Yểm Trợ Hạm Mỹ Tho – HQ 800 trở thành tiền đồn chống Trung Cộng ở Trường Sa
Thềm Sơn Hà
Biển Đông, nhất là khu vực
quần đảo Trường Sa hiện đang nổi sóng. Và thủ phạm đang gây sóng gió không ai
khác hơn là Trung Công (TC). Một trong các điểm nóng gần đây ở Biển Đông là Bãi
Cỏ Mây (Second Thomas Shoal, tên Phi là Ayungin), đây là bãi san hô thấy được
khi thủy triều xuống thấp, nằm cách đảo Palawan khoảng 105 hải lý về hướng Tây,
bãi này dài khoảng 15 km, rộng khoảng 5 km là cửa ngõ chiến lược đối với khu vực
Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) nơi được xem là có khả năng tàng trữ nhiều giếng dầu và
khí đốt, ngoài ra Bãi Cỏ Mây nằm trong giới hạn khu vực kinh tế độc quyền 200
hl của Phi.
Với khả năng và phương tiện dồi dào, TC đã và đang nạo vét các bãi đá mà chúng đang
chiếm đóng như Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), Đá
Gạc Ma (Johnson Reef), Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), Đá Vành Khăn (Mischief Reef)
…..để bồi đắp thành các đảo nhân tạo trên đó TC xây dựng hải cảng, phi đạo, căn
cứ đồn trú quân và dự trù sẽ mang dân và ngư phủ ra sinh song.Hiện nay, chỉ có Việt Nam và Phi là hai nước đang trực tiếp đối đầu với TC ở
Trường Sa.
Năm 1988, TC chiếm cứ Đá Chữ Thập và Đá Gạc Ma.
Không tiên đoán được ý đồ thâm độc của TC, năm 1992 Phi yêu cầu Hoa Kỳ (HK) rút
khỏi căn cứ Subic Bay.
Chỉ trong vòng 2 năm sau, năm 1994, TC chiếm Đá Vành Khăn (Mischief Reef), cách
đảo Palawan 130 hải lý về hướng Tây.Lo ngại và thức tỉnh trước âm mưu chiếm đoạt các bãi cạn và bãi đá nằm gần bờ
biển Palawan, nhất là Bãi Cỏ Mây chỉ cách Đá Vành Khăn khoảng hơn 20 hl về hướng
tây bắc và vì có thể Phi không có khả năng cấp thời xây dựng căn cứ phòng thủ
trên Bãi Cỏ Mây, năm 1999 Hải quân Phi đã
mang con tàu LT-57 ủi lên rạn san hô trên bãi cạn này.
Con tàu này bây giờ được xem như là xác tàu chìm, tuy không còn trong danh sách
các chiến hạm thuộc hải quân Phi, nhưng nó vẫn chưa được chính thức công bố ngưng
hoạt động.
Do vậy bất cứ một sự tấn công nào vào chiến hạm có thể được xem như là tấn công
vào nước Phi.
Điểm đặc biệt của LT-57 là nó mang 3 dòng máu Mỹ, Việt Nam và Phi. Sau đây là
phần tiểu sử chiến hạm:
1.- Trực thuộc hải quân Hoa Kỳ:
LST-821 hạ thủy ngày 27 tháng 10-1944 tại Evansville, tiểu
bang Indiana do công ty Missouri Valley Bridge&Iron Company đóng.
Đặc tính tổng quát:
- trọng tải tối đa: 4080 tấn
- chiều dài: 107,5 m - chiều ngang: 16,4 m - tầm nước: 4,9 m
- tốc độ: 11,6 knots
- tầm hoạt động: 15.000 hl với vận tốc 9 knots
- động cơ: diesel hảng General Motor, công suất 1700 mã lực , 2 máy, 2 trục chân vịt.
- vũ khí: 2 khẩu đại bác 40 ly đôi, 4 khẩu đại bác 40 ly đơn. (sau khi bàn giao, trên HQ 800 có gắn thêm vài khẩu đại bác 20 ly)
Trong thời gian phục vụ tại Việt Nam, LST-821 được sử dụng như là căn cứ lưu động để hỗ trợ cho các lực lượng đặc nhiệm hành quân sông trên khắp các sông rạch miền nam. Chiến hạm đã có mặt trên các sông Hàm Lương, Cổ Chiên, Tiền Giang, cũng như vào tận đến Bến Lức hỗ trợ cho hành quân Giant Slingshot trên hai dòng sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.
- trọng tải tối đa: 4080 tấn
- chiều dài: 107,5 m - chiều ngang: 16,4 m - tầm nước: 4,9 m
- tốc độ: 11,6 knots
- tầm hoạt động: 15.000 hl với vận tốc 9 knots
- động cơ: diesel hảng General Motor, công suất 1700 mã lực , 2 máy, 2 trục chân vịt.
- vũ khí: 2 khẩu đại bác 40 ly đôi, 4 khẩu đại bác 40 ly đơn. (sau khi bàn giao, trên HQ 800 có gắn thêm vài khẩu đại bác 20 ly)
Trong thế chiến thứ 2, LST-821 được chỉ định hoạt động ở khu vực Á Châu
Thái Bình Dương và tham dự cuộc hành quân đổ bộ chiếm Okinawa Gunto từ tháng 4 đến tháng 6-1945.
Sau đó, LST-821 tham dự công tác chiếm đóng trong khu vực Viễn Đông cho đến
tháng 12-1945. Trở về Hoa Kỳ, ngưng
hoạt động từ tháng 3-1946, trực thuộc hạm đội trừ bị Thái bình dương. Trong thế
chiến thứ II, chiến hạm được ân thưởng một huy chương tác chiến. Tháng 7-1955,
tất cả chiến hạm loại LST còn lại được đặt tên lấy từ các quận (county) trên xứ Hoa Kỳ. LST-821 được đặt tên là Harnett
County LST-821 (Harnett County thuộc tiểu bang North Carolina). Tái hoạt động từ tháng 8-1966, LST-821 đã phục vụ rất lâu trong chiến tranh Việt
Nam qua các chiến dịch phản công từ tháng 5-1967 đến tháng 7-1970.Trong thời gian phục vụ tại Việt Nam, LST-821 được sử dụng như là căn cứ lưu động để hỗ trợ cho các lực lượng đặc nhiệm hành quân sông trên khắp các sông rạch miền nam. Chiến hạm đã có mặt trên các sông Hàm Lương, Cổ Chiên, Tiền Giang, cũng như vào tận đến Bến Lức hỗ trợ cho hành quân Giant Slingshot trên hai dòng sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.
Mùa xuân 1970, được đổi tên là Patrol Craft Tender AGP-821 nhưng khi đang ở
Guam chiến hạm được lịnh ngưng hoạt động. Trong chiến tranh Việt Nam, chiến hạm
được ban thưởng 9 huy chương tác chiến, 2 bằng ân thưởng của Tổng Thống HK và 3 tưởng lục của Hải quân HK.
2.- Trực thuộc Hải quân VNCH.
Ngày 12 tháng 10-1970, USS Harnettt County AGP-821 được bàn giao cho Hải Quân
VNCH và được đặt tên là Yểm Trợ Hạm Mỹ Tho - HQ 800.
Lễ bàn giao được tổ chức tại căn cứ hải quân Guam dưới sự hiện diện của Phó Đề
Đốc Lâm Ngươn Tánh Tư Lịnh Phó đại diện HQVN và Đề Đốc Paul E. Pugh TL/Lực lượng
HQHK tại khu vực Marianas.
Trong thời gian phục vụ HQVN, HQ 800 đã có mặt trên khắp các vùng duyên hải, đã
thi các công tác yểm trợ hành quân, chuyên chở và thay quân ngoài Trường Sa,
công tác di tản miền Trung.
Ngày 1-5, chiến hạm là một trong số 32 chiếc của HQ/VNCH có mặt tại Côn Sơn dưới
quyền chỉ huy của HQ Trung Tá Dương Hồng Võ k.9/SQHQ/NT, sau đó cả đoàn tàu thẳng
đường đến Subic Bay.
3.- Trực thuộc Hải quân Phi.
3.- Trực thuộc Hải quân Phi.
Qua hơn 15 năm đơn độc giữa trùng dương, con tàu Sierra Madre đang ở trong tình
trạng suy sụp bởi những cơn bão tố, bởi ánh nắng gay gắt của mặt trời và những
cơn cuồng phong. Tuy nhiên những sự đe doạ của thiên nhiên vẫn không đáng sợ
cho bằng âm mưu thâm độc của TC muốn xóa bỏ hẵn vết tích của con tàu trên Bãi Cỏ
Mây.
Năm 2012, TC thành công trong kế hoạch xâm nhập và cô lập Bãi Hoàng Nham
(Scarborough Shoal) trong khi Hoa Kỳ chỉ phản đối suông.
Hiểu rõ thái độ của HK, TC tiếp tục thực hiện tham vọng bá chủ Biển Đông, chúng
lấn sang Bãi Cỏ Mây.
Năm 2013, báo New York Times đã viết bài về đời sống của toán quân TQLC Phi trấn
đóng trên tàu và nhấn mạnh đến vai trò quan trọng về địa lý và chánh trị của
con tàu như là một tiền đồn trong tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.
Tháng 5- 2013, chánh quyền Phi loan báo TC đưa 1 khu trục hạm và 2 tàu hải giám
hộ tống một đoàn tàu đánh cá lên đến 30 chiếc tới Bãi Cỏ Mây trong khoảng 08
tháng 5. Hai ngày sau, chánh phủ Phi chính thức gởi kháng nghị phản đối TC.
Sang đến ngày 28 tháng 5, phát ngôn viên hải quân Phi Đại tá Edgardo Arevalo
cho biết “các tàu đánh cá và các tàu khu trục đã đi khỏi tuy nhiên hai tàu hải
giám TC vẫn ở trong khu vực này.”
Một Sĩ quan cao cấp thuộc hải quân Phi phát biểu: “đây là mối hiểm họa nếu
không kịp thời ngăn chận” và ông tin là “TC đã cố gắng làm áp lực để Phi rời khỏi
Bãi Cỏ Mây. Chúng tôi không muốn một ngày nào đó thức dậy nhìn thấy các cấu
trúc mới xây ngay sát bên con tàu của chúng tôi. Chúng tôi phải nhẫn nhịn và củng
cố vị trí của chúng tôi ở đó hay là có nguy cơ mất lãnh thổ."
Ngày 11 tháng 3-2014, chánh phủ Phi phản kháng với đại diện TC tại Manilla về
việc tàu tuần duyên TC trong ngày 9 tháng 3 đã ngăn cản tàu dân sự do chánh phủ
Phi mướn để thực hiện công tác đổi quân và mang đồ tiếp tế đến tàu BRP Sierra
Madre. Đây là lần đầu tiên lực lượng TC đã can thiệp vào công tác tái tiếp tế
chiến hạm.
Ngày 13 tháng 3, Phi thực hiện chuyến không vận tiếp tế cho toán TQLC trên tàu.
Ngày 1 tháng 4, Hải quân Phi điều động tàu đánh cá chở 10 tấn đồ tiếp tế và toán
TQLC thay thế, trong một nỗ lực để gây sự chú ý của dư luận thế giới thấy rõ
chiến thuật bắt nạt của Trung Quốc, Phi đã mời hơn một chục nhà báo, nhà quay
phim và các nhiếp ảnh gia tháp tùng cuộc hành trình hơn 30 giờ từ đất liền Phi
đến Bãi Cỏ Mây. Hai tàu tuần duyên của TC đã cố gắng để ngăn chặn con tàu di
chuyển chậm chạp này, chúng đã hai lần đâm ngang mũi tàu Philippine một cách
nguy hiểm. Tàu tuần duyên TC liên tục thổi còi và dùng radio cảnh báo yêu cầu
tàu Phi quay trở lại, cho là tàu Phi xâm nhập lãnh thổ TC một cách bất hợp pháp,
nhưng thuyền trưởng con tàu tiếp tế đã thành công vận chuyển vô vùng nước cạn
ngăn chặn tàu TC tiếp tục theo đuổi.
Tháng 9-2014, Rupert Wingfield-Hayes, phóng viên đài BBC, đã đến thăm tàu
Sierra Madre, chiến hạm vẫn còn bị phong tỏa bởi các tàu tuần duyên TC và đồ tiếp
tế cho tiền đồn của 11 thủy quân lục chiến Philippines được thả xuống từ máy
bay. Con tàu được mô tả như trong tình trạng xấu, "hông tàu đầy các lỗ thủng
lớn. Những con sóng đưa nước biển tràn vào trong hầm tàu.”
Phóng viên hảng AP (Associated Press) khi lên tàu đã mô tả “Boong chính của nó,
trước đó được sử dụng như một sân bay trực thăng, hiện tại là chỗ để xuồng đào
thoát bị lật ngược và các cột sắt bị ngã. Các cánh cửa và mãnh gỗ vụn được dùng
che các lỗ thủng và phần boong yếu có thể sụp đổ và có thể làm lính TQLC rớt xuống
hầm chứa hàng. Cột thép cao chót bị rĩ sét rất nhiều và có thể bị ngã bởi các
cơn bão lớn tiếp theo.
Bao quanh toán lính chỉ là 1 khốt sắt với nhiều lỗ thủng đã rĩ sét, con tàu BRP
Sierra Madre đã trở thành biểu tượng mong manh của chủ quyền Phi đối với Bãi Cỏ
Mây.
Đây là một chiến hạm cô đơn, đơn độc giữa trùng dương.
Dù bất cứ tình huống nào có thể xảy ra vẫn không làm nản lòng toán lính TQLC. Thiếu
Úy Mike Pelotera và 8 người lính từ hầm dưới tìm lối lên giữa sân tàu để làm lễ
thượng kỳ. Đối diện với họ trên mặt biển lặng im màu xanh lam, hai tàu tuần duyên
TC chăm chú quan sát.
Thiếu úy Mike Pelotera trưởng toán nói về những thách thức trong định kỳ trú đóng bốn tháng trên rạn san hô, nơi không có đất để đứng và không có gì để nhìn trừ biển khơi.
Ông và toán lính hàng ngày phải chống chọi với sự cô lập "Có lúc cảm thấy tinh thần xuống dốc.” "Nhưng chúng tôi phải tìm cách vượt qua, vì có một trách nhiệm quan trọng đang gánh vác." Ông nói tiếp “là người lính TQLC, chúng tôi có thể thích nghi với cuộc sống ở bất cứ nơi đâu.”
Một người lính khác, Hạ sĩ Jeffrey Luna, nói mọi người nên nhìn xa hơn tình trạng hư hỏng của tàu.
"Họ sẽ thấy sự quyết tâm của những người lính ở trong đó. Nếu chúng tôi không kiên chí ở đây, nơi mà tất cả mọi thứ chúng tôi nhìn thấy là nước, chúng tôi sẽ không sống lâu."
Trên thế giới hiện nay, có lẽ HK là đồng minh thân thiết nhất của Phi, hai nước đã ký kết Hiệp ước phòng thủ hổ tương năm 1951. Ngoài mặt, Phi vẫn luôn nói là hiệp ước này bao gồm các đảo, đá tranh chấp trong vùng TS, nhưng bên trong họ vẫn biết là hiệp ước này chỉ giới hạn phần lãnh thổ và lãnh hải đã xác định trong khi ký kết hiệp ước. ***
Về phần TC họ đang đánh cuộc là HK sẽ không sẵn lòng can thiệp để duy trì sự hiện diện của Phi ở Bãi Cỏ Mây. Sự tính toán này có thể đúng. Hoa Thịnh Đốn sẽ tiếp tục lên tiếng chống lại cách thức dùng sự cưỡng bức để đơn phương thay đổi tình trạng, nhưng không chắc là chiến hạm HK sẽ trực tiếp đối đầu với tàu hải giám hay chiến hạm của TC chỉ vì các mỏm đá và bãi cạn ở Biển Đông. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là không có nguy hiểm trong tình trạng bế tắc hiện nay.
Hải quân Phi vẫn còn quá yếu so với Hải quân TC và thiếu khả năng bảo vệ sự hiện diện của mình trong trường hợp TC quyết tâm trục xuất toán TQLC ra khỏi Bãi Cỏ Mây.
Dù sao đi nũa, Manila có thể chống trả. Triển vọng cho một cuộc chạm trán quân sự giữa hai bên sẽ gia tăng theo một trong hai trường hợp sau:
1.- Nếu TC phong tỏa phương cách tiếp tế bằng đường biển đến Bãi Cỏ Mây, Phi có thể sử dụng trực thăng để thả đồ tiếp vận xuống tàu. Nếu TC can thiệp, có thể đưa đến nổ súng và đưa dến thiệt hại nhân mạng.
2.- Nếu Phi cố gắng xây cơ sở trên bãi như TC đang làm trên Bãi Hoàng Nham, TC sẽ lợi dụng cơ hội để công khai buộc tội Phi có hành động khiêu khích và sẽ bắt đầu áp dụng chiến lược “bắp cải” hay sẽ dùng biện pháp cố gắng kéo con tàu rĩ sét ra khỏi bãi.
Cả một trong hai cách, nếu xảy ra, sẽ đưa đến sự leo thang dẫn đến xung đột quân sự. Ngay cả khi nếu tránh xảy ra xung đột, gia tăng tình trạng căng thẳng có thể làm nguy hại đến những nỗ lực mang lại đàm phán sớm về bộ Quy tắc ứng xử giữa TC và các thành viên của ASEAN. Các nhà phân tích cho là chiến thuật của TC là sẽ dần dần chiếm quyền sở hữu các đảo và mỏm đá nhô lên khỏi mặt nước trong Biển Đông, sử dụng phương cách dọa nạt khi cần thiết nhưng tránh xảy ra sự đối đầu nghiêm trọng. Với sức mạnh quân sự và sự thống trị kinh tế trong khu vực có nghĩa là TC có thể thách thức các nước trong vùng mà không sợ hãi.Giáo Sư Carl Thayer, chuyên gia về tranh chấp Biển Đông cho biết TC đang cố gắng để làm cho Phi kiệt sức: "Chủ yếu của TC là đè bẹp Phi và những sự chống đối qua lời phát biểu và thủ tục pháp lý để đáp ứng thái độ quyết đoán của TC, ngoài ra làm giảm bớt quyết tâm của các quốc gia khác trong khu vực có ý định làm giống như vậy," ông nói tiếp: "Từng bước một, TC hy vọng đặt các nước khu vực vào tình thế phải chấp nhận quyền bá chủ của họ.
Zha Daojiong, một giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh Bắc Kinh, cho biết TC đặt trọng tâm về việc khẳng định yêu sách của mình ở Biển Đông và điều quan trọng là khu vực đã không hiểu sai điều này.
Ian Storey, một học giả tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, cho biết căng thẳng tại Bãi Cỏ Mây có thể xem là nguy hiểm hơn va chạm năm ngoái tại Bãi Hoàng Nham là bãi chưa bị chiếm đóng vì bãi này có sự hiện diện của quân đội Phi.
"Thật khó có thể tưởng tượng TC sử dụng vũ lực để giành quyền kiểm soát hoàn toàn Bãi Cỏ Mây, nhưng một số cách thức phong tỏa có thể được dùng để buộc lính Phi rời khỏi " Storey cho là: "Có khả năng dẫn đến sự leo thang hoặc tính toán sai lầm."
Sau khi thành công kiểm soát Bãi Hoàng Nham, một số diều hâu TC kêu gọi áp dụng biện pháp tương tự đối với Bãi Cỏ Mây. Thiếu Tướng Zhang Zhaozhong nhân vật thẩm quyền có khuynh hướng quốc gia chủ nghĩa thường hay xuất hiện trên các “TV talk-show” đề nghị áp dụng chiến lược “bắp cải” để đối phó với Bãi Cỏ Mây. Chiến lược này sẽ sử dụng phương cách sau:
- vòng đai tàu đánh cá nằm trong cùng.
- bên ngoài là lớp tàu hải giám và tàu chiến.
Mục đích của chiến lược này là sẽ buộc TQLC Phi đồn trú trên bãi từ bỏ vị trí vì thiếu thực phẩm.
Nếu phương pháp này không thành công, một số khác kêu gọi TC nên nghĩ đến việc kéo chiếc BRP Sierra Madre ra khỏi khu vực bãi cạn. Hành động như thế có thể mang đến nguy cơ xung đột vì trên tàu có toán thủy quân lục chiến Phi trang bị vũ khí.
Số phận của con tàu này trong tương lai rất khó đoán. Hầu hết các chiến hạm khi đến thời kỳ phế thải đều được cho đấu thầu bán sắt vụn, một số được làm mục tiêu cho các chiến hạm khác thực tập tác xạ, chỉ một số rất ít chiến hạm nổi tiếng trở thành viện bảo tàng.
Nhưng con tàu này không rơi vào các trường hợp trên, nó đã tham dự hai cuộc chiến quan trọng trong lịch sử thế giới và hiện tại con tàu này vẫn đứng vững giữa đại dương, vẫn là tiền đồn giúp chánh phủ Phi ngăn ngừa TC nuốt chửng Biển Đông.
Danh Tướng Douglas MacArthur đã từng nói “người chiến sĩ già không bao giờ chết, họ chỉ biến mất đi.” Nhưng chiến hạm này không như thế, như là một chiến sĩ, nó có ngày sinh, có tên, có quốc tịch, có quá trình hoạt động, có chiến công và nay “tuy tuổi đời đã ngoài 70, nhưng sẽ không bao giờ chết, và cũng sẽ không biến mất hay đi vào quên lãng.”
Hy vọng là với quyết tâm bảo vệ lãnh hải của chánh phủ Phi, thân xác của con tàu LT-57 sẽ được ngàn đời yên nghỉ trên Bãi Cỏ Mây như là bằng chứng hùng hồn và là một thách thức cho TC khi chúng biện minh về chủ quyền trên Biển Đông.
Và điểm đặc biệt là chiến hạm này còn mang dòng máu Việt Nam, vì thế đây cũng là biểu tượng sự góp phần của HQ/VNCH vẫn còn mang trách nhiệm đối với tổ quốc và dân tộc trong sứ mạng giữ gìn Biển Đông chống lại bọn giặc xâm lăng Trung Cộng.
Nếu như trước 1975, Phi đã gởi quân sang giúp VNCH trong cuộc chiến Quốc - Cộng, thì nay HQ 800 với tên Phi là BRP Sierra Madre đang hiên ngang đứng vững giữa trùng dương sát cánh với quân đội Phi ngày đêm canh chừng quân giặc.
Hình ảnh của Yểm Trợ Hạm Mỹ Tho-HQ 800 cô đơn trong tuổi xế chiều, thân xác hao gầy, tàn phế không ngờ lại là một biểu tượng của thế liên kết giữa Việt Nam, Phi và Hoa Kỳ ở Biển Đông để chống kẻ thù chung là Trung Cộng.
___________________________
Phụ chú: Nguồn tin Reuter ngày 14 tháng 7-2015 tiết lộ là hải quân Phi đang thực hiện công tác chống đỡ phần boong và võ tàu BRP Sierra Madre để ngăn chận con tàu này hư hỏng trầm trọng hơn có thể đưa đến sự sụp đổ từng mãnh. Từ khoảng cuối năm 2014, Hải quân Phi đã sử dung các loại ghe đánh cá bằng gỗ và các loại tàu nhỏ mang xi măng, sắt, dây cáp và dụng cụ hàn ra tàu. Công tác này do nhóm binh sĩ đồn trú (vốn là các chuyên viên phá hủy) trên tàu thực hiện; họ đổ nền xi măng bên trong sườn tàu để giữ cân bằng và khi cần hàn họ phải làm ban đêm vì ban ngày quá nóng. Ngoài ra họ còn chuẩn bị nơi đáp cho trực thăng ở sân trước và gắn máy lạnh để binh sĩ đồn trú được thoải mái hơn. Công tác đang tiến hành chậm tuy nhiên sẽ hoàn tất vào cuối năm.Thiếu úy Mike Pelotera trưởng toán nói về những thách thức trong định kỳ trú đóng bốn tháng trên rạn san hô, nơi không có đất để đứng và không có gì để nhìn trừ biển khơi.
Ông và toán lính hàng ngày phải chống chọi với sự cô lập "Có lúc cảm thấy tinh thần xuống dốc.” "Nhưng chúng tôi phải tìm cách vượt qua, vì có một trách nhiệm quan trọng đang gánh vác." Ông nói tiếp “là người lính TQLC, chúng tôi có thể thích nghi với cuộc sống ở bất cứ nơi đâu.”
Một người lính khác, Hạ sĩ Jeffrey Luna, nói mọi người nên nhìn xa hơn tình trạng hư hỏng của tàu.
"Họ sẽ thấy sự quyết tâm của những người lính ở trong đó. Nếu chúng tôi không kiên chí ở đây, nơi mà tất cả mọi thứ chúng tôi nhìn thấy là nước, chúng tôi sẽ không sống lâu."
Trên thế giới hiện nay, có lẽ HK là đồng minh thân thiết nhất của Phi, hai nước đã ký kết Hiệp ước phòng thủ hổ tương năm 1951. Ngoài mặt, Phi vẫn luôn nói là hiệp ước này bao gồm các đảo, đá tranh chấp trong vùng TS, nhưng bên trong họ vẫn biết là hiệp ước này chỉ giới hạn phần lãnh thổ và lãnh hải đã xác định trong khi ký kết hiệp ước. ***
Về phần TC họ đang đánh cuộc là HK sẽ không sẵn lòng can thiệp để duy trì sự hiện diện của Phi ở Bãi Cỏ Mây. Sự tính toán này có thể đúng. Hoa Thịnh Đốn sẽ tiếp tục lên tiếng chống lại cách thức dùng sự cưỡng bức để đơn phương thay đổi tình trạng, nhưng không chắc là chiến hạm HK sẽ trực tiếp đối đầu với tàu hải giám hay chiến hạm của TC chỉ vì các mỏm đá và bãi cạn ở Biển Đông. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là không có nguy hiểm trong tình trạng bế tắc hiện nay.
Hải quân Phi vẫn còn quá yếu so với Hải quân TC và thiếu khả năng bảo vệ sự hiện diện của mình trong trường hợp TC quyết tâm trục xuất toán TQLC ra khỏi Bãi Cỏ Mây.
Dù sao đi nũa, Manila có thể chống trả. Triển vọng cho một cuộc chạm trán quân sự giữa hai bên sẽ gia tăng theo một trong hai trường hợp sau:
1.- Nếu TC phong tỏa phương cách tiếp tế bằng đường biển đến Bãi Cỏ Mây, Phi có thể sử dụng trực thăng để thả đồ tiếp vận xuống tàu. Nếu TC can thiệp, có thể đưa đến nổ súng và đưa dến thiệt hại nhân mạng.
2.- Nếu Phi cố gắng xây cơ sở trên bãi như TC đang làm trên Bãi Hoàng Nham, TC sẽ lợi dụng cơ hội để công khai buộc tội Phi có hành động khiêu khích và sẽ bắt đầu áp dụng chiến lược “bắp cải” hay sẽ dùng biện pháp cố gắng kéo con tàu rĩ sét ra khỏi bãi.
Cả một trong hai cách, nếu xảy ra, sẽ đưa đến sự leo thang dẫn đến xung đột quân sự. Ngay cả khi nếu tránh xảy ra xung đột, gia tăng tình trạng căng thẳng có thể làm nguy hại đến những nỗ lực mang lại đàm phán sớm về bộ Quy tắc ứng xử giữa TC và các thành viên của ASEAN. Các nhà phân tích cho là chiến thuật của TC là sẽ dần dần chiếm quyền sở hữu các đảo và mỏm đá nhô lên khỏi mặt nước trong Biển Đông, sử dụng phương cách dọa nạt khi cần thiết nhưng tránh xảy ra sự đối đầu nghiêm trọng. Với sức mạnh quân sự và sự thống trị kinh tế trong khu vực có nghĩa là TC có thể thách thức các nước trong vùng mà không sợ hãi.Giáo Sư Carl Thayer, chuyên gia về tranh chấp Biển Đông cho biết TC đang cố gắng để làm cho Phi kiệt sức: "Chủ yếu của TC là đè bẹp Phi và những sự chống đối qua lời phát biểu và thủ tục pháp lý để đáp ứng thái độ quyết đoán của TC, ngoài ra làm giảm bớt quyết tâm của các quốc gia khác trong khu vực có ý định làm giống như vậy," ông nói tiếp: "Từng bước một, TC hy vọng đặt các nước khu vực vào tình thế phải chấp nhận quyền bá chủ của họ.
Zha Daojiong, một giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh Bắc Kinh, cho biết TC đặt trọng tâm về việc khẳng định yêu sách của mình ở Biển Đông và điều quan trọng là khu vực đã không hiểu sai điều này.
Ian Storey, một học giả tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, cho biết căng thẳng tại Bãi Cỏ Mây có thể xem là nguy hiểm hơn va chạm năm ngoái tại Bãi Hoàng Nham là bãi chưa bị chiếm đóng vì bãi này có sự hiện diện của quân đội Phi.
Sau khi thành công kiểm soát Bãi Hoàng Nham, một số diều hâu TC kêu gọi áp dụng biện pháp tương tự đối với Bãi Cỏ Mây. Thiếu Tướng Zhang Zhaozhong nhân vật thẩm quyền có khuynh hướng quốc gia chủ nghĩa thường hay xuất hiện trên các “TV talk-show” đề nghị áp dụng chiến lược “bắp cải” để đối phó với Bãi Cỏ Mây. Chiến lược này sẽ sử dụng phương cách sau:
- vòng đai tàu đánh cá nằm trong cùng.
- bên ngoài là lớp tàu hải giám và tàu chiến.
Mục đích của chiến lược này là sẽ buộc TQLC Phi đồn trú trên bãi từ bỏ vị trí vì thiếu thực phẩm.
Nếu phương pháp này không thành công, một số khác kêu gọi TC nên nghĩ đến việc kéo chiếc BRP Sierra Madre ra khỏi khu vực bãi cạn. Hành động như thế có thể mang đến nguy cơ xung đột vì trên tàu có toán thủy quân lục chiến Phi trang bị vũ khí.
Số phận của con tàu này trong tương lai rất khó đoán. Hầu hết các chiến hạm khi đến thời kỳ phế thải đều được cho đấu thầu bán sắt vụn, một số được làm mục tiêu cho các chiến hạm khác thực tập tác xạ, chỉ một số rất ít chiến hạm nổi tiếng trở thành viện bảo tàng.
Nhưng con tàu này không rơi vào các trường hợp trên, nó đã tham dự hai cuộc chiến quan trọng trong lịch sử thế giới và hiện tại con tàu này vẫn đứng vững giữa đại dương, vẫn là tiền đồn giúp chánh phủ Phi ngăn ngừa TC nuốt chửng Biển Đông.
Danh Tướng Douglas MacArthur đã từng nói “người chiến sĩ già không bao giờ chết, họ chỉ biến mất đi.” Nhưng chiến hạm này không như thế, như là một chiến sĩ, nó có ngày sinh, có tên, có quốc tịch, có quá trình hoạt động, có chiến công và nay “tuy tuổi đời đã ngoài 70, nhưng sẽ không bao giờ chết, và cũng sẽ không biến mất hay đi vào quên lãng.”
Hy vọng là với quyết tâm bảo vệ lãnh hải của chánh phủ Phi, thân xác của con tàu LT-57 sẽ được ngàn đời yên nghỉ trên Bãi Cỏ Mây như là bằng chứng hùng hồn và là một thách thức cho TC khi chúng biện minh về chủ quyền trên Biển Đông.
Và điểm đặc biệt là chiến hạm này còn mang dòng máu Việt Nam, vì thế đây cũng là biểu tượng sự góp phần của HQ/VNCH vẫn còn mang trách nhiệm đối với tổ quốc và dân tộc trong sứ mạng giữ gìn Biển Đông chống lại bọn giặc xâm lăng Trung Cộng.
Nếu như trước 1975, Phi đã gởi quân sang giúp VNCH trong cuộc chiến Quốc - Cộng, thì nay HQ 800 với tên Phi là BRP Sierra Madre đang hiên ngang đứng vững giữa trùng dương sát cánh với quân đội Phi ngày đêm canh chừng quân giặc.
Hình ảnh của Yểm Trợ Hạm Mỹ Tho-HQ 800 cô đơn trong tuổi xế chiều, thân xác hao gầy, tàn phế không ngờ lại là một biểu tượng của thế liên kết giữa Việt Nam, Phi và Hoa Kỳ ở Biển Đông để chống kẻ thù chung là Trung Cộng.
Qua ngày hôm sau, 15 tháng 7, Bộ Ngoại giao TC lên án công tác sửa chửa tàu BRP Sierra Madre của Phi, cho là Phi "thật sự là kẻ gây rối trong khu vực."
TC đòi hỏi Phi dời tàu này đi nơi khác và đe dọa "dành quyền thi hành các biện pháp xa hơn nữa."
Tiếp theo đó, tờ Hoàn cầu Thời báo đăng bài của tướng về hưu Luo Yuan thuộc nhóm diều hâu cho là Phi đã cướp Bãi Cỏ Mây của TC, buộc tội Phi là "kẻ gây rối ở Biển Đông" và nếu Phi không có khả năng dời tàu đi nơi khác, họ có thể trả tiền TC để sửa chữa và di chuyển nó. Ông ta nói thêm là Bắc Kinh sẽ đối xử với các thủy thủ Phi trên tàu "như người tị nạn và dành cho họ sự giúp đỡ nhân đạo." Tuy nhiên, nếu Manila từ chối "những đề nghị quảng đại," TC "nên mang tàu đi và đòi lại bãi đá bằng vũ lực," ông cho biết các biện pháp Trung Quốc có thể sử dụng để làm như vậy là"ngoài sức tưởng tượng của Phi."
Tham khảo:
- Manuel Mogato “South China Sea tension mounts near Filipino shipwreck” Reuters, May 29, 2013
- Jim Gomez “Old US ship home to Filipinos in China standoff” Associated Press, Mar 31, 2014
- Bonnie S. Glaser, Alison Szalwinski “Second Thomas Shoal Likely the Next Flashpoint in the South China Sea”
Outlook Asia blog, Jul 10, 2013.
- T. Dean Reed “China Watch, or Is it 'Watch China?' http://www.huffingtonpost.com, 03/24/2014
- www.hazegray.org
*** Thềm Sơn Hà “Hiệp Ước Phòng Thủ Hoa Kỳ – Phi 1951-Lập trường Hoa Kỳ đối với Hiệp Ước và Biển Đông” http://hqvnch.org/?page_id=925
Tiếp theo đó, tờ Hoàn cầu Thời báo đăng bài của tướng về hưu Luo Yuan thuộc nhóm diều hâu cho là Phi đã cướp Bãi Cỏ Mây của TC, buộc tội Phi là "kẻ gây rối ở Biển Đông" và nếu Phi không có khả năng dời tàu đi nơi khác, họ có thể trả tiền TC để sửa chữa và di chuyển nó. Ông ta nói thêm là Bắc Kinh sẽ đối xử với các thủy thủ Phi trên tàu "như người tị nạn và dành cho họ sự giúp đỡ nhân đạo." Tuy nhiên, nếu Manila từ chối "những đề nghị quảng đại," TC "nên mang tàu đi và đòi lại bãi đá bằng vũ lực," ông cho biết các biện pháp Trung Quốc có thể sử dụng để làm như vậy là"ngoài sức tưởng tượng của Phi."
Tham khảo:
- Manuel Mogato “South China Sea tension mounts near Filipino shipwreck” Reuters, May 29, 2013
- Jim Gomez “Old US ship home to Filipinos in China standoff” Associated Press, Mar 31, 2014
- Bonnie S. Glaser, Alison Szalwinski “Second Thomas Shoal Likely the Next Flashpoint in the South China Sea”
Outlook Asia blog, Jul 10, 2013.
- T. Dean Reed “China Watch, or Is it 'Watch China?' http://www.huffingtonpost.com, 03/24/2014
- www.hazegray.org
*** Thềm Sơn Hà “Hiệp Ước Phòng Thủ Hoa Kỳ – Phi 1951-Lập trường Hoa Kỳ đối với Hiệp Ước và Biển Đông” http://hqvnch.org/?page_id=925
No comments:
Post a Comment