Saturday, January 30, 2021

hoàng sa, đại sứ martin, gerald kosh, bộ ngoại giao hoa kỳ, trung cộng, HQ 16, HQ 4, HQ 10, HQ 5, trawler 402, quang hòa, nguyệt thiềm

 

                   PHÚC TRÌNH DIN TIN HOÀNG SA CA ĐẠI S MARTIN  

                                                                                                                                           
Thm  Sơn     
Ngày 21 tháng 1 năm 74        
Nơi gởi    : Tòa Đại sứ Hoa Kỳ/ Sài Gòn      
Nơi nhận: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ/Washington D.C.           

1.- Trong tham khảo B, DAO * đã cung cấp cho Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương bản ghi chép chi tiết của các trích đoạn phù hợp từ nhật ký chính thức của Hải quân Việt Nam. Vì chuyện này xem như đã được thông qua từ Tư lệnh Thái Bình Dương đến Tư lệnh Hải quân, chúng tôi sẽ không lập lại trừ khi được Bộ Ngoại giao yêu cầu.     
2.- Khi nói đến Hoàng Sa, chúng ta nên chắc chắn là chúng ta chỉ đang thảo luận đến nhóm Nguyệt Thiềm trong bối cảnh của biến cố xảy ra gần đây. Nhóm này gồm có 5 đảo chính là  Hoàng Sa, Cam Tuyền, Duy Mộng, Vĩnh Lạc và Quang Hòa.    
     A.- Trạm khí tượng của Quân lực VNCH trên đảo Hoàng Sa, như  chúng ta biết đến là cơ sở thường trực duy nhứt, hoặc là của Chính phủ Việt Nam hay của bất kỳ nước nào khác, trong nhóm Nguyệt Thiềm. Chính phủ Việt Nam đã điều hành trạm này từ năm 1954 mặc dù người Pháp đã khởi sự đầu tiên trong năm 1939. Trạm này thường có từ 20 đến 30 Địa phương quân và 4 chuyên viên khí tượng dân sự.        
     B.- Không có sự hiện diện thường trực của Trung Quốc trong nhóm Nguyệt Thiềm, mặc dù báo cáo cho thấy họ có các toán nhỏ trên đảo Linh Côn, Phú Lâm và vài đảo nhỏ khác trong nhóm Tuyên Đức. Chiến hạm của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải quân Trung Quốc thỉnh thoảng ra thanh tra các đảo nhưng không đều đặn cũng như tàu đánh cá của cả hai nước.        
     C.- Không có chiến hạm của VNCH hiện diện thường trực ở quần đảo Hoàng Sa, trong khoảng thời gian hai hoặc ba tháng, chiến hạm Hải quân VNCH thực hiện những chuyến thăm viếng thường lệ để tiếp tế cho đài khí tượng trên đảo Hoàng Sa, để thực hiện công tác thám sát quần đảo và lẽ dĩ nhiên để chứng tỏ chủ quyền.           
Trước biến cố gần đây, chuyến công tác tiếp tế cuối cùng cho trạm khí tượng vào ngày 30/10/1973 đã được thi hành hoàn toàn bình thường, công tác thường lệ này thời gian thường không quá 72 giờ.           Ngày 14 tháng 1, chiến hạm Hải quân Việt Nam HQ 16, nguyên là loại Cutter của lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ, rời Đà Nẵng lúc 17:50H một trong các chuyến công tác thường lệ mà thời gian lần nữa không được dự kiến sẽ vượt quá 72 giờ.  
Đã không dự liệu là có bất cứ chiến hạm nào thuộc hải quân VN sẽ hiện diện ngoài Hoàng Sa, trên thực tế, sơ đồ hoạt động hành quân trong ngày 15 cho thấy tất cả các chiến hạm khác của HQVN ở vào các vị   trí bình thường trong các vùng duyên hải, ngoại trừ một chiến hạm nhỏ đang ở ngoài Trường Sa.  
Lúc 14:40H ngày 15 tháng 1, HQ 16 phát hiện một tàu đánh cá TC trọng tải khoảng 100 tấn, mang số 402 neo gần đảo Cam Tuyền và thấy cờ TC trên đảo.       
Sáng ngày hôm sau 16 tháng 1, HQ 16 thám sát các đảo khác trong nhóm Nguyệt Thiềm và phát hiện      người trên đảo Quang Hòa và tàu thuyền di chuyển chung quanh đảo Duy Mộng.       
     D.- Khi Vùng 1 Duyên hải nhận được các báo cáo nêu trên, chiến hạm Hải quân Việt Nam, Khu trục  hạm HQ 4 với toán Biệt hải, nhận lịnh trực chỉ ra nhóm Nguyệt Thiềm vào buổi chiều ngày 16 tháng 1.        
Ngày 18 tháng 1, hai chiến hạm trên được tăng cường bởi Tuần dương hạm HQ 5 và Hộ tống hạm HQ 10. Trước khi hai chiếc trên đến vùng, chiều ngày 17 tháng 1, hai chiến hạm VN hiện diện trong vùng phát hiện 2 tàu đánh cá và tiếp theo là 2 tàu tuần tiễu được mô tả trong nhật ký hành quân như là “chiến hạm”. Phi cơ TC đã bay trên không phận khu vực 3 lần trong ngày hôm đó.  
Sáng ngày hôm sau, 18 tháng 1, phát hiện thêm 2 tàu TC và vào ngày 19 thêm nhiều tàu TC đến nơi,       trong đó có 3 Phi tiễn đĩnh Komar.      
     E.- Đã có cấu trúc gì đó có thể được mô tả như là các cơ sở cố định trên đảo Hoàng Sa từ khi người Pháp thiết lập đài khí tượng vào năm 1939. Không có công trình nào được xây dựng gần đây và không có công trình xây dựng nào được dự tính trong chuyến thăm này, mặc dù toán Công binh từ Vùng 1 Chiến thuật có mặt trên tàu để nghiên cứu về sự khả thi để xây một phi đạo trên đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, sự thật này có lẽ Trung Cộng không thể nào biết được.  
     F.- Nhân viên dân sự DAO Gerald Kosh được giao phó trách nhiệm bồi dưỡng tình hữu nghị với /và thi hành nhiệm vụ như là một quan sát viên báo cáo về lực lượng hải quân VNCH ở Đà Nẵng. Khi được Hạm trưởng HQ 16 mời tháp tùng chiến hạm trong một chuyến công tác đã được dự trù hoàn toàn thông thường thời gian không quá 72 tiếng đồng hồ, anh ấy đã nhận lời. Cấp trên của anh đã báo cáo sự việc này lên Tổng lãnh sự Đà Nẵng lúc tàu đang trên đường công tác. Trong trường hợp này, Tổng lãnh sự đã không phản đối quyết định của Kosh, và chính tôi có thể đã có quyết định tương tự.
3.- Những điều giải thích trên cung cấp trực tiếp các câu trả lời cho các câu hỏi của qúy vị. Từ sự tra cứu chi tiết sổ nhật ký hành quân, cho thấy là trong chiều ngày 18 tháng 1 Hải quân Việt Nam đã ra lịnh cho các chiến hạm tái chiếm các đảo mà họ xem như là đã bị Trung Cộng “xâm chiếm”. Sáng ngày 19 tháng 1, một toán nhỏ Hải kích và các toán lính khác trên chiến hạm hải quân đã đổ bộ lên đảo Quang Hòa, trên đó lính Trung Cộng đã có mặt và điều này đã đưa đến sự đụng độ tiếp theo đó. Tôi có lý do để chắc chắn là hành động như vậy sẽ không thể nào được thực hiện mà không có sự chấp thuận của chính cá nhân Tổng thống Thiệu, người đã hiện diện tại Đà Nẵng vào lúc đó. Mặc dù chúng ta có thể xem như, hoàn toàn đúng trong quan điểm của tôi, hành động này là vụng về.     
Tôi không tin trong trường hợp ấy chính phủ Việt Nam đã từng có ý định “quân sự hóa các đảo.” Đó chỉ là một hành động được coi như là phản ứng đối với sự hiện diện của các lực lượng Trung Quốc trên lãnh thổ mà trong đó gần 200 năm rõ ràng được xem là thuộc về Việt Nam.    
Nhất định Trung Quốc sẽ tuyên bố là Chính phủ Việt Nam đã khiêu khích để xảy ra cuộc đụng độ, nhưng hồ sơ lưu trữ  không xác nhận là Chính phủ Việt Nam đã có ý định mang quân lên đảo hoặc bằng những cách khác đe dọa Trung Quốc.   
4.- Tôi nghĩ  là chúng ta đang ở trong một tư thế để bác bỏ hoàn toàn bất cứ những cáo buộc có thể xảy ra cho là Kosh thi hành sứ mạng nào đó mặc dù Kosh là nạn nhân trong một hoàn cảnh bất hạnh và ông lên tàu chỉ với ý định cải thiện mối quan hệ giữa ông và người Việt Nam trong một hải trình thường lệ 72 giờ đến quần đảo Hoàng Sa.                       
                                                                                                                                     MARTIN
* DAO: Defense Attaché Office – Văn phòng Tùy viên Quốc phòng
- Văn thư 'Secret Saigon 924'   from AMEMBASSY Saigon to SECSTATE WASDC_21 January, 1974       

No comments:

Post a Comment