Monday, February 1, 2021

hải chiến hoàng sa, 14/01/1974, ngô quang trưởng, hồ văn kỳ thoại, HQ 16, gerald kosh, bộ ngoại giao VNCH

                                   TRUNG CỘNG CHIẾM HOÀNG SA

                  THC HIN K HOCH – DIN TIN DĐẾN TRN HI CHIN                                                                                                                                     Thềm Sơn Hà                 (Tiếp theo_trích từ bài 'Hải Chiến Hoàng Sa' trong cuốn sách "SỰ THẬT HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19/01/1974" tái bản tháng 12/2020)                                                                                                                                                                                                                                                                                   Ngày 10 tháng 1, Bộ Tư lệnh Vùng 1Duyên hải (BTL/V1DH) nhận được báo cáo từ đài khí tượng trên đảo HS cho biết có tàu lạ neo trong khu vực đảo Cam Tuyền.

Tuy nhiên có thể vì xem đây như là hoạt động thông thường, tương tự những lần báo cáo trước, nên giới chức thẩm quyền không có biện pháp đối phó.
Ngày 11 tháng 1 Bộ Ngoại giao TC công bố bản tuyên cáo cáo buộc VNCH … đặt hơn 10 đảo thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Hoa (TH) dưới quyền quản trị của tỉnh Phước Tuy …
Hành động này của TC cho thấy một cách rõ ràng là để phản ứng lại nghị định ngày 6 tháng 9 năm 1973 của chánh phủ VNCH sáp nhập một số đảo ở Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
Mặc dù bản tuyên cáo nhấn mạnh vào quần đảo Trường Sa (TS) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 400 hải lý (nautical mile = 1852m) về hướng Nam, tuy nhiên TC cũng lập lại việc xác nhận chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Sa (Chungsha-Macclesfield) và Đông Sa (Tungsha-Pratas).
Tương tự như bản tuyên cáo phản đối chánh phủ Phi Luật Tân trong năm 1971, nhưng đây là lần đầu tiên TC cho là
“…các tài nguyên thiên nhiên trong vùng bin bao quanh các qun đo này cũng thuc v Trung Hoa.”
Ngoài ra, TC còn dùng lời lẽ cứng rắn có tính cách đe dọa như “nghiêm khc lên án chánh quyn Sài Gòn vô c xâm phm s toàn vn lãnh th và ch quyn ca Trung Hoa.”

Ngay sau khi TC tuyên bố chủ quyền trên cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa, ngày 12/01/1974 Bộ Ngoại giao VNCH đã có phản ứng tức thời qua bản tuyên cáo dưới nhan đề “Vit Nam Cng Hòa bác b li t cáo phi lý ca Trung Cng v qun đảo Hoàng Sa” của phát ngôn viên Nguyễn bích Mạc và tiếp theo, ngày 16/01/1974 công bố bản “Tuyên b ca B Ngoi giao Vit Nam Cng Hòa v vic Trung Cng vi phm ch quyn ca Vit Nam Cng Hòa trên các qun đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.       
                                                    ****************************
    
                          

Trung tướng Ngô Quang Trưởng Tư lệnh Quân đoàn 1 (TL/QĐ1) kiêm Tư lệnh Vùng 1 Chiến thuật (TL/V1CT) ngõ ý với Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ-Thoại (ĐĐ Thoại) Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải (TL/V1DH) là ông ‘dự định một ngày nào đó ra thăm đảo. Ông không biết là ông có thể đáp máy bay xuống đảo được hay không. Tôi muốn chắc chắn là điều này có thể được, bởi vì tôi không nghĩ là bất cứ máy bay nào cũng có thể đáp xuống đảo Hoàng Sa. Nhưng tôi vẫn gởi tàu ra ngoài đó để xem chúng tôi có thể xây một phi đạo hay một cái gì giống như vậy.’ [6]

Ngày 14/01/1974
Thực hiện ý định của Tướng Trưởng, Bộ Tư lệnh Vùng I Duyên hải (BTL/V1DH) chỉ thị HQ Trung tá Lê Văn Thự Hạm trưởng Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt - HQ 16 công tác Hoàng Sa với lý do nghiên cứu sự khả thi để xây một phi đạo trên đảo Hoàng Sa.
Tháp tùng chuyến đi có 3 Sĩ quan và 2 Hạ sĩ quan thuộc BTL/Quân đoàn I/Quân khu I do Thiếu tá Phạm Văn Hồng hướng dẫn, HQ Đại úy Trần Kim Diệp Trưởng phòng Tình báo/V1DH và nhân viên cơ quan DAO thuộc Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ tại Đà Nẵng là Gerald Emil Kosh.
Theo ĐĐ Thoại, lý do người Mỹ này tháp tùng theo toán Công binh là vì “Anh ấy từ Tướng Trưởng đến Toà Đại sứ Hoa Kỳ. Nhưng dù sao, anh đã được gửi đi vì các tướng ở Quân đoàn I có thói quen mời quan khách mỗi lần có thăm viếng hay chuyện gì đó. Ngày hôm đó, Tướng Trưởng muốn biết là chúng tôi có thể xây một phi đạo ở ngoài đó, hoặc một cái gì đó giống như thế. Vì vậy, ông yêu cầu Phòng 3 BTL/QĐ1 gởi người. Và rồi đã xảy ra chuyện Trưởng phòng 3 gọi viên chức đối tác của mình là ông Tổng Lãnh sự.
Tổng Lãnh sự hỏi anh ấy, "Anh có muốn đi ra Hoàng Sa; có một số Sĩ quan đi ngày hôm nay?"
Sau đó Tổng Lãnh sự gửi anh ta để chụp ảnh. Tất cả là như vậy. Anh ta đi chỉ để cho vui. Anh đến gặp tôi; tôi quên tên anh. Tôi nói, "được rồi, không sao hết."
Tôi không biết là chúng tôi sẽ có một trận chiến hay bất cứ điều gì như thế. Bởi vì chiến hạm được dự trù trở về vào ngày hôm sau.
Anh ấy chỉ đến đó và rồi tôi nhớ là anh rời Đà Nẵng đêm thứ hai (ngày 14 tháng 1) và tôi đã trù tính anh trở lại Đà Nẵng vào sáng thứ Tư (ngày 16-1).”
[6]       

Tòa Đại sứ Hoa Kỳ lẫn Bộ Tư lệnh Hải quân không được báo cáo về chuyến đi Hoàng Sa của G. Kosh.
HQ 16 rời Đà Nẵng lúc 17:50H.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa công bố bản tuyên cáo của chánh phủ VNCH xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và
‘Chánh Ph Vit Nam Cng Hòa nht quyết bo v ch quyn Quc Gia trên các đảo này bng bt c giá nào.’



No comments:

Post a Comment