếng Anh?’
Xin lập lại ở đây là Thiếu tá Hồng đã nhầm lẫn trận hải chiến và TC đổ bộ chiếm đảo xảy ra trong cùng một ngày, vì vậy ông không biết là TC có khoảng gần một ngày để chuẩn bị lực lượng chiếm trọn nhóm Nguyệt Thiềm.
Không lẽ trong số một Tiểu đoàn bộ binh và hàng chục chiến hạm, TC không tìm được người nói tiếng Anh thông dụng? 
Và theo Kosh qua người Việt thì người hỏi Kosh phụ trách hồ sơ cá nhân và lo chụp ảnh.
Câu anh ta hỏi Kosh bằng tiếng Anh thật đơn giản “anh có đói bng không?”  Và như Kosh diễn tả, người này mc đồ dân s, nên Thiếu Tá Hng gán cho anh ta là thông dch viên!

 E.- Trung Cộng đối xử với tù binh trước khi đến đảo Hải Nam.
• Thiếu tá Hồng: trong bài ‘Hoàng Sa nổi sóng’ không nói lúc ở trên đảo bị TC đối xử như thế nào, nhưng trong bài ‘Bí ẩn trận Hoàng Sa’ ông cho biết “Sau khi Trung Cộng bắt được tôi, chúng không đánh đập nhưng có dọa nạt và áp đảo tinh thần”.
Và trong thời gian áp giải tù binh Việt Nam từ Hoàng Sa đến Hải Nam, không thấy ông đề cập nhiều chi tiết chứng tỏ chúng đối xử khắc nghiệt.  
• Về phần Kosh:
    •• Trên đảo Hoàng Sa:
Kosh ước lượng lúc bị bắt khoảng 12:00H hay 12:30H. TC không biểu lộ sự ngạc nhiên khi thấy có mặt Kosh. Chúng lục soát Kosh và ngay lập tức mang anh đến khu vực phía nam của đảo, ở đó chúng buộc tay anh và đưa xuống bè cao su hướng ra một chiếc tàu. ………....................................................................................................
Tàu chở Kosh nhận được lịnh trở lại đảo. Khi Kosh trở lên đảo, anh được đưa vô một trong các tòa nhà, cho vào căn phòng nhỏ và bắt qùy gối với hai tay để lên đầu ……………………………………………………          Kosh thấy có ít nhất 25 người Việt trên đảo đang ngồi và đang được cho thuốc lá; họ không bị trói. Kosh được dẫn qua chung với người Việt, được cỡi trói và được cho thuốc lá ……… Sau khi họ đã hút thuốc lá, Kosh được cho uống nước và được đối xử giống như người Việt.  Lúc này, Kosh không bị đối xử khắc nghiệt.
• Trong thời gian trên tàu đến đảo Hải Nam:
“Kosh được dẫn đến phòng phía sau lái…….. Ngay tức khắc, 4 lính canh đi vào và ở cạnh Kosh suốt thời gian…….. Kosh không thể biết mình được đưa đi đâu, nhưng anh tin là trong khu vực nhóm Tuyên Đức.
………………… Khi đến đảo, Kosh bị bịt mắt từ trong phòng và được dẫn qua một tàu khác. Sau đó Kosh được đưa đến phòng chính trên tàu. Ngay khi Kosh vô phòng, khăn bịt mắt được mở ra. Có 3 lính canh kèm bên anh trong suốt thời gian trên tàu………………. Kosh muốn đi ra ngoài boong để xem có thể thấy được gì nên viện cớ với tên lính gác là anh muốn đi tiểu. Kosh được đưa cho cái xô ở trên sàn để tiểu vô đó. Họ không muốn để Kosh ra khỏi cửa.”

••• Nhận xét: như vậy là kể ra chúng còn đối xử tốt với Th/Tá Hồng và các tù binh khác rất nhiều so với Kosh. Ông không b trói tay, b qùy gi hai tay để lên đầu, không có lính canh lúc nào cũng bên cnh.

F.- Trên đảo Hải Nam.
• Thiếu tá Hồng: khoảng trưa hôm sau, tức là trưa 20-1-1974 (LTG: đúng ra là ngày 21-1), chúng tôi tới đảo Hải Nam. Nó cho tôi lên bờ trước, sau đó mới đưa các anh em còn lại lên, rồi nó đưa đám sĩ quan vào phòng ăn riêng gồm tôi và 1 Trung úy Hải Quân, 1 sĩ quan Địa Phương Quân, 2 sĩ quan Công Binh và anh Kosh, cả thảy là 6 người.”

• Kosh: “ông ta nói với Kosh anh là tù nhân của nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa. Ông ta hỏi về công việc của Kosh và Kosh giải thích là anh thực hiện công tác liên lạc với người Việt. Sau đó ông ta buộc tội Kosh là cố vấn cho Việt Nam. Kosh nói với ông ta anh không phải là cố vấn. Ông ta nói, “Chúng tôi biết anh là cố vấn và nếu anh không nhìn nhận anh là cố vấn chúng tôi sẽ buộc anh là gián điệp, và anh sẽ bị xử tội bởi tòa án quân sự.” Chốc sau đó, ông ta hỏi thêm Kosh vài câu hỏi khác mà Kosh không trả lời và ông ta rời phòng. Kosh được đem vô một tô mì nhưng anh không ăn. 
Sau đó ông ta lại vào phòng, hỏi Kosh thêm vài câu và ln na nói Kosh là c vn cho Vit Nam. Kosh không nh rõ anh đã tr li như thế nào nhưng nó làm ông ta rt ni gin, ông ta chm qua bàn và tát anh mt cái
••• NHẬN XÉT: trong đoạn này, các tù binh Việt Nam không bị tra hỏi. Riêng Kosh, anh đã bị TC tra hỏi và đã bị tát tai khi nhất định không nhận mình là “cố vấn”.

Thiếu tá Hồng xác nhận ông và Kosh ở chung phòng, nhưng ông và 5 Sĩ Quan không bị tra hỏi và ông không nói đến việc Kosh bị tát tai. (năm 2005, khi tôi đến gặp ông tại tư gia ông có nói  là Kosh bị TC tát tai.)
                          
HQ Đại úy Trần Kim Diệp Trưởng Phòng Tình Báo/V1DH cũng có đề cập đến cái tát tay này, nhưng với lý do khác hơn: “Theo Thiếu Tá Hồng cho biết sau này thì lực lượng TC đổ bộ lên đảo HS khoảng 1 Tiểu đoàn, chúng dàn hàng ngang lục soát và bắt được tất cả trừ Ông Kosh người Mỹ phải lùng kiếm lần thứ 2, do đó chúng nổi nóng tát tay ông này, nhưng sau đó được lệnh biệt đãi ông ta.”

G.- Trại giam ở Quảng Châu.
• Thiếu tá Hồng: “Phải công bằng mà nói, viết lịch sử thì phải viết trung thực, không nên viết theo kiểu tuyên truyền, cho nên tôi nói rất thật là Trung Cộng hơn hẳn Việt Cộng trong cung cách đối xử với tù binh. Họ cho chúng tôi ăn uống theo quy chế tù binh chiến tranh đã được quốc tế qui định, như tôi mang cấp bậc Thiếu tá thì để tôi ở một phòng riêng, bốn Trung úy thì cứ hai ông một phòng, như vậy chúng tôi có ba phòng ở liền nhau, còn ông Kosh người Mỹ một phòng riêng. Mỗi ngày họ đem đồ ăn lên tận phòng cho chúng tôi, còn anh em Hạ sĩ quan và binh sĩ thì ăn ở nhà ăn tập thể của quân đội Trung Cộng. Sau thời gian 2, 3 tuần phải học tập mỗi ngày vào buổi tối để nghe cán bộ Trung Cộng tuyên truyền thế này thế nọ.”

• Kosh: “Hình như là đã được chuẩn bị kỷ lưỡng và lần nữa viên chức này sau khi Kosh miễn cưỡng trả lời rành mạch các câu hỏi đã nói cho Kosh biết là nếu anh không nhìn nhận anh là cố vấn của Việt nam, anh sẽ bị buộc tội là gián điệp và sẽ bị mang ra xử trước tòa án quân sự. Ông ta cũng nói là nếu cộng tác, Kosh sẽ được đối xử rất tốt và sẽ được trả về nước sớm hơn nhiều. Tiếp theo ông ta hỏi Kosh thêm một số câu hỏi và cũng có lúc ông ta tr nên gin d đi vòng qua dãy bàn và tát Kosh hai ln”.

Kosh bị tra hỏi từ lúc khoảng 2300H cho đến 0400H, lúc đó họ rời phòng và điều tra viên đưa Kosh trở lại phòng của anh.

Ngày hôm sau, khoảng 1600H bắt đầu phiên học tuyên truyền chánh trị và lúc 2000H đêm Kosh bị tra hỏi một tiếng đồng hồ trong phòng anh.

Những ngày tiếp theo, TC thay đổi cách tra hỏi, họ bắt đầu tập trung nhiều hơn và rất là hung hăng. Bây giờ họ có tới hai điều tra viên và họ dùng phương pháp tra vấn “Mutt and Jeff” ********** để điều tra Kosh. Điều tra viên thường lệ nay trở thành người xấu (bad guy) trong khi người mới vào có khuôn mặt rất dễ thương và giữ thái độ rất vui vẻ trong suốt thời gian, người này còn hướng dẫn phiên học tuyên truyền chánh trị vào buổi trưa. Cả hai điều tra viên luôn có mặt trong lúc tra hỏi mặc dù điều tra viên thân thiện chưa bao giờ đặt câu hỏi.”
••• NHẬN XÉT: Thiếu tá Hồng ca ngợi cách TC đối xử với tù binh VN:
Trung Cộng hơn hẳn Việt Cộng trong cung cách đối xử với tù binh. Họ cho chúng tôi ăn uống theo quy chế tù binh chiến tranh đã được quốc tế qui định”.
Nhưng với Kosh, khi vừa vào trại ở Quảng Châu anh ta đã bị hạch sách liên tiếp 5 giờ đồng hồ từ 23:00H đến 04:00H và khi Kosh vẫn nhất quyết từ chối mình là Cố vấn, tên điều tra viên trở nên giận dữ đi vòng qua dãy bàn và tát Kosh hai lần.
Sau đó, mỗi ngày Kosh phải học lớp ‘tuyên truyền chánh trị’ và mỗi đêm Kosh vẫn tiếp tục bị hạch hỏi với phương pháp mới lạ hơn, vừa dịu ngọt vừa hung hăng.
Thử hỏi khi TC đánh Kosh và áp đảo tinh thần Kosh, TC có áp dụng quy chế tù binh?
Trong thời gian bị bắt Kosh vẫn luôn giữ vững lập trường vẫn cương quyết không nhận mình là cố vấn để được hưởng sự ưu đãi và ít ra trong thời gian bị giam giữ Kosh đã chứng tỏ khí phách của mình khi nhất quyết không cho TC cạo trọc đầu:  Khi thợ hớt tóc đến gần, Kosh đá anh ta ngay vô háng làm anh ta la hét đi ra ngoài. Ngay khi đó hai tên lính gác đi vô, nạp đạn vô súng trường SKS chỉa ngay Kosh và giữ như thế trong khoảng 5 phút.

H.- Thiếu tá Hồng:  …..  “Ngồi trong phòng tọa đàm, họ nói chuyện dưới hình thức thân mật. Họ cho chúng tôi biết là: hiện nay tiến sĩ Kissinger đang ngồi ở Bắc Kinh. Tối nay chúng tôi sẽ mở đài Bắc Kinh cho các anh nghe. Quả vậy, đúng giờ chương trình tiếng Việt của đài Bắc Kinh, họ đã đến và mở cho chúng tôi nghe bản tin đúng như lời họ nói.”

••• NHẬN XÉT: Không ngờ đòn xảo quyệt này của TC lại đánh lừa được Thiếu tá Hồng cho đến ngày hôm nay.
Vì nếu kiểm chứng, ông sẽ biết là trong thời gian này Kissinger đã trở về Washington sau chuyến công tác Trung Đông? Làm gì có chuyện Kissinger ở Bắc Kinh!!!
 
I.- Âm mưu giữa HK và TC.
Thiếu tá Hồng: [Buổi chiều họ mang radio đến và mở cho chúng tôi nghe, đồng thời mở luôn cả đài phát thanh Úc Đại Lợi cho nghe luôn. Trong bản tin của đài phát thanh Trung Cộng có loan thế này: “Trong cuộc chiến đấu, chí nguyện quân Trung Quốc đã bắt được một đám tù binh miền Nam Việt Nam, trong đó có tên Thiếu tá Phạm Văn Hồng”].

Và ngay sau đó Thiếu tá Hồng đi đến kết luận: “Hồi đó nếu ai có theo dõi tin tức trên các đài phát thanh cũng đã nghe thấy như vậy. Điều đó cho thấy rõ ràng có âm mưu dàn xếp giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Mỹ muốn dùng Hoàng Sa của VNCH làm món quà để bình thường hóa quan hệ với Trung Cộng. Muốn trao Hoàng Sa cho Trung Cộng, chính quyền Hoa Kỳ thời bấy giờ phải tạo ra một cuộc chiến, để Trung Cộng có cớ xâm chiếm Hoàng Sa”.

••• NHẬN XÉT: chỉ nghe đài phát thanh TC loan tin ông và đám tù binh bị bắt, như vậy cũng đủ để kết luận là đã có âm mưu giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng hay sao??

J.- Kosh bị bệnh.
• Thiếu tá Hồng: “Trở lại về anh Kosh, khi xuống đảo lần thứ nhất, anh còn ăn chung với tôi, nhưng lần thứ hai thì không. Anh nói là anh bị bệnh. Bệnh đây cũng là bệnh được sắp đặt trước. Quả vậy, chỉ 1 tuần sau khi bị bắt, anh ta là người đầu tiên được thả với lý do bị bệnh mãn tính kinh niên, cần được thả sớm để kịp về điều trị! Ấy thế mà 1 tháng sau, sau khi tôi trở về Quân Đoàn, anh ta có về M điu tr đâu vn làm vic như thường l!

• Kosh.
- Trong trại giam.
 Khoảng 10:00H ngày hôm sau họ mang vô một nhóm bác sĩ mà họ cho là đến từ khắp nơi trên nước Tàu để khám và trị bịnh cho Kosh. Ngày đầu tiên bị bắt, người Việt đã nói với người Tàu là Kosh cảm thấy bị bịnh. Các bác sĩ khám nghiệm cơ thể hỏi chuyện anh một chốc rồi đi.

Sáng hôm sau, lần nữa các bác sĩ lại vô phòng hỏi Kosh có khỏe không và hỏi thêm vài câu hỏi về bịnh tình rồi sau đó họ hỏi anh có muốn đi vô nhà thương. Kosh nói “được rồi, nếu bác sĩ cảm thấy tôi nên đi nhà thương thì tôi đi.” Họ trở lại trưa hôm đó đưa Kosh đi nhà thương…………………………
Sau ngày Kosh được đưa đi nhà thương, họ bắt đầu chích cho Kosh cái thứ mà trên chai có tên là glucose. Kosh nhìn thấy chữ Tàu và chữ Anh trên các chai thuốc và chữ glucose được viết là “glucosi”. Ngày đầu tiên họ bắt đầu chích 1000 mm hay hai chai và một mũi chích vô bắp thịt. Kosh không biết họ đã chích bao nhiêu. Ngoài ra họ cũng bơm ba ống tiêm một loại chất lỏng khác (cũng trong suốt) vô glucose. Trong lúc họ chích, không lúc nào Kosh cảm thấy mệt và luôn tỉnh táo.
- Căn cứ Clark.

Ngày 31 tháng 1, TC thả Kosh và 5 tù binh VN tại Hồng Kông. Kosh được phi cơ C-9 loại tải thương đưa thẳng về căn cứ Không quân Clark (Phi Luật Tân) cùng ngày và sau đó đưa ngay vào bịnh viện để khám tổng quát và chửa trị bịnh viêm gan.

Theo nguồn tin từ AP thì khi xuống phi trường Clark, Kosh không cạo râu, nói với các viên chức là anh ta yếu và mệt. Nhưng anh tự đi bộ từ phi cơ đến xe bus cứu thương chở anh vô bịnh viện trong căn cứ.

Các phóng viên không được tiếp xúc với Kosh từ khi được thả ra ở Hồng Kông cho đến khi về căn cứ Clark. Bác sĩ thuộc không quân HK tháp tùng Kosh từ Hồng Kông; suốt chuyến bay Kosh ở trong tình trạng tinh thần sảng khoái và nói chuyện với phi hành đoàn cùng các nhân viên y tế trên chuyến bay C-9 Nightingale.

Ngày 31 tháng 1, Đại Sứ Martin sau khi được tin Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng (BQP) và Cơ quan thông tin HK (USIA) không muốn Kosh trở lại làm việc với cơ quan DAO tại VN, ông đã góp ý là nếu tình trạng sức khỏe cho phép, nên cho Kosh trở lại Saigon theo ý muốn của anh ấy. Ông còn cho là “Sự hiện diện của Kosh ở Hoàng Sa hoàn toàn là một tai nạn của không gian và thời gian, và chúng ta không có bất cứ điều gì để xin lỗi.”
- Trên đất Mỹ.

Ngày 6 tháng 2, Phát ngôn viên Hải Quân/HK cho biết Kosh đã trở về Mỹ hôm Chủ nhật 3 tháng 2, bị bịnh viêm gan nhẹ nhưng hoàn toàn bị cô lập để quan sát tại căn cứ hải quân ở Philadelphia lâu hơn là vài ngày.

Ngày 13 tháng 2, Kosh được chuyển về quân y viện ở Philadelphia, bác sĩ hy vọng Kosh sẽ được xuất viện trong vòng 2 tuần.
NHẬN XÉT:
Theo Thiếu tá Hồng thì Kosh nói với ông là anh ta bị bệnh và theo Kosh “Ngày đầu tiên bị bắt, người Việt đã nói với người Tàu là Kosh cảm thấy bị bịnh.”
Xin hỏi ai là người nói với TC?
Thiếu tá Hồng được thả ra ngày 17 /02/1974, chắc hẵn là ông còn phải đi phép một hoặc hai tuần. Trong khi đó Kosh được xuất viện vào khoảng cuối tháng hai. Sau khi xuất viện Kosh được chấp thuận trở về Đà Nẵng.
Như vậy đâu có gì để Thiếu Tá Hồng phải ngạc nhiên!!!!!!!!!

K.- Cứu vớt HQ 10

• Thiếu tá Hồng: “Chưa hết, sau này khi được trả về, qua tìm hiểu, phối kiểm cũng như nghe những chuyện được kể lại, tôi mới được biết, khi trận hải chiến xảy ra, chiến hạm Mỹ cũng ở sát nách với chúng ta mà nào họ có cứu vớt những bè thoát hiểm của anh em Hải quân. Cụ thể nhất là có một bè trôi dạt về tận Qui Nhơn mới được chiếc thương thuyền Kopionella của Hòa Lan cứu thóat. Không cần nói đến tính liên hệ đồng minh, chỉ cần nói đến lòng nhân đạo thôi, họ đã cất giấu tình người đi đâu mất rồi?
NH
ẬN XÉT:
Thêm lần nữaThiếu tá Hồng đã lầm lẫn khi ông viết “Cụ thể nhất là có một bè trôi dạt về tận Qui Nhơn mới được chiếc thương thuyền Kopionella của Hòa Lan cứu tht.”
Nếu đọc các bài viết về hải chiến Hoàng Sa chắc hẵn sẽ nhớ là ‘bè trôi dạt về tận Qui Nhơn’ là chiếc bè của toán chiến sĩ thưộc HQ 16 đào thoát từ đảo Vĩnh Lạc. Các ngư phủ đã vớt chiếc bè này.
Còn thương thuyền Kopionella của Hòa Lan vớt các bè đào thoát từ HQ 10.


Về phần cứu vớt các bè đào thoát từ HQ 10, xin được hỏi Thiếu tá Hồng là trách nhiệm của ai? Có phải là của Hoa Kỳ?
Khi HQ 10 bị hư hại nặng, Hạm phó phải ra lịnh đào thoát, các bè đang lênh đênh trên biển khơi …………tại sao các giới chức cao cấp VNCH lại làm ngơ, không có phản ứng kịp thời để cấp cứu?

Xin nhớ là ngay từ đầu HK đã không muốn can dự và họ đã nói rõ ý định này với các giới chức quân sự và dân sự VNCH.

Ngày 15/01, HQ 16 báo cáo phát hiện tàu đánh cá TC gần đảo Cam Tuyền, BTL/HQ yêu cầu DAO sử dụng phi cơ trinh sát P-3 của Hải quân HK để quan sát, DAO từ chối, khuyến cáo HQVN yêu cầu Không quân Việt Nam cung cấp. (DAO nhận báo cáo từ TTHQ/HQ lúc 18:00H 15/01/1974)
Ngày 17/01, Đại Sứ Martin đã gặp và nhấn mạnh với Ngoại Trưởng Vương văn Bắc: “dù trong bất cứ trường hợp nào quân đội Hoa Kỳ sẽ không can dự vào.            
Trưa ngày 19/01, HQ 10 đào thoát, chiến hạm VNCH rút về Đà Nẵng, chiều ngày 19/01 HQ 11 và 3 WPB đã đến khu vực Hoàng Sa, Trong khoảng thời gian này cho đến sáng ngày 20/01 chiến trận lắng dịu, vì lý do gì toán tăng phái không thi hành bất cứ nhiệm vụ nào kể cả nhiệm vụ khẩn cấp nhất là tìm kiếm thủy thủ đoàn đào thoát từ HQ 10?
Tại sao không dự trù các chiến hạm và phi cơ sẵn sàng cứu trợ khi lâm chiến? Và tại sao phải đợi cho đến trưa ngày 22/01, lịnh tìm kiếm các chiến sĩ HQ 10 đào thoát mới được ban hành?
Ít nhất Đại Sứ Martin cũng còn cảm thấy hối hận khi cho là Hoa Kỳ lấy làm tiếc khi không cứu vớt HQ 10 đào thoát mặc dù thật ra đây không phải là trách nhiệm của Hoa Kỳ.
Còn về phía VNCH, có giới chức cao cấp nào đứng ra nhận lỗi không làm tròn nhiệm vụ tiếp cứu khi HQ 10 lâm nạn và tìm kiếm cứu vớt khi các chiến sĩ HQ 10 và HQ 16 đào thoát trên bè đang trôi dạt giữa biển khơi !!!

KẾT LUẬN
Qua các dẫn chứng, phản ứng của Kosh khi lính TC tiến lên đảo Hoàng Sa, khi bị TC bắt, khi được đưa xuống tàu, khi đến đảo Hải Nam và sau cùng khi được đưa vô trại giam trong lục địa, có thể nói là mặc dù không còn khoác chiến y nhưng Kosh vẫn hành xử như là người chiến sĩ đang cầm súng chống giặc, mặc dù bị sa cơ nhưng vẫn ương ngạnh không khuất phục trước kẻ thù, khí khái chống trả khi bị ép làm điều không muốn, bảo vệ vũ khí và tài liệu không lọt vào tay kẻ thù.

Và nếu như TC đã biết rõ vai trò của Kosh, đã có thỏa thuận, âm mưu ngầm với Kissinger thì lý do gì họ lại ngược đãi anh ta. Đúng ra, TC Kosh phải ưu tiên đem Kosh ra khỏi Hoàng Sa ngay lập tức, phải ưu đãi anh ta, phải thông báo cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ biết tình trạng của Kosh, nhưng thực tế trong lần gặp Kissinger ngày 23 tháng 1 Đại Sứ TC vẫn chưa xác nhận tình trạng của Kosh.

 Và lúc được th ra Kosh tht vô phúc không nhn được món quà nào, riêng Thiếu Tá Hng, h đối x rt đẹp, tng bc tranh “GU TRÚC” mà ông còn trân trng gi gìn cho đến ngày hôm nay.

                                                       
************* 

                                    GIẢ THUYẾT TƯƠNG TỰ NHƯ THIẾU TÁ PHẠM VĂN HỒNG
                                                    
Có thể nói, trong số các vị sĩ quan cao cấp hải quân, chỉ có HQ Đại Tá Đỗ Kiểm Tham Mưu Phó Hành Quân BTL/HQ lúc xảy ra trận hải chiến, là người duy nhất nêu ra sau hơn 30 năm:

“… cũng có nhiều những chỉ dấu, nhiều cái tài liệu, có thể nói rằng đó là những thỏa thuận của HK. …… ông Kosh từ Đà Nẵng mà đi ra HS trong cái ngày đó cũng là một điểm phải đánh một dấu hỏi rất lớn ….. đúng ra thì Đề Đốc Thoại không có quyền cho một nhân viên ngoại quốc vào cái thời điểm đó đi ra HS mà không thông báo về BTL/HQ và không xin phép BTL/HQ, BTL/HQ hoàn toàn không biết chuyện đó và ông Kosh không phải ra đó để đi chơi trong cái thời gian đó, tôi nghĩ là như vậy.” (UBHS trang 408/409 phỏng vấn HQ Đại Tá Đỗ Kiểm)
Hẵn là ĐĐ Thoại không tiết lộ các chi tiết về lý do Kosh tháp tùng ra Hoàng Sa nên Đại Tá Kiểm đã nêu lên câu hỏi tương tự như Thiếu tá Hồng.
  

Thắc mắc này đã được ĐĐ Thoại đã trả lời như sau: “Ông Kosh đi theo tàu HQ để ra HS là do li xin ca ông Gerald Scott, Lãnh S M (Đà Nng hay Huế) thân vi tôi lúc by gi. Vic gi ông Kosh đi vi mc đích gì thì tôi không nh rõ. Tôi không nh rõ có báo cáo vi BTL/HQ v vic này hay không. Tuy nhiên, mt người M làm vic cho chánh ph M xin quá giang theo tàu trong mt công tác liên lc cũng như s hin din ca sĩ quan công binh thuc QL/VNCH đi nghiên cu địa thế trên đảo HS không có gì quan trng để bt buc phi báo cáo v Saigon. Vì không ai nghĩ s có hi chiến. (UBHS trang 385 phỏng vấn Phó Đề Đốc Hồ văn Kỳ-Thoại)

Và đây cũng là lý do tại sao các giới chức thẩm quyền tại Sài Gòn và Tòa Đại Sứ HK chỉ biết rõ về Kosh sau khi trận hải chiến đã kết thúc.

Tóm lại vì chưa hiểu hết sự thật nên một số người đã đưa ra giả thuyết cho là Hoa Kỳ yêu cầu cung cấp tàu chở Kosh ra HS là lý do đưa đến trận hải chiến. Nếu Kosh không ra Hoàng Sa sẽ không có hải chiến và không mất HS, như vậy đây là âm mưu bán đứng HS của HK cho TC.

                    Thiển nghĩ các tài liệu về Kosh, các phân tích trên và bài viết “Âm mưu và kế hoạch cưỡng chiếm Hoàng Sa tháng 1 năm 1974 của Trung Cộng”  đã trả lời một cách đầy đủ.

                                                                 Lý do Kosh được đưa lên đảo HS.

Đoạn này này rất quan trọng, vì đây là giả thuyết cho là Kosh đã được dàn dựng để ra HS. Và giả thuyết này đã được suy luận từ câu nói của Đại Tá Ngạc mà tác giả còn nhớ được sau 35 năm.
Đây chính là điều mà dư luận cố tình cho là Kosh đã biết trước trận hải chiến sẽ xảy ra nên xin Đại Tá Ngạc cho lên bờ.

••• Thiếu Tá Hồng: [Tôi lên HQ05 và chờ đến khoảng 10 giờ thì loa phóng thanh nói: “Mời Thiếu tá Phạm Văn Hồng lên đài chỉ huy để gặp Hải đội trưởng”. Tôi lên phòng chỉ huy, Đại tá Hà Văn Ngạc vỗ vai tôi và nói: “Toa à, cái thằng Kosh này là bạn moa, nó nhát gan, nó sợ và muốn lên đảo, nó bảo ở trên tàu nguy hiểm quá, vậy toa đi với nó lên đảo trở lại”. Rồi ông ra lệnh lấy dzu dzu đưa chúng tôi vào đảo.]
Thiếu Tá Hồng không có đề cập đến việc Kosh cùng có mặt với ông trong phòng ăn Sĩ quan (Đại tá Ngạc viết là “phòng ăn Sĩ quan”, trong khi Thiếu tá Hồng cho là “đài chỉ huy”.)

 Và trong một đoạn khác: “Tiếp theo là sự kiện anh đang ở trên HQ16 lại đòi lên bờ và bảo ở dưới tàu nguy hiểm quá, mà lúc đó trận hải chiến chưa xảy ra. Phải chăng anh đã biết trước sẽ có hải chiến và ở trên tàu khi đánh nhau thì nguy hiểm thật, nên lên đảo để quân Trung Cộng làm bộ bắt cho chắc ăn hơn.”
••• Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ-Thoại: trong cuộc phỏng vấn của Trung tâm Hải sử HK ông đã trả lời như sau:

- Hỏi: Anh ta bị Cộng sản bắt đúng không?

- Đáp: Đúng vậy. Anh bị bắt đưa về Hải Nam và sau đó đưa vào đất liền. Anh bị Trung Cộng bắt. Họ nghĩ anh là gián điệp hoặc giống như thế.

Họ không biết là khi Đại tá Ngạc cho anh mười gói thuốc lá, 10 kg gạo và một số C-ration, và ông hỏi là anh muốn ở lại trên tàu hoặc muốn ở trên đảo.

Vì vậy, anh cho biết muốn đi lên đảo, và chúng tôi đã đưa anh lên đảo.
- Hỏi: Có lẽ sẽ tốt hơn nếu anh ấy ở trên tàu, đúng vậy không?
- Đáp: Anh ta không biết tại thời điểm này chiếc tàu nào sẽ còn ở đây vào ngày mai. Bởi vì chúng tôi biết rằng nếu chúng tôi phải đổ bộ người, chúng tôi sẽ ở trong tình thế bất lợi. Và đây là lý do vì sao nhiều người cứ nghĩ rằng chúng tôi đã sắp đặt trước; không, chúng tôi không có dự tính trước. Nhưng vì chúng tôi phải đổ bộ lính của chúng tôi lên đất nước của chúng tôi. Chúng tôi biết là khi chúng tôi đổ quân, tàu của chúng tôi sẽ gặp rắc rối. Vì vậy chúng tôi đã phải làm điều đó. Chúng tôi đã hỏi anh, và anh muốn ở trên đảo. Vì vậy chúng tôi đã đưa anh và một Sĩ quan Công binh lên đảo.


••• HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc: “Vào khoảng 8 giờ tối, tôi yêu-cầu Tuần-dương-hạm HQ16 chuyển phái-đoàn công-binh của Quân-đoàn I sang Tuần-dương-hạm HQ 5 bằng xuồng. Phái-đoàn công-binh Quân-đoàn I do Thiếu-tá Hồng hướng-dẫn đã vào gặp tôi tại phòng ăn Sĩ-quan, theo sau là Ông Kosh thuộc cơ-quan DAO Hoa-Kỳ tại Ðà-Nẵng. Tôi cho cả hai hay là tình-hình sẽ khó tránh khỏi một cuộc đụng-độ nên tôi không muốn các nhân-viên không Hải-quân có mặt trên chiến-hạm và tôi sẽ đưa họ lên đảo. Tôi cũng yêu-cầu Tuần-dương-hạm HQ 5 cấp cho tất cả một ít lưong-khô. Riêng ông Kosh thì tôi yêu-cầu Hạm-trưởng HQ 5 đưa cho ông 1 bịch thuốc lá 10 bao Capstan. Tôi tiễn chân tất cả phái-đoàn xuống xuồng và vẫy tay chào họ khi xuồng bắt đầu hướng về đảo Hoàng-Sa.”

••• HQ Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn, Tư Lệnh Hạm Đội trong bài phỏng vấn của Hải quân Hoa Kỳ đã nói về lý do Kosh được đưa lên đảo: “ Khi chỉ huy trưởng hải đội rời Đà Nẵng ra Hoàng Sa, Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải ra lịnh cho chiến hạm đưa người Mỹ lên đảo.”

••• HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh Hạm trưởng HQ 5: Lúc 21:00H, để khỏi gây trở ngại và thể theo lời yêu cầu của người Mỹ trong toán, Sĩ Quan Chỉ huy Chiến thuật cho đổ bộ 7 người nhận từ HQ 16 lên đảo Hoàng Sa.

••• HQ Đại Úy Trần kim Diệp: trong khi đó ông Kosh của TLS Mỹ ở Đà Nẵng (thuộc toán thám sát Hoàng Sa) xin “không dự chiến”. Rồi lệnh từ BTTM gởi nhóm thám sát trở lên đảo HS. …… Theo Thiếu Tá Hồng cho biết sau này thì lực lượng TC đổ bộ lên đảo HS khoảng 1 Tiểu đoàn, chúng dàn hàng ngang lục soát và bắt được tất cả trừ Ông Kosk người Mỹ phải lùng kiếm lần thứ 2, do đó chúng nổi nóng tát tay ông này, nhưng sau đó được lệnh biệt đãi ông ta.

••• Đại Sứ Martin: trong điện thư mật gởi cho Tướng Brent Scowcroft thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia HK (NSC- National Security Council): “ … thật là không may, Chỉ huy trưởng lực lượng hải quân VN vì cố gắng tránh sự can dự hoặc nguy hiểm cho nhân viên dân sự HK Gerald Kosh - người đã tháp tùng toán công binh để nghiên cứu về việc có thể xây một phi đạo ở Hoàng Sa - đã di chuyển Kosh khỏi tàu, đưa lên đảo Hoàng Sa, ở đó Kosh được xem như là tránh khỏi hiểm nguy.”
 
••• Theo Kosh: “ ……  Kosh ở trên HQ 5 cho đến 11 giờ khuya và Đại tá Ngạc cho biết là ông không đoán được điều gì sẽ xảy ra ngày hôm sau và có thể xảy ra chuyện rắc rối. Kosh cho ông hay là anh có chụp xong 3 cuộn phim 35 mm các sự việc đã xảy ra từ trước đến giờ, các hình anh chụp tàu TC gồm cả hình chụp gần lẫn chụp xa. Kosh cũng giải thích cho Đại tá Ngạc là anh đã thấy 2 tàu rất bất thường, Đại tá Ngạc nói chúng là phi tiễn đĩnh và dường như ông rất quan tâm đến sự có mặt của chúng trong khu vực này.
Ông hỏi Kosh là nếu trong trường hợp xảy ra trận hải chiến, Hạm đội 7 Hoa Kỳ có đến hỗ trợ Việt Nam?
Kosh giải thích là anh không biết chánh sách của hạm đội HK liên quan đến các biến cố trong khu vực này, nhưng nói là anh có xu hướng nghi ngờ là HK có thể đáp ứng với tình thế một cách nhanh chóng và giải thích là Đại tá Ngạc phần lớn phải dựa vào chính mình.


Sau đó, Kosh giải thích nhiệm vụ của anh là quan sát các chiến hạm và tiếp tục tuần tiễu an toàn trong khu vực và tránh bất cứ loại đối đầu nào với TC.”
        
Qua đoạn trên cho thấy là Kosh đã rất trung thực khi trả lời theo nhận xét riêng của Kosh là anh nghi ngờ sự tham dự của HK trong trường hợp xảy ra trận hải chiến và Đại Tá Ngạc phải dựa vào chính mình.

Nếu đã nhận chỉ thị và đã biết trước âm mưu, Kosh sẽ trả lời khác hơn, sẽ xúi ông đánh để lấy lại lãnh thổ và sẽ nói là HK sẽ hỗ trợ khi hải chiến bùng nổ.

Ngoài ra khi Thiếu Tá Hồng cho là “lên đảo để quân Trung Cộng làm bộ bắt cho chắc ăn hơn” thì hẵn là sai. Vì theo như ĐĐ Thoại “Không ai nghĩ ra s có mt cuc hi chiến, k c Tng Thng Thiuđiều nên nhớ là chính VNCH đã nổ súng trước và những quyết định quan trọng chỉ được đưa ra theo từng diễn tiến.
Sau hết trước khi đổ bộ quân lên đảo, tàu TC bắn đạn thật chứ không phải đạn giả.

“Sự kiện phía VNCH chịu tổn thất rất ít về nhân mạng cho thấy là quân đồn trú đã bị áp đảo và họ chỉ kháng cự yếu ớt, ngoài ra mặc dù TC quyết tâm dùng vũ lực để chiếm lấy Hoàng Sa nhưng họ chỉ sử dụng một lực lượng vừa đủ để đạt mục tiêu của họ mà thôi.” (trích từ bài TRUNG CỘNG ĐỔ BỘ TẤN CÔNG QUẦN ĐẢO HOÀNG SA THÁNG 1 NĂM 1974)

NHẬN XÉT
Đại Tá Ngạc nói với Kosh là “ông không đoán được điều gì sẽ xảy ra ngày hôm sau và có thể xảy ra chuyện rắc rối” và trong bài ông viết “Tôi cho c hai hay là tình-hình s khó tránh khi mt cuc đụng-độ nên tôi không mun các nhân-viên không Hi-quân có mt trên chiến-hm và tôi s đưa h lên đảo

Ông viết như trên chứng tỏ là ông đã quyết định trước khi ông mời  “Phái-đoàn công-binh Quân-đoàn I do Thiếu-tá Hồng hướng-dẫn đã vào gặp tôi tại phòng ăn Sĩ-quan, theo sau là Ông Kosh thuộc cơ-quan DAO Hoa-Kỳ tại Ðà-Nẵng” để thông báo.

Và ông đã nói chuyện với Kosh trước Th/Tá Hồng, những điều mà ông đã hỏi riêng Kosh ông đã không kể lại vì không liên quan. Nhưng theo Th/Tá Hồng thì chỉ có một lý do duy nhứt là chỉ vì Kosh “nhát gan, sợ chết” nên Đại Tá Ngạc đưa Kosh trở lại đảo và luôn tiện gởi toán công binh đi theo luôn.

Kosh chỉ mới lên HQ 5 có vài giờ, Đại Tá Ngạc và Kosh chẳng có liên hệ gì nhau, ông có biết gì nhiều về Kosh mà lại cho “cái thằng Kosh là bạn moa” và rồi lại đi nói xấu Kosh là “nhát gan, sợ chết …” trước mặt toán Công Binh và ngay cả Kosh, ông không sợ là Kosh biết tiếng Việt hay sao?
Đưa Kosh lên bờ, Đại Tá Ngạc chỉ đơn giản thi hành lịnh của ĐĐ Thoại. Khi nói chuyên với Kosh có lẽ vì lịch sự ông đã hỏi ý Kosh muốn ở lại tàu hay lên đảo và Kosh đã hiểu ý Đại tá Ngạc không muốn Kosh là mối bận tâm cho ông khi xung đột xảy ra vì thế Kosh đã chọn lên đảo.

Điều này trùng hợp với phúc trình của Hạm trưởng HQ 5: “để khỏi gây trở ngại và thể theo lời yêu cầu của người Mỹ trong toán” và bài viết của Đại úy Diệp khi ông cho là Kosh “xin không dự chiến”.
Đại Tá Sơn TL/HĐ còn nhớ là chính ĐĐ Thoại đã ra lệnh cho Đại Tá Ngạc đưa Kosh lên đảo vì ĐĐ Thoi e ngi là trn chiến có th xy ra và ông không mun Kosh và toán Công Binh can d vào.
Và nếu Thiếu Tá Hồng cho là Kosh “nhát gan, sợ chết”, phần dẫn chứng trên về thái độ và hành động của Kosh khi đối đầu với TC cũng đủ chứng minh là Kosh không “nhát gan, s chết”.
           Và sau cùng nếu vì do một sự sắp đặt nào đó thì Kosh cũng sẽ không nói thật ý nghĩ của mình với Đại tá Ngạc là nếu trận chiến xảy ra HK sẽ không tham dự và sẽ hết lời ca ngợi TC.
 
Trái lại Kosh đã có những nhận xét trung thực, đã biểu lộ sự kính phục đối với các chiến sĩ Hải Quân VNCH khi ông ghi nhận họ “có k lut và nim t hào, các Sĩ Quan HQVN rt xut sc.

Ngoài ra Kosh còn nhận xét là “toán chiến sĩ cơ hu thuc HQ 4 trên đảo Cam Tuyn tri hơn quân Trung Cng đổ b lên đảo và đã được hun luyn k, ch huy gii.


                                                       Vài hàng về Thiếu Tá Phạm văn Hồng
Năm 2005 khi còn trong Ủy Ban Hoàng Sa do HQ Th/Tá Trần Trọng Ngà làm trưởng ban, qua trung gian Niên trưởng Trần Đức Hải tôi được biết số phone của Thiếu tá Hồng và tôi có đến nhà ông ở Anaheim, CA. (hình như ở địa chỉ 221 N.Emily, Anaheim  và số phone 714  991-6648)

Đến gặp ông lúc trời tối, không nói chuyên được nhiều, tôi cho ông biết ý định của tôi và mục đích của Ủy Ban Hoàng Sa.

Ông có nói về quyển sách ông viết trước năm 1975 về chuyến công tác Hoàng Sa và khi nói sơ qua về Kosh ông cho biết là Kosh đã b Trung Cng tát tai.
Ngoài ra khi trả lời câu hỏi của tôi về việc Trung Cộng dội bom đảo HS, ông cho biết là không có.

Sau đó tôi về soạn một số câu hỏi, gởi thư đến nhà nhờ ông trả lời nhưng không nhận được phúc đáp.

Vài năm sau đó, tôi cố gắng liên lạc lần nữa, ông không có ở nhà, tôi cho người nghe (hình như là  phu nhân của ông) số đi
ện thoại, nhưng ông không gọi lại. Thời gian này ông đã dời qua khu mobile home hình như là ở đường Orangethorpe, Fullerton.


                                                                               ************************
THAM KHẢO.
- Bài viết dựa trên cuốn sách ‘SỰ THẬT HẢI CHIẾN HOÀNG SA’ của tác giả xuất bản tháng 1-2015..

- bài thẩm vấn Gerald Kosh dài 13 trang của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ngày 15 tháng 5 năm 1974.

 CHÚ THÍCH:
*
-
Cuộc phỏng vấn do Tiến Sĩ Oscar Fitzgerald thuộc Trung Tâm Hải Sử Hoa Kỳ thực hiện ngày 16 tháng 7 năm 1975.
- HQ Đại Tá Nguyễn xuân Sơn, Tư Lịnh Hạm Đội được chỉ định ra Đà Nẵng để trợ giúp TL/V1DH ngay sau khi Trung Tướng Ngô Quang Trưởng ra lịnh triệt thoái khỏi Huế.
Tuy cùng khóa 4/SQHQ/NT, nhưng TL/V1DH có cấp bậc cao hơn (Phó Đề Đốc) nên là cấp chỉ huy của Đại Tá Sơn. ĐĐ Thoại chỉ huy tổng quát, Đại Tá Sơn phụ trách hành quân ngoài biển.

Có lẽ trong thời gian này hai vị đã nói chuyện liên quan đến hải chiến Hoàng Sa, nên câu trả lời của Đại Tá Sơn rất trùng hợp với ĐĐ Thoại.

***** trong bài phỏng vấn, Đô Đốc Thoại trả lời rất chính xác về thời gian.
********** “Mutt and Jeff” tiếng lóng có nghĩa là phương cách điều tra dùng 2 thẩm vấn viên đóng hai vai đối chọi nhau, một người đóng vai thân mật, nhỏ nhẹ, người kia dọa nạt, la lối.


 

No comments:

Post a Comment