Thursday, July 8, 2021

hải chiến hoàng sa, kiểm chứng sự kiện 16/01/1974, nguyễn văn thiệu, trần văn chơn,hồ văn kỳ thoại, phạm mạnh khuê, HQ 16, vĩnh lạc, cam tuyền, quang hòa

 NGÀY 16 THÁNG 1 NĂM 1974

              XÁC ĐỊNH THI GIAN HQ 16 BÁO CÁO TRUNG CNG CHIM ĐẢO QUANG HÒA
TTHQ/ HQ
- Sáng ngày hôm sau 16 tháng 1, HQ 16 thám sát các đảo khác trong nhóm Nguyệt Thiềm và phát hiện người trên đảo Quang Hòa và tàu thuyền di chuyển chung quanh đảo Duy Mộng. (điện văn số 924 ngày 21/01/1974 TĐS/HK gởi BNG/HK)

- lúc 11:00H: HQ 16 đưa một toán nhân viên lên thám sát đảo Vĩnh Lạc. Kết quả tìm thấy một quả lựu đạn, một chai rượu Suntory và nơi giấu thực phẩm trống trơn. Toán này trở về tàu lúc 12:25H sau khi cắm 2 lá cờ VNCH trên đảo.

THĐ 47
- Hồi 01:10H, HQ 16 rời đảo Pattle, đi quan sát các hải đảo và ghi nhận:
• Đảo Duncan đã bị chiếm đóng công khai, trên đảo có chòi canh, vọng gác cao, gắn cờ Trung Cộng. Một chiếc tàu võ trang di chuyển quanh đảo. Tàu này rời Duncan đi về hướng Tây Bắc hồi 08:00H.
• Đảo Drummond không có người, nhưng có 2 tàu nhỏ ở gần trong sát bờ.
- Hồi 07:40H, HQ 16 rời Duncan và Drummond, đến đảo Money.
- Hồi 11:00H, chiến hạm đổ bộ 16 nhân viên lên đảo để thám sát. Toán thám sát phát hiện trên đảo có 6 nấm mộ (4 cũ và 2 mới), trước nỗi nấm mộ có gắn bia đá đề chữ Hán. Nhân viên còn tìm thấy 01 vỏ lựu đạn Trung Cộng, 1 hầm trống làm bằng thùng đạn và một chai rượu Suntory (!) còn ít rượu. Nhân viên đã cắm 2 lá cờ Việt Nam Cộng Hòa trước khi rời đảo về tàu.

THNK/HQ/THĐ 47
- Hồi 01:10H, HQ 16 nhận lịnh quan sát hai đảo Drummond và Duncan trước khi trời bừng sáng. (AT)
- Hồi 06:50H, HQ 16 quan sát đảo Duncan phát giác có nhà cửa, công sự, chòi canh và người trên đảo. Có 01 tàu đánh cá gần đảo. (PT)
- Hồi 07:05H, HQ 16 quan sát Drummond không thấy gì trên đảo. (PT)
- Hồi 11:00H, HQ 16 đổ bộ 16 nhân viên lên đảo Money, cắm cờ VNCH xong trở về chiến hạm. (PT)

NHẬN XÉT:
Ghi nhận từ TTHQ/HQ và THNK/HQ/THĐ 47 xác nhận là sáng sớm ngày 16/01 hay chính xác hơn là lúc 06:50H, HQ 16 xác nhận TC đã chiếm đóng đảo Quang Hòa.

                                               
BÁO CÁO THEO H
THNG QUÂN GIAI

THĐ 47: Bộ Tư lệnh / Hải quân Vùng I Duyên hải đã tường trình sự kiện về Bộ Tư lệnh / Hải quân và Bộ Tư lệnh Quân đoàn I và Quân khu I. Tư lệnh Hải quân chỉ thị Khối Hành quân và Bộ Chỉ huy/ Hành quân Biển báo cáo tình hình lên Bộ Tổng tham mưu, đồng thi cũng ch th Tư lnh Vùng I Duyên hi trình bày trc tiếp s kin trên lên Tng thng Vit Nam Cng Hòa nhân dp Tng thng đến B Tư lnh Vùng 1 Duyên hi ngày 16 tháng 1 năm 1974.


NHN XÉT
- Không tìm thấy tài liệu nào xác nhận các báo cáo và chỉ thị dây chuyền như Đại tá Khuê viết ở trên. Vì nếu căn cứ qua câu trả lời của ĐĐ Thoại trong lần phỏng vấn với Tuyết Mai năm 2008 : “Chỉ thị của Tổng thống là mời các ngư thuyền cũng như chiến hạm lạ ra khỏi lãnh hải của chúng ta. Lúc đó tôi cũng chưa chắc những chiến hạm hiện diện đó là của Trung Cộng.”  Như vậy tình hình đâu đến nỗi nghiêm trọng.
- Đại tá Khuê viết là TL/HQ chỉ thị TL/VIDH trình bày sự kiện tàu đánh cá lên TT Thiệu, nhưng thật ra chính ĐĐ Chơn xác nhận: “ĐĐ Thoại có điện trình lên tôi rằng khi TT đi kinh lý Quân đoàn I có đến thăm BTL Vùng I Duyên hải. Tại đây ĐĐ Thoại thuyết trình về tình hình đảo Hoàng Sa và đặc biệt hiện có hai tàu đánh cá TC vũ trang đại liên đang hoạt động trong hải phận của ta…” (trang 279 TTHS-2004)

ĐĐ Thoại báo cáo cho ĐĐ Chơn sau khi ông nhận chỉ thị từ TT Thiệu: “Sau đó tôi điện đàm thẳng với đô đốc Trần Văn Chơn, Tư lịnh Hải quân, để báo cáo hết tình hình ngoài các đảo ….” (trang 160 - Can Trường Trong Chiến Bại).
Hai dn trên chng t ĐĐ Thoi báo cáo lên ĐĐ Chơn trong ngày 16/01/1974.

                              TNG THNG THIU CH TH HI QUÂN và TH TƯỚNG KHIÊM

THĐ 47: Tổng thống đã chỉ thị Hải quân nghiên cứu ngay kế hoạch tái chiếm các đảo đã bị Trung Cộng cưỡng chiếm. Tổng thống cũng chỉ thị Thủ tướng Chánh phủ triệu tập Hội đồng Nội các để thảo luận về vấn đề Trung Cộng xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Vào chiều ngày 16 tháng 1 năm 1974, Tư lệnh Hải quân tham dự phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Nội các. Sau khi Đại tá Tham mưu phó Hành quân thuyết trình về tình hình Hoàng Sa, Thủ tướng chỉ thị Bộ Tổng tham mưu và Bộ Tư lệnh / Hải quân thiết lập ngay kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa.
Ngày 17/1/74 Bộ Tư lệnh / Hải quân ban hành Lệnh Hành quân số 042/HQ/HhQ/LĐ/B cho Bộ Tư lệnh/Hải quân/Vùng I Duyên hải thi hành. Bộ Tư lệnh Vùng I Duyên hải phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân đoàn I - Quân khu I và Sư đoàn I Không quân để xin lực lượng tăng phái và xin không yểm, không thám.


1
.- Tng Thng ch th Hi Quân.
   • ĐĐ Thoại:
        - “Thủ bút chỉ thị của TT Thiệu đã được đánh máy lại …Các bản đánh máy được sĩ quan mang tay về Sài Gòn trong ngày hôm đó cho Bộ Tư lịnh Hải quân (ai có đọc bản này thì tôi không rõ) và văn phòng Thủ tướng Đại tướng Trần Thiện Khiêm …” (trang 348 Tài liệu phỏng vấn _Hải Chiến Hoàng Sa_ của Ủy ban Nghiên cứu Hải chiến Hoàng Sa, xuất bản năm 2010 tại Hoa Kỳ)
        - “Tổng thống bảo tôi cho đánh máy ngay chỉ thị này và cho một sĩ quan mang tay về cho thủ tướng Khiêm chỉ thị trên.”  (trang 159 CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI)
   • ĐĐ Chơn: “Tổng thống ra lệnh cho ông Thoại có giấy viết tay đàng hoàng, viết dài lắm,
tôi đã đọc lnh đó (khi Đà Nng), …” (trang 325 Tài liệu phỏng vấn _Hải Chiến Hoàng Sa_ của Ủy ban Nghiên cứu Hải chiến Hoàng Sa, xuất bản năm 2010 tại Hoa Kỳ)
NHN XÉT
- Qua dẫn chứng từ ĐĐ Thoại thì ngay chính ông cũng chưa xác định rõ
Lúc đó tôi cũng chưa chắc những chiến hạm hiện diện đó là của Trung Cộng’ Chỉ thị của Tổng thống là mời các ngư thuyền cũng như chiến hạm lạ ra khỏi lãnh hải của chúng ta”
- Và câu trả lời của ĐĐ Chơn xác nhận là ông đọc thủ bút TT Thiệu khi ông Đà Nng, có nghĩa là vào trưa ngày 19 tháng 1 khi trn hi chiến đã chm dt.
Như vậy‘Tổng thống đã chỉ thị Hải quân nghiên cứu ngay kế hoạch tái chiếm các đảo đã bị Trung Cộng cưỡng chiếm’ vào lúc nào và bằng cách thức nào? (qua văn thư, điện thư, điện thoại??? )
Hay đây là do Đại tá Khuê t nghĩ ra để chng t là TT Thiu đã sáng sut hành động ngay t đầu!

2.- Tng thng ch th Th tướng Khiêm.
ĐĐ Thoại:

 - TT Thiệu chỉ thị ông cho người mang 1 bản sao về cho Thủ tướng để thi hành.
Ngoài ra ông cũng xác nhận vai trò của chánh quyền trung ưong ở Sài Gòn và Bộ TTM: “Tôi nghĩ là Sài Gòn, B Tng tham mưu, đôi khi h không theo dõi tình hình. Và h không mun bt c trách nhim nào.” (trang 55,tài liệu phỏng vấn của Hải quân Hoa Kỳ)
- Tổng thống Thiệu yêu cầu Thủ tướng chánh phủ họp hội đồng nội các để “phản đối với quốc tế …. Và chỉ thị các đại sứ phải trình bày rõ ràng về chủ quyền của VNCH trên các hải đảo Hoàng Sa …..?   (trang 159 Can Trường trong chiến bại)”.


HQ Đại tá Đỗ Kiểm: ông là người đã thuyết trình trong buổi họp Hội đồng Nội các: … trong cái ngày 17 mà chúng tôi đến trình bày trước ni các ca Th tướng Khiêm …”

Và tiếp theo: “trong cái buổi hội với lại nội các, Thủ tướng không có chỉ thị gì cho Hải quân và TTM được hết …Ông Thủ tướng Khiêm lúc bấy giờ không nói gì hết, chỉ nói là sẽ trình lên Tổng thống thôi, chứ không có ra lệnh cho Hải quân làm cái kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa.”
(UBHS phỏng vấn HQ Đại tá Đỗ Kiểm TMP/HQ trang 365 và 366)

•.Cựu Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc: “… tôi cần minh xác là Bộ Ngoại giao cũng như cá nhân tôi không hề được Tổng thống hay quí vị Tổng trưởng Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Tư lệnh Binh chủng hoặc Tư lệnh Vùng tham khảo ý kiến hay thông báo diễn tiến vế các vấn đề quân sự, các cuộc hành quân… trong vụ Hoàng Sa, Bộ Ngoại giao đã đề nghị và dự thảo bản tuyên cáo ngày 14 Tháng Hai 1974 của chính phủ VNCH nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau vụ xâm lược của Trung Cộng.

           Tôi không nhớ có một phiên họp của Nội các VNCH vào ngày 17 Tháng Giêng 1974 hay không, nếu có thì phiên họp ấy đã đề cập đến những vấn đề gì và đưa ra những quyết định nào liên quan đến vụ Hoàng Sa.”

•.Tư lệnh HQ: [cuộc hải chiến giữa ta và Trung Cộng. Theo tôi nghĩ, chỉ là một cuộc “tao ngộ chiến”, đụng chạm nhau trên đường tuần tiễu bảo vệ hải phận quốc gia chớ chưa phải là một trận chiến có tổ chức, bởi vì chúng ta chưa nghiên cứu chính xác về địch tình, thiếu tin tức tình báo, thiếu không thám, thiếu không trợ, thiếu trận liệt……..Chúng ta cũng không biết ở gần chiến trường có bao nhiêu lực lượng địch.]

•.- Trung tướng Đồng Văn Khuyên Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận QL/VNC trong tập tài liệu viết về QL/VNCH cho Trung tâm Quân sử Bộ binh Hoa Kỳ tháng 12 năm 1978 trang 388 xác nhận thói quen của TT Thiệu:
“Trong các chuyến thanh tra, ông thường ra lnh trc tiếp cho các Tư lnh Vùng; có nhng ln khác, ông t tay viết cho h. Do đó, mt vài hành động quan trng đã được thc thi mà không thông báo cho B TTM hoc không do B TTM ch huy. Cuc đụng độ đáng tiếc vi chiến hm Trung Cng xy ra đầu năm 1974 là trường hp đin hình.Ông đưa ra quyết định đối phó vi Trung Cng sau khi nghe TL/VIDH thuyết trình mà không thông báo B TTM.”


NHN XÉT
Xin hỏi Thủ tướng Khiêm nhận bản sao lúc nào?
Thật sự nội dung thủ bút không có gì quan trọng liên quan đến Thủ tướng Khiêm để thi hành vì nội dung quá  
rõ ràng và đơn giản, ĐĐ Thoại chỉ cần đuổi tàu và yêu cầu TC rời khỏi đảo.

Chỉ thị trên chỉ đề cập đến áp dụng biện pháp ngoại giao, như vậy tại sao trong phiên họp lại không có mặt Ngoại trưởng Vương Văn Bắc?
Và nếu có thì phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Nội các vào chiều ngày 16 tháng 1 năm 1974 gồm những ai?
Đại tá Khuê cho là ngày 16/01 trong khi SQ thuyết trình Đại tá Kim viết là ngày 17/01!
Có tài liệu hoặc báo chí đăng tin về buổi họp này hay không?

Đ
úng hơn, đây ch là bui thuyết trình ca phái đoàn BTL/HQ cho Th tướng Khiêm và xảy ra trong ngày 17/01.

Đi
ểm cần ghi nhận là trong phái đoàn tháp tùng đến BTL/VIDH sáng ngày 16/01 có hai vị Tướng thuộc Bộ TTM là Tướng Lê Nguyên Khang và Tướng Trần Đình Thọ nhưng TT Thiệu không có chỉ thị gì cho hai ông cũng như cho Đại tướng Cao Văn Viên Tổng TMT/QL/VNCH.
                
Nếu như đã có ch th t Tng thng, Th tướng, B Quc phòng, B Tng tham mưu, ti sao lc lượng b binh tăng phái quá chm tr, lc lượng không quân cũng t chi không tham d, các chiến hm không được trưng dng cp thi, để ri chiến trn xy ra thì HQ 11 và 3 WPB, HQ 800, HQ 6, HQ 17 đang trên đường ...

No comments:

Post a Comment