Trường
Sa tháng 4 năm
1975
Thềm Sơn Hà
Ngày 20 tháng 1 năm 1974, Trung Cộng (TC) cưỡng
chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).
Lo
ngại TC sẽ thừa cơ hội tiến chiếm quần đảo Trường Sa (TS), Tổng Thống Nguyễn
Văn Thiệu đã ra lịnh cho Hải Quân VNCH mở cuộc hành quân chiếm thêm 5 đảo ở
Trường Sa.
Ngày
1 tháng 2 năm 1974, lực lượng hành quân đã đổ bộ Địa Phương Quân (ĐPQ) lên đảo
đầu tiên là đảo Song Tử Tây. [1]
Chỉ
trong vòng hơn một năm, Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) cũng có cùng mối lo như VNCH
và cũng đã hành động tương tự qua nhận xét của Đại Sứ Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân
William Sullivan trong điện văn báo cáo về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (BNG/HK) : “Trong một thời gian, tôi đã lo ngại là
những diễn tiến hiện nay tại Việt Nam sẽ khơi dậy lòng ham muốn của TC để chiếm
đoạt quần đảo TS và các đảo tranh chấp trong Biển Đông … bây giờ đã cho thấy là
Hà Nội cũng có điểm lo ngại tương tự và đã ra tay trước để ngăn chận TC, ít
nhất là những hòn đảo do VNCH chiếm đóng”. [2]
Chuẩn bị
Quyết định đánh chiếm các đảo hiện do ĐPQ trấn giữ đã được Quân Ủy Trung
Ương CSBV ban hành ngày 30-3: “Theo chỉ
thị của Bộ Chính trị, Thường vụ giao Khu ủy và Bộ tư lệnh B1 nhiệm vụ nghiên
cứu, chỉ đạo thực hiện gấp rút, nhằm thời cơ thuận lợi nhất đánh chiếm các đảo
hiện do quân chính quyền miền Nam đang chiếm đóng”
Mười
ngày sau, Quân Ủy Trung Ương ra lịnh cho Bí thư Khu ủy Khu V Võ Chí Công và
Chính ủy chiến dịch Huế – Đà Nẵng Chu Huy Mân cùng phó tư lệnh hải quân Hoàng
Hữu Thái: “Chỉ thị cho các lực lượng ta
hành động kịp thời theo phương án đã định”.
Thi
hành lịnh thượng cấp, 3 tàu mang số 673, 674 và 675 thuộc đoàn 125 đã rời Hải
Phòng trực chỉ Đà Nẵng và đã cập cảng Tiên Sa vào 21g đêm 10-4-1975, tại đây đội
1 của đoàn 126 đặc công nước cùng một lực lượng đặc công của sư đoàn 2 –
Quân khu 5 được đưa xuống tàu.
Từ
Tiên Sa, trong đêm tối cả ba tàu 673, 674 và 675 được ngụy trang thành tàu đánh
cá mang cờ hiệu nước ngoài. Chỉ huy lực lượng tiến chiếm các đảo thuộc VNCH ở
Trường Sa là Lữ đoàn trưởng đặc công nước Mai Năng. [3]
Căn cứ theo tài liệu của Hải quân Hoa Kỳ, Đoàn 125 (thối thân của Đoàn 759 được thành lập từ năm 1961) của CSBV có tất
cả 8 loại tàu chuyển vận SL trang bị vũ khí được đặt tên từ SL-1 đến SL-8. Trong
khoảng thời gian từ 16/02/1965 (phát hiện
ở Vũng Rô) đến 24/04/1972 (phát hiện
ở Phú Quốc) tàu chuyển vận của đoàn 125 đã thực hiện tổng cộng 51 chuyến
công tác xâm nhập tiếp tế miền Nam, trong số này loại tàu SL-4 đã được sử dụng
22 lần.
Qua các hình ảnh dẫn chứng ở phần trên xác nhận đoàn 125 đã sử dụng 3 tàu chuyển vận mang số 673, 674 và 675 thuộc loại SL-1 thi hành công tác chiếm đóng Trường Sa tháng 4-1975.
Tình trạng chiếm đóng ngoài Trường Sa
- Việt Nam Cộng Hòa: Đảo Nam Yết (đây là đảo đầu tiên trong quần đảo Trường Sa mà chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa đã chánh thức thiết lập sự hiện diện thường trực từ tháng 8-1973, và cũng là Bộ chỉ huy của các lực lượng đồn trú trong vùng), Đảo Song Tử Tây, Đảo Sơn Ca, Đảo Sinh Tồn, Đảo Trường Sa và Đảo An Bang (5 đảo này chiếm từ 2-1974). [1]
Tổng
số Địa Phương Quân (ĐPQ) trú đóng trên 6 đảo khoảng 150 người, riêng Đảo Song
Tử Tây có 29 ĐPQ và 4 nhân viên dân sự điều hành trạm truyền tin và khí tượng. [4]
- Đài Loan:
Đảo Ba Bình (Thái Bình), tháng 7-1971, Đài Loan tăng cường quân số TQLC trên
đảo Ba Bình lên đến khoảng 500 người.
-
Phi Luật Tân: Đảo Song Tử Đông (Northeast
Cay-Parola Island), đảo Thị Tứ (Thitu Island-Pagasa Island), đảo Loại Tá
(Loaita Island-Kota Island), đảo Vĩnh Viễn (Nanshan Island-Lawak Island), đảo
Dừa (West York Island-Likas Island) và Đảo Bình Nguyên (Flat Island-Patag Island). Trong tháng 5-1963, Hải Quân
VHCH đã dựng bia chủ quyền trên các đảo Song Tử Đông, Thị Tứ và Loại Tá. [5]
Hiện
tại khoảng khoảng một Đại đội TQLC Phi với đầy đủ cấp số đang trú đóng trên 6
đảo này.
Diễn tiến
4 giờ sáng 11-4, Phó TL/HQ/CSBV Hoàng Hữu Thái ra lịnh toán đặc nhiệm thẳng
tiến ra Trường Sa và Đảo Song Tử Tây được chọn là mục tiêu đầu tiên.
Chiều 13-4-1975 đoàn tàu đến vị trí tiếp cận đảo.
Khoảng
1g sáng 14-4-1975, đội 1 đặc công chia làm ba mũi rời tàu 673, dùng xuồng đổ bộ
lên đảo. Các tàu 674 và 675 làm nhiệm vụ án ngữ phía bên ngoài. Lúc này trên
đảo Song Tử Tây trời còn tối đen, toán ĐPQ trên đảo vẫn thi hành nhiệm vụ tuần
tiễu như thường lệ, thỉnh thoảng có vài ánh đèn tuần tra loé lên. Toán tấn công
có hai mũi đổ bộ an toàn, mũi còn lại gặp trở ngại không thể tiếp cận đảo do
sóng quá to, khoảng hơn một giờ sau mới lên được đảo. Đến 4g30 sáng 14-4, sau
phát ĐKZ đầu tiên làm hiệu lịnh, lính CSBV đồng loạt nổ súng, ĐPQ trên
đảo Song Tử Tây vì bị tấn công bất ngờ nên mặc dù đã nổ súng chống trả, nhưng
cuối cùng sau 30 phút giao tranh họ đã đầu hàng. Kết quả lực lượng ĐPQ có 7
chiến sĩ hy sinh và 33 người bị bắt làm tù binh.
Về
phía CSVN có hai người hy sinh, một người hi sinh ngay tại đảo một người bị
thương, theo tàu về đất liền và sau đó chết.
(Tuổi Trẻ Online 23/04/2020 “Trường Sa,
tháng 4 lịch sử 1975 - Kỳ 2: Hai liệt sĩ đầu tiên ở Trường Sa”).
Chiếm
đảo xong, cờ của Mặt trận Giải Phóng được kéo lên (có bài viết cho là cờ đỏ sao vàng, một vài bài khác gọi là cờ tổ
quốc). [3]
Cách
đảo Song Tử Tây về hướng Đông Bắc khoảng 3 km là đảo Song Tử Đông do Thủy Quân
Lục Chiến (TQLC) Phi chiếm đóng và trong khu vực này đang có một tàu trục vớt
của Phi đang hoạt động. Thuyền trưởng tàu trục vớt báo cáo là ông thấy lá
cờ trên đảo Song Tử Tây đã được thay thế và toán TQLC Phi xác nhận là CSBV đã
chinh phục đơn vị VNCH trên đảo và đã nắm quyền kiểm soát.” [4]
Vì bị tấn
công bất ngờ, toán lính ĐPQ phòng thủ đảo đã không kịp thới báo cáo về bộ chỉ
huy đặt trên đảo Nam Yết, và đảo gần nhất do VNCH kiểm soát lúc bấy giờ là
đảo Sơn Ca ở quá xa nên không nghe thấy các diễn tiến (cách nhau khoảng 110km),
do vậy các tin tức về biến cố xảy ra trên đảo Song Tử Tây đều qua trung gian
của Phi Luật Tân.
Theo HQ Đại tá Nguyễn Xuân Sơn Tư Lệnh Hạm đội
“ Khoảng hai tuần lễ trước
khi Saigon sụp đổ, chúng tôi bắt đầu gặp khó khăn ngoài đó, tôi không nhớ quảng thời gian nào, tùy viên quân sự Phi Luật Tân ở
Saigon đến gặp tôi. Chúng tôi là bạn bè mấy tháng nay, và ông ta
hỏi tôi nhận được báo cáo như thế nào từ vùng xa xôi
miền nam. Tôi trả lời thường lệ. Ông ta nói ông nhận được phúc trình từ các
binh sĩ rằng có bắn nhau trên một trong các đảo của chúng tôi. Việc này nghe rất lạ. Nó xảy ra sau vụ sụp đổ ở Đà Nẵng,
Huế, Qui Nhơn và Cam Ranh vì vậy tôi gọi Bộ Tư lệnh Hải quân và hỏi phòng Hành
quân có chuyện gì ngoài đó không. Họ trả
lời mọi chuyện đều bình thường ngoại trừ việc mất liên lạc với một hòn đảo trong
hai ngày vừa qua. Do đó tôi nghĩ rằng có thể có vấn đề. Khi họ liên lạc với vị chỉ huy đảo và hỏi về
bản báo cáo cuối cùng đã nói gì. Ông ta
nói báo cáo cuối cùng cho biết có vài tàu tiếp cận đảo và sau đó mất liên lạc. Vì thế Bộ Tư lệnh Hải quân bắt đầu lo lắng và
tôi đề nghị chúng tôi gởi một Chỉ huy trưởng Hải đội ra đó, chúng tôi đã làm việc
này. Ông ta lên một chiến hạm và trực chỉ
ra vùng để xem xét, khi đến gần đảo (LTG:đảo Song Tử Tây), ông thấy một lá cờ Mặt Trận Giải Phóng. Tôi nghĩ rằng có thể đây là một cuộc nổi loạn
và chúng tôi lên bờ một hòn đảo bên cạnh do Phi Luật Tân chiếm giử
(LTG: đây là đảo Song Tử Đông), chúng tôi nói
chuyện với họ và biết được là có một tàu nhỏ bằng cao su đổ
bộ lên đảo, có bắn nhau và sau đó có sự thay đổi lá cờ, và lính
được gởi ra đó để chiếm
giử đảo. Lực lượng xâm chiếm nhiều,
ít ra sao, chúng tôi không
rõ. Sau khi mất hòn đảo, chúng tôi quyết
định rút ra khỏi các đảo khác từ năm đảo mà chúng tôi có ngoài đó. Chúng tôi đem người ra khỏi đảo, bốn đảo
trong số đó, chúng tôi không biết về số
phận của những người trên đảo thứ năm.” [6]
Ngày 17-1, Bộ Tư Lệnh HQ đã cấp thời điều động Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 * do HQ Trung Tá Lê Văn Thì làm Hạm Trưởng lúc bấy giờ đang tuần tiễu trong khu vực đảo Nam Yết, trực chỉ đảo Song Tử Tây quan sát tình hình. Chiến hạm không vào sát đảo, nhưng đã báo cáo thấy có người di chuyển và xác nhận là cờ của Mặt Trận Giải Phóng đang bay trên đảo Song Tử Tây.
Tư Lịnh HQVN Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang tuyên bố là HQ 16 sẽ lấy quân từ các đảo
còn lại và tái chiếm đảo Song Tử Tây khi thuận tiện.” [4]
Ngoài
ra Đại Sứ Martin còn viện dẫn nguồn tin từ hảng thông tấn AP ở Sài Gòn trong
bản tin ngày 18-4 cho là lính phòng thủ trên đảo Song Tử Tây đã chạy xuống
nước và bơi ra ngoài khi họ thấy 3 chiếc tàu Trung Cộng tiến vào gần đảo mặc dù
các tàu này không có dấu hiệu đưa người lên bờ. Ông cho biết là sẽ tiếp xúc chặt chẽ với HQVN
để lấy được các tin tức chính xác những gì đã xảy ra và để xác nhận là lực
lượng TC hay CSBV đã can dự vào cuộc tấn công lên đảo Song Tử Tây.[4]
Ngày
19-4,Tòa Đại Sứ HK tại Đài Bắc đã tiếp xúc với Sĩ Quan phụ trách tình báo
của Hải quân Đài Loan và đã được xác nhận là Đài Loan không có chiến hạm
nào hoạt động trong vùng Trường Sa và họ không tham dự vào cuộc tấn công
lên đảo Song Tử Tây, vị SQ này cho biết thêm là chiến hạm Đài Loan chỉ thi hành
các chuyến công tác tiếp tế và thay quân trên đảo Ba Bình theo định kỳ mỗi 3
tháng, chuyến công tác sau cùng các chiến hạm đã trở về Đài Loan ngày
15-2-1975.
Đài Loan tin là 2 đảo Sơn Ca và Nam Yết
vẫn còn do lực lượng VNCH kiểm soát. Lực lượng Đài Loan đã nhận được chỉ thị
theo dõi sát tình hình trên 2 đảo này. [7]
Vì
đảo Song Tử Đông do Phi chìếm đóng chỉ cách đảo Song Tử Tây khoảng 3 km
(1,6 mile), nên lực lượng Phi đã được đặt trong tình trạng báo động. Sự kiện
đáng kể đã xảy ra trong ngày 19-4, khi một ĐPQ tên Nguyễn Hùng từ đảo Song Tử
Tây đã sang đầu thú đơn vị Phi trên đảo Song Tử Đông, ĐPQ này đã cung cấp chi
tiết về cuộc đổ bộ chiếm Song Tử Tây của CSBV và cho biết là toán lính đồn trú
sau khi đầu hàng đã được đưa về Đà Nẵng, lính CSBV đã cũng cố hệ thống phòng
thủ ở hướng đối diện với đảo Song Tử Đông và sau cùng anh đã nghe lén được là
lực lượng CSBV sẽ tấn công đảo Song Tử Đông trong ngày 21-4 ngay sau khi tàu
của họ từ đất liền ra đảo. Ngày 30-4, người ĐPQ này đã được đưa về Manila để
tiếp tục thẩm vấn. [8]
Điểm
đáng nghi ngờ ở đây là đảo Song Tử Tây đã thất thủ từ ngày 14-4. Toán ĐPQ đã bị
bắt làm tù binh và đưa về Đà Nẵng. Với diện tích quá nhỏ khoảng 0.2 km2, lực
lượng CSBV trên đảo không lẽ lại để người lính này lọt lưới qua đầu thú lực
lượng Phi? Và sao lại phải mất đến 5 ngày mới qua đến đảo Song Tử Đông
trong khi khoảng cách giữa hai đảo chỉ khoảng 3 km?
Ngày
20-4-1975 Thiếu Tướng Mai Năng nhận lịnh tiến chiếm 5 đảo còn lại.
Đêm
24 tháng 4, tàu 641 chở quân tiến đánh Sơn Ca. Lính Đài Loan trên đảo Ba Bình
thấy tàu 641 đi qua nhưng chỉ bắn pháo sáng để quan sát. 1 giờ 30 phút rạng
ngày 25 tháng 4, ba trung đội của đoàn 126 đổ bộ lên đảo Sơn Ca. 2 giờ 30 phút,
cuộc tấn công bắt đầu. 2 binh sĩ QLVNCH chết ngay trong loạt đạn đầu tiên, 23
người còn lại kéo vào công sự ẩn nấp và ra hàng lúc 3 giờ 00
Đúng 2g sáng 25-4, Cộng quân đổ bộ lên đảo Sơn Ca, khoảng 3 giờ sáng đảo Sơn Ca
mất.
Ngày
27-4, đảo Nam Yết và đảo Sinh Tồn mất.
Ngày 28-4, đảo Trường Sa, đảo An Bang mất.
Như vậy chỉ trong vòng nửa tháng 6 đảo ở Trường Sa đã mất về tay CSBV.
Vì HQ 17 khởi hành trước
và chạy nhanh hơn nên sẽ đến Trường Sa trước. **
Chúng tôi được tiêu lệnh từ Bộ TTM: “Không được khai hỏa
trước khi đối đầu với đich tại Trường Sa”.
Nhiệm vụ của HQ 14 và HQ 17 là bảo vệ sinh mạng của lực lượng Địa Phương
Quân đồn trú trên quần đảo này.
HQ 14 đến quần đảo Trường sa lúc 4 giờ chiều ngày 23 tháng
4. Quần đảo Trường Sa cách Vũng Tàu 305
hải lý về phía Đông. Các đảo này là những cồn cát rất thấp, bao quanh bởi nhiều
đá ngầm và san hô. Việc vận chuyển quanh quần đảo này tương đòi khó khăn, nhất là ban đêm tối, dù chiến
hạm có radar. Cần nhất là máy định vị trí LORAN, nhưng máy này đặt trên HQ 14
đã hư từ lâu, không đươc sửa chữa.
Ngày 21/04, một viên chức Bộ Quốc phòng Phi nêu lên ‘vấn đề Trường Sa’ trong bối cảnh của hiệp ước Phòng thủ Hổ tương trong đó cam kết HK sẽ hành động để đáp ứng trước một cuộc tấn công vào “quân đội, tàu thuyền công cộng hay phi cơ Phi trong Thái Bình Dương phù hợp với các quy trình lập hiến của HK.
Ngày 22/04, Bộ Ngoại giao Phi gởi văn thư đến Tòa Đại sứ HK ở Manila báo cho HK biết “như là một đồng minh trong khối SEATO” là lực lượng Bắc Việt đã tấn công Nam Việt Nam trên đảo do họ trấn đóng ở Trường Sa trong ngày 14/04.
Vẫn chưa được thông suốt về những gì thực sự đã xảy ra ở Trường Sa trong hai ngày 13 và 14 tháng 4. Phi Luật Tân quả quyết tàu vũ trang Bắc Việt tấn công trại lính Nam Việt Nam trên đảo dựa một phần vào lời khai của một người lính VNCH đã chạy sang đảo do Phi chiếm đóng. Tình hình có thể được sáng tỏ sau khi người lính này được đưa về Manila để thẩm vấn và nếu các yếu tố khác gồm luôn các báo cáo từ trại lính Phi gần đó được xác nhận.
Các giới chức Phi tin chắc là cuộc tấn
công đã xảy ra và lo sợ là Hà Nội có thể các dự tính tương tự trên tất cả các đảo
ở Trường Sa. Có một số quốc gia tuyên bố chủ quyền trên quần đảo này trong đó
có Trung Hoa. Đài Loan và Phi có quân đội trú đóng ở đó.
Vấn đề Trường Sa xảy ra vào lúc các giới chức Phi đã công khai đặt câu hỏi về sự
sẵn sàng tôn trọng hiệp ước an ninh của Hoa Kỳ đối với Phi. Marcos không hài
lòng vì các tuyên bố công khai gần đây ở Hoa Thịnh Đốn với mục đích trấn an các
nước đồng minh của Hoa Kỳ không viện dẫn cụ thể đến Manila.
Marcos muốn là Hoa Kỳ không chỉ tái xác nhận sẵn sàng đứng về phía Manila mà
cũng cần minh bạch hóa phạm vi của hiệp ước hiện hữu.
Ngày 29-4,Thứ Trưởng Quốc Phòng Phi Crisol thông báo TĐS/HK ở Manila là
quân đội Phi đã rút khỏi các đảo nhỏ trong khu vực North Danger để tăng cường
cho đảo Song Tử Đông. Ông cho là quyết định này chỉ có mục đích phòng thủ trong
trường hợp bị tấn công chứ không có ý định gây hấn.[10]
Ngày
7-5, thông tấn xã Giải Phóng thuộc tân chánh phủ CSVN lần đầu tiên
loan báo tin là tất cả các đảo ở Trường Sa do VNCH chiếm giữ nay đã thuộc về
CSVN.
Đây là tin quan trọng trong ngày ở Manila, Hồng Kông và các hảng thông tấn UPI
và AP
Ngoại
Trưởng CSVN Nguyễn Duy Trinh đến Mạc Tư Khoa ngày 7-5, trong cùng ngày báo
Pravda của đảng Cộng Sản Nga đăng bản tin do phái viên từ Hà Nội gởi về trong
trang nhất với hàng chữ lớn “cờ của MTGP bay trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng
Sa” trong khi nội dung bản tin là chi tiết các đảo thuộc Trường Sa. Đây không
hiểu là một sự nhầm lẫn vô tình hay có chủ ý đặt ra câu hỏi về sự chiếm đoạt
Hoàng Sa của Trung Cộng.
Trong
khi đó, ngày 6-5 phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Đài Loan tuyên bố là Đài Loan vẫn
còn chiếm giữ đảo Ba Bình và tình hình đang êm dịu. [11]
Ngày
27-5, Tướng Espino, Tham Mưu Trưởng quân lực Phi thông báo Đại Sứ Sullivan là
ông đã quyết định triệt thoán quân lính Phi ra khỏi hai đảo Song Tử Đông
và đảo Bến Lạc (đảo Dừa) là hai đảo ở gần đảo Song Tử Tây sau chuyến
thanh tra các đơn vị phòng thủ Phi ở Trường Sa. Lực lượng Phi đã hoàn tất lịnh
triệt thoái trong đêm trên hai đảo này, tuy nhiên họ còn duy trì cờ trên đảo để
làm dấu chủ quyền. Tất cả lực lượng quân sự bây giờ tập trung vào việc phòng
thủ đảo Thị Tứ chỉ cách đảo Song Tử Tây của Việt Nam khoảng 40 km. [12]
Trước
hành động này của chánh phủ Phi, Đại Sứ Sullivan cho là với khoảng cách quá
gần, khoảng 3 km và với tình trạng không có hoạt động nào trên đảo Song Tử
Đông, lính CSVN trên đảo Song Tử Tây sẽ sớm biết được và ông nghĩ là trong thời
gian ngắn CSVN sẽ chiếm đảo Song Tử Đông cùng lúc họ sẽ bày tỏ tình hữu nghị
nồng ấm với quốc gia láng giềng Phi Luật Tân. [12]
(Top Secret_CIA ngày 25/04/1975)
Phản ứng về phía TC
Ngày 2-10-1975, BNG/HK trích dẫn
nguồn tin của phóng viên Henry S. Bradsher đăng trên nhật báo Washington Star,
theo đó có thể có sự căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc kinh trong chuyến thăm viếng
Bắc Kinh của Đệ Nhất Bí Thư Đảng Lao Động CSVN Lê Duẫn. Ngoài mặt họ biểu lộ
tình hữu nghị, nhưng đàng sau là mối bất hoà qua sự việc hai phiá không đưa ra
bản tuyên bố chung sau buổi họp giữa Lê Duẫn và phiá TC. Sau đó Lê Duẫn không
trở lại dự tiệc khoản đãi, khác với lần thăm viếng năm 1973. Lý do vì vấn đề
chiếm đóng các hải đảo trong Biển Đông. ***[13]
Có
lẽ vì thế, nên sau một thời gian dài im tiếng, ngày 25-11-1975, nhật báo
Nhân Dân và đài phát thanh Bắc Kinh lập lại bài bình luận dài ở trang nhất của
báo Guangming, cảnh cáo Việt Nam đã chiếm quần đảo Trường Sa là một phần lãnh
thổ thiêng liêng của Trung Hoa, lập luận là Trung quốc không bao giờ xâm lăng
và chiếm đóng lãnh thổ của các dân tộc khác, tuy nhiên chúng tôi không cho phép
bất cứ ai, dưới bất cứ lý do nào xâm lăng và chiếm cứ lãnh thổ chúng tôi. [14]
Thái độ của Hoa Kỳ
Ngày 25-4-1975, Đại Sứ Sullivan trình bày lên BNG/HK “Tất cả những lần thăm dò
ý kiến TĐS/HK từ các giới chức thẫm quyền Phi đã nêu rõ sự quan tâm tột
bực của chánh phủ Phi về hành động và tiềm năng đe doạ cuả CSBV đối
với lực lượng trú đóng và chủ quyền của Phi trong quần đảo Trường Sa.
Chánh phủ Phi cũng nhấn mạnh đìều thực tế là HK còn phải quyết định chánh sách
của HK như thế nào trước vấn đề hiện nay dựa theo điều V của hiệp ước
phòng thủ hổ tương.**** [15]
Ngày
5-5-1975, BNG/HK trong văn thư gởi cho Tư Lịnh Lực Lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình
Dương xác định “Lập trường của Hoa Kỳ đối với quần đảo Trường Sa vẫn được duy
trì như trong văn thư đã chuyển đến các nơi nhận trong mùa hè 1974. Đối tượng
chính sách của HK là không can dự và lập trường công khai của HK khi được
hỏi đến là HK “không đứng về bên nào trong những tranh chấp về chủ quyền
trên các quần đảo.” và sẽ lên án việc sử dụng vũ lực.
Như
Tư lịnh đã gợi ý với Tổng Thống Marcos, việc chiếm đóng hai đảo Song Tử Tây và
Nam Yết của CSBV có lẽ đã được dự định một phần nào là để chận trước hành động
của các nước tranh chấp khác, trong đó có Trung Cộng. BNG không tin là hành
động của CSBV báo trước là họ sẽ sớm mở cuộc tấn công vào các tiền đồn của
Phi hoặc Đài Loan.
Về phần TC vì quyền lợi của mình trước các mối quan hệ tốt đẹp với CSVN và với
các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á, việc TC tấn công Phi không xảy ra
vào thời điểm bây giờ. Ngoài ra chánh sách của TC đối với quần đảo Trường
Sa còn gặp phức tạp qua việc Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình”. [16]
*******************
Chú thích
* HQ 16 đã có mặt tại Côn Sơn trong ngày 1-5-1975 cùng với các
chiến hạm thuộc HQ/VNCH di tản.
** HQ Trung tá Trương Hữu Quýnh (k.11/SQHQ/NT) là Sĩ quan Chỉ huy Chiến thuật
(OTC-Officer Tactical Command)
*** Nhật báo Washington Star phát hành ở Hoa Thịnh Đốn đã đóng
cửa trong tháng 8-1981
**** Hiệp ước phòng thủ hổ tương (Mutual Defense Treaty) đã được ký kết
giữa Hoa Kỳ và Phi Luật Tân tại Hoa Thịnh Đốn vào ngày 30-8-1951
Tham
khảo
[1] Thềm Sơn Hà “HQ/VNCH mở cuộc hành quân THĐ 48 chiếm cứ 5 đảo ở Trường
Sa vào tháng 2-1974”. www.hqvnch.net
[2] Điện văn số 030753 ngày 16-4-1975 của TĐS/HK tại Manila gởi BNG/HK.
[3] Tổng hợp từ các bài viết trong nước.
[4] Điện văn số 075644 ngày 18-4-1975 của TĐS/HK tại Sài Gòn gời BNG/HK
[5] Đinh Phan Cư “Chủ quyền quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa”, Luận văn
tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh-1972”
[6] HQHK phỏng vấn HQ Đại tá Nguyễn Xuân Sơn, Tư lệnh Hạm đội tháng 7/1975 .
[7] Điện văn số 090615 ngày 19-4-1975 của TĐS/HK tại Sài Gòn gởi BNG/HK
[8] Điện văn số 024019 ngày 24-4-1975 của TĐS/HK tại Manila gởi BNG/HK
[9] Điện văn số 042678 ngày 25-4-1975 của TĐS/HK tại Manila gởi BNG/HK
[10] Điện văn số 105827 ngày 30-4-1975 của TĐS/HK tại Manila gởi BNG/HK
[11] Điện văn số 057395 ngày 7-5-1975 của TĐS/HK tại Manila gởi BNG/HK
[12] Điện văn số 085812 ngày 27-5-1975 của TĐS/HK tại Manila gởi BNG/HK
[13] Điện văn số 105657 ngày 02-10-1975 của BNG/HK
[14] Điện văn số 029930 ngày 25-11-1975 của BNG/HK
[15] Điện văn số 060667 ngày 25-4-1975 của BNG/HK
[16] Điện văn số 062068 ngày 5-5-1975 của BNG/HK
[17]
Phạm Thành “HQ 14 công tác quần đảo Trường Sa” Posted by bienxua on April 12,
2017
No comments:
Post a Comment