Monday, June 10, 2024

TÌNH TRẠNG CHIẾM ĐÓNG TRƯỜNG SA, viet nam, trung quốc, đài loan, phi luật tân, mã lai, nam dương, brunei

                              TÌNH TRNG CHIM ĐÓNG TRƯỜNG SA

                                                                     Thềm Sơn Hà

1.- VIỆT NAM
Thời Pháp thuộc
•••
1929 Pháp đưa tàu De Lanessan ra thám sát.
••• 1930 Pháp đưa tàu La Malicieuse chánh thức ra thám hiểm.
     - ngày 13 tháng 4, chiếm và dựng cờ trên đảo Trường Sa.
••• 1933, Chánh phủ Pháp thông báo ba chiến hạm Pháp 
Alerte, Astrolabe và De Lanessan chiếm hữu các đảo sau đây:
    - ngày 7 tháng 4: Đảo An Bang.
    - ngày 10 tháng 4: Đảo Ba Bình, Đảo Song Tử Tây và đảo Song Tử Đông.
    - ngày 11 tháng 4: Đảo Loại Tá.
    - ngày 12 tháng 4: Đảo Thị Tứ.

    Nghị định ngày 21 tháng 7-1933 xáp nhập các đảo này vào tỉnh Bà Rịa.
••• 1938 đài khí tượng được thiết lập trên Đảo Ba Bình
••• 30 tháng 3-1939, Nhật tuyên bố đặt Trường Sa dưới quyền quản trị của toàn quyền Đài Loan.

 Việt Nam Cộng Hòa

••• Tháng 8-1956, chánh phủ VNCH gởi Hộ tống hạm Tụy Động HQ 04 ra dựng cờ và bia chủ quyền trên hai đảo Song Tử Tây và Nam Yết. Đây là chiến hạm đầu tiên của HQ/VNCH được gởi ra Trường Sa.
••• Tháng 6-1961, Hộ tống hạm Vạn Kiếp HQ 03 và Vân Đồn HQ 06 thám sát các đảo Song Tử Tây, Thị Tứ, Loại Tá và An Bang.
••• Tháng 6-1962, Hộ tống hạm Tụy Động HQ 04 và Tây Kết HQ 05 thám sát Đảo Song Tử Tây và Song Tử Đông.
••• Tháng 5-1963, Hải vận hạm Hương Giang-HQ 404, Hộ tống hạm Chi Lăng-HQ 08 và Kỳ Hòa- HQ 09 đã trùng tu bia chủ quyền trên các đảo Trường Sa, An Bang, Thị Tứ, Loại Tá, Song Tử Đông và Song Tử Tây.
••• Tháng 5-1964, Hộ tống hạm Tây Kết-HQ 05 và Đống Đa II-HQ 07 thám sát các đảo Trường Sa, An Bang, Nam Yết và Loại Tá.



••• 10 tháng 7-1973, VNCH thực hiện cuộc khảo sát đảo Nam Yết trong quần đảo Trường Sa để chuẩn bị việc xây cất doanh trại và đưa Địa Phương Quân lên đồn trú trên đảo.

••• Tháng 8-1973, các chiến hạm VNCH chở theo toán Công Binh, toán Địa Phương Quân thuộc Tiẻu khu Bình Tuy cùng vật liệu xây cất do HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc chỉ huy đã đổ bộ chiếm đóng đảo Nam Yết.
 

                                                          

Lần đầu tiên trong lịch sử, chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa đã chánh thức thiết lập sự hiện diện thường trực của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa.
••• Ngày 30 tháng 1-1974 ( 10 ngày sau khi mất Hoàng Sa),  Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu  đã ra lịnh cho Hải quân VNCH mở cuộc hành quân Trần Hưng  Đạo 48 trực chỉ Trường Sa đổ quân chiếm đóng thêm 5 đảo
             -   đảo Trường Sa      (Spratly island) 
             -   đảo Sinh Tồn        (Sin Cowe island)
             -   đảo Song Tử Tây  (Southwest Cay) cao nhất khoảng 4m
             -   đảo Sơn Ca           (Sand Cay island)
             -   đảo An Bang (Amboyna Cay)
Tổng kết là kể từ tháng 2-1975, Việt nam đã chiếm đóng tất cả là 6 đảo trong quần đảo Trường Sa (kể luôn đảo Nam Yết)
  

                                                           

Cộng Sản Việt Nam
••• Ngày 14 tháng 4-1975 toán lính đầu tiển của CSBV đổ bộ chiếm đảo Song Tử Tây.
••• Ngày 25 tháng 4: chiếm đảo Sơn Ca
••• Ngày 27 tháng 4: chiếm đảo Nam Yết và Sinh Tồn
••• Ngày 28 tháng 4: chiếm đảo Trường Sa và An Bang
Tài liệu CIA trong tháng 9 năm 1985 cho thấy VN có 9 cứ điểm ở TS trong đó CIA chưa xác định được vị trí tên Anh ngữ của Đảo Sinh Tồn Đông.
Tháng 8/2011 tại Bảo tàng Hà Nội, Tư lệnh Hải quân trao tặng thành phố Hà Nội 33 tấm đá San Hô được lấy từ 33 đảo lớn nhỏ tiêu biểu của quần đảo Trường Sa (căn cứ theo báo Tiền Phong ngày 07/08/2011).
Như thế cho đến nay, Việt Nam đã chiếm đóng ít nhất là 33 đảo, đá, bãi cạn  ở Trường Sa.

Tổng cộng có 7 đảo gồm có: đảo Trường Sa, đảo An Bang, đảo Nam Yết, đảo Song Tử Tây, Đảo Sơn Ca, Đảo Sinh Tồn và Đảo Sinh Tồn Đông.
 
Quần đảo Trường Sa hiện có 9 hải đăng nằm ở các đảo Đá Lát, An Bang, Đá Tây, Tiên Nữ, Song Tử Tây, Trường Sa Lớn, Sinh Tồn, Sơn Ca và Nam Yết. Chín ngọn hải đăng này thuộc quyền quản lý của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam.



2.-TRUNG QUỐC
Lấy danh nghĩa LHQ để dựng lên trạm khảo sát, tháng 3- 1987 TC bắt đầu xây cất căn cứ trên Đá Chũ Thập- Fiery Cross Reef để mở đầu cho kế hoạch lấn chiếm BĐ.
Tháng 3-1988 đụng độ giữa TC và HQ/CSVN tại đá Gạc Ma thu
ộc Cụm Sinh Tồn và sau đó TC đã chiếm đóng vị trí này.
Cuối tháng 4-1988, TC đã chiếm thêm một số các đá trong Cụm Sinh Tồn, tổng cộng đã có 6 bãi đá thuộc về TC.

         Trên Đá Chữ Thập, TC đã thiết lập hệ thống radar báo động kiểm soát khắp vùng TS, xây cầu tàu cho loại tàu có trọng tải 4000 tấn, sân bay cho trực thăng và trạm quan sát đại dương.
Năm 1995 TC bắt đầu bành trướng về hướng Tây quần đảo Palawan. Phi Luật Tân qua hành động chiếm và xây căn cứ trên đá Vành Khăn (Mischief Reef).
Điểm cần ghi nhận là vì hầu hết các đảo đã bị chiếm đóng, nên TC chỉ chiếm đóng 7 bãi đá sau đây:
1.      Đá Su Bi (Subi Reef)
2.      Đá Ga Ven (Gaven Reef)
3.      Đá Gạc Ma (Johnson South Reef)
4.      Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef)
5.      Đá Châu Viên (Cuarteron Reef)
6.      Đá Vành Khăn (Mischief Reef)
7.      Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef)
Ngoài ra có thể TC Đá Ken Nan (McKennan Reef), Đá Én Đất (Eldad Reef) và Đá Ba Đầu (Whitsun Rf) sẽ là các mục tiêu kế tiếp của TC.
                                      Vị thế cuả Trung Quốc trong tranh chấp ở Trường Sa yếu về khía cạnh lịch sử. Trong hầu hết các cuộc thỏa hiệp về biên giới trên bộ, Trung Quốc cụ thể 
đã kiểm soát ít nhất một phần lãnh thổ bị tranh cãi.
Là một quốc gia có một đội quân hùng hậu, Trung Quốc cũng có thể hoạch định sức mạnh quân sự trong toàn bộ khu vực tranh chấp. Nhưng Trung Quốc trong lịch sử đã giữ một vị trí yếu trong các tranh chấp Biển Đông. Mặc dù Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố thừa nhận Trường Sa kể từ năm 1951, nhưng chẳng có sự hiện diện cụ thể nào của Trung Quốc cho đến năm 1988. 
Ngay cả thế, Trung Quốc chỉ có thể chiếm cứ các cứ điểm nhỏ nhất mà các nước khác không màng đến, trong đó có các mỏm đá và đá ngầm nằm dưới mặt nước khi thủy triều lên cao.
(Washington Post)

Trong 9 đá do Trung Quốc chiếm, chỉ có 3 vị trí Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Gạc Ma là đá, số còn lại là đá ngầm chỉ thấy được khi thủy triều thấp.


3.-PHI LUẬT TÂN
Morton Meads người Mỹ, sống ở Manila đã làm gia tăng sự quan tâm của người Phi đối với khu vực Dangerous Ground khi trong khoảng 1954-1956, Meads gởi thư cho Tổng Thống Eisenhower, Đại Sứ Mỹ ở Manila và vài người khác yêu cầu công nhận và ủng hộ cho “Kingdom of Humanity” như là một nuớc có chủ quyền “vị trí nằm ở khoảng trung tâm Biển Đông.”
Ở các thời điểm khác nhau, Meads tuyên bố là vương quốc của ông gồm luôn các đảo Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thị Tứ và Bến Lạc.
Lời yêu cầu của Morton Meads không được chánh phủ Hoa Kỳ chấp thuận.
- các ghi nhận về lời tuyên bố của Meads đăng trong tờ báo ‘Manila Chronicle’ đã khuyến khích luật sư người Phi Tomas Cloma là bạn và là người hợp tác kinh doanh với Phó Tổng Thống kiêm Ngoại Trưởng Phi Luật Tân (PLT) Carlos P. Garcia (đảm nhận chức vụ Tổng Thống từ tháng 3-1957) ngày 21 tháng 5-1956 chánh thức thông báo cho chánh phủ Phi và gởi cáo thị đến báo chí trong, ngoài nước về việc chiếm hữu hầu hết các đảo ở TS và khu vực “Dangerous Ground”, Tomas Cloma đặt tên cho nhóm đảo này là Freedomland (Kalayaan). Ngoài ra Cloma còn yêu cầu chánh phủ Phi đặt nhóm đảo này trong tình trạng bảo vệ     (protectorate status) nhưng chánh phủ Phi làm ngơ trước lời yêu cầu này. 

- năm 1967, Phi đã đưa người lên các đảo để giúp cho việc duy trì các trạm trợ giúp hải hành.
Tháng 7-1971, tuy không tuyên bố chủ quyền nhưng Phi đã bác bỏ việc người Trung Hoa tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa và cho là việc chiếm đóng Đảo Ba Bình là mối đe dọa cho an ninh của Phi.
Ngày 10 tháng 7-1971, Tổng Thống Phi Marcos đã yêu cầu Đài Loan rút quân ra khỏi Ba Bình.
Sau đó, không đầy một tuần, ngày 15 tháng 10, Phi đổ quân chiếm đảo Thị Tứ, đảo Vĩnh Viễn và đảo Bình Nguyên . M
ỗi đảo khoảng 20 quân.
Đến năm 1973, Phi chiếm thêm các đảo Loại Tá, Song Tử Đông và đảo Dừa.
Trong số này các đảo Song Tử Đông, Thị Tứ và Loại Tá đã được Hải Quân VNCH dựng bia chủ quyền trong tháng 5 năm 1963.
Hiện nay Phi đang chiếm đóng các đảo sau đây:
 1.     Đảo Song Tử Đông (Northeast Cay - Parola)
2.      Đảo Thị Tứ (Thitu Island - Pagasa) có phi trường dài khoảng 4,000 ft
3.      Đảo Loại Tá (Loaita Island - Kota)
4.      Đảo Bến Lạc hay Đảo Dừa (West York Island - Likas)
5.      Đảo Bình Nguyên (Flat Island - Patag)
6.      Đảo Vĩnh Viễn (Nanshan Island - Lawak)
7.      Đảo An Nhơn (Lankiam Cay – Panata) đảo nhỏ nhất trong Trường Sa
8.      Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal - Ayungin)
9.-    Đá Công Đo (Commodore Reef)
Theo lập luận của Malaysia thì Đá Công Đo không nằm trong đường căn bản của đạo luật RA 9522 năm 2009 của Phi,  tuy nhiên nằm trong vùng kinh tế đặc quyền EEZ của Phi. hiện tại Phi đang chiếm đóng Đá Công Đo.
Tháng 8-2017, Phi tố cáo đội tàu đánh cá của lực lượng dân quân hàng hải TC đã ngăn chận tàu thuộc Cục Thủy Sản Phi thi hành nhiệm vụ trong khu vực Đá Hoài Ân và phi cơ trực thăng từ tàu TC đã bay lên 2 lần trong ngày 15 tháng 8. Hành động này của TC được xem như là kế hoạch nham hiểm để chiếm đảo cát này của Phi.



4.- ĐÀI LOAN   (tuyên bố chủ quyền tương tự Trung Quốc)

Tháng 12-1946  Đài Loan với danh nghĩa đại diện Đồng Minh đã gởi một toán hải quân lên tiếp thu đảo Ba Bình từ tay Nhật Bản.
Tháng 5-1950, Đài Loan rút quân ra khỏi Đảo Ba Bình.
26 tháng 6-1956, hai khu trục hạm Đài Loan đã chở khoảng từ 50 đến 100 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) ra TS tái thiết lập trại lính trên đảo Ba Bình (Itu Aba).
Mặc dù Đài Loan xác nhận là đã đồn trú liên tục từ 1956 nhưng trong năm 1959 và năm 1963 các chuyến bay quan sát của toán phi công hải quân Anh trong vùng không ghi nhận có người sinh sống, chỉ có vài tòa nhà đã bị phá hủy phần nào và 2 giếng nước.
Kiến trúc nhân tạo duy nhất đã được quan sát là một cột mốc cao 5 m có lẽ là bia chủ quyền đã được Trung Hoa Quốc Gia dựng lên trong tháng 12-1946.
Tháng 7-1971, Đài Loan tăng cường quân số trên đảo Ba Bình lên đến khoảng 500 người, thiết trí các ổ súng, biến đảo trở thành pháo đài.
Tổng Thống Phi Marcos đã lên tiếng phản đối hành động này của Đài Loan.
Từ các dữ kiện trên, có thể kết luận là từ cuối năm 1946 đến giữa năm 1971 đã không có dân định cư sống thường trực ở Trường Sa và cũng không có bất cứ đảo nào bị lực lượng Đài Loan chiếm đóng trong một khoảng thời gian.
(CIA-RDP08C01297R000300180013-8 tài liệu của Dieter Heinzig, giải mật năm 1976)  
Đảo Ba Bình được sử dụng như một bãi chứa vật liệu phế thải mua ở Việt Nam. Năm 1995 Đài Loan chiếm thêm Bãi Bàn Than.
Trong th
ời gian gần đây, Đài Loan đã âm thầm xây hải cảng mới trên đảo Ba Bình, có khả năng tiếp nhận các chiến hạm.
Trên đảo có phi trường 3800x100 ft.


5.- MÃ LAI
Hiện tại Mã Lai đang chiếm đóng các cứ điểm sau đây:
- Đá En Ca (Erica Rf),
- Bãi Thám Hiểm (Investigator Rf hay Shl),
- Đá Kỳ Vân (Mariveles Rf),
- Đá Suối Cát (Dallas Rf)
- Đá Hoa Lau (Swallow Rf):  chiếm từ tháng 6 năm 1983, Mã Lai là nước đầu tiên đã thực hiện các công tác nạo vét để bồi đấp Đá Hoa Lau thành căn cứ quân sự, có phi trường dài 1,5 km. Hiện tại nơi đây còn là địa điểm du lịch.
Năm 1986, Mã Lai chiếm thêm hai bãi đá trong khu vực đá Hoa Lau sau khi phát hiện chiến hạm TC trong vùng.


6.- BRUNEI
Tuyên bố một phần Biển Đông thuộc vùng Đặc quyền Kinh tế của mình, trong đó có khu vực liên hệ đến Mã Lai.



7.- INDONESIA
quần đảo Natuna nằm cách Việt Nam 300 hl về hướng nam, và cách tiểu bang Sarawak của Mã Lai về hưóng tây bắc 200 hl.
Indonesia không tuyên bố chủ quyền đối với bất kỳ đảo, đá nào trong Biển Đông, nhưng có tranh chấp với Việt Nam vì khu vực EEZ của Indonesia tính từ quần đảo Natuna chồng lấn với EEZ của Việt Nam khoảng 100 hl (diện tích khoảng chừng 41.158 km2) và đường lưỡi bò của TC cùng chồng lấn với vùng kinh tế đặc quyền EEZ và thềm lục địa của Indonesia.



No comments:

Post a Comment