HẢI CHIẾN HOÀNG SA_TRUNG CỘNG CHIẾM HOÀNG SA
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH – DIỄN TIẾN DẪN ĐẾN TRẬN HẢI CHIẾN Thềm Sơn Hà (Tiếp theo_trích từ bài 'Hải Chiến Hoàng Sa' trong cuốn sách "SỰ THẬT HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19/01/1974" tái bản tháng 12/2020)
Ngày 19/01/1974
“Trong đêm 18 rạng 19/1/74, các tàu Trung Cộng nhiều lần vận chuyển chặn đầu khiêu khích các
chiến hạm ta, cố tình hành động gây hấn. Các
chiến hạm Trung Cộng vận chuyển bao quanh đảo Quang Hòa như có ý định bảo
vệ đảo này. Các chiến hạm ta cũng vận
chuyển bám sát theo”.
Hiện tại lực lượng địch có tới 6
chiến hạm tại nhóm Nguyệt Thiềm: 2
Kronstadt số
271, 274; 2 T-43 389 và 396; 2 tàu
đánh cá võ trang 402, 407.
Trung Cộng
đã cố
thủ
kỹ
càng trên
các đảo Quang Hòa và
Duy Mộng.
Vị trí các chiến hạm HQVN lúc 03:30H chỉ cách Quang Hòa
khoảng 5 hải lý, trong khu vực này không ghi nhận có đá ngầm và các chiến hạm
ta đã quen thuộc (trừ HQ 10).
Lúc 03:50H Đại tá Ngạc ra lịnh các chiến hạm bắt đầu di chuyển từ vị trí nằm
trong lòng chảo tiến đến đảo Quang Hòa. Ông chia bốn chiến hạm thành 2 phân
đoàn:
- Phân
đoàn I gồm HQ 4 và
HQ 5 di chuyển đến hướng Nam và Tây Nam đảo
Quang Hòa.
HQ 5 sẽ đổ quân lên hướng Tây Nam và HQ 4 đổ quân lên hướng Nam.
Phân đoàn trưởng là Hạm trưởng HQ 4.
- Phân
đoàn II gồm HQ 10 và HQ 16 di chuyển đến hướng Tây Bắc đảo
Quang Hòa với nhiệm vụ kềm chế 2 chiếc T 43 và 2 tàu đánh cá. Phân đoàn trưởng
là Hạm trưởng HQ 16.
Đại tá Ngạc ra lịnh tất cả các chiến hạm kiểm soát tình trạng khiển dụng toàn diện
để sẵn sàng tác chiến.
Mặc dù đã nhận 20 Hải kích từ HQ 5 chuyển sang, nhưng có lẽ vì trở ngại truyền tin nên HQ 16 không nhận được lịnh đưa toán này lên bờ.
Lúc
05:00H Vùng I Duyên hải chỉ thị HQ 5 thi hành kế hoạch đã phổ biến đêm qua.
Trên đường di chuyển đến vị trí, lúc 05:15H, khi chỉ cách đảo Quang Hòa không
đầy 3 hải lý, HQ 5 phát hiện
hai tàu chuyển vận TC tiến vào khu vực từ hướng bắc với vận tốc 20 knots, đổ bộ 400 quân lên hướng Đông
Bắc đảo Quang Hòa, nâng tổng số tàu TC hiện diện là 8 chiếc.
Đại
Tá Ngạc lo ngại nếu trận chiến bùng nổ, lực lượng Việt Nam sẽ bị thiệt hại nặng
vì ngoài việc phải chống trả chiến hạm địch, thêm vào đó ông còn phải đổ bộ
quân và lực lượng này sẽ cần sự yểm trợ.
Tuy nhiên, mặc
dù có sự
không cân xứng
về
hỏa
lực,
tầm
đạn
và vận
tốc,
các chiến
hạm
VN sẽ
cố
gắng
thi hành lịnh
đổ
bộ.
Lực
lượng
đặc
nhiệm
sẽ
làm những
gì có thể
được
để
tránh đụng
độ
trước
khi nhận
được
lực
lượng
tăng
viện,
nhất
là không quân.
Ông yêu cầu
phi cơ
được
phái đến
tăng
viện
có mặt
ở
khu vực
trong giờ
đổ
bộ.
Ghi nhận lời yêu cầu của Đại tá Ngạc, TTHQ/V1DH liên lạc TTHQ/Sư đoàn 1/Không quân yêu cầu được không yểm.
Trước sự trình bày hợp lý của Đại tá Ngạc, ĐĐ Thoại nhận thức được cán cân chênh lệch về lực lượng, tình hình đã
thay đổi, địch đang nắm lợi thế.
Ông lo ngại nếu đổ bộ sẽ nắm chắc phần thất bại trong tay. Tuy nhiên đây
là lịnh từ TL/HQ ông phải thi hành và nếu muốn hủy bỏ lịnh đổ bộ tái chiếm đảo Quang Hòa ông chỉ còn hy vọng sau cùng là gọi điện thoại vô Dinh Độc Lập để trình bày thẳng với TT Thiệu, là người đã
ra lịnh trực tiếp bằng thủ bút cho ông trong ngày 16/01.
Tiếc
thay, trong lúc này, TT Thiệu đang ở Đà Lạt, vì thế ông trình bày với vị Đại tá
trong phủ Tổng thống là theo ông nghĩ lực lượng đổ bộ sẽ gặp sự kháng cự. Nhưng vị này vẫn muốn ông làm bất cứ điều gì mà luật pháp quốc tế bắt buộc phải thi hành; có nghĩa là Hoàng Sa thuộc về Việt Nam; Trung Cộng sẽ phải rời khỏi đảo. Và nếu họ nổ súng vào lực lượng ta, bắn trả lại họ. [6]
(LTG:
vị Đại tá đầy uy quyền, thay mặt TT Thiệu để quyết định các sự việc quan trọng
khi ông vắng mặt, có lẽ không ai khác hơn là Đại tá Võ Văn Cầm, Chánh văn phòng
phủ Tổng thống. Ông ít khi tháp tùng TT Thiệu trong các chuyến kinh lý.)
Không còn chọn lựa nào khác, cuộc điện đàm đã giải tỏa trách nhiệm cho ông, lúc
06:00H ĐĐ Thoại ra lịnh Đại tá Ngạc tái chiếm đảo Quang Hòa.
Cũng trong khoảng thời gian này, 2 phi cơ TC bay quanh đảo Quang Hòa, xong mất
dạng về hướng Bắc.
Dự trù sẽ không tránh khỏi đụng độ, ĐĐ Thoại trực tiếp liên lạc Bộ TTM “yêu
cầu
chuyến
bay thu thập
tình báo trên đảo
Phú Lâm nằm ở phía bắc
quần đảo Hoàng Sa để biết được họ có
bao nhiêu chiến hạm. Bởi
vì khi đánh
nhau phải
biết lực lượng địch. Nhưng
rồi,
tôi không được
cung cấp
chuyến
bay, Bộ
TTM không đồng
ý.”
Thi hành lịnh hành quân, Đại tá Ngạc ra lịnh HQ 4 và HQ 5 bắt đầu đưa toán Biệt
hải và Hải kích xuống xuồng cao su kèm theo chỉ thị “… không được nổ súng và lên bờ
yêu cầu toán quân của họ rời đảo.”
Lúc 06:30H, 4 chiến hạm Trung Cộng chia ra làm 2 nhóm:
• Nhóm 1 gồm 2 chiến hạm Kronstadt 271 và 274 chạy vòng về phía Nam đảo Quang Hòa.
• Nhóm 2 gồm chiến hạm loại T43 số 389 và 396 di chuyển án ngữ phía Tây Bắc đảo
Quang Hòa để nghinh cản chiến hạm ta. Hai tàu võ trang 402, 407 ở sát bờ phía Bắc
đảo Quang Hòa và 2 tàu chuyên chở ở phía Đông Nam đảo Duy Mộng.
Để đảm bảo nắm lấy phần chiến thắng một khi xảy ra hải chiến, trong đêm
18/1, TC di chuyển
4 Phi tiễn đĩnh Komar đến khu vực Đông
Bắc đảo Duy Mộng.
Lúc
06:30H HQ 4 đổ bộ toán Biệt hải 27 người lên bờ phía Nam. Khoảng 10 phút
sau, lực lượng Biệt hải đặt chân lên đảo, bên trong đảo rất im lìm, trên tàu mọi
cặp mắt, mọi ống nhòm đều nhìn trên đảo, bất cứ chuyển động nào trên đảo đều được
báo cáo cho Hạm trưởng. Cờ được cắm lên bờ cát và hốc đá, lực lượng tiếp tục tiến
vào bên trong đảo.
Trên HQ 5 toán Hải kích 22 người trang bị đầy đủ, gồm súng cá nhân M16, súng
phóng lựu M79 và đại liên M60 chia làm 2 toán xuống 2 xuồng cao su. Xuồng chở
toán đổ bộ nhấp nhô trên sóng, tiến vào đảo, không vào được trên bãi đá ngầm, họ
phải đi bộ vào. Mực nước biển sâu ngang thắt lưng, có chỗ sâu ngang ngực.
Khoảng
cách từ riềm san hô, nơi họ rời xuồng để đổ bộ vào trong bãi cát khoảng 700 m.
Một người bình thường phải mất 15-20 phút mới có thể đến nơi.
Lúc 07:30H HQ 5 hoàn tất đưa toán Hải kích lên bờ ở phía Tây Nam.
Trung úy Đơn dẫn đầu toán đổ bộ tiến vào trong khoảng 200 thước báo cáo chạm
trán một Trung đội lính TC trước mặt và một Đại đội ở sau lưng. Chúng trang bị súng
đại liên và tiểu liên dàn hàng ngang uy hiếp buộc toán Hải kích phải lui dần về
cuối bãi, họ vừa chịu áp lực nặng nề từ lực lượng địch trên đảo vừa bị bao vây
bởi nhiều lính TC và có thể bị bắt.
Dù vậy toán Hải kích vẫn giữ nguyên vị trí và cố gắng kìm hãm sự phẫn nộ.
Ngay sau khi nhận được báo cáo, Tư lệnh/HQ ra lịnh:
- Đại Tá Ngạc tiếp tục cho
lính tiến vào, lập phòng tuyến, giữ bình tĩnh, không để địch tiến lại gần và không để bị địch bắt.
- Tư Lệnh/V1DH chỉ thị lực lượng đặc nhiệm thi hành chiến thuật
cài răng lược trên đất liền lẫn trên mặt biển.
Khi đổ bộ 400 quân lên đảo, TC đã chứng tỏ quyết tâm phải chiếm giữ Quang Hòa và Duy Mộng, chúng không thể nào chùng bước.
Không thể chiếm trọn nhóm Nguyệt Thiềm, ít nhất cũng phải chiếm lấy Quang Hòa và Duy Mộng vì Bắc Kinh cần có một sự thắng lợi về mặt quân sự để lấy lại sự tự tin của quân đội trong cấp lãnh đạo trung ương, tiếp theo cuộc cải tổ lớn tại các bộ tư lệnh quân khu.
Mặt khác có thể là chính Chu Ân Lai đã chủ trương xâm chiếm Hoàng Sa để cho thấy là ông ta cảnh giác chống lại chủ nghĩa đế quốc.
Trên
mặt biển, chúng cũng tỏ thái độ khiêu khích, lúc 08:10H chiếc 389 của TC tiến về
phía HQ 16 với vận tốc 15 gút cố tình đụng vào phần mũi HQ 16. Khi tàu TC cách khoảng
20 mét, Hạm trưởng hét lên "lấy hết tay lái bên trái", HQ 16 thoát hiểm
tuy nhiên cũng bị mũi tàu địch đâm vào một góc rất nhỏ, quệt dài theo hông bên
phải cho đến mũi tàu.
Không
nhường nhịn, Hạm trưởng HQ 16
nhứt quyết vận chuyển đụng lại vào
phía tả hạm 389 làm
hư hại la bàn
và đài chỉ huy chiếc 389.
Tình
trạng giằng co trên đảo Quang Hòa vẫn tiếp tục, sau đó lính TC trở về vị trí
trong hầm trú ẩn.
Toán
Hải kích vẫn còn ở ngoài bãi biển, lúc 08:30H TC nổ súng vào toán Hải kích khi
họ bắt đầu di chuyển làm 1 Hải kích tử thương và 1 bị thương. Lính TC đã nhận được
lịnh kiềm chế, họ chỉ phản ứng vừa đủ mức để cảnh cáo và chúng đã lựa chọn mục
tiêu là HQ Trung úy Lê Văn Đơn vị SQ chỉ huy.
Toán
Hải kích dù bị thương vong nhưng với kỷ luật cao vẫn tuân theo lịnh nên không
phản pháo.
Sau khi chủ tọa lễ mản khóa 26 Trường
Võ bị Quốc gia, TT Thiệu nghỉ đêm tại Đà Lạt.
Ngại đánh thức TT Thiệu khi trời chưa sáng, vị Đại tá trong phủ Tổng thống chờ
đến khoảng 08:30H báo cáo lên ông nội dung lý do ĐĐ Thoại gọi vô dinh.
TT Thiệu lập tức gọi ra Đà Nẵng, lúc này ĐĐ Thoại đang có mặt trong TTHQ/VIDH, ông
báo cáo tình hình bất lợi, quân ta đổ bộ lên đảo bị quân TC bao vây, chúng nổ súng
vào toán đổ bộ gây thương vong.
Trước khi dứt lời ông thẳng thắn đưa ra nhận xét: “Và tôi đã báo cáo
với ông về tình trạng đảo Quang Hòa; tôi không nghĩ là điều này có thể thực
hiện được, vì sẽ gặp sự chống cự mạnh mẽ”
ĐĐ Thoại vừa tường trình xong, không
kềm hãm được sự phẫn nộ, TT Thiệu đặt câu hỏi ngắn gọn: “Như vậy Hải quân đã làm gì chưa?” xong ông cúp máy.
Câu hỏi
của TT Thiệu đã được ĐĐ Thoại hiểu như là lịnh cho phép ông được quyền sử dụng vũ lực để đáp ứng lại hành động của TC, nhưng lại quá
tổng quát không đi sâu vào chi tiết. Do vậy ông lưỡng lự chọn phương cách đối phó.
Vì TC chỉ nổ súng vào toán đổ bộ trên đảo nên ĐĐ Thoại muốn giới hạn cuộc chiến
trên bộ bằng cách tập trung hỏa lực khai hỏa lên đảo và giữ đầu cầu, do vậy ông
chỉ ra lịnh cho chiến hạm khai hỏa lên đảo.
Nhật ký Hành quân TTHQ/HQ ghi nhận lúc 08:52H ĐĐ Thoại ra lịnh cho toán Hải kích phản pháo và chiến hạm HQVN tác xạ vào đảo trong lúc triệt thoái toán Người nhái và Biệt hải về tàu, nhưng không giao chiến với tàu TC, Đại tá Ngạc được trao quyền sử dụng vũ lực cần thiết trong vùng hành quân để hoàn thành nhiệm vụ.
Ngay lập tức toán hải kích phản công nhưng M79 thì thiếu tầm, còn M16 thì không
ăn thua gì. Họ không có chỗ núp và trở thành mục tiêu cho phía TC, do vậy số thương
vong tăng lên.
Lúc 09:07H toán Hải kích báo cáo 2 chiến sĩ tử thương và 2 bị thương.
Lúc
09:10H lịnh rút lui ban hành, toán Hải kích quyết tâm cố gắng mang xác đồng đội
về tàu, nhưng dưới mức tác xạ dữ dội của TC, họ chỉ mang theo được xác của
Trung úy Đơn và 2 chiến sĩ bị thương, bỏ lại xác Hạ sĩ nhứt Đỗ Văn Long trên chiến trường. Tất cả vất vả lên xuồng trở về
chiến hạm.
Cuộc đổ bộ đã mang đến thất bại qua lời xác nhận của ĐĐ Thoại:
Về phần TC chúng hạn chế sử dụng vũ lực vì “Yếu tố chính trị chứ không phải quân sự là ảnh hưởng chính yếu đối với các hành động của Trung Quốc trong cuộc đối đầu ở Hoàng Sa.
Và TC đã cân nhắc yếu tố chánh trị khi quyết định không tấn công ngay trong lúc các chiến hạm ta đang thực hiện cuộc đổ bộ lên đảo Quang Hòa, vì đây là lúc mà lực lượng ta để lộ ra yếu điểm."
Trong giờ phút nghiêm trọng này, TL/HQ và phái đoàn gồm có HQ Đại tá Nguyễn Ngọc Quỳnh, Đại tá Võ Sum, HQ Trung tá Lê Thành Uyển đang trên chuyến bay ra Đà Nẵng.
Hy vọng TC sẽ nhượng bộ rút lui đã tiêu tan và với số lính ít oi không cân xứng để đối chọi, lúc 09:10H TL/V1DH ra lịnh chiến hạm yểm trợ toán đổ bộ rút lui mang theo xác Trung úy Đơn và tàn phá đảo Quang Hòa sau khi toán này rút lui.
Tuy nhiên, e ngại TC sẽ nổ súng vào quân ta khi họ đang trên đường trở ra xuồng và vẫn hy vọng nếu còn giữ đầu cầu vẫn còn cơ hội chiếm lại đảo, lúc 09:22H TL/V1DH đổi ý ra lịnh mới: “cố gắng giữ đầu cầu, nếu rút lui sẽ chết và lúc ấy khó để tái chiếm đầu cầu.” ***
Nhưng lúc này hai toán Biệt hải và Hải kích đang trên đường trở về tàu, lịnh này bất khả thi, do vậy Đại tá Ngạc trả lời:
“chúng tôi hầu như đã hoàn tất cuộc rút lui. Sau khi rút lui xong, chúng tôi sẽ đổ bộ trở lại.”
Trong thời gian rút quân, tàu Trung Cộng gửi lời hăm doạ tới HQ 4 bằng quang hiệu: “Nếu anh nổ súng, chúng tôi trả đũa mạnh mẽ đối với sự khiêu khích quân sự nghiêm trọng của anh”
(nguyên văn “If you shell to me, we give strong action against your serious military provocation”)
Lịnh TT Thiệu viết qua thủ bút chỉ muốn ĐĐ Thoại đưa quân lên đảo và bảo quân TC rời đảo, do vậy đã giới hạn khả năng hành động của ông.
Không muốn trận chiến xảy ra trên mặt biển vì ông sẽ là người phải chịu trách nhiệm, do vậy TL/V1DH nhấn mạnh khi ra lịnh cho Đại tá Ngạc: “Anh phải cố gắng để tránh trận hải chiến.”
Nhưng đối với Đại tá Ngạc, việc chiếm lại đảo kể như thất bại, và nếu các chiến hạm ta khai hỏa tàn phá đảo Quang Hòa thì chắc là tàu TC sẽ không để yên.
Vấn đề quan trọng trước mặt là phải đối phó với tàu TC, do đó ông phản bác: “Tôi phải rút lui để đối phó với 2 tàu TC ở phía Bắc và các tàu TC khác ở phía Nam.”
ĐĐ Thoại lại một lần nữa ra lịnh lực lượng đặc nhiệm giữ đầu cầu.
Đại Tá Ngạc trả lời: “việc giữ đầu cầu không thành vấn đề. Chúng tôi hầu như đã hoàn tất việc rút lui và sẽ được thực hiện trong vòng 5 phút.”
Trước sự giằng co giữa ĐĐ Thoại và Đại tá Ngạc, Phó Đề đốc Diệp Quang Thủy Tham mưu trưởng Hải quân vị Sĩ quan Thâm niên Hiện diện tại BTL/HQ có mặt trong TTHQ/HQ theo dõi tình hình đã lấy quyền chỉ huy với chức vụ Xử lý Thường vụ TL/HQ khi ra lịnh cho ĐĐ Thoại và Đại tá Ngạc lúc 09:27H:
“lực lượng đặc nhiệm giữ đầu cầu và sử dụng các khẩu đại bác bắn vào tàu địch. Đây là lịnh các anh phải thi hành.”
Lịnh này của ĐĐ Thủy dung hòa ý định của cả ĐĐ Thoại lẫn Đại tá Ngạc và giải tỏa trách nhiệm cho ĐĐ Thoại vì bao gồm luôn khai hỏa vào tàu địch.
Tiếp theo lúc 09:30H TL/V1DH lập lại chỉ thị của ĐĐ Thủy yêu cầu Đại tá Ngạc phải giữ đầu cầu và dùng hỏa lực tối đa.
- lúc 09:32H, ĐĐ Thủy ra lịnh Đại tá Ngạc báo cáo khi khai hỏa.
- lúc 09:33H, TL/V1DH hỏi Đại tá Ngạc HQ 5 đã thi hành lịnh hay chưa?
Để dễ dàng theo dõi diễn tiến, HQ Trung tá Nguyễn Văn Dinh Giám đốc TTHQ/HQ yêu cầu nhân viên vô tuyến trên HQ 5 chuyển hệ thống liên lạc tự động lên đài chỉ huy.
- lúc 09:39H, TTHQ/HQ liên lạc với HQ 5 qua máy giai tần đơn và TL/V1DH nhắc Đại tá Ngạc lịnh giữ đầu cầu và khai hỏa.
Đại tá Ngạc trả lời: “sau khi khai hỏa, tôi sẽ tái chiếm đầu cầu. Ngay bây giờ tôi đã triệt thoái. Có khoảng một Tiểu đoàn địch quân trang bị đầy đủ.”
Giữ đúng lời Đại sứ Martin nói với Ngoại trưởng Vương Văn Bắc trong ngày 17/01 ‘dù trong bất cứ trường hợp nào quân đội Hoa Kỳ sẽ không can dự vào’, lúc 09:50H Tư lệnh Đệ thất Hạm đội HK gởi công điện thượng khẩn ra lịnh cho tất cả các đơn vị trực thuộc tránh xa khu vực Hoàng Sa và tránh các hành động có thể được xem như là tham gia hay hỗ trợ cho VNCH ngay sau khi được tin ĐĐ Thủy ra lịnh chiến hạm Việt Nam pháo kích lên đảo và khai hỏa vào chiến hạm địch.
Trong cùng thời gian HQ 5 điều động nhân viên để chuẩn bị khai hỏa.
Vẫn còn hy vọng tái chiếm đảo Quang Hòa, TL/V1DH lần nữa ra lịnh sử dụng tất cả súng lớn và súng nhỏ tác xạ lên đảo.
Thi hành lịnh ĐĐ Thoại, Đại tá Ngạc liên lạc các Hạm trưởng tập trung hỏa lực tác xạ lên đảo. Tuy nhiên Hạm trưởng HQ 4 và HQ 16 không đồng ý với quyết định này vì nếu tác xạ lên đảo, các chiến hạm TC sẽ thừa dịp khai hỏa vào chiến hạm ta.
Đồng
ý với đề nghị hữu lý của Hạm trưởng HQ 4 và HQ 16, Đại tá Ngạc ra lịnh HQ 16
khai hỏa vô tàu địch, HQ 10 pháo kích lên đảo như là hiệu lệnh.
Vài phút sau, lúc 10:14H Đại tá Ngạc được ĐĐ Thoại cho phép triển khai hỏa lực tác
xạ vào chiến hạm của đối phương trước, nếu chiến hạm Việt Nam bị đe dọa.
Trước quyết định sau cùng của ĐĐ Thoại, Đại tá Ngạc hủy bỏ lịnh HQ 10 tác xạ
lên đảo, ông phân chia mục tiêu tác xạ của Phân đoàn I gồm có HQ 4 là 271, HQ 5
là 274.
Mục tiêu của Phân đoàn II gồm có HQ 10 là 396 và HQ 16 là 389. Tuy nhiên trên
thực tế, Phân đoàn II còn phải đối đầu với hai tàu đánh cá 402 và 407.
Vì
HQ 16 không nhận được phản lịnh này nên HQ 10 không được thông báo thay đổi mục
tiêu.
Đại tá Ngạc vững tâm khi được Vùng 1DH thông báo phi cơ thuộc Sư đoàn 1/Không quân sẽ bay ra sớm để yểm trợ, đồng thời cung cấp cho ông tần số phi cơ để liên lạc.
Giờ phút nghiêm trọng sắp đến, các chiến hạm Hải quân VNCH chuẩn bị khai hỏa.
Đây cũng là giờ phút bằng vàng mà TC đã kiên nhẩn chờ đợi từ bao lâu nay. Bẫy đã giăng, con mồi sắp sửa lọt vào!
No comments:
Post a Comment