Sunday, January 21, 2024

đảo cam tuyền, hữu nhật, lính mỹ đổ bộ lên hoàng sa 1956, hoa kỳ và hoàng sa 1956, vũ văn mẫu, ngô đình diệm, phú lâm, đài loan, phi luật tân,

 

           Hoa Kỳ đ b lên đo Cam Tuyn qun đo Hoàng Sa trong năm 1956.

                                                                                         Thm Sơn Hà



Ngày 10 tháng 6 năm 1956 (nhằm ngày Chủ nhật) lúc 3:15 chiều, viên chức trực tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở Washington, D.C gọi điện thoại đến tư gia Howard Jones (Phó Phụ Tá Ngoại Trưởng đặc trách Viển Đông Kinh Tế Sự Vụ) báo cáo là đã nhận được điện văn khẩn cấp từ Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn (TĐS/HK/SG) kèm theo văn thư của Ngoại Trưởng (NT) Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Vũ Văn Mẫu.

 
Văn thư của NT Mẫu có đính kèm công điện của đài khí tượng VN trên đảo Hoàng Sa (HS) báo cáo “Lính Trung Cộng (TC) đã đổ bộ lên đảo Cam Tuyền (Robert island). Tính mạng của tất cả nhân viên đang bị đe dọa. Yêu cầu được di tản ngay”.

 Ngoài ra Ngoại Trưởng Mẫu cũng cho biết là Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã chỉ thị ông nên xác định là trong trường hợp cần thiết, hành động xâm lược này của TC có cần đến sự can thiệp của khối SEATO hay không? (1).

 Ngay sau đó Howard Jones đến Bộ Ngoại Giao (BNG) và nhờ McAuliffe (bí thư tại BNG) liên lạc với Thứ Trưởng (TT) Herbert Hoover.

Qua lời đề nghị của Thứ Trưởng Hoover, Howard Jones cùng với McAuliffe và Paul Kattenburg (viên chức đặc trách về VN tại BNG/HK) lập tức đến tư gia của Herbert Hoover để trình bày sự việc, bàn cải về những phương thức hành động và đặt ra các câu hỏi cần được giải đáp, luôn tiện Hoover thông báo cho các viên chức này hay là Đô Đốc Arleigh Burke Tư Lịnh Hải Quân HK đã ra lịnh cho phi cơ không tuần thám sát khu vực.

Sau đó Hoover yêu cầu họ cùng theo ông đến tư thất của Ngoại Trưởng (NT) John F Dulles để dự cuộc thảo luận.

Tham dự trong buổi thảo luận, ngoài NT Dulles còn có Herman Phleger (Cố Vấn Pháp Lý BNG) và Douglas MacArthur (Cố Vấn BNG).

Sau khi thuộc cấp trình bày những điểm đại cương về tình hình, NT Dulles phát biểu đây là một vấn đề có tầm quan trọng rất lớn, do đó HK nên có hành động kip thời và hữu hiệu.

Theo Dulles, đây là chiến dịch thăm dò của TC và nếu HK có hành động kịp thời ở HS thì sẽ rất hữu ích trong các vấn đề liên quan đến các đảo ngoài khơi Quemoy và Matsu.

Ông cũng vạch ra thêm là HK có quyền lợi ở quần đảo HS mà các nước hội viên khác của SEATO (Hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á) không có.

Ông cũng đề nghị là HK có thể hành động đơn phương dựa theo SEATO sau khi thảo luận với các nhân vật lãnh đạo trong quốc hội.

Trong buổi họp cũng đã có sự bàn cãi về sự phức tạp khi đặt ra vấn đề ai có chủ quyền trên các đảo này.

Hiện tại chánh phủ VNCH, Trung Hoa Quốc Gia (THQG) và Trung Cộng đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.

Việt Nam (VN) xác nhận chủ quyền từ Pháp trao lại, sự xác nhận này cũng dựa trên những dữ kiện có liên quan đến lịch sử. Người Pháp đã biểu lộ ý định bằng lòng từ bỏ việc công nhận chủ quyền để ủng hộ VN, nhưng họ không có hành động hợp pháp nào để chuyển nhượng lại chủ quyền cho VN.

Sự xác nhận chủ quyền của người Pháp có phần đơn giản, dựa trên sự khẳng định là chủ quyền đã được chuyển giao từ Trung Hoa vào năm 1816 ***.

Điều đáng tiếc là người Pháp không có bằng chứng nào trong việc chuyển giao này.

Tuy nhiên, VN xác nhận là những hòn đảo này từ lâu nay đã thuộc về lãnh thổ nước Việt, những tài liệu lịch sử tham khảo cho thấy sớm nhất là vào năm 1701 những hòn đảo này đã thuộc về triều đình Annam (Việt Nam).

Người Trung Hoa (TH) cho là những đảo này từ thời xa xưa đã đặt dưới sự quản trị của đế quốc TH và đã được các ngư phủ TH sử dụng.

Người Pháp có xây một đài khí tượng trên đảo HS trong khoảng thời gian sau Đệ nhị thế chiến và hiện đang do 6 người Pháp và một số nhân viên người Việt phụ giúp điều hành.


Trong tháng 12-1955 hay tháng 1-1956, Trung Cộng chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody island)) trong quần đảo HS, với mục đích khai thác phân chim. Chưa được biết rõ là trên đảo có các cơ sở quân sự hay không.




Trong lúc thảo luận, NT Dulles biểu lộ là HK có thể hành động dựa trên thỏa ước đã ký kết với Nhật, vì theo thỏa ước này HK còn có trách nhiệm trên tất cả lãnh thổ trước đó thuộc về Nhật Bản. Ông còn bày tỏ quan điểm là thử xem HK có thể đơn phương hành động dựa theo điều khoản VIII của hiệp ước SEATO?

Những phương thức hành động khác cũng được bàn cãi đến trong đó có đề nghị HK có thể kêu gọi Phi Luật Tân hợp tác hành động.

NT Dulles bác bỏ đề nghị tham khảo các hội viên trong SEATO với lý do là cần phải hành động gấp và chỉ có một cách duy nhất là HK phải hành động và nhận lấy trách nhiệm về hành động của mình.

Tuy nhiên ông cũng đồng ý là HK chưa có th hành động ngay cho đến khi các s kin đã được xác nhn t các phi cơ do thám ca Đệ Tht Hm Đội và trong khi đó nhng phương cách kh thi khác nhau cũng cn được cu xét để có hành động nhanh chóng và hu hiu.

Tiếp theo buổi họp, BNG/HK gởi điện thư mang số 4011, ngày 10 tháng 6-1956 cho TĐS/HK tại SG thông báo là mặc dù vấn đề chủ quyền trên các đảo không được rõ ràng, sự cân nhắc đứng đắn đã được đưa ra từ “giới chức cao cấp của chánh phủ HK về việc có thể xảy ra các cuộc hành quân quét sạch Cộng Sản ra khỏi khu vực gồm có đảo Phú Lâm và luôn cả Cam Tuyền và Hoàng Sa nếu hai đảo này cũng bị tấn công”. Những sự quyết định tiếp theo sẽ tùy thuộc vào sự thu nhận thêm nhiều tin tức đích xác từ các cuộc không thám do hải-không quân đã được ủy thác thi hành vào sáng ngày 11 tháng 6.

Tiếp theo đó BNG đã gởi điện văn mang số 4021 ngày 11 tháng 6 đến TĐS/SG (điện văn này cũng được gởi đến TĐS/HK ở Đài Loan mang số 766). Nội dung bản văn, BNG/HK  ám chỉ đến hai cách thức hoạt động đã được Hoa Thịnh Đốn cân nhắc để tống khứ TC ra khỏi HS một cách hữu hiệu :

      a.- Cách thức thứ nhất : Lực lượng Hoa Kỳ sẵn có trong vùng sẽ đơn phương trực tiếp hành động để ép buộc TC triệt thoái sau khi đã cho họ một giai đoạn cảnh cáo vừa đủ. Quan điểm về mặt pháp lý chưa được rõ ràng để xác nhận hành động này có thể dựa theo điều 8 của hiệp ước SEATO hay  dựa trên hiệp ước hòa bình ký kết với Nhật .

Dù dựa trên căn bản nào, HK cũng sẽ thông báo Việt Nam và THQG về hành động của mình để không tổn hại đến sự quyết định tối hậu về chủ quyền giữa hai nước này.

      b.- Cách thức thứ hai : Cố gắng  có được sự đồng ý của THQG và VN về việc phối hợp hành động bởi các lực lượng của họ. Trong khi đó lực lượng HK sẽ đứng phía sau hỗ trợ khi cần.

Trong cách hành động này, phải đạt đến thỏa hiệp trước để không có những vấn đề pháp lý sẽ được đặt ra sau này.

Ngoài ra cả hai TĐS/HK tại VN và THQG cũng được hỏi ý về hai phương thức hành động này trên các khía cạnh sau đây:

-          lưu ý đến thái độ có thể có của hai chánh phủ liên hệ nêu trên và  chánh phủ của các nước Á Châu khác .

-    ảnh hưởng của việc sử dụng lực lượng HK thay vì quân lính Á Châu.

-    khả năng giải quyết câu hỏi về chủ quyền bằng cách dàn xếp sự thỏa                

          hiệp giữa THQG và VN.
 

Phúc đáp bức điện văn của BNG/HK, Đại Sứ HK tại Đài Loan Rankin (điện văn số 1115 ngày 15 tháng 6) đã tóm lược điện văn do Đô Đốc Ingersoll Tư Lịnh Đệ Thất Hạm Đội gởi cho Tư Lịnh Lực Lượng HK tại Thái Bình Dương vào ngày 14 tháng 6 sau khi Đô Đốc Ingersoll đã hội ý ông.
 
Trong phần lượng định Đô Đốc Ingersoll đã nhận xét là “sự thay đổi duy nhất ở quần đảo HS trong vài tháng vừa qua là chỉ có sự gia tăng dân số và các tòa nhà đã được xây thêm trên đảo Phú Lâm. Không quan sát thấy quân lính hay vũ khí”.

Hoạt động của TC trong quần đảo HS “rõ ràng là giới hạn vào việc thu góp phân chim trên đảo Phú Lâm và thỉnh thoảng họ ghé ngang qua đảo Cam Tuyền, đảo Bắc và đảo Linh Côn”.

Để kết luận, Đô Đốc Ingersoll cho là “dưới các sự kiện nêu trên, hiện tại không phải là thời điểm để HK đơn phương trục xuất CS ra khỏi đảo Phú Lâm”.

Ông còn viết thêm là cố gắng để đem lại sự phối hợp giữa THQG và VN là không thực tế vì những yêu sách về chủ quyền trái ngược nhau trên quần đảo Hoàng Sa.

Tiếp theo, trong điện văn số 1122 ngày 19 tháng 6, Đại Sứ Rankin đã lập lại kết luận là không có trường hợp nào hợp lý để áp dụng hành động quân sự nhằm tống khứ TC ra khỏi đảo Phú Lâm. Ông còn cho là khuyến khích THQG hành động đơn phương để đuổi TC ra khỏi HS “sẽ mang đến kết quả  tương tự như lời tuyên bố của HK là sẽ chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản trong khu vực này”.

Trong điện văn số 4897 từ Sài Sòn ngày 18 tháng 6, Đại Sứ Reinhardt đã đồng ý với sự phân tích của Đô Đốc Ingersoll về tình hình ở HS như đã được tóm lược trong điện văn số 1115 của TĐS/ Đài Bắc. Đại Sứ Reinhardt còn thêm vào là hành động đơn phương bởi THQG để đuổi TC ra khỏi đảo Phú Lâm sẽ đưa đến tình trạng căng thẳng trong mối giao hảo giữa THQG và VNCH.

Sau khi đã đúc kết ý kiến giữa các giới chức liên hệ, ngày 19 tháng 6-1956 BNG/HK đã gởi điện văn đến TĐS/SG nhấn mạnh những điểm sau đây:

1.- Các điện văn mang số 1115, 1122 từ Đài Bắc và 4897 từ Sài Gòn gởi về BNG/HK có liên quan đến các vấn đề khó khăn có thể xảy ra trong trường hợp HK mở cuộc hành quân tống khứ TC ra khỏi đảo Phú Lâm thuộc quần đảo HS và câu hỏi liên hệ đến những sự tuyên bố về chủ quyền trái ngược nhau trên quần đảo HS và TS, đang được BNG tích cực quan tâm đến.

2.-Trong khi đó, BNG hy vọng sự hiểu biết hạn chế trong khu vực phía đông HS qua công tác thám sát do hải-không quân HK đã thực hiện trong tuần vừa qua sẽ có những kết quả hữu ích.

Để tùy nghi, các TĐS/HK ở Đài Bắc, Bangkok, Vạn Tượng, Manila có thể thông báo cho các giới chức cao cấp nhất trong các chánh quyền liên hệ bản văn cần được giữ kín sau đây:

” Qua các bản báo cáo mà chánh phủ VNCH nhận được từ căn cứ của họ trên đảo Hoàng Sa (Pattle Island) thuộc quần đảo HS thì lính TC đã đổ bộ lên đảo Cam Tuyền ở kế bên. Chánh phủ VNCH đã thông báo cho chánh phủ HK. Ngay tức khắc, chánh phủ HK đã gởi một phân đội gồm 2 khu trục hạm và phi cơ không thám đến tận nơi để mở cuộc thám sát trên biển, trên không và trên bộ đảo Cam Tuyền trong ngày 12 và 13 tháng 6.

Không tìm thấy kết quả qua các cuộc thám sát này”.

TĐS cần thông báo cho Ngoại Trưởng các nước kể trên là bản tin này đã được gởi đến họ trên căn bản hoàn toàn giữ kín để đảm bảo cho họ sự cảnh giác của HK trước mọi tình thế trong vùng Nam Thái Bình Dương.

3.- Nếu chưa có hành động nào, TĐS/HK ở Sài Gòn được ủy quyền thuyết trình theo ý mình cho Ngoại Trưởng Mẫu về việc không tìm thấy kết quả qua các cuộc thám sát hải- không trên đảo Cam Tuyền.

        Ngoài ra TĐS/Sài Gòn cũng được yêu cầu đánh giá ý định có thể có của chánh phủ VNCH trong việc đặt ra vấn đề một cách khẩn thiết với Hoa Kỳ, Anh, Úc và Ủy Hội Quốc tế Kiểm Soát Đình Chiến (ICC- International Control Commission).
Trong khi nhìn nhận đây có thể là sự chấp nhận một cách hấp tấp các báo cáo không được kiểm chứng, tuy nhiên những suy đoán sau đây cũng đã được BNG Hoa Kỳ nghĩ đến :

     a). Có thể là NT Mẫu, trong ý muốn cứng rắn tái xác nhận chủ quyền VNCH trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà ông đã đưa ra trong cuộc phỏng vấn với Việt Nam Thông Tấn Xã ngày 8 tháng 6 ( tiếp theo bản tuyên bố cùng một vấn đề đã được chánh phủ VNCH đưa ra ngày 29 tháng 5) đã có chủ ý lợi dụng các báo cáo không được kiểm chứng việc TC đổ bộ lên đảo Cam Tuyền để lôi kéo HK trong việc ủng hộ yêu sách chủ quyền của Việt Nam?

    b). Có thể là các báo cáo về việc THQG gởi hai khu trục hạm đến HS sau chuyến thăm viếng Trường Sa đã khiến NT Mẫu đi theo đường lối này?

    c). Trái lại, có thể là NT Mẫu định dùng các báo cáo về việc TC đổ bộ lên quần đảo HS để thử xem phản ứng thực sự của HK trong trường hợp Cộng Sản Bắc Việt có thể tấn công khu vực kế cận vĩ tuyến thứ 17?

4.- Đối với BNG/HK vấn đề HS-TS dường như  phản ảnh yếu điểm do kết quả của việc thiếu liên lạc tương xứng giữa THQG và VNCH.

TĐS/HK ở Sài Gòn và Đài Bắc đã được chỉ thị thông báo đến hai chánh phủ liên hệ là HK xem điều tối cần thiết ngay bây giờ là liên hệ ngoại giao giữa THQG và VNCH cần được củng cố qua việc trao đổi các giới chức đại diện ở cấp bực cao.
 

Vấn đề HS đã được kết thúc qua bản lượng định số 4970 ngày 23 tháng 6 của TĐS Sài Gòn gởi về BNG/HK, theo đó thì chánh phủ VN chấp nhận bằng cớ hiển nhiên do các nhân chứng báo cáo từ căn cứ trên đảo HS, và phía VNCH đã không có  “sự toan tính dùng các báo cáo không kiểm chứng” để thử xem phản ứng của HK và khối SEATO trong trường hợp khẩn cấp.

                                               _______________________

Chú thích:

*** Bài này đã được sắp xếp lại và phỏng dịch dựa trên tài liệu Foreign Relations of the United States 1955-1957.

 

Burke, Arleigh            : Đô đốc, Tư lệnh Hải quân Hoa kỳ
Dulles, John Foster     : Bộ trưởng BNG (Secretary of State) (2)

Hoover, Herbert J       : Thứ trưởng BNG (Under Secretary of State)

Ingersoll, Stuart H      : Phó Đô đốc, Tư lệnh Đệ 7 Hạm đội HK

Jones, Howard P         : Phó Phụ tá Ngoại trưởng Đặc trách Viễn đông Kinh tế Sự vụ

Kattenburg, Paul M    : Viên chức đặc trách về VN tại BNG/HK
McAuliffe, Eugene V : viên chức phụ trách báo cáo và điều hành kiêm bí thư tại BNG/HK

McArthur, Douglas,II : Cố Vấn BNG (Counselor of the Department of State)

Phleger, Herman          : Cố Vấn Pháp lý BNG (Legal Adviser of the Department of State) 

Reinhardt, G. Frederick: Đại Sứ HK tại Việt Nam
SEATO                    : Southeast Asian Treaty Organization - Hiệp Ước  Phòng Thủ Đông Nam Á

 

- (1) Theo tài liệu của Phòng Tình Báo và Nghiên Cứu thuộc BNG/HK ngày 17 tháng 8-1956: “ngày 9 tháng 6 năm 1956, phi cơ không thám Hoa K xác nhn s có mt ca khong 75 dân TC trên đo Cam Tuyn. Ngày 10-6, Hi Quân Hoa K nhn được báo cáo t phía chánh quyn Vit Nam là lính TC đã đ b lên đo Cam Tuyn. Ngay sau đó khu trc hm Hoa K đã được gi đến tn nơi và đã đưa mt toán lính đ b lên đo tun tiu đ m cuc điu tra nhưng kết qu cho thy là toán người TC đã ri khi đo.

- (2) Theo hệ thống hàng dọc các chức vụ cao cấp trong BNG/HK trước 13 tháng 7-1972 thì từ Secretary of State (Ngoại Trưởng) xuống Under Secretary of State (Thứ Trưởng) rồi đến Assistant Secretary of State (Phụ Tá NT) và tiếp theo là Deputy Assistant Secretary of State (Phó Phụ Tá NT)

Sau ngày 13 tháng 7-1972, đặt thêm chức vụ Deputy Secretary of  State và hệ thống hàng dọc như sau : Secretary of State ----->Deputy Secretary of State (Phụ Tá Đặc Biệt NT, còn gọi là Thứ Trưởng)----->Under Secretary of State --->Assistant Secretary of State--->Deputy Assistant Secretary of State

*** đúng theo nguyên văn.

Thực ra đây là hòa ước Thiên Tân năm 1886 giữa Pháp và Trung Hoa xác định biên giới giữa Trung Hoa và Bắc Việt.

No comments:

Post a Comment