Tuesday, December 3, 2024

nguyễn tiến hưng, nguyễn văn thiệu, đại sứ martin, ngoại trưởng vương văn bắc, đại tá phạm mạnh khuê, phó đề đốc hồ văn kỳ thoại, chính luận, hòa bình, tiền tuyến

                                   KIỂM CHỨNG SỰ THẬT HẢI CHIẾN HOÀNG SA QUA BÁO CHÍ

                                                                                              Thềm Sơn Hà

HQ Đại tá Phạm Mạnh Khuê viết trong hành quân Trần Hưng Đạo 47 như sau:
"HQ 16 đến Hoàng Sa vào sáng ngày 15 tháng 1 năm 1974. Chiến hạm phát hiện nhiều ngư thuyền võ trang Trung Cộng hiện diện trong nhóm “Nguyệt Thiềm”. Ngoại trừ đảo Pattle (Hoàng Sa), các đảo còn lại đều có cờ Trung Cộng. Trung Cộng đã chiếm đóng đảo Duncan. Bộ Tư Lệnh / Hải Quân Vùng I Duyên Hải đã tường trình sự kiện về Bộ Tư Lệnh / Hải Quân và Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I và Quân Khu I. Tư Lệnh Hải Quân chỉ thị Khối Hành Quân và Bộ Chỉ Huy/ Hành Quân Biển báo cáo tình hình lên Bộ Tổng Tham Mưu, đồng thời cũng chỉ thị Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải trình bày trực tiếp sự kiện trên lên Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa nhân dịp Tổng Thống đến Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải ngày 16 tháng 1 năm 1974.

Tổng Thống đã chỉ thị Hải Quân nghiên cứu ngay kế hoạch tái chiếm các đảo đã bị Trung Cộng cưỡng chiếm. Tổng Thống cũng chỉ thị Thủ Tướng Chánh Phủ triệu tập Hội Đồng Nội Các để thảo luận về vấn đề Trung Cộng xâm chiếm Quần Đảo Hoàng Sa.
Vào chiều ngày 16 tháng 1 năm 1974 Tư Lệnh Hải Quân tham dự phiên họp khẩn cấp của Hội Đồng Nội Các. Sau khi Đại Tá Tham Mưu Phó Hành Quân thuyết trình về tình hình Hoàng Sa, Thủ Tướng chỉ thị Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ Tư Lệnh / Hải Quân thiết lập ngay kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa.
Ngày 17/1/74 Bộ Tư Lệnh / Hải Quân ban hành Lệnh Hành Quân số 042 / HQ / HhQ / LĐ / B cho Bộ Tư Lệnh / Hải Quân / Vùng I Duyên Hải thi hành. Bộ Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải phối hợp với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I - Quân Khu I và Sư Đoàn I Không Quân để xin lực lượng tăng phái và xin không yểm, không thám."

NHẬN XÉT:
Không lẽ những sự kiện tối quan trong nêu trong THĐ 47 ngay cả báo chí cũng không biết đến?
Thực sự người dân miền Nam chỉ biết - qua báo chí - về biến cố Hoàng Sa kể từ ngày 18/01 là Trung Cộng đã xâm phạm chủ quyền của VNCH ở quần đảo Hoàng Sa mặc dù trên thực tế trưa ngày 15/01, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 đã phát hiện tàu đánh cá ngụy trang mang số 402 neo gần đảo Cam Tuyền.

                                *******************************************
Trích dẫn sau đây từ báo TIỀN TUYẾN "Tiếng Nói Của Quân Dân Miền Nam Tự Do" thuộc Cục Tâm Lý Chiến, báo HÒA BÌNH và báo CHÍNH LUẬN  ngày 18/01/1974.

 






ĐỐI CHIẾU TÀI LIỆU
Trong ba tờ báo nêu trên đặc biệt chỉ có Chính Luận là tờ báo duy nhất có bài viết về lịch trình của TT Thiệu trong dịp Tết và bản tin Đại sứ Martin đến gặp Ngoại trưởng Bắc.
Số báo Chính Luận ngày 18/01 hoàn toàn trùng hợp với những gì tác giả đã viết trong cuốn sách "Sự Thật Hải Chiến Hoàng Sa 19/01/1974" do vậy đã xác nhận giá trị của các tài liệu mà tác giả đã tự sưu tầm.

1.-   Lịch trình TT Thiệu đi thăm chiến sĩ tại 4 Quân Khu.
a. Báo Chính Luận:
- TT Thiệu rời Sài Gòn Thứ Ba để đi thăm Vùng 1 Chiến Thuật.   
- TT Thiệu sẽ đến Đà Lạt vào Thứ Năm.
b. Sách 'Sự Thật Hải Chiến Hoàng Sa 19/01/1974 dựa trên tài liệu của Bộ Ngoại giao/HK  có nhiều chi tiết hơn: 
- Quân Đoàn I         
Ngày 15/01, TT Thiệu bắt đầu ủy lạo một số đơn vị ngoài mặt trận thuộc tỉnh Quảng Ngải, buổi chiều  ông đến Đà Nẵng và dùng cơm tối tại Bộ Chỉ huy/Tiếp vận I ở Mỹ Khê.           
Ngày 16/01, lúc 8 giờ sáng TT Thiệu đến Bộ Tư lệnh/Vùng 1 Duyên hải (BTL/VIDH). Sau đó ông thăm các chiến sĩ đóng tại phía Bắc đèo Hải Vân.         
- Quân Đoàn II         
Ngày 17/01, ông đến Quân đoàn II và ghé thăm Trung đoàn 47 thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh ở Pleiku, đơn vị này đã tham dự cuộc hành quân tái chiếm Plei Kjerang.      
Tiếp theo ông đến tỉnh Quảng Đức, thăm căn cứ Trung đoàn 45 ở quận Đức Lập là đơn vị đã chiếm lại quận Kiến Đức.   
Trưa ngày 17/01, ông ghé thăm tiền đồn Biệt động quân gần Daksong.       
Ngày 18/01, ông chủ tọa lễ mãn khóa 26 tại trường Võ bị Quốc gia Đà lạt, trong bài diễn văn, TT Thiệu không đề cập đến Hoàng Sa. Ông nghỉ đêm tại Đà Lạt [2].      
Trong cùng ngày, theo Đ
đốc Trần Văn Chơn TL/HQ: “Trước đó tôi nhận được tin cho biết Tổng thống tham dự một cuộc lễ mãn khóa ở Đà Lạt và Tổng thống muốn gặp tôi ở trên đó nhưng khi tôi lên gặp thì
Tổng thống không nói gì cả.” [3]       
- Quân Đoàn III       
Rời Đà Lạt sáng ngày 19/01, TT Thiệu tiếp tục đi ủy lạo chiến sĩ thuộc Quân đoàn III ở An Lộc, Lai Khê. Từ An Khê, trực thăng của ông bay dọc theo quốc lộ 13, về hướng bắc tỉnh Chơn Thành, dọc theo lộ  trình, khi thấy một đơn vị Thiết giáp, ông đã ra lệnh trực thăng đáp xuống và tự tay phát quà cho họ, hành động này đã làm các chiến sĩ thiết giáp ngạc nhiên. 
Không tìm thấy tài liệu về chuyến thăm viếng Quân đoàn IV, có thể vì biến cố HS nên đã được hủy bỏ.


2.- Đại sứ Martin gặp Ngoại trưởng Bắc
 

a.- 
Báo Chính Luận viết tin Đại sứ Martin đến gặp Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc sáng sớm ngày 17/01 nhưng không rõ nội dung.
Điện văn của Tòa Đại sứ HK trích dẫn dưới đây có đề cập đến bản tin của báo Chính Luận:

b.- Sách "Sự Thật Hải Chiến Hoàng Sa 19/01/1974" trang 44 tiết lộ nội dung buổi gặp mặt:
"Trước tình thế có mòi gia tăng qua sự kiện VNCH lẫn TC tăng cường lực lượng đến HS có thể đưa đến đụng độ về quân sự, phát ngôn viên BNG/HK tuyên bố HK không có chủ quyền trên các hải đảo và mặt khác không dính líu; vấn đề này do các quốc gia tuyên bố chủ quyền tự giải quyết với nhau.
Đồng thời BNG/HK chỉ thị Đại sứ Martin đến gặp và nhấn mạnh với Ngoại trưởng Vương Văn Bắc 4 điểm sau:        
a.-
s cn thiết làm du tình hình.
b.- tránh bt c hành động nào có th đưa đến s leo thang.
c.-
lp tc c gng đưa s xung đột qua lãnh vc ngoi giao như Hi đồng Bo an Liên hip quc.
d.-
dù trong bt c trường hp nào quân đội Hoa K s không can d vào."

******************************

KIỂM CHỨNG SỰ THẬT 
Ngày 7 tháng 3-2017 trên BBC tiếng Việt có đăng bài viết với tựa đề “Tổng Thống Thiệu ra lệnh khai hỏa ở Hoàng Sa” của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng.

Trong bài viết này ông Hưng cũng đã trích dẫn một điện văn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và từ đó đi đến kết luận như sau:

1.-Thời gian TT Thiệu ra Đà Nẵng.
Theo ông Nguyễn Tiến Hưng
:
 
Ngày 18 tháng 1, Tổng thống Thiệu bay ra tận Đà Nẵng, lấy giấy ra viết tay thẳng cho Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải.


2.- Đại sứ Martin gặp TT Thiệu.

Theo ông Hưng: [Một chuyện thật lạ lùng: vào ngày 17 tháng 1/1974 (ngày 18 tháng 1 - giờ Sài Gòn) Bộ Ngoại Giao Mỹ do Ngoại trưởng Henry Kissinger lãnh đạo đã gọi điện thoại cho Đại sứ Martin ở Sàigòn và nhấn mạnh ý muốn của Bộ là "tình hình phải được hạ nhiệt" (cooling the situation).]
Tài liệu này được giải mật ngày 30 tháng 6, 2005. Dĩ nhiên là ông Martin phải thi hành ngay và đã cố vấn ông Thiệu. Ngày hôm ấy chính là ngày Tổng thống Thiệu bay ra Đà Nẵng để ra lệnh chống cự Hải quân Trung Quốc.


Đoạn văn trên từ Mật điện Bộ Ngoại Giao 012641 mà ông Hưng dẫn chứng và câu "EXPRESSED OUR INTEREST IN COOLING SITUATION" đã được ông chuyển dịch sang tiếng Việt "tình hình phải được hạ nhiệt"!!!

NHẬN XÉT:
1.- Không hiểu  ông Hưng dựa vào đâu  khi viết là Ngày 18 tháng 1, Tổng thống Thiệu bay ra tận Đà Nẵng.

2.- Và ông đã nhầm lẫn khi cho là Martin đến gặp TT Thiệu trong khi người mà Martin gặp chính là Ngoại trưởng Vương Văn Bắc.

Ông Thiệu lúc này đang ở Vùng 2 Chiến Thuật.

3.- Ông diễn dịch 
EXPRESSED OUR INTEREST sang Việt ngữ là PHẢI ĐƯỢC ngụ ý  như là Mỹ ép buộc VNCH,  trong khi Martin đến gặp Ngoại trưởng Bắc chỉ muốn bày tỏ sự quan tâm của HK là nên làm dịu tình hình.

Có lẽ ông Hưng muốn người đọc hiểu là câu nói "tình hình phải được hạ nhiệt" đã làm chạm tự ái ông Thiệu, vì thế ông đã bay ngay ra Đà Nẵng viết thủ bút cho Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ-Thoại!

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

THAM KHẢO: các nhật báo này đã được trích từ 
Kho Sách Xưa của Người góp nhặt Huỳnh Chiếu Đẳng trong https://damau.org/

CHÚ THÍCH:
Hầu hết các tài liệu do chính tác giả tự sưu tầm bắt đầu từ năm 2006






No comments:

Post a Comment