LỰC
LƯỢNG TRUNG CỘNG
TRONG BIẾN CỐ HOÀNG SA 19/01/1974
(trích trong sách'Sự Thật Hải Chiến Hoàng Sa 19/01/1974')
Thềm Sơn Hà
1.- Hiện diện từ ngày
15 tháng 1 đến ngày 19 tháng 1-1974
a.-Hải quân
-
2 tàu đánh cá ngụy trang 402, 407 bị HQ 16 phát hiện vào trưa 15/01 và sáng
16/01/1974, tuy nhiên có thể chúng đã có mặt tại nhóm Nguyệt Thiềm vào cuối
tháng 12/1973.
- 1 tàu buồm gắn máy, có ống khói cao đến khu vực đảo Cam Tuyền trưa ngày
17/01/1974.
-
2 Hộ tống hạm (săn tàu ngầm) Kronstadt 271 và 274, xuất hiện lúc 18:20 chiều
ngày 17/01/1974.
-
2 Trục lôi hạm T-43 389 và 396 đến vùng lúc 19:15H ngày 18/01/1974
-
2 Hộ tống hạm 281 và 282 đến vùng lúc 12:12H ngày 19/01/1974.
-
2 chiến hạm chuyển vận đổ quân lên đảo Quang Hòa lúc 05:15H ngày 19/01/1974
-
4 Phi tiễn đĩnh Komar có mặt tại khu vực hướng Đông Bắc đảo Duy Mộng sáng ngày
19/01/1974
b.- Bộ binh
- đã có mặt trên đảo Duy Mộng và Quang Hòa khoảng
đầu tháng 1-1974 hoặc sớm hơn.
- 400 quân đổ bộ lên đảo Quang Hòa sáng ngày
19/01/1974
c.- Không quân:
không tham chiến trực tiếp, thi hành các phi vụ trinh sát và đe dọa.
2.- Hiện diện trong
ngày 20 tháng 1-1974
a.- Hải quân: dựa
theo tài liệu “Trung Cộng đổ bộ tấn công quần đảo Hoàng Sa tháng 1 năm 1974” của
BLQ/HK và tài liệu Trung Cộng:
-
1 Khu trục hạm loại Jiangnan số 232
- 2 Tuần duyên hạm Shanghai số 639 và 653
- 6 tàu đánh cá ngụy trang số 401, 402, 405, 406, 407 và 408.
- 2 Hộ tống hạm Hainan 281 và 282
- 4 Phi tiễn đĩnh Komar số 133, 137, 139, 145
-
2 Hộ tống hạm Kronstadt 271 *, 275
- 1 Trục lôi hạm T-43 số 396 *
- 1 hoặc 2 chiến hạm chuyển vận chở quân tăng cường cho lực lượng bộ binh đổ bộ.
* chiếc Kronstadt 271 và T-43 396 dù bị
trúng đạn nhưng có thể chúng vẫn còn khiển dụng.
b.- Bộ binh
-
2 đại đội đổ bộ tấn công chiếm đảo Cam Tuyền.
-
2 đại đội đổ bộ tấn công lên đảo Hoàng Sa.
-
1 đại đội đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc vì chúng biết là sẽ không gặp kháng cự.
Ngoài
5 đại đội đã sử dụng trong ngày 20-1, TC còn phải duy trì khoảng hơn 1 đại đội
để phòng thủ đảo Quang Hòa và có thể một lực lượng tương tự đã được sử dụng để
phòng thủ đảo Duy Mộng.
Do
đó có thể đi đến kết luận là Trung Cộng đã dùng một lực lượng bộ binh tổng cộng
vào khoảng gần 1,000 người trong biến cố Hoàng Sa.
c.- Không quân: chỉ thi hành
phi vụ trinh sát và đe dọa.
3.- Hiện diện sau ngày
20 tháng 1-1974
a.- Hải
quân: trong bài phân tích của Cơ quan Tình báo Quốc phòng
HK tháng 3-1974 cho thấy TC đã duy trì 1 lực lượng hải quân hùng hậu ở Hoàng Sa
gồm có:
2
Khu trục hạm - 4 Hộ tống hạm-4 Phi tiễn đĩnh-12 Tuần duyên hạm-2 Trục lôi hạm
và 3 tàu khảo sát.
b.- Không quân và Bộ
binh: không thay đổi
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TÀU ĐÁNH CÁ NGỤY TRANG
.
No comments:
Post a Comment