Saturday, July 1, 2023

BÀI NÓI CHUYỆN Sự Thật Hải chiến Hoàng Sa/Phỏng Vấn Bốn Vị Sĩ Quan Cao Cấp HQ/VNCH.

 

                 BÀI NÓI CHUYN TRONG NGÀY RA MT SÁCH

                                                                                                                                                                                            Thềm Sơn Hà                                                           

Kính thưa qúy v
Chủ đề Ra mắt sách có 2 phần tôi sẽ đề cập.
Trước hết tôi nói về Sự Thật Hải chiến Hoàng Sa và sau đó nói về Phỏng Vấn Bốn Vị Sĩ Quan Cao Cấp HQ/VNCH.

 
A.- Phn nói v Hoàng Sa.
Qúy vị quan tâm đến Hải chiến Hoàng Sa hẵn biết là kể từ năm 1999 sau khi HQ Đại tá Hà Văn Ngạc CHT mặt trận viết bài “Trận Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa” rất nhiều bài viết, sách, phỏng vấn về Hoàng Sa ra đời, phổ biến trên các hệ thống truyền thông và Internet như BBC, VOA, RFI, RFA …
Trong số này có một số bài viết đã đưa đến ngộ nhận.
Tôi xin đưa ra vài dẫn chứng sau đây.
1.- NHỮNG ĐIỂM KHÔNG ĐỒNG NHẤT
a.- Về cấp chỉ huy
:
- Trong bài viết gởi cho BBC tháng 3/2017,  Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng nguyên Tổng trưởng Kế hoạch cho là Đề đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư lệnh phó Hải quân VNCH bay ra Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng để chỉ huy lực lượng tham chiến tại Hoàng Sa.
Và có lẽ do một vị Tiến sĩ nổi tiếng viết nên khi Đề đốc Lâm Ngươn Tánh cựu TL/HQ từ trần hồi tháng 12/2018  các cơ quan truyền thông lớn như BBC, VOA, RFA đồng loạt loan tin và xác nhận ông là người chỉ huy lực lượng hải quân Việt Nam Cộng Hòa trong trận Hải chiến. Ngoài ra VI.WIKIPEDIA cho đến giờ phút này, vẫn còn viết Đề đốc Lâm Ngươn Tánh đã trực tiếp chỉ huy trận hải chiến.
Vì thế khi Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ-Thoại qua đời tháng 12/2022, không thấy các cơ quan truyền thông trên loan tin trong khi chính ông thực sự là người chỉ huy.
b.- Về thời gian:
••• TT Thiệu ra Đà Nẵng
- Bill Hayton: bài viết trên BBC tháng 2/2014: “ ngày hôm sau 15/1, tổng thống Thiệu đã trực tiếp đến thăm hải quân tại Đà Nẵng.”
- THĐ-2004: “Tổng thống đến thăm Bộ Tư lệnh Vùng I Duyên-Hải ngày 16 tháng 1 năm 1974.”
- Phó Đề đốc Thoại: TT Thiệu đi kinh lý miền Trung và đến Bộ Tư Lịnh Vùng 1 Duyên Hải đúng 8 giờ sáng ngày 17 tháng 1, 1974.
- Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng: ngày 18/01 Đại sứ Martin vào gặp TT Thiệu để cố vấn ông hạ nhiệt tình hình, ngay sau đó TT Thiệu bay ra Đà Nẵng viết thủ bút cho phép ĐĐ Thoại khai hỏa.
- Tài liệu Tòa đại sứ HK: từ 15/01-19/01 TT Thiệu không có mặt ở Sài Gòn, ông thăm viếng chiến sĩ nhân dịp Tết, bắt đầu từ Vùng 1 Chiến thuật trong hai ngày 15 và 16, đến Vùng 2 Chiến thuật ngày 17/01.
*** Nếu tra cứu thêm sẽ biết là ngày 18/01 TT Thiệu đang ở Đà Lạt chủ tọa lễ mãn khóa k.26/T.VBQG.
Nh
ư vậy làm thế nào Đại sứ Martin gặp TT Thiệu ngày 18/01 để cố vấn ông nên hạ nhiệt.
c.- Lý do tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 ra Hoàng Sa
- ĐĐ Thoại: trích từ “Can Trường Trong Chiến Bại”: vào ngày 15/01/1974, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16, hạm trưởng là trung tá Lê văn Thự, được lịnh của Bộ Tư Lịnh Vùng I Duyên Hải đưa địa phương quân thuộc tiểu khu Quảng Nam và nhân viên khí tượng ra Hoàng Sa để thay thế toán đang ở ngoài đó đã hết nhiệm kỳ… Chuyến hải hành này của HQ 16 hoàn toàn có tính cách định kỳ.
*** Nhận xét: Thật sự đây là chuyến công tác đặc biệt qua sự gợi ý của Trung tướng Ngô Quang Trưởng TL/QĐ 1 muốn nghiên cứu sự khả thi để xây một phi đạo trên đảo Hoàng Sa.
Nếu như Đô đốc Thoại viết là công tác định kỳ chở theo Địa phương quân như thế HQ 16 đưa toán thay thế lên đảo và rút toán được thay thế về lại tàu vào lúc nào?
Họ làm gì trong suốt thời gian ở trên tàu?
Không tìm thấy bất cứ tài liệu nào đề cập đến việc thay thế toán Địa phương quân.
Qua phỏng vấn, ông trả lời chính xác hơn về ngày HQ 16 rời Đà Nẵng:
“tôi nhớ là Kosh rời Đà Nẵng đêm thứ Hai (thứ Hai là ngày 14/01).
d.- Sai tựa đề và nội dung
- Tác giả Phạm Phong Dinh với tựa đề: “Biệt Hải trên vùng biển bão tố”.
Thật sự đây là toán nhân viên cơ hữu 15 người của HQ 16 do Trung úy Lâm Trí Liêm chỉ huy. Họ được đưa lên trấn giữ đảo Vĩnh Lạc sáng ngày 17/01.
Sáng ngày 20/01, họ rút xuống bè đào thoát trong lúc tàu TC bắt đầu tác xạ lên đảo Cam Tuyền. Không có đụng độ nào giữa toán này và quân TC. Trong bài viết còn có nhiều chi tiết không chính xác.
- Thiếu tá Phạm Văn Hồng .
Ông tháp tùng HQ 16 ra Hoàng Sa, bị Trung Cộng bắt ngày 20/01 và đưa về giam giữ ở lục địa. Bài viết “Hoàng Sa Nổi Sóng” của ông được phổ biến rất rộng rãi.
*** LÝ DO KOSH RA HOÀNG SA
- Thiếu Tá Hồng:
“Còn G.Kosh thì sẽ nghiên cứu, giám định để mở hầu bao … Sự thực phi trường Hoàng sa chỉ là phi trường ẢO nghĩa là không có thực, mà đây chỉ là một dàn cảnh tuyệt vời của người bạn “đồng minh” của chúng ta! Họ đã phối hợp với kẻ xâm lăng bành trướng từ lâu rồi.
- ĐĐ Thoại: Ngày hôm đó, Tướng Trưởng muốn biết là chúng tôi có thể xây một phi đạo ở ngoài đó, hoặc một cái gì đó giống như thế. Vì vậy, ông yêu cầu Phòng 3 /BTL/QĐ1 gởi người. Và rồi Trưởng phòng 3 gọi ông Tổng lãnh sự.
Tổng lãnh sự hỏi anh ấy, "Anh có muốn đi ra Hoàng Sa; có một số Sĩ quan đi ngày hôm nay?"
Sau đó Tổng lãnh sự gửi anh ta để chụp ảnh. Tất cả là như vậy. Anh ta đi chỉ để cho vui. Anh đến gặp tôi; tôi nói, "được rồi, không sao hết."
Tôi không biết là chúng tôi sẽ có một trận chiến hay bất cứ điều gì như thế. Bởi vì chiến hạm được dự trù trở về vào ngày hôm sau.”
Nhận xét: Thiếu tá Hồng được lệnh hướng dẫn toán Công Binh, ông không biết chuyến đi này là do sự gợi ý của Tướng Trưởng và chuyện Kosh tháp tùng cũng đến từ BTL/QĐ I.
Như vậy
nếu cho là Hoa K tha hip vi Trung Cng thì không l Tướng Trưởng ba đặt ra chuyn xây phi trường o để thi hành kế hoch ca M hay sao!!!!????
*** Thiếu Tá Hồng viết về ngày hải chiến và ngày Trung Cộng đổ bộ tấn công lên đảo Hoàng Sa như sau: “Lúc đó tiếng súng giữa các chiến hạm của ta và của Trung Cộng đã tạm lắng dịu nhưng súng bắt đầu nổ trên đảo. Tôi lên Đài Khí Tượng quan sát thì thấy các chiến hạm của ta ở vòng ngoài, còn tàu Trung Cộng thì lại ở vòng trong, có nghĩa là chúng tôi đã bị tàu Trung Cộng bao vây. Những chiếc tàu của Trung Cộng đều quay mũi tàu của họ vào đảo, còn các chiến hạm của ta thì quay mũi ra phía ngoài biển. Các chiếc Kronstadt  tiến sát vào bờ và đổ quân, chúng dàn hàng ngang tiến lên đảo.”
Nhận xét: có hai điểm sai trong bài viết này:
   Thứ nhất: Thiếu tá Hồng viết  trong cùng ngày vừa xảy ra trận hải chiến đồng thời TC đổ bộ chiếm đảo. Thật sự hai biến cố này xảy ra vào hai ngày khác nhau:
•• Ngày 19-1 là ngày xảy ra trận hải chiến giữa chiến hạm ta và chiến hạm địch, sau đó chiến hạm ta rút về Đà Nẵng.
•• Ngày 20-1 là ngày lực lượng hải quân Trung Cộng pháo kích lên đảo và ngay sau đó TC đổ bộ lên chiếm các đảo theo thứ tự Cam Tuyền, Hoàng Sa và Vĩnh Lạc.
   Thứ nhì: Quanh đảo Hoàng Sa toàn là san hô, làm thế nào chiến hạm Kronstadt có thể tiến sát vào bờ và đổ quân? Thực tế TC đã sử dụng các tàu đánh cá chở quân và đưa lính xuống bè để đổ bộ lên đảo.
•• Sau hết, Thiếu tá Hồng viết “Cụ thể nhất là có một bè trôi dạt về tận Qui Nhơn mới được chiếc thương thuyền Kopionella của Hòa Lan cứu thoát.”
Nhận xét: Bè trôi dạt về tận Qui Nhơn là bè của toán chiến sĩ thuộc HQ 16 đào thoát từ đảo Vĩnh Lạc. Các ngư phủ đã vớt chiếc bè này. Còn thương thuyền Kopionella của Hòa Lan vớt các bè đào thoát từ HQ 10.
- Bill Hayton: không hiểu dựa vào đâu ông viết: “cuối cùng, HQ Đại tá Đỗ Kiểm là người ra lệnh nổ súng.”
     Thật sự lúc 10:14H ngày 19/01, ĐĐ Thoại ra lịnh cho phép Đại tá Ngạc khai hỏa vào chiến hạm của TC.
- Trung Cộng: Tuyên cáo của Trung Cộng về biến cố Hoàng Sa phổ biến ngày 19 tháng 1 năm 1974:
“Khoảng 1 giờ trưa ngày 15 tháng 1, chiến hạm do chánh quyền Saigon gởi ra đã có hành động quấy nhiễu và phá hoại tàu đánh cá Trung Hoa mang số 402 đang hành nghề gần đảo Cam Tuyền, bắn vào quốc kỳ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang cắm trên đảo và đuổi tàu ra khỏi vùng biển của họ một cách vô cớ.”
- cựu HQ Đại tá Carl Schuster qua bài viết “Battle for Paracel Islands”:  HQ16 tới đảo Cam Tuyền vào 16/1 và nhận thấy đảo này đã bị “ngư dân” Trung Quốc từ hai thuyền đang neo tại bãi ven đảo chiếm đóng. Hạm trưởng HQ 16 ra lệnh cho người Trung Quốc rời đảo và bắn thị uy để họ hiểu ý định của ông. Sau đó họ bắn và phá hủy các lá cờ Trung Quốc và một khu vực chế biến cá mà những “người đánh cá” triển khai 6 ngày trước đó.
- Tiến sĩ Toshi Yoshihara cựu Giáo sư Trường Cao đẳng Hải chiến Hoa kỳ (Naval War College) qua bài: “THE 1974 PARACELS SEA BATTLE A Campaign Appraisal” : “Khi chạm trán tàu đánh cá số 402 và 407 gần đảo Cam Tuyền, HQ 16 ra lệnh chúng rời khỏi khu vực. Sau đó HQ 16 bắn cảnh cáo vào chúng và pháo kích lên đảo Cam Tuyền, phá hủy cờ TC đã cắm trên đó.
Nhận xét: Thực sự chỉ có một tàu đánh cá số 402 và HQ 16 dùng quang hiệu để hỏi lý do tàu có mặt nơi đây, nhưng không được trả lời. Sau khi báo cáo và được sự chấp thuận của Hạm trưởng, Trung úy Dân ra lịnh nhân viên ‘khai hỏa khẩu đại liên 30 vừa để gợi sự chú ý, vừa có ý đuổi nó ra xa khỏi đảo’.     

Như vậy chứng tỏ Carl Schuster và Toshi Yoshihara đã dựa vào tuyên cáo sai sự thật của TC để bôi nhọ VNCH có thái độ hung hăng.

Với lý do mong muốn tài liệu Hải chiến Hoàng Sa được phổ biến rộng rãi đến các thế hệ trẻ sinh trưởng ở ngoại quốc và các nhà học giả nước ngoài, tôi đã dịch bài ‘HẢI CHIẾN HOÀNG SA” sang Anh Ngữ với sự góp công của ái nữ HQ Đại úy Đặng Văn Mỹ (cháu có bằng Master degree in  English).

2.- TÀI LIỆU THĐ 47
Năm 2004, trong Tuyển tập Hải Sử có bài viết THĐ 47  Hải-Chiến Hoàng-Sa 19 tháng 1 năm 1974 của HQ Đại tá Phạm Mạnh Khuê Tham mưu trưởng Hành quân Lưu động Biển (ngắn gọn THĐ47-2004)  cho biết thêm là “khoảng 95% nội dung bài THĐ 47 đã được ông viết từ cuối năm 1975. Ông còn giữ rất nhiều tài liệu về hải chiến Hoàng Sa mà ông đã mang theo trong ngày 29/04/1975.”

Theo Đại tá Khuê ngày 17/1 Bộ Tư Lệnh Hải Quân ban hành Lệnh Hành Quân cho Bộ Tư Lệnh/Hải Quân/Vùng I Duyên Hải thi hành …Tư Lệnh Hải Quân chỉ huy tổng quát và Tư Lệnh Hải  Quân Vùng 1 Duyên Hải chỉ huy trực tiếp.
Tuy nhiên khi được hỏi về lệnh hành quân này:
••• Tư lệnh Hải quân Đề đốc Trần Văn Chơn trả lời “Không. Vì cuộc hành quân này nằm trong phạm vi Vùng 1 Duyên hải. Tôi chỉ ra lệnh cho ông Thoại thôi. ”
••• Tư lệnh phó Đề đốc Lâm Ngươn Tánh: Ông không biết gì về “Lệnh Hành quân Trần Hưng Đạo 47.”    
••• Tư lệnh V1DH Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ-Thoại: “không nhớ rõ là có biết đến lệnh hành quân này hay không”
••• Tham mưu phó Hành quân BTL/HQ, HQ Đại tá Đỗ Kiểm: “chính ông cũng không rõ kế hoạch hành quân THĐ 47”.

Tháng 1/2015 tôi ra mắt cuốn sách ‘SỰ THẬT HẢI CHIẾN HOÀNG SA’, trong đó hầu hết các dẫn chứng đều dựa trên tài liệu nguyên thủy do chính tôi sưu tầm, đặc biệt có nhật ký hành quân của TTHQ/HQ.
Thưa qúy vị, TTHQ/HQ là cơ quan đầu não của Bộ Tư lệnh Hải quân, trực tiếp nhận và chuyển lịnh, chỉ thị của thượng cấp đến các TTHQ/Lưu động/Sông, TTHQ/Lưu động/Biển, TTHQ thuộc 5 Vùng Duyên hải và 2 Vùng Sông ngòi.
Qua hệ thống chỉ huy, hàng ngày các BTL/Vùng Duyên hải và Sông ngòi có nhiệm vụ đúc kết các sự kiện quan trọng dựa trên Nhựt Ký Hành Quân của Trung tâm Hành quân Vùng để báo cáo trực tiếp về TTHQ/Bộ tư lệnh Hải quân.
Tuy nhiên trong trường hợp nghiêm trọng, TTHQ/Vùng Duyên hải có nhiệm vụ báo cáo tức thời về TTHQ/HQ.
      Là vị Sĩ quan trực tiếp chỉ huy trận hải chiến, Đô đốc Thoại nhận chỉ thị và báo cáo về BTL/HQ qua TTHQ/HQ không qua Hành quân Lưu động Biển.
Phòng Tùy viên Quân sự của Hải quân Hoa Kỳ (DAO) liên lạc Trung tâm Hành quân BTL/HQ yêu cầu được cung cấp bản sao Nhật ký Hành quân liên quan đến hải chiến Hoàng Sa từ ngày 15/01 đến ngày 20/01 để chuyển dịch sang Anh ngữ gởi về Mỹ.
Ngay trên đầu bản văn bằng Anh ngữ có ghi chú rõ ràng xuất xứ:
“các tin tc sau đây liên quan đến Cng hòa Nhân dân Trung Hoa và các thành phn ca Hi quân Vit Nam đã được ly ra t Nht ký hành quân ca Hi quân Vit Nam.”
Và cũng tiện đây xin thưa cùng qúy vị là tôi phải chờ đợi trong 9 năm mới có được tài liệu này. Tánh tôi không kiên nhẩn, có lúc tôi chán nản muốn bỏ cuộc.
Sau khi kiểm chứng với nhật ký hành quân của TTHQ Bộ tư lệnh Hải quân có một số sự kiện trong THĐ 47 đã được ghi nhận khác đi hoặc không được ghi nhận.
Tháng 1/2019, Đại tá Khuê tái phổ biến trên Internet tài liệu
‘TNG HP NHT KÝ HÀNH QUÂN THĐ 47’ (ngắn gọn THĐ47-2019).
Điều rất ngạc nhiên là trong tài liệu này có một số sự kiện tương phản với THĐ 47-2004  
nhưng li trùng hp vi cuốn sách của tôi.
.
Tuy nhiên vn chưa đầy đủ.
Giả thử nếu như cuốn sách ‘S THT HI CHIN HOÀNG SA 19/01/1974’ không hiện hữu, Đại tá Khuê có tung thêm tài liu THĐ47-2019 ???

                 Sau đây là sai biệt giữa
THĐ47-2004, THĐ47-2019 và TTHQ/HQ
Ngày 15/01
••• Phát hiện tàu đánh cá Trung Cộng
.
-THĐ47-2004: HQ 16 đến Hoàng Sa vào sáng ngày 15 tháng 1. Chiến hạm phát hiện nhiều ngư thuyền võ trang Trung Cộng hiện diện trong nhóm “Nguyệt Thiềm”. Ngoại trừ đảo Hoàng Sa, các đảo còn lại đều có cờ Trung Cộng. Trung Cộng đã chiếm đóng đảo Duy Mộng.
- ĐĐ Thoại viết trong sách: “Sáng ngày 16 chiến hạm HQ 16 khi đến nơi vùng đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, báo cáo rằng có một số tàu đánh cá chạy về hướng Bắc và đồng thời khi người nhái của Hải quân Việt Nam đổ bộ để thám sát các đảo Quang Hòa và Duy Mộng thì đụng ngay một toán quân nhân Trung Cộng”.
-
THĐ47-2019: hồi 10:00H, HQ 16 neo phía Đông Hoàng Sa và đổ bộ phái đoàn Công binh. Hồi 13:15H, HQ 16 tuần tiễu và phát giác 1 ghe lạ tại Nam Cam  Tuyền.
- TTHQ47/HQ: lúc 10:00H, HQ 16 đến đảo Hoàng Sa, sau khi hoàn tất nhiệm vụ đưa phái đoàn tháp tùng lên đảo, nhổ neo vận chuyển đến thả trôi ở hướng Đông đảo Cam Tuyền. Lúc 14:40H phát hiện cờ TC trên đảo Cam Tuyền cùng với 1 tàu đánh cá neo gần bờ treo cờ đảng Cộng sản Trung Hoa màu đỏ với hình cái búa và cái liềm. Tàu mang số 402, có tên là Ngư

 Nhận xét
: THĐ47-2019 ghi nhận tương tự TTHQ/HQ. Tuy nhiên lúc bấy giờ HQ 16 đang neo trong khi THĐ47-2019 cho là HQ 16 tuần tiễu.
••• Vũ khí trên tàu đánh cá
- TTHQ/HQ: HQ 16 phát hiện tàu đánh cá 402  có 2 antenna và cần trục trên boong tàu để điều khiển lưới, nhưng không thấy lưới hoặc vũ khí.
- THĐ47-2004: Tàu này mầu xanh xám, mang tên Nam Ngư, số 402. Vỏ bằng sắt, mũi hình chữ “V”, trọng tải 130 tấn, trang bị đại bác 25 ly
- THĐ47-2019: HQ 16 tiến gần đảo quan sát, được biết đó là một tàu đánh cá võ trang.
Nhận xét: cùng một tác giả nhưng khác biệt về chi tiết và nếu như THĐ47-2019 cho là tàu đánh cá võ trang thì trang bị súng loại nào?
Ngày 17/01
•••
Toán Hải kích.
- TTHQ/HQ: lúc 10:15H, phi cơ chở toán Hải kích gồm 5 Sĩ Quan và 38 chiến sĩ rời phi trường Tân Sơn Nhứt. Phi cơ đến Đà Nẵng lúc 14:00H.
- THĐ47-2004: Trong ngày, 43 nhân viên Hải kích thuộc Liên đoàn Người nhái Hải quân đến Vùng I Duyên hải trên HQ 800.
Nhận xét: THĐ-2004 không ghi nhận HQ 800 rời Sài Gòn và đến Đà Nẵng lúc nào?
••• Đặc tính tàu đánh cá TC
-
TTHQ/HQ: ngày 17/01 lúc 16:00H, HQ 4 tiến lại gần báo cáo đặc tính của chúng:“hai tàu này cùng loại mang số 402 và 407, dài 35 mét, ngang  6 m, trọng tải khoảng 140 tấn, tàu sơn màu xanh đậm. Mỗi tàu có 1 khẩu đại bác 25 ly với băng đạn ở phía sau ống khói, nòng súng lộ ra ngoài.
Buồng điều khiển nằm ở giữa tàu, ống khói cách mũi tàu khoàng 2/3, tàu có 2 cần trục 1 ở phía trước và 1ở phía sau. Trên boong có 2 cột antenna với dây, võ tàu bằng thép, bánh lái hình chữ V, có nhiều bè sơn màu đỏ và trắng, 3 tiểu đỉnh sơn màu trắng. Một trong hai chiếc có 1 tiểu đỉnh bằng thép. Trên boong tàu từ 30-35 người mặc đồ xanh dương đậm đang quan sát chiến hạm VNCH.”
- THĐ47-2004: Trên mỗi tầu có khoảng 35 thủy thủ mặc đồng phục xanh. Tầu trang bị súng 25 ly phòng không, 1 khẩu đã lắp sẵn 1 thùng đạn, còn các khẩu khác được bao kín nên không rõ số lượng.
- THĐ47-2019:
có 30-35 người ngồi trên boong, trang bị súng 25 ly đơn.
Nhận xét: chỉ đến ngày 17/01 HQ 4 mới phát hiện khẩu đại bác 25 ly trên tàu đánh cá và báo cáo rất chi tiết về đặc tính của chúng.
THĐ47-2004 và 2019 ghi nhận rất đơn giản.
Ngày 18/01
a.- Yêu cầu được phép khai hỏa của HQ 16.
- TTHQ/HQ: lúc 11:00H, HQ 16 yêu cầu thẩm quyến cho phép tác xạ trước mũi để ngăn chận tàu đánh cá TC số 407 tiến vào đảo nhưng không được chấp thuận.
- THĐ47-2004  và 2019: không ghi nhận
- TTHQ/HQ: Lúc 13:00H, một lần nữa HQ 16 yêu cầu được phép tác xạ lên đảo, nhưng vẫn không được chấp thuận.
- THĐ47-2004: không ghi nhận
- THĐ47-2019: ghi nhận báo cáo lúc 13:00H khi HQ 16 xin bắn vào bìa đảo để ngăn tàu này.
Nhận xét: vì sao THĐ47-2004 không ghi nhận và THĐ47-2019 chỉ ghi nhận một lần?
b.- Va chạm với tàu Trung Cộng
- TTHQ/HQ ghi nhận lúc 13:35H phần mũi HQ 4 đụng nhẹ vào mũi chiếc 407, sau đó 2 chiếc tách ra xa.  
- Gerald Kosh ghi nhận chi tiết hơn: “chiếc 402 di chuyển một cách bất thường rất gần với HQ 16, còn chiếc 407 đâm ngang trước mũi HQ 4 chỉ cách khoảng 10 m, tạo cơ hội cho HQ 4 vận chuyển húc mũi tàu đâm vào hông chiếc 407 của Trung Cộng, lúc bấy giờ “hai chiếc tàu Trung Cộng đành phải nhượng bộ, rời vùng”
- Tài liệu Trung Cộng xác nhận: “HQ 4 tăng tốc độ đụng vô tàu 407 làm hư hại bên tả, các đèn hải hành, đèn pha, boong tàu bị neo HQ 4 móc phải.”
- THĐ47-2004 và 2019: không ghi nhận.
Ngày 19/01
- TTHQ/HQ: lúc 05:15H, Đại tá Ngạc báo cáo thêm hai tàu Trung Cộng đã tiến vào khu vực từ hướng bắc với vận tốc 20 knots.
Hai chiến hạm TC đổ bộ 400 quân lên hướng Đông Bắc đảo Quang Hòa.
- THĐ47-2004 và 2019: không ghi nhận
- THĐ47-2004:
hồi 07:00H, HQ 4 đổ bộ Trung đội Biệt hải gồm 27 người lên bờ Nam đảo Quang Hòa trong khi HQ 5 đổ bộ Trung đội Hải kích gồm 22 người lên bờ Tây Nam đảo Quang Hòa.

Cũng trong thời gian này, tàu Trung Cộng 402 và 407, đổ bộ tăng cường khoảng 2 Đại đội lên bờ phía Đông Bắc đảo Quang Hòa.
- THĐ47- 2019: không ghi nhận
Nhận xét: THĐ-2004 biện minh cho lệnh đổ bộ quân lên đảo rất hợp lý, vì ta không biết trước kế hoạch của địch, đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên ta đưa quân lên đảo, đồng thời địch cũng đổ bộ.
Tuy nhiên lý luận trên của Đại tá Khuê không đủ thuyết phục và không hợp lý vì ĐĐ Thoại xác nhận là ‘cuộc hành quân đó đã thất bại vì lực lượng Trung Cộng đã có mặt trên đảo và đông hơn chúng tôi’.
(Ho Van Ky-Thoai “Naval Battle of the Paracels” - Voices from the Second Republic of South Vietnam của K.W. Taylor, May 2016)
- TTHQ/HQ: lúc 07:30H, HQ 5 hoàn tất đưa toán Hải kích 22 người lên bờ phía Tây Nam, nhưng toán này chịu áp lực nặng nề từ lực lượng địch trên đảo và bị bao vây bởi càng nhiều lính TC và có thể bị bắt.
Để đối phó Tư lệnh/HQ ra lệnh:

• Đại tá Ngạc tiếp tục cho lính tiến vào, lập phòng tuyến, giữ bình tĩnh, không để địch tiến lại gần và không để bị địch bắt.
• Tư lệnh/V1DH chỉ thị lực lượng đặc nhiệm thi hành chiến thuật cài răng lược trên đất liền lẫn trên mặt biển
- THĐ47- 2004 và 2019
, hồi 07:26H, Tư lệnh Vùng I Duyên hải ra lệnh cho Hải đội trưởng:
 • Tránh khiêu khích, giữ đầu cầu và thiết lập ngay hệ thống phòng thủ, không cho địch lại gần và phải thật bình tĩnh.
• Cố giữ thế cài răng lược trên đất liền và trên mặt biển để loại yếu tố Không quân của địch.
Nhận xét: nội dung tương tự, nhưng người ra lệnh khác nhau.

- THĐ47-2004: Hồi 08:10H, HQ 16 báo cáo tầu Trung Cộng số 396 có ý đâm thẳng vào hữu hạm HQ 16 trong 2 lần liên tiếp. Tàu 389 chặn cách mũi tàu 3 thước, HQ 16 vận chuyển tránh né.
- THĐ47-2019: Hồi 08:10H, HQ 16 báo cáo “Hai Kronstadt cố tình húc vào hông HQ 16. Một lần trượt, húc thêm một lần nữa. HQ 16 đang cố tránh né tuy nhiên địch cố ý húc lại.”
 - TTHQ/HQ: lúc 08:10H, một chiến hạm loại Kronstadt cố tình đụng vào phần mũi HQ 16 nhưng hụt, HQ 16 vận chuyển tránh được cú đụng này, sau đó đã cố gắng đụng lại (tài liệu TC xác nhận HQ 16 làm hư hại đài chỉ huy chiếc 389).

Nhận xét
: Sự phẩn nộ của Hạm trưởng HQ 16 khi vận chuyển đụng lại tàu TC đã không được THĐ47-2004 và 2019 ghi nhận.
- THĐ47- 47: hồi 08:50H, TL/VIDH chỉ thị cho các chiến hạm bắn trọng pháo tối đa vào đảo; đồng thời nếu cần, triệt hạ luôn chiến hạm địch .
- THĐ47-2019: hồi 08:50H, ĐĐ Thoại ra lịnh “Phản ứng ngay bằng võ lực để bảo vệ nhân viên mình. Yểm trợ tối đa hải pháo. Bắn luôn chiến hạm địch.”
- TTHQ/HQ: lúc 08:52H, ĐĐ Thoại ra lịnh cho toán Hải kích phản pháo và chiến hạm HQVN tác xạ vào đảo trong lúc triệt thoái toán Người nhái và Biệt hải về tàu.
Nhận xét: THĐ47-2004 và 2019 đều ghi nhận ĐĐ Thoại ra lệnh bắn luôn chiến hạm địch.
Trong khi TTHQ/HQ ghi nhận ĐĐ Thoại chỉ ra lệnh các chiến hạm khai hỏa yểm trợ tối đa toán Hải kích.
Không muốn Đại tá Ngạc thi hành sai, lúc 09:22H, ĐĐ Thoại ra lệnh cho Đại tá Ngạc “Anh phải cố gắng để tránh trận hải chiến”
Trong khoảng từ 9 đến 10 giờ, TTHQ/HQ ghi nhận rất nhiều chỉ thị của ĐĐ Thoại và phản ứng của Đại tá Ngạc.
Chính vì thế mà có sự can dự của Phó Đề đốc  Diệp Quang Thủy TMT/HQ, lúc 09:27H từ TTHQ/HQ ông ra lịnh:
“lực lượng đặc nhiệm giữ đầu cầu và sử dụng các khẩu đại bác bắn vào tàu địch. Đây là lịnh các anh phải thi hành”.
           Lịnh này giải quyết sự bất đồng giữa ĐĐ Thoại và Đại tá Ngạc.
THĐ47-2004 và
2019 không ghi nhận lệnh này của ĐĐ Thủy

                                 MÂU  THUN  GIA  THĐ47-2004  và  THĐ47-2019
- THĐ47-2004
: “Hồi 10:54H, vì bị thiệt hại nhiều và không chịu nổi hoả lực của HQ 5 nên hai chiến hạm địch 271 và 389 đã bỏ chạy về hướng Đông Bắc.”
- THĐ47-2019: hồi 10:50H, HQ 5 đã tác xạ tối đa vào tàu địch. Đến 10:50H, tình trạng súng hầu như bất khiển dụng, 271 hợp với chiếc Kronstadt bám sát và đồng loạt tấn công.
HQ 5 trúng nhiều đạn của địch.”
- Phúc trình Hạm trưởng HQ 5:
Vào phút thứ 25 (1050H) tất cả các ổ súng trên chiến hạm đều bị trở ngại tác xạ ngoại trừ khẩu 40 ly. Trong lúc đó chiếc Kronstadt 271 hợp cùng với chiếc Kronstadt khác bám sát và đồng loạt tấn công vào HQ 5. HQ 5 bắt đầu trúng nhiều đạn của địch.
Nhận xét:
- cùng người viết là Đại tá Khuê nhưng ghi nhận từ THĐ47-2004  không xác thực.
- THĐ47-2019
 tương tự Phúc trình Hạm trưởng HQ 5

                                                                 
LÝ DO RI VÙNG
- THĐ47-2004: lúc 11:00H, HQ 5 phát hiện 3 tầu lạ và 2 phi cơ cách 5 hải lý về hướng Đông Bắc. Tầu lạ có hình dáng giống như Phi tiễn đỉnh Komar của Hải quân Trung Cộng và phi cơ giống như phản lực cơ Mig. Do đó, để chỉnh đốn tình trạng khiển dụng đồng thời vận chuyển để đề phòng phi cơ và hoả tiễn của địch, HQ 4 và HQ 5 di chuyn v phía Tây Nam vi vn tc ti đa, trong khi HQ 16, vừa cứu thủy vừa di chuyển về phía Tây Bắc. (LTG: đúng hơn là phía Đông Nam)
- THĐ47-2019: “lúc 11:00H,
HQ 5 báo cáo di tản khi vùng giao chiến
Nhận xét
: THĐ47-2019 ghi nhận thật ngắn gọn, không nói lý do rời vùng.

- TTHQ/HQ KHÔNG GHI NHN

Bài viết THĐ47-2004 chấm dứt lúc 11:00H
Bài viết THĐ47-2019 vẫn tiếp tục ghi nhận các sự kiện sau 11:00H
THĐ47-2019: lúc 11:53H, HQ 4 báo cáo TC tăng cường thêm 3 Komar. Yêu cầu cho cấp cứu ngay HQ 10 và HQ 16.
TTHQ/HQ: lúc 11:50H, HQ 4 báo cáo thêm 3 Phi tiễn đỉnh Komar đến tăng cường lực lượng TC đang tiến về hướng đảo Quang Hòa.
        Ở đây có sự trùng hợp giữa THĐ47-2019 và TTHQ/HQ xác nhận lý do HQ 4, HQ 5 rời vùng.

Nhận xét
:   
Chắc hẵn qúy vị có thể nhận ra một điều hiển nhiên là Đại tá Ngạc đã ra lệnh cho HQ 4 và HQ 5 rời vùng lúc 11:00H trong khi thực tế là đến 11:50H mới phát hiện 3 Phi tiễn đỉnh Komar đang tiến về hướng đảo Quang Hòa.
Như vy lc lượng ta ri vùng sm hơn 50 phút.

           Khi Đại tá Ngạc ra lịnh HQ 4 và HQ 5 rút ra ngoài vòng chiến, lực lượng địch cũng đang kiệt quệ và mất khả năng chiến đấu cho đến khi HQ 4 phát hiện hai tàu TC đến tăng viện lúc 11:50H.
Trong trường hợp này, Đại tá Ngạc trong cương vị sĩ quan chỉ huy chiến trường, nếu cảm thấy bắt buộc phải có trách nhiệm không bỏ rơi đồng đội nhất là khi đồng đội đang lâm nạn, đang đào thoát ông vẫn có thể ra lịnh HQ 4 và HQ 5 rút lui theo hướng giữa Hoàng Sa và Cam Tuyền, có nghĩa là quay vào trong lòng chảo, như thế chắc chắn là ông sẽ bắt gặp được HQ 10 và ít nhất cũng vớt được hầu hết các chiến sĩ trên HQ 10 đang nổi trôi trên các bè.
Ủy Ban Nghiên Cứu Hải Chiến Hoàng Sa do Đề đốc Lâm Ngươn Tánh làm Chủ tịch cũng đã
xác định rõ trách nhiệm của Đại tá Ngạc.

Và nếu như năm 2015 tôi không ra mắt sách Sự thật Hải chiến Hoàng Sa có lẽ những sự thật quan trọng này không ai biết đến!!!
                                         
                                                                
TÌM  KIM  HQ 10
Ngày 19/01
THĐ47-2019: lúc 19:15H, VIDH chỉ thị HQ 11 tránh mọi hành động có thể hiểu lầm là gây hấn. Tìm mọi cách tiếp tế cho Cam Tuyền và Vĩnh Lạc. Hướng dẫn các Tuần duyên đỉnh (WPB) tìm kiếm HQ 10.
Để chứng minh thật sự Hải quân đã bắt đầu công tác tìm kiếm HQ 10, THĐ-2019 phổ biến phóng đồ với chú thích HQ 11 và 3 WPB cùng HQ 6 và 2 WPB bắt đầu tìm kiếm HQ 10 kể từ lúc 17:05H.
TTHQ/HQ
: lúc 19:15H, V1DH ra lịnh HQ 11 tránh bất cứ hành động khiêu khích, nhưng cố gắng bằng tất cả những phương tiện có thể được để tái tiếp tế nhân viên trên đảo Cam Tuyền và Vĩnh Lạc. Ngoài ra còn chỉ thị HQ 11 hướng dẫn 3 Tuần duyên đỉnh “tìm kiếm HQ 10”.
            Hai ghi nhận có nội dung tương tự. Và đây là ghi nhận sau cùng của THĐ-2019.

Tuy nhiên  TTHQ/HQ còn các ghi nhận tiếp theo:
- Lúc 20:30H: HQ 11 báo cáo đã liên lạc được với toán lính trên hai đảo Cam Tuyền và Vĩnh Lạc.
Ngày 20/01:
- lúc 10:14H: BTL/V1DH ra lịnh HQ 11 và 3 Tuần duyên đỉnh di chuyển về hướng Tây Nam với vận tốc tối đa, sẵn sàng nhiệm sở phòng không.
- lúc 18:30H: HQ 11 và 3 Tuần duyên đỉnh HQ 709, 711, 723 đang trên đường trở về, cách Đà Nẵng 85 hải lý về hướng Đông.
*** Điện văn ngày 20/01 từ TĐS/SG gởi BNG/HK cũng xác nhận là BTL/HQ ra lệnh 4 tàu ven biển trong khu vực rút lui.
*** Báo cáo DAO lấy từ TTHQ/HQ lúc 11:15H ngày 20/01 ghi nhận TL/HQ ra lệnh 4 chiến hạm rút khỏi khu vực, tránh chạm trán với tàu Trung Cộng.
*** Điện văn ngày 22/01 từ TĐS/SG gởi BNG/HK có nội dung: “vào buổi sáng ngày 22/01, dinh Độc Lập, Bộ Ngoại giao và Đại tướng Cao Văn Viên Tổng Tham mưu trưởng QL/VNCH đã thông báo với họ là Chánh phủ Việt Nam cảm thấy bắt buộc phải mở ra cuộc hành quân không/hải để tìm kiếm những người hy vọng sống sót trên mặt biển trong khoảng giữa Hoàng Sa và Đà Nẵng.

Tuần dương hạm Trần Quốc Toản-HQ 6 và hai Tuần duyên đỉnh cùng 1 phi cơ C-119 của Không quân đã nhận được lịnh thi hành công tác tìm kiếm.”

Như vậy làm thế nào THĐ47-2019 có thể vẽ trên phóng đồ là HQ 6 và 2 Tuần duyên đỉnh cùng với HQ 11và 3 Tuần duyên đỉnh bắt đầu tìm kiếm HQ 10 kể từ 17:05H ngày 19/01 cho đến 22/01/1074!?

Qua các dn chng trên qúy v cũng nhn ra là tài liu nào có giá tr để tìm hiu S Tht Hi Chiến Hoàng Sa.

                                   II.-TÀI LIU PHÓ ĐỀ ĐỐC H VĂN K-THOI.
Có ba nguồn tài liệu về Hoàng Sa liên quan đến ĐĐ Thoại:
- Sách ‘Can Trường Trong Chiến Bại’ chương ‘Trận Hải Chiến tại Hoàng Sa’ từ trang 151-180 khổ 51/2x81/2 xuất bản năm 2007.
- Phỏng vấn Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại liên quan đến hải chiến Hoàng Sa 19 tháng 1 năm 1974, tổng cộng 18 trang, khổ 81/2x11. (Interview with Commodore Ho Van Ky Thoai, VNN by Oscar P. Fitzgerald  20 September 1975 Operational Archives, Naval Historical Center). Tài liệu này nằm trong cuốn “HQ/VNCH Phỏng Vấn 4 vị Sĩ Quan Cao Cấp”
- Ho Van Ky-Thoai “Naval Battle of the Paracels” - Voices from the Second Republic of South Vietnam của K.W. Taylor, May 2016.
                 Trong sách ông bỏ qua rất nhiều chi tiết quan trọng mà ông đã trả lời qua cuộc phỏng vấn tháng 9/1975.
Chẳng hạn
nhiệm vụ của HQ 16, lý do Gerald Kosh tháp tùng HQ 16, thủ bút Tổng thống Thiệu, Phó Đề đốc Thoại gọi vô Dinh Độc Lập trước khi ra lịnh Đại tá Ngạc đổ bộ quân lên đảo Quang Hòa, TT Thiệu gọi điện thoại cho ĐĐ Thoại ngay sau khi TC nổ súng vào toán Hải kích, liên lạc giữa Phó Đề đốc Thoại với Bộ Tổng tham mưu, Sư đoàn 1/Không quân về nhu cầu không yểm.
Ngoài ra ông cũng bỏ qua hai sự kiện quan trọng là ĐĐ Chơn ra lịnh trực tiếp cho ông và Đại tá Ngạc lúc 07:30H và ĐĐ Thủy ra lịnh trực tiếp cho ông và Đại tá Ngạc lúc 09:27H.

Điểm chính yếu tôi xin nói ra ở đây là  TH BÚT ca TT THIU; vì chính thủ bút này đã chi phối các quyết định của ĐĐ Thoại.

1.- Do chính ông viết trong “Can Trường Trong Chiến Bại”:
“Thứ nhứt là tìm đủ mọi cách ôn hòa mời các chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lãnh hải VNCH.
Thứ hai, nếu họ không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm này và nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ VNCH.”
2.- Qua cuộc phỏng vấn do Trung tâm Hải sử Hải quân/HK thực hiện:
“Như thế, chúng tôi đã thảo luận trong một thời gian và sau đó ông nói tôi chỉ cần đổ bộ quân lên đảo và bảo Trung Cộng ra khỏi. Và tôi đã nói tôi sẽ làm điều đó, nhưng tôi sợ là có chuyện gì đó có thể xảy ra. Và ông nói, "anh chỉ cần tuân thủ luật pháp quốc tế trên không, trên biển và trên đảo. Ngoài biển anh chỉ cần có vài hành động phù hợp với luật pháp quốc tế. Làm những gì anh đã được huấn luyện tại Trường Sĩ Quan Hải Quân. Anh phải thi hành". Và ông viết lệnh này trên giấy. Tôi đã làm mất nó. Ông viết thủ bút trên ba trang giấy lịnh của ông và đưa cho tôi đọc. Và ông hỏi “Anh có hiểu lịnh của tôi?”
Tôi nói:
Thưa Tổng thống, tôi hiểu.”
Điểm cần nhấn mạnh nơi đây là chính ĐĐ Thoại đã xác nhận:
“Bản chánh của thủ bút tổng thống Thiệu tôi giữ mãi cho đến đầu tháng 5, 1975, khi tôi bị mất cắp chiếc cặp khi đến Fort Chaffee ở Arkansas, Hoa Kỳ”. (trang 158_Can Trường Trong Chiến Bại)
Chỉ trong vòng 4 tháng, dù bản chánh  thủ bút TT Thiệu có mất đi, nhưng chắc hẵn Đô đốc Thoại vẫn còn nhớ rất rõ nội dung, vì thế những gì ông trả lời trong cuộc phỏng vấn tháng 9/1975 có thể xem là xác thực nhất.

••• Đối phó với tàu đánh cá Trung Cộng.
Dựa trên thủ bút TT Thiệu qua phỏng vấn của Oscar Fitzgerald thì chính thủ bút này đã hạn chế việc ĐĐ Thoại sử dụng vũ lực để bắt giữ 2 tàu đánh cá ngụy trang TC. Lịnh này quá tổng quát, không đi sâu vào chi tiết, không có một chữ nào cho phép ĐĐ Thoại bắt giữ chúng hoặc nổ súng dù chỉ nổ súng cảnh cáo nói chi đến chuyện “toàn quyền sử dụng vũ lực”.
Vì thế nên ông chỉ quan tâm đến việc đuổi tàu TC ra khỏi hải phận như ông đã trình lên TL/HQ là: “Tổng thống ra lệnh cho Đô đốc Thoại phải giữ vững Hoàng Sa và đuổi tàu Trung Cộng ra khỏi hải phận.”

Trong vùng biển Phú Quốc, tàu đánh cá Thái Lan thường xuyên vi phạm lãnh hải ta. Mỗi lần bắt gặp, tàu hải quân chạy đến chận bắt ngay, đôi lúc, phải nổ súng vào phía sau lái hoặc mũi để cảnh cáo lúc bấy giờ tàu đánh cá mới chịu dừng lại, sau đó chiến hạm ta áp giải chúng về An Thới (Phú Quốc).
Và ngay tại Vùng 1 Duyên hải, năm 1959 Hải Quân Việt Nam đã bắt giữ một số ngư phủ Trung Cộng xâm nhập bất hợp pháp các đảo Quang Hòa và Duy Mộng.”
 
T
ừ ngày 15 cho đến chiều ngày 17 chỉ có hai tàu đánh cá TC lởn vởn trong khu vực lòng chảo nhóm Nguyệt Thiềm, trong khi HQ 16 hiện diện từ ngày 15 và HQ 4 đến vùng lúc 15:00H ngày 17.
Không nh
ững xâm phạm lãnh thổ ta, chúng còn ngang ngược và thách đố khi không cho nhân viên chiến hạm đến gần lên tàu khám xét, khiêu khích bằng cách vận chuyển đâm ngang mũi hoặc quá gần chiến hạm ta. Nhưng chiến hạm ta không được lệnh bắt giữ, chỉ được lệnh đuổi tàu chúng ra khỏi hải phận.
        Trong ngày 18-1, quá phẩn nộ, HQ 16 đã hai lần yêu cầu thẩm quyền cao cấp ở BTL/HQ được phép tác xạ để ngăn chận chiếc 407 tiến vào đảo nhưng không được chấp thuận.
Theo lời ĐĐ Thoại thì ông luôn nhấn mạnh tới điểm sử dụng biện pháp ôn hòa để mời tàu đánh cá và chiến hạm TC ra khỏi lãnh hải VNCH từ ngày 15/01 đến sáng ngày 19/01.        
Mặc dù TL/HQ ra lịnh: “nếu nó không nghe thì lôi nó giải giao về Đà Nẵng.” nhưng ông vẫn không thi hành, vì dù sao TT Thiệu vẫn là vị tư lệnh tối cao của quân đội, là người đã ra lịnh trực tiếp cho ông.
Và cũng chính vì sự dè dặt này mà 2 tàu đánh cá TC 402 và 407 vẫn tự do hoạt động trong nhóm Nguyệt Thiềm và đã thực hiện công tác hướng dẫn và đổ quân chiếm trọn 3 đảo còn lại là Cam Tuyền, Hoàng Sa và Vĩnh Lạc trong ngày 20/01.
•••
Đổ bộ lên đảo Quang Hòa sáng ngày 19-1.
Lúc 05:15H sáng ngày 19/01, 2 chiến hạm TC đổ bộ 400 quân lên hướng Đông Bắc đảo Quang Hòa.
Về phần ĐĐ Thoại, ông đã sáng suốt nhận ra cán cân lực lượng chênh lệch quá nhiều.
Không như chiều ngày hôm qua 18/01 khi HQ 5 m
ới đến vùng, lúc này địch đã sẵn sàng sau khi tăng cường hai chiếc 389, 396 và mang 2 tàu chuyển vận đổ bộ 400 quân lên đảo Quang Hòa.

Với quân số quá ít ỏi, nếu đổ bộ với hy vọng tái chiếm đảo Quang Hòa sẽ nắm chắc phần thất bại trong tay, do vậy ĐĐ Thoại gọi điện thoại trực tiếp về phủ Tổng thống với ý định trình bày lên TT Thiệu sự bất lợi.

Tuy nhiên, trong lúc này, TT Thiệu đang ở Đà Lạt, vì thế ông trình bày với vị Đại tá trong phủ Tổng thống là ông nghĩ hành quân tái chiếm đảo Quang Hòa không thể thực hiện được vì sẽ gặp sự kháng cự mạnh mẽ.     

Nhưng họ vẫn muốn ông làm bất cứ điều gì mà luật pháp quốc tế bắt buộc phải thi hành; có nghĩa là Hoàng Sa thuộc về Việt Nam; Trung Cộng sẽ phải rời khỏi đảo. Và nếu họ nổ súng vào lực lượng ta, bắn trả lại họ.  (LTG: vị Đại tá đầy uy quyền, có lẽ không ai khác hơn là Đại tá Võ Văn Cầm, Chánh văn phòng phủ Tổng thống)

Sự sai biệt thời gian từ lúc Đại tá Ngạc báo cáo Trung Cộng đổ bộ thêm 400 lính lên đảo Quang Hòa _ lúc 05:15H cho đến khi ĐĐ Thoại ra lịnh đổ bộ lúc 06:00H_ một lần nữa đã chứng minh sự xác thực của cuộc điện đàm và sự khôn ngoan của ông.
Cuộc điện đàm đã giải tỏa trách nhiệm cho ĐĐ Thoại, lúc 06:00H, V1DH ra lịnh Đại tá Ngạc tái chiếm đảo Quang Hòa.

Và cũng chính vì nội dung thủ bút qua lần phỏng vấn quá đơn giản: “tôi chỉ cần đổ bộ quân lên đảo và bảo Trung Cộng ra khỏi”.
Nên mặc dù với cán cân lực lượng quá chênh lệch một chọi 10, Đại tá Ngạc vẫn không quên chỉ thị toán Biệt hải và Hải kích tr
ước khi họ rời tàu xuống xuồng cao su “… không được nổ súng và lên bờ yêu cầu toán quân của họ rời đảo.”
                
Nhật ký TTHQ/HQ ghi nhận Trung Cộng nổ súng vào toán Hải kích lúc 08:30H làm 1 người tử thương và 1 người bị thương. Toán Hải kích không phản pháo. Lúc TC khai hỏa, toán Hải kích đang ở ngoài bãi biển và lính TC ở trong hầm trú ẩn.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là nếu như TT Thiệu đã cho phép ông được “toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ VNCH” thì tại sao ông không ra lệnh cho lực lượng ta phản pháo ngay mà phải đợi 22 phút, sau cú điện thoại của TT Thiệu, lúc 08:52H ĐĐ Thoại mới ra lịnh cho toán Hải kích phản pháo và các chiến hạm khai hỏa yểm trợ tối đa toán Hải kích.
3.- Và sau cùng lý do vì sao các vị Sĩ quan cao cấp lại im lặng về sự can dự của TT Thiệu và Đô đốc Thủy trong sáng ngày 19/01 trước khi bắt đầu trận hải chiến?

Thưa qúy vị,
Tất cả những điều tương phản đã được tôi tổng hợp và phân tích để tìm ra sự thật trong bài viết
KIM CHNG S KIN TRONG  HI CHIN HOÀNG SA và trong một số bài viết khác trong lần tái bản.

                       Gần đây có một thân hữu kể lại là trong lần nói chuyện về Hoàng Sa với người bạn là một vị Sĩ quan Hải quân cao cấp, anh hỏi ông ấy có đọc qua sách viết về HS của tôi, ông ấy trả lời gọn lỏn:  
‘thằng đó Đại úy biết gì mà viết’
Vâng thật sự mà nói, tôi chỉ có học vấn và tầm hiểu biết trung bình với cấp bậc cũng còn hơi thấp, vã lại tôi cũng không tham dự trận hải chiến thì lời ông ấy phê bình cũng có phần nào đúng.

Tuy nhiên dù sao tôi vẫn còn có đủ khả năng để nhận xét phải trái, để phân biệt đúng sai kèm với quyết tâm và kiên trì tìm và viết ra sự thật về biến cố Hoàng Sa năm 1974.

Tôi viết về Hoàng Sa dựa trên các tài liệu rất đặc biệt và xác thực chỉ riêng tôi sở hữu, chẳng hạn thơ của TT Thiệu gởi TT Nixon, phúc đáp qua lời nói của Nixon yêu cầu Đại sứ Martin chuyển đạt cho TT Thiệu, tài liệu của Hải quân Hoa Kỳ, Bộ Ngoại Giao HK, CIA, DIA, Lục quân Hoa Kỳ, tài liệu back channel của Đại sứ Martin và quan trọng nhất là nhật ký hành quân của Trung tâm Hành quân BTL/HQ mà
qua phn trình bày trên chc qúy v đã nhn ra là tài liu nào chính xác và đầy đủ nht.

Th hi các v Niên trưởng cao cp Hải quân mc dù biết nhiu, biết chính xác v các s kin quan trng trong Hi chiến Hoàng Sa, nhưng vì lý do gì các ông li nói hoc viết khác đi.
Sau cùng, tôi nghĩ chắc hẳn là chánh quyền Cộng Sản Việt Nam vẫn còn lưu trữ tất cả tài liệu Hải chiến Hoàng Sa của HQ/VNCH.
Hy vọng các tài liệu này sẽ sớm được phổ biến.

Và dĩ nhiên Hi chiến Hoàng Sa không th đy đ nếu không có các tài liu t phía Hoa K do chính tôi yêu cu như đã nêu trên.
2.- ĐIỂM SON HẢI CHIẾN HOÀNG SA
Đáng tiếc thay, những điểm son sáng ngời trong Hải chiến Hoàng Sa
đã không được các tài liệu và bài viết ghi nhận đầy đủ và trung thực.
Từ tài liệu của TTHQ/HQ, qua quan sát của Gerald Kosh, bài viết từ phía Trung Cộng và một vài bài viết của các nhân chứng sống thực, tôi xin nêu ra đây các điểm son:

            Có mặt ở Hoàng Sa từ ngày 15/01 các chiến sĩ Hải quân đã làm tròn trách nhiệm của mình với tinh thần chiến đấu cao độ, quả cảm, can trường không màng hy sinh mạng sống, quyết không đào thoát ở lại tàu tử chiến với địch quân.
Họ đối đầu với các tai họa một cách chuyên nghiệp, chứng tỏ khả năng chuyên môn và trình độ hiểu biết cao về nghề nghiệp của mình.
Trong thời gian tháp tùng HQ 16, G.Kosh ghi nhận họ “có kỹ luật và niềm tự hào, các Sĩ Quan HQVN rất xuất sắc.”

Trên chiến hạm, chỗ dành riêng cho vị Hạm trưởng là đài chỉ huy.
Với những vách thép bao quanh cũng không thể nào che chỡ được súng đạn nhất là những quả đạn công phá từ các khẩu đại bác.
Trong chiến trận, Hạm trưởng không màng sống chết ngạo nghễ hiện diện thường xuyên trên đài chỉ huy, trực tiếp quan sát, liên lạc và điều động nhân viên.
Không những thế, HT còn có trách nhiệm bảo vệ con tàu, nhất là Hạm trưởng hai chiếc HQ 10 và HQ 16 vừa chống trả địch, vừa phải chú tâm theo dõi vị trí để tránh vướng san hô, vì khi tàu lên cạn sẽ trở thành  mục tiêu lý tưởng cho các khẩu súng của địch.
Đài chỉ huy ở vị trí cao, thường nằm cách mũi khoảng 1/3 chiều dài chiến hạm và là mục tiêu chính yếu của các khẩu đại bác địch khi xảy ra hải chiến, vì một khi đài chỉ huy bị phá hủy, hệ thống chỉ huy đầu não của con tàu sẽ bị tê liệt.
Đôi lúc quá bực tức, không thể vận chuyển lại gần để ngăn tàu địch tiến vào đảo, trong ngày 18/01 Hạm trưởng HQ 16 đã hai lần yêu cầu được khai hỏa để ngăn chặn chúng.
 
Hạm trưởng HQ 4 HQ Trung tá Vũ Hữu San trong ngày 18/01 và Hạm trưởng HQ 16
HQ Trung tá Lê Văn Thự trong ngày 19/01 không dằn được sự phẫn nộ, nhất định không nhường nhịn đâm trả đủa tàu địch khi bị chúng vận chuyển khiêu khích.
 

Nhân viên trên tất cả các chiến hạm chiến đấu trong tình trạng căng thẳng, phi cơ địch bay đe dọa trên đầu, căn cứ địch chỉ cách khoảng 40 hải lý.
Trận chiến khởi đầu với các tin bất lợi như trở ngại tác xạ, trúng đạn ngay đài chỉ huy, Hạm trưởng hy sinh, đạn trúng vô hầm máy, nước tràn vào, radar, máy truyền tin, máy điện bất khiển dụng.
Bao nhiêu hy vọng Không quân sẽ bay ra yểm trợ nhưng không được đáp ứng, hệ thống truyền tin bị tê liệt khiến các chiến hạm không liên lạc được với nhau gây nên tình trạng hoang mang mỗi chiến hạm phải tự lo liệu cho chính mình …Hệ thống radar bất khiển dụng, chiến hạm hải hành bằng phương cách phỏng định trong vùng biển đầy rủi ro …

            Các vị Hạm trưởng đã tuyệt đối thi hành lịnh thượng cấp, tuy nhiên khi nhận xét sự bất khả thi, họ đã trình bày thẳng thắn, chẳng hạn sáng ngày 19-1, khi nhận thấy lịnh pháo kích lên đảo không hợp lý Hạm trưởngHQ 16 Lê Văn Thự và Hạm trưởng HQ 4 Vũ Hữu San không ngần ngại nêu ý kiến.
Khi bắt đầu khai hỏa, khẩu đại bác 127 ly do Trung úy Đoàn Viết Ất điều khiển đã chính xác nhắm trúng vô tàu địch. Và lúc chiến hạm lâm vào tình trạng cực kỳ hiểm nguy, nhân viên được điều động trong công tác phòng tai và sửa chữa máy chính, máy điện chính v Hm trưởng phi t mình điu khin tay lái, cũng đủ chng t tình trng chiến hm nguy ngập như thế nào!’
Trước tình trạng hiểm nghèo, các chiến sĩ trên HQ 16 và HQ 5 trong các nhiệm sở đã chứng tỏ sự dũng cảm và khả năng chuyên nghiệp vừa chiến đấu vừa bảo toàn chiến hạm. Các toán cơ khí và phòng tai do Cơ khí trưởng điều động đã chứng tỏ khả năng chuyên nghiệp cao độ, vừa chiến đấu vừa chữa cháy, vá đấp lỗ thủng, sửa lại máy chánh, máy điện và khắc phục các khó khăn khác.

Trên HQ 10 khi đài chỉ huy bị trúng hỏa tiễn gây tử vong cho HT và hầu hết các chiến sĩ ở Đài chỉ huy và phòng lái, Hạm phó Nguyễn Thành Trí dù bị thương vẫn cố gắng điều khiển con tàu đâm vào tàu địch 389 gây hư hại nặng nề làm hỏng ý định xua quân chiếm đoạt HQ 10 của địch. Chiếc 389 của TC sau đó đã bị phế thải.
Mặc dù ra lịnh đào thoát nhưng HP vẫn muốn ở lại tàu chết theo Hạm trưởng. Tuy nhiên các đồng đội đã vực ông xuống bè, ông là người cuối cùng rời chiến hạm theo đúng truyền thống Hải quân.
Khi hai chiếc 281, 282 quay lại tiến gần đến các bè, HP Nguyễn Thành Trí dặn các nhân viên trên bè: “nếu bị bắt, bị đánh cũng đừng khóc, đừng van xin.”
Lo ngại về sự an toàn của đồng đội và có lẽ cũng biết là mình sắp chết nên Đ/u Trí đã bảo thuộc cấp: “hảy thả tôi xuống biển, nếu không cá mập cứ bám theo, các anh cũng sẽ chết hết.”
 - Hạ sĩ 1/VC Lê Văn Tây và Hạ sĩ 1/VC Ngô Sáu đã oai hùng quyết ở lại tàu, tử thủ chết theo đồng đội. Những tràng đạn của hai anh nhắm vào tàu địch đã làm chúng khiếp đảm, vì thế mặc dù hai chiếc loại Hainan 281 và 282 đến vùng giao chiến lúc 12:12H nhưng đến 14:52H chúng mới đánh chìm HQ 10.
 
Sáng ngày 20/01 TC đổ bộ từ 200 đến 240 lính lên đảo Cam Tuyền đã gặp sự kháng cự mãnh liệt của toán 14 chiến sĩ thuộc HQ 4 do HQ Trung úy Lê Văn Dũng chỉ huy.
Kosh lúc bấy giờ trên đảo Hoàng Sa quan sát, rất công tâm khi nhận xét:
“toán chiến sĩ cơ hu thuc HQ 4 trên đảo Cam Tuyn tri hơn quân Trung Cng đổ b lên đảo và đã được hun luyn k, ch huy gii.”
Qua nhận xét trên của Kosh, cho thấy mặc dù là lính thủy, nhưng khi cần các chiến sĩ HQ 4 đã chứng tỏ khả năng chiến đấu trên bộ.
 
Ngoài ra toán đào thoát từ đảo Vĩnh Lạc do HQ Trung úy Lâm Trí Liêm chỉ huy đã chứng tỏ tinh thần đồng đội, sống chết bên nhau, qua 9 ngày lênh đênh trên biển trên chiếc bè con chứa đến 15 người, gian nan khổ cực chịu đựng đói khát, nóng ban ngày, lạnh về đêm chia từng giọt nước từng miếng ăn.
Toán Hi kích và Bit hi.
Sáng sớm ngày 19/01, Đại tá Ngạc ra lịnh toán Biệt hải 27 người trên HQ 4 đổ bộ lên hướng Nam và toán Hải kích 22 người trên HQ 5 đổ bộ lên hướng Tây Nam đảo Quang Hòa.
Cả hai toán đều được Đại tá Ngạc ‘chỉ thị là không được nổ súng và lên bờ yêu cầu toán quân của họ rời đảo.’
Khi toán Hải kích bắt đầu di chuyển, quân Trung Cộng liền nổ súng, bắn hạ ngay Trung Úy Ðơn và Hạ sĩ nhất Ðỗ Văn Long, ngoài ra còn làm 3 Hải kích khác bị thương. Sau đó toán Hải kích phản công bằng M79 và M16, không rõ thiệt hại về phía TC.
Khi được lịnh rút lui. Dù đang ở trong tình trạng căng thẳng, toán Hải kích vẫn quyết tâm vất vã mang các đồng đội bị thương và xác Trung úy Lê Văn Đơn trở về tàu.
Họ rất đau lòng khi phải bỏ xác Hạ sĩ Đỗ Văn Long
ở lại vĩnh viễn trên đảo Quang Hòa để làm chứng nhân lịch sử cho hành động xâm lấn của bọn giặc đỏ Bắc phương.

                      
Để kết luận, tôi xin viện dẫn một đoạn trong bài viết “LI TA CHO LN TÁI BN”
Qua các tài liệu đã được công bố, có thể nhận ra điểm chính yếu là ‘cho dù kết quả trận chiến đã mang đến sự mất mát một phần lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam vào tay giặc thù truyền kiếp Trung Cộng, các vị chỉ huy hải quân ngoài mặt trận và ở hậu cứ đã cố gắng hoàn tất nhiệm vụ được giao phó. Tất cả chỉ với tấm lòng yêu nước cao độ, với tự ái dân tộc và với ý chí căm thù muốn xua đuổi giặc thù ra khỏi bờ cõi.’
Tuy nhiên, các cấp chỉ huy cũng đã phạm vài sai lầm trong một số các quyết định quan trọng.
 
Và các sai lầm này đã không được nói hoặc viết ra một cách trung thực, có lẽ cũng chỉ vì qúy vị muốn bảo vệ màu cờ sắc áo của chính thể VNCH, của Hải quân nói chung và danh dự của các vị lãnh đạo quân và dân sự nói riêng trong đó có luôn cả qúy vị.

Từ ngày cuốn sách ‘SỰ THẬT HẢI CHIẾN HOÀNG SA’ ra đời tháng 1-2015,
hình như đã có mt s im lng có tính cách đồng thun gia các v Niên trưởng Hi quân.
Sự im lặng có thể được hiểu là vấn đề Hoàng Sa sẽ được phán xét tùy theo suy nghĩ riêng của mỗi cá nhân.

           Tuy nhiên, đối với tác giả, khi viết về trang sử Hoàng Sa, về trận hải chiến lịch sử đã dẫn đến việc mất đi một phần lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc vào tay giặc thù truyền kiếp Trung Hoa, cá nhân tác giả cảm thấy có bổn phận phải quên đi dòng máu Hải quân trong người, có như thế mới giữ được tính cách vô tư - qua lần tái bản - để viết lên tất cả những gì cần phải viết về các ưu và khuyết điểm để lịch sử phê phán.

Vì trong chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, có nhiều bài học trong đó có các gương sáng để noi theo và các lỗi lầm để không vấp phải.
Tôi chấp nhận tất cả những lời chỉ trích, nhất là trong giới cựu Hải quân VNCH sẽ có người cho là tác giả
vch lá tìm sâu hay vch áo cho người xem lưng.

Và cũng chính vì thế, một lần nữa Tôi thành tht xin li nếu quyn sách ca tôi không làm va lòng mt s qúy v trong Hi quân hoc ngoài Hi quân.

B.- Phng Vn Bn V Sĩ Quan Cao Cp HQ/VNCH
Thưa qúy vị.
Sau phần nói chuyện về Hoàng Sa, tôi xin tiếp phần nói về Hải quân.
Bốn bài phỏng vấn này có tính cách đặc thù về đủ mọi hoạt động trong quân chủng Hải quân. Chẳng hạn:
1.- Đề đốc Lâm Ngươn Tánh có cái nhìn tổng quát của một vị Tư Lệnh về các khía cạnh của Hải quân. 

2.-  Phó Đề đốc Đinh Mạnh Hùng: về chiến dịch Sóng Tình Thương, về hoạt động sông ngòi và các ưu khuyết điểm cũng như chuyến di tản ngày 29/04/1975.
3.- Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ-Thoại: giai đoạn tùy viên cho Tổng thống Diệm, biến cố 01/11/1963, trận Vũng Rô, Hải chiến Hoàng Sa, vai trò Hải quân trong cuộc di tản Vùng 1.
4.- HQ Đại tá Nguyễn Xuân Sơn: ông đưa ra các nhận xét rất chính xác về hạm đội, về di tản Vùng 1, về lý do Đô đốc Cang cách chức ông và vai trò của ông trong chuyến di tản 29/04/1975.
Ngoài ra ông nói ra những gì ông biết về Hoàng Sa tháng 1/1974 và Trường Sa tháng 4/1975 với tư cách là Tư lệnh Hạm đội.

         
Sau mỗi bài phỏng vấn tác giả bổ túc các bài viết liên quan đến đề tài chính yếu, kèm theo rất nhiều hình ảnh. Ví dụ với Đô đốc Tánh là hình ảnh Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang thuở mới thành lập, Đô đốc Hùng là hình ảnh các loại Giang đoàn và Giang đĩnh, với Đô đốc Thoại là hình ảnh các Duyên đoàn, Hải đội và Đài Kiểm báo, Sở Phòng Vệ Duyên hải, với Đại tá Sơn là hình ảnh đủ loại chiến hạm……
Và cũng không kém phần quan trọng là bài viết “CHIẾN CÔNG và TỔN THẤT” trong đó ghi nhận một số chiến công tiêu biểu cũng như thiệt hại về nhân mạng và vật chất mà Hải quân đã gánh chịu.

Thưa Qúy vị,
Trong cuộc chiến chống cộng sản xâm lăng cho đến năm 1975, có thể nói Hải quân Việt Nam Cộng Hòa là Hải quân duy nhất trên thế giới đã chiến đấu cùng một lúc trên hai mặt trận: trong sông và ngoài biển.
 
               Ngoài trách nhiệm bảo vệ lãnh hải và ngăn chận các cuộc chuyển vận vũ khí, đạn dược của cộng sản Bắc Việt để tiếp tế cho chiến trường miền Nam, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa còn có một trách nhiệm khác không kém phần quan trọng, đôi khi còn nặng nề, gian khổ hơn, đó là bảo vệ an ninh cho các thủy lộ huyết mạch trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa từ sông Thạch Hãn, Quảng Trị cho đến tận cùng miền Nam là sông Cửa Lớn (khúc sông từ cửa Bồ Đề đến ngã ba Tam Giang gọi là sông Bồ Đề), nhất là thủy trình trên sông Lòng Tàu từ Vũng Tàu đến Nhà Bè cũng như yểm trợ hỏa lực và vận chuyển các đơn vị Bộ binh trong các cuộc hành quân phối hợp.
Có thể nói các lực lượng Hải quân đã chu toàn trách nhiệm sau đây:
A.- HẠM ĐỘI

- Bảo vệ lãnh hải và ngăn chận các cuộc chuyển vận vũ khí, đạn dược của cộng sản Bắc Việt để tiếp tế cho chiến trường miền Nam.
- Chống trả TC xâm lăng Hoàng Sa.
- Thiết lập chủ quyền Việt Nam trên 6 đảo ở Trường Sa.
- Yểm trở hỏa lực dọc theo duyên hải.
- Vượt biên hồi hương hơn 80.000 Việt Kiều sinh sống tại Miên trong năm 1970.
- Tuần tiễu và hộ tống các đoàn thương thuyền tiếp tế lên Nam Vang cho đến cuối tháng 2/1972
- Công tác Dân sự vụ tại các làng mạc hẻo lánh (sử dụng Bệnh viện hạm HQ 400 và HQ 401).
- Yểm trợ các cuộc hành quân trên các dòng sông lớn, đặc biệt là với khu vực Năm Căn đang trong thời kỳ mở mang chỉ có một đường tiếp tế duy nhất là đường thủy.
Trong tổng số 5 chiếm hạm chìm khi công tác trên sông có hai chiếc chìm ở Năm Căn
- Yểm trợ và di tản khoảng hơn 100 ngàn binh sĩ, đồng bào ở Vùng I và Vùng II trong tháng cuối cùng của cuộc chiến.
- Di tản khoảng 30.000 thủy thủ, binh sĩ cùng gia đình và dân chúng trong chiều ngày 29/4/1975.
B.- DUYÊN LỰC
- duy trì và giữ an ninh cho các hải đảo và các cửa sông, cửa biển. Tạo điều kiện cho các ngư phủ hành nghề dễ dàng cùng các ghe thuyền chuyên chở hàng hóa, thực phẩm xuyên vùng.
- ngăn chận và phát hiện các ghe thuyền giả dạng xâm nhập người và vũ khí.
- Kiểm soát và theo dõi tàu thuyền nội, ngoại di chuyển trong hải phận. Hướng dẫn chiến hạm, chiến đỉnh đến khám xét khi cần.

Ngoài ra còn có Sở Phòng vệ Duyên hải thuộc Vùng 1 Duyên hải là đơn vị đảm trách các công tác bí mật vượt quá vĩ tuyến 17.
C.- GIANG LỰC
Những tổn thất lớn lao về nhân mạng và giang đỉnh của Hải quân đa phần là do các hoạt động trong sông.
Thành phần chủ lực của Lực lượng Sông ngòi gồm có nhiều loại giang đĩnh với hỏa lực hùng hậu của các Giang đoàn Thủy bộ, Ngăn chận, Tuần thám, Xung phong, Trục lôi, Trục vớt, Phóng thủy hỏa, Hộ tống,  Liên đoàn Người nhái và Biệt đội Tác chiến Điện tử.
Nhiệm vụ của lực lượng Giang phòng gồm có:
- duy trì an ninh trên khắp sông ngòi, kinh rạch với các công tác rà mìn, tuần tiễu, hộ tống, yểm trợ hỏa lực,
- phối hợp hành quân với các đơn vị Bộ binh.
- Hộ tống các đoàn convoy chuyên chở nhu yếu phẩm trên các thủy trình.
- Hộ tống các đoàn convoy chuyên chở đồng bào hồi hương.
- Hành quân vượt biên ngược dòng Mekong và dòng Vàm Cỏ Đông năm 1970.
- Hộ tống các đoàn convoy tiếp tế Nam Vang. 
Các đơn vị tác chiến sông ngòi của HQVN đã liên tục mở các cuộc hành quân mang tên Trần Hưng Đạo trên khắp vùng châu thổ trực thuộc Vùng 3 và Vùng 4 Chiến thuật. Và các căn cứ HQ đã được dựng lên khắp nơi như Năm Căn, Cà Mau, Sông Ông Đốc, Kiên An, Rạch Sỏi, Tuyên Nhơn, Trà Cú …
Biệt đội tác chiến điện tử đã được thiết lập dọc theo biên giới Việt-Miên như Hà Tiên, Vĩnh Gia, Tịnh Biên, Tuyên Nhơn, Trà Cú.

Ngày 8 tháng 4 năm 1975, Đô đốc Cang TL/HQ thành lập Lực lượng Đặc nhiệm 99, chỉ định HQ Đại tá Lê Hữu Dõng làm Tư lệnh.
Lực lượng gồm các Giang đoàn 42 Ngăn chặn, Giang đoàn 59 Tuần thám, Đại đội Hải kích, Địa phương quân, một số giang đĩnh từ các giang đoàn Thủy bộ, Ngăn chặn, Xung phong, 6 LCM của Căn cứ Yểm trợ Tiếp vận và các Zippo thuộc giang đoàn Phóng thủy hỏa.
Lực lượng này đã tiêu diệt hàng trăm Cộng quân và đã cản đường tiến quân của Đoàn 232 do Tướng Lê Đức Anh chỉ huy.
Riêng về chiến công của hai giang đĩnh Phóng hỏa hay Zippo tăng phái cho Lực lượng đã được Đại tá Dõng ghi nhận: “tại khu vực rạch Cần-Đót gần kinh Thủ Thừa, Tân An hai giang đỉnh Phóng hỏa thuộc giang đoàn Phóng thủy hỏa dưới sự bảo vệ của các chiến đĩnh khác, tiến sát vào bờ, lưỡi lửa phun ra dài cả trăm thước. Trong nháy mắt cả một vùng bờ cây xanh từ gốc tới ngọn cháy rực, gãy đổ, lửa khói bốc cao, khét lẹt. Từng lớp người ở sát bờ sông ngã ra, tràn xuống mặt nước.”  
Ngày hôm nay có mặt nơi đây tôi xin được giới thiệu HQ Đại úy Đồng Văn Dũng k.17/SQHQ/NT chỉ huy trưởng Giang đoàn Phóng thủy hỏa lúc bấy giờ.
______________________________________________________
Để kết luận, tôi xin mượn lời của Thiếu tướng H.D. Smith Trưởng Phòng Tùy Viên Quốc Phòng Hoa Kỳ tại Việt Nam viết về HQ/VNCH trong tháng cuối cùng của miền Nam:
          Tình hình chiến sự trong vùng châu thổ có vẽ lắng đọng ngoại trừ ở căn cứ hải quân Tuyên Nhơn và Kiên An, cả hai căn cứ hầu như liên tục dưới áp lực nặng nề của địch .
Với sự tái phối trí lực lượng ở miền Nam, công tác bảo vệ cho các tuyến thủy trình quan trọng ở vùng châu thổ vẫn còn khả thi.

Thật không may, cuộc tiến quân của Cộng quân miền Bắc không dừng lại ở khu vực bắc Sài Gòn mà vẫn tiếp tục hướng về Nam với tốc độ nhanh không ngờ. Cuối cùng quân miền Bắc đã tiến đến vùng ngoại ô Sài Gòn trong vài ngày sau cùng của tháng Tư
.
Trong suốt thời gian này hải quân đã tận dụng mọi nỗ lực để phản ứng lập tức trước nhu cầu của tình hình bằng cách triển khai chiến hạm để hỗ trợ hỏa lực và tàu chuyển vận để di tản dân tị nạn.

Cho đến giờ phút chót, HQVN hình như ít quan tâm đến việc đưa các sĩ quan và gia đình ra khỏi nước hơn là chú tâm đến nhiệm vụ đang đối phó trước mặt. Thêm vào đó, tinh thần chiến đấu của HQVN hình như cao hơn các quân binh chủng khác.
 Quyết định chiến đấu cho đến giờ phút chót có thể nói là do sự lãnh đạo của vị Tư Lệnh Hải Quân và một vài Sĩ Quan cao cấp.

Trong chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975, hạm đội HQVN gồm các chiến hạm đủ loại rời Sài Gòn ra Vũng Tàu chở theo số đông dân tị nạn (tổng cộng  khoảng 30 ngàn người) và đã ra đến hải phận quốc tế sáng ngày 30 tháng 4.

Về phần sử gia Tiến Sĩ Edward J. Marolda ông viết kết luận tổng quát như sau:
“Khi Sài Gòn sụp đổ ngày 30 tháng 4 năm 1975, nhiều chiến hạm và chiến đĩnh của Hải quân VNCH đã ra khơi và tập họp ngoài đảo Côn Sơn ở về hướng tây nam Vũng Tàu. Hải đội gồm 26 chiến hạm và các loại tàu khác chở theo 30.000 thủy thủ cùng gia đình và dân chúng, nhập vào Đệ thất Hạm đội HK khi họ đón xong những người tị nạn cuối cùng rời bỏ miền Nam Việt Nam, sau đó trực chỉ Phi Luật Tân.
Thế là kết thúc một trang sử ngắn, thậm chí là một bi kịch của HQ/VNCH. Các chiến sĩ HQVN luôn chiến đấu với sự can đảm và quyết tâm, gây thương vong nhiều cho địch quân cũng như đã gánh chịu thiệt hại lớn về phần mình.
                  Nhưng sự dũng cảm và hy sinh của họ đã không được tưởng thưởng bằng chiến thắng trong cuộc chiến Việt Nam
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Liên lạc tác giả:
- email: themsonha17@yahoo.com
- phone: 714 793-7128
                                                                                                                                                        

No comments:

Post a Comment