Wednesday, January 10, 2024

nguyễn văn thiệu, hồ văn kỳ thoại, hải chiến hoàng sa, hà văn ngạc , gerald kosh, HQ 4, HQ 5,HQ 10,HQ 16, quang hòa, cam tuyền , vĩnh lạc, duy mộng, hoàng sa, hải kích, biệt hải

 





LTG: Toàn bộ bài phỏng vấn trong sách 'HQVNCH Phỏng Vấn 4 Vị Sĩ Quan Cao Cấp' phát hành năm 2023. Liên lạc nhà sách Tự Lực 14318 Brookhurst St, Garden Grove, CA 92843. 
Phone: (888) 204-7749
************************************************************************************************************************


                              Bắt  đầu phỏng vấn liên quan đến Hoàng Sa

H:  Trận Hoàng Sa vào năm 1973? Ông có mặt ở trung tâm chỉ huy khi Tổng thống Thiệu có quyết định hay không?
Đ:  Có.
H:  Ông có thể cho biết việc nầy xảy ra như thế nào để ông quyết định làm như vậy?
Đ:  Đêm hôm đó, ông ấy đến Đà Nẵng để thăm viếng tất cả đơn vị trong vùng. Vì thế tôi được mời đến đó với ông.  Một hoặc hai ngày trước, tôi gởi một chiếc tàu ra ngoài liên lạc. Tôi vẫn thường gởi tàu ra đó để thăm viếng, vì chúng thuộc về chúng tôi.  Tôi chịu trách nhiệm về những đảo nầy.
H:  Có lực lượng quân sự Việt Nam nào ở ngoài đó không?
Đ:  Có, chúng tôi có một Trung đội Địa phương quân.
H:  Họ được thay đổi?
Đ:  Có, mỗi ba tháng.
H:  Ông đi ra đó và đón họ?
Đ:  Đúng, Hải quân có trách nhiệm về điều động. Và chúng tôi có sáu người làm việc cho đài khí tượng.
H:  Sáu người bên Hải quân?
Đ:  Không phải, họ là dân sự.
H:  Họ ở trên đảo nào?
Đ:  Đảo Hoàng Sa (Pattle).  Tôi gởi chiến hạm ra ngoài đó chỉ để thăm viếng. Ngày hôm đó tôi gởi tàu đi vì Tướng Trưởng dự định một ngày nào ra thăm đảo. Ông không biết là ông có thể đáp máy bay xuống đảo được hay không. Tôi muốn chắc chắn là điều này có thể được, bởi vì tôi không nghĩ là bất cứ máy bay nào cũng có thể đáp xuống đảo Hoàng Sa. Nhưng tôi vẫn gởi tàu ra ngoài đó để xem chúng tôi có thể xây một phi đạo hay một cái gì giống như vậy. Chiến hạm đi ra đó và phát hiện có nhiều người trên đảo khác. Đảo từng bị bỏ hoang, không ai ở trên đảo này. Như các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa và Duy Mộng. Nhưng bây giờ thấy nhiều người, với lều. Chiến hạm báo cáo lên tôi. Đêm đó tôi đi dự buổi cơm chiều và nói chuyện với Tướng Trưởng. Và chiến hạm báo cáo có vài tàu đánh cá, tàu đánh cá TC, đi vòng quanh bảo chiến hạm ra khỏi vùng, bắt đầu đẩy và đụng vô hông chiến hạm.
H:  Tàu Việt Nam đụng tàu Trung Cộng?
Đ:  Không, tàu đánh cá TC đâm vô chiến hạm. Tôi có nhiều hình ảnh. Họ cũng ra dấu hiệu. Sau đó tôi báo cáo cho Tướng Trưởng và Tướng Trưởng bảo chính tôi nên tường trình lên Tổng thống Thiệu. Vì thế tôi nói với Tổng thống vào buổi cơm chiều.  Và ông bảo, “Được rồi, sáng mai tôi sẽ gặp anh ở Bộ tư lệnh của anh. Anh trình bày cho tôi về kinh tế và lịch sử ca đảo. Tất cả mọi thứ. Về những gì anh có ngoài đó.  Vì vậy, tôi về nhà làm việc cho đến ba giờ ba mươi sáng vì buổi cơm chiều chấm dứt khoảng 11 giờ đêm.  Nhưng may mắn thay, tôi có đủ loại tài liệu. Tôi đọc rất nhiều sách. Và tôi có tất cả tài liệu nhưng chúng ở Sài Gòn. Khi tôi gọi, không ai ở Sài Gòn sn sàng để gởi tài liệu. Tôi nói,Tôi phải có tài liệu trước bảy giờ sáng.” Nhưng họ không thể gởi một phi cơ để mang tài liệu cho tôi.  Họ không có.  Vì thế, tôi phải xem tất cả sách của tôi.  Tôi cắt ra từ các báo về nguồn tài nguyên của đảo.
H:  Ông có một hồ sơ?
Đ:  Có, một hồ sơ cá nhân.  Nó không thuộc về vùng I Duyên hải.  Đó là hồ sơ cá nhân của tôi.
H:  Ông có hồ sơ đó như thế nào?
Đ:  Cha tôi đọc rất nhiều sách. Ông thích sách. Khi tôi trở thành tư lệnh vùng I Duyên hải, ông đọc chuyện gì về đảo Hoàng Sa, ông cắt ra và gởi cho tôi.  Vì vậy, tôi hiểu địa hình và loại sản phẩm chúng ta có được, lịch sử của đảo. Tôi có tất cả.
H:  Ông rất may mắn, phải không?
Đ: Phải, tôi rất may mắn. Ngay cả Tổng thống và Tướng Trưởng cũng không biết làm sao tôi có thể có được tài liệu nầy, vì họ nghĩ rằng tài liệu ở trong hồ sơ của bộ tham mưu.  Nhưng không phải, tôi có được hồ sơ cá nhân từ cha tôi.
Tôi thuyết trình cho Tổng thống lúc tám giờ sáng và tôi nói tôi có bốn chiến hạm sẳn sàng, nhưng tôi không có ý định đánh nhau với lính Trung Cộng. Tuy nhiên những đảo nầy thuộc về chúng ta và luật quốc tế cho phép chúng ta đuổi họ đi ra.  Như thế, chúng tôi đã thảo luận trong một thời gian và sau đó ông nói tôi chỉ cần đổ bộ quân lên đảo và bảo Trung Cộng ra khỏi.
Tôi nói tôi sẽ làm điều đó, nhưng tôi sợ là có chuyện gì đó có thể xảy ra. Ông nói, "anh chỉ cần tuân thủ luật pháp quốc tế trên không, trên biển và trên đảo. Ngoài biển anh chỉ cần có vài hành động phù hợp với luật pháp quốc tế. Làm những gì anh đã được huấn luyện tại Trường Sĩ Quan Hải Quân. Anh phải thi hành".
Ông viết lệnh này trên giấy. Tôi đã làm mất nó. Ông viết thủ bút trên ba trang giấy lịnh của ông và đưa cho tôi đọc. Và ông hỏi “Anh có hiểu hết
không?” Tôi nói: “Thưa Tổng thống, tôi hiểu.” “Được rồi, anh gởi một bản sao cho Thủ tướng ở Sài Gòn, một bản cho Tổng tham mưu trưởng.”  Tôi làm nhiều bản sao và gởi bằng phi cơ về Sài Gòn. 


Khoảng 8 giờ tối đêm đó, Ngoại
trưởng của chúng tôi tuyên bố Trung Cộng xâm lăng trên đài truyền hình và truyền thanh Sài Gòn.  Chúng tôi tiếp tục cho tàu chạy vòng quanh.  Tôi nghĩ đó là lúc xế trưa ngày 18 tháng giêng.  Rồi họ bắt đầu đụng vào tàu của chúng tôi bằng tàu đánh cá và họ đưa tàu loại Kronstadt đến vùng.  Chúng tôi đã chiếm đóng đảo Cam Tuyền (Robert).  Họ đi khỏi và chúng tôi đổ bộ.  Một tàu đánh cá bỏ đi.  Rồi tôi nhận được lệnh đổ bộ lên đảo còn lại.  Sáng ngày 19, tôi bắt đầu đổ bộ Người nhái lên đảo Quang Hòa (Duncan).
H:  Lệnh được ký ngày nào?
Đ:  Tôi nghĩ ngày 16.
H:  Ông mất hai ngày để đi ra đó?
Đ:  Không, chúng tôi đã có sẵn tàu ngoài đó.
H:  Bốn chiếc tàu đã ở ngoài đó?
Đ:  Ngày đầu tiên tôi chỉ có một tàu.  Rồi tôi gởi chiếc thứ nhì; và rồi ngày cuối chúng tôi có bốn chiếc tàu.
H:  Ông có ra ngoài đó không?
Đ:  Không, tôi ở Đà Nẵng.  Bốn chiến hạm ở ngoài đó khi chúng tôi bắt đầu đổ bộ lên Quang Hòa, đảo cuối cùng, là nơi đặt bộ chỉ huy của họ.
H:  Rồi ông đổ bộ Người nhái?
Đ:  Đúng.  Tôi gọi Sài Gòn.  Lúc nầy Tổng thống đang ở Đà Lạt.  Và tôi báo cáo cho ông về đảo Quang Hòa, tôi không nghĩ việc đó khả thi, vì chúng tôi sẽ gặp kháng cự mạnh mẽ. 
Tôi yêu cầu chuyến bay thu thập tình báo trên đảo Phú Lâm nằm ở phía bắc quần đảo Hoàng Sa để biết được họ có bao nhiêu chiến hạm. Bởi vì khi đánh nhau phải biết lực lượng địch. Nhưng rồi, tôi không được cung cấp chuyến bay, Bộ TTM không đồng ý. Không có chuyến bay. Tôi nói; “Hay là cung cấp chuyến bay trinh sát, không cần hình ảnh? Chỉ để dò xem họ có bao nhiêu chiến hạm? Họ không chịu cung cấp.
H:  Họ không cung cấp?
Đ:  Họ đã không cung cấp.  Rồi tôi hỏi về sự hợp tác của Không quân; họ có thể giúp tôi việc gì.  Vị tư lệnh Sư đoàn I Không quân nói ông không thể bay ra đó vi quá xa. Ông ta chỉ có năm phút để chiến đấu trên đảo Hoàng Sa.  Như vậy không có sự trợ giúp từ Không quân, không có trợ giúp từ Lục quân.


H:  Ông có xin binh sĩ bên Lục quân không?
Đ:  Lục quân chỉ huy Không quân về hành quân.  Khi tôi được lệnh đổ bộ lên đảo Quang Hòa (Duncan), tôi trình bày với vị Đại tá trong phủ Tổng thống tôi nghĩ sẽ gặp sự kháng cự mạnh mẽ. Nhưng họ (LND: Phủ Tổng thống) vẫn muốn tôi làm bất cứ điều gì mà luật pháp quốc tế bắt buộc phải thi hành; có nghĩa là Hoàng Sa thuộc về Việt Nam; họ (LND: Trung Cộng) sẽ phải rời khỏi đảo. Và nếu họ nổ súng vào lực lượng ta, bắn trả lại họ.


Vì thế chúng tôi đổ bộ và khi họ bắt đầu bắn người của tôi, một Trung úy trưởng toán bị giết. Và một người bị bắn chết rất gần, chỉ cách người Trung Cộng chín tấc; rồi người của chúng tôi bắt đầu bơi ra ngoài. Hthi hành lệnh của tôi bắn trả lại. Và rồi chiến hạm HQ-10 bắt đầu pháo kích yểm trợ  toán Người nhái. HQ-10 bị trúng cái gì đó, tôi không biết.  Một vài người diễn tả như là một hỏa tiễn, nó trúng ngay đài chỉ huy và làm tàu cháy.  Sau này, một người Hoa Kỳ (LND: người này tên là Gerald Kosh)-tôi quên tên anh ta-diễn tả việc anh thấy từ trên đảogiống như một tàu PT từ phía sau đảo bắn một hỏa tiễn trúng HQ-10.  Và rồi tất cả tàu bắt đầu bắn.
H:   Lúc bấy giờ Trung Cộng có tàu ở đó?
Đ:  Đúng, họ có 4 Kronstadts (LND: chỉ có 2 Kronstadt 271, 274 và 2 T-43 389, 396).  Những chiếc Kronstadts chạy rất nhanh, 19 hải lý/giờ, chúng trang bị đại bác 100 ly (LND: thực sự là đại bác 85 ly), lớn hơn Hộ tống hạm (PCE) của chúng tôi một chút.  Cách bố trí trận chiến mà tôi được báo cáo là hai tàu giao chiến với hai tàu. 
Chúng tôi cố gắng xáp lại gần bên họ, không chỉ đánh họ nhưng vì tôi lo lắng về việc bị phi cơ tấn công; không có không yểm về phía bên chúng tôi. Như thế nếu họ đưa phi cơ từ Hải Nam đến, chúng tôi  sẽ chết.  Vì vậy chúng tôi cố gắng tiến đến thật gần tàu của họ; “nếu phải đánh nhau, tiến đến thật gần, đừng ở cách xa.” Họ đã làm như vậy.
Nhưng sau cùng, tất cả chiến hạm đều trúng đạn, một chiếc bị nước vào, nghiêng 16 độ và phải trở về Đà Nẵng.
H:  Như vậy đó là chiếc thứ nhì?
Đ: Đó là HQ 16. Cùng ngày với trận đánh, buổi sáng hôm đó. HQ 5 và HQ 4 cũng bị trúng đạn, đi về phía nam, tôi bảo họ trở lại và cố gắng ủi lên đảo. Sau cùng, họ quay trở lại. Ngoại trừ HQ 10 đã bị chìm. Ba chiến hạm trúng đạn, không nặng lắm, nhưng bị hư hại. Về phần các chiếc Kronstadts, một chiếc quay trở lại phía bắc, một chiếc lên cạn ngay đó, một chiếc đang cháy và trôi vòng quanh. Hai bên cố gắng, sau khi đánh nhau dữ dội, chạy ra xa và không ai biết gì. Vào buổi xế trưa và chiều của đêm hôm đó họ báo cáo từ trên đảo, “tất cả đều yên tỉnh, không có gì hết.”
S
áng hôm sau tôi ra lệnh cho các tàu, HQ 4 và HQ 5 - HQ 5 là một Tuần dương hạm, HQ 4 là một Khu trục hạm - trở về Đà Nẵng để sửa chữa. 
Tôi gởi ra một Hộ tống hạm và ba chiến đĩnh hoặc nhiều hơn. Trước hết tiếp tế cho binh sĩ trên đảo mà tôi đã đưa họ lên chiếm gi ngày hôm trước. Khi đơn vị đặc nhiệm đến vùng, vào ngày hôm sau, cùng với phi cơ, lực lượng hùng hậu của TC ồ ạt kéo đến.
H:  Ồ, họ đến sau đó?
Đ:  Đúng, họ đến, rất nhiều. Họ bắt đầu pháo kích lên đảo. Lính ở khắp nơi.  Họ có rất nhiều tàu chuyến vận; tôi nghĩ họ đến từ đảo Phú Lâm.  Nhưng đêm đó họ đưa đến rất nhiều Khu trục hạm, Kronstadts, tiềm thủy đĩnh. Mười bảy chiếc.  Họ kết hợp tất cả lại.
H:  Làm thế nào ông biết?
Đ:  Từ những người Việt Nam trên đảo.
H:  Ồ, những người nầy thấy họ?
Đ:  Đúng, và ngày hôm sau khi bị bắt, vài người trong đó thấy tất cả các tàu đi đến.  Nhưng đơn vị đặc nhiệm của tôi không thấy họ.  Đơn vị nầy tiếp tục đến. Rồi tôi nhận được tin TC sẽ đánh chìm tất cả tàu của tôi nếu họ không rời vùng trước 11 giờ. Họ sẽ dội bom, phi cơ sẽ dội bom các tàu của tôi.  Tôi nhận tin từ bộ tư lệnh ở Sài Gòn và từ Hải quân Hoa Kỳ. Tôi không hiểu Trung Cộng liên lạc với Hải quân Hoa Kỳ như thế nào. Tôi không biết.
H:  Ông có nghĩ đó chỉ là tin tình báo của Hải quân Hoa Kỳ hay là họ thật sự nói chuyện với Trung Cộng.
Đ:  Tôi không biết.  Lúc đó khoảng 10 giờ 40 sáng ngày 20. Tôi đang ở trung tâm hành quân và Tướng Trưởng có ở đó và tôi nhận được tin từ Sài Gòn Trung Cộng bảo chúng tôi đi khỏi nơi đó trước 11 giờ.  Vì thế tôi cho tàu quay trở lại và họ bắt đầu dội bom rồi đổ bộ lên tất cả các đảo cùng một lúc.  Họ bắt gi tất cả lính Hải quân Việt Nam.  Các quân nhân Hải quân trên các đảo đa số là thủy thủ đoàn của các chiến hạm. Vì chúng tôi không có Người nhái, nên tôi gởi nhân viên thường. Nhiều người là bí thư, đủ loại chuyên nghiệp, họ ở đó trên hòn đảo cuối cùng mà tôi dự định kháng cự. Như thế, vài người bọn họ về lại Đà Nẵng bằng xuồng cao su (LND: không có ai về Đà Nẵng).  Vài người đến Qui Nhơn mười ngày sau cũng bằng xuồng cao su (LND: đây là toán lính cơ hữu thuộc HQ 16 trên đảo Vĩnh Lạc).
H:  Họ chèo suốt lộ trình?
Đ:  Đúng, 10 ngày.
H:  Khoảng 100 hải lý.
Đ:  Ồ, nhiều hơn thế.  Ít nhất 300 hải lý.
H:  Họ chèo từ đầu đến cuối?
Đ:  Chỉ do dòng nước đẩy họ đi; tôi không nghĩ họ có gì để ăn.  Họ hết thức ăn và nước uống sau ba ngày.
H:  Họ đổ bộ lên đảo sau khi tàu chìm?
Đ:  Không, họ lên đảo trước.  Trước khi chúng tôi đánh nhau.
H:  Ồ, họ là Người nhái trở về trên xuồng cao su của họ?
Đ: Không, Người nhái trở về tàu được, ngoại trừ vài người bị giết trên đảo. Họ là lính Hải quân trên đảo khác; chúng tôi đổ bộ lên đảo Cam Tuyền (Robert) và một đảo khác, có một đảo nữa, tôi quên, xuống phía Nam, đảo Vĩnh Lạc (Money).
H:  Phú Lâm (Woody)?
Đ
:  Không Vĩnh Lạc.  Phú Lâm ở phía Bắc Hoàng Sa.
H:  Như vậy họ vừa mới lên xuồng và họ rời đi khi Trung Cộng đổ bộ?
Đ:  Đúng.
H:  Ai là người chỉ huy lực lượng?
Đ
:  Đại tá Ngạc, một HQ Đại tá.
H:  Vai trò của Đại tá Sơn là gì? Có phải ông là chỉ huy trưởng hải đội?
Đ:  Đại tá Sơn? Không, ông ấy ở Sài Gòn; ông là tư lệnh Hạm đội.  Tất cả  các đơn vị nầy thuộc quyền chỉ huy của tôi.  Tôi là tư lệnh lực lượng đặc nhiệm.
H:  Có phải ông Sơn có mặt ở bộ tư lệnh khi Tướng Thiệu...?
Đ:  Không. Không, ông Sơn ở Sài Gòn.  Tư lệnh Hạm đội chịu trách nhiệm quản trị và bảo trì hạm đội mà thôi.  Nhưng tư lệnh vùng Duyên hải là tư lệnh lực lượng đặc nhiệm.
H:  Ông có liên lạc gì với Hải quân Hoa Kỳ không?  Họ có cung cấp cho ông bất kỳ tình báo, tin tức hay cố vấn gì không?
Đ:  Không. Một việc mà tôi nhận được là cú điện thoại từ Đại tá Kiểm ở Sài Gòn (LND: HQ Đại tá Đỗ Kiểm Tham mưu phó Hành quân/BTL/HQ) .  Ông ấy bảo, “đừng lo, chúng ta có người Hoa Kỳ tại hiện trường. Họ sẵn sàng. Ông cứ tiến hành và điều động cuộc hành quân của ông.”
Nhưng rồi khi chúng tôi bị đánh thật nặng, tôi gọi tiếp viện, hoặc ít nhất tiếp cứu HQ 10.  Nhưng không có tiếp viện gì hết. Họ nói rằng họ ở quá xa. Nhưng chỉ vài phút trước khi trận đánh bắt đầu, họ gọi tôi từ Sài Gòn; “Hảy cẩn thận với các chiến hạm ông thấy về hướng đông vị trí hiện tại của ông.  Đó là chiến hạm Hải quân Hoa Kỳ.  Hảy cẩn thận, đng bắn vào họ.”
H:  Như thế, vị chỉ huy lực lượng của ông thực sự thấy họ? Có phải ông ta thực sự thấy chiến hạm Hoa Kỳ?
Đ:  Không, ông ta không thấy chiến hạm.  Nhưng tôi nhận lệnh từ Sài Gòn; “hảy cẩn thận vì tàu đến từ hướng đông là tàu Hoa Kỳ, hảy cẩn thận.”
H:  Khi ông yêu cầu không thám từ Không quân, ông có yêu cầu Hải quân hoặc Không quân Hoa Kỳ cung cấp không thám không?
Đ:  Không.  Tôi nghĩ bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn lo liệu việc nầy. Tôi không nghĩ Hoa Kỳ muốn tham dự vào cuộc hành quân nầy; từ đầu đến cuối. Họ không đưa ra bất cứ chỉ thị nào,  ngay cả họ cũng không ngăn cản chúng tôi, không bảo chúng tôi tiếp tục hay bất cứ gì khác.  Họ cảm thấy cách nào cũng xấu.  Tôi nghĩ, “người Việt Nam, chánh quyền Nam Việt Nam, bị bắt buộc phải hành động; chúng tôi phải làm cái gì đó.”  Và tôi biết Tổng thống Thiệu hiểu nó nguy hiểm như thế nào, nhưng anh không thể làm gì khác nếu anh vẫn còn một Hải quân, vẫn còn một quốc gia, vẫn còn quốc kỳ.  Và mọi người đều biết chúng tôi đã từng chiếm đóng các đảo nầy.  Chúng tôi phải làm cái gì.  Chúng tôi không dự trù thắng trận.  Chúng tôi không có kế hoạch đánh Trung Cộng và thắng cuộc chiến.  Nhưng chúng tôi phải có hành động để ít nhất chứng tỏ rằng đảo nầy bị Trung Cộng chiếm đóng bằng vũ lực, không phải vì chúng tôi đã bỏ rơi đảo.
H:  Ông có nghĩ đó là suy nghĩ của Tướng Thiệu về việc nầy?  Tôi nghe người ta nói đây là chuyện chánh trị để dân chúng bớt quan tâm trong kỳ bầu cử hay việc gì đó.
Đ: Ồ không. Ông ấy không ngờ tôi báo cáo sự kiện. Nó không xảy ra ngày hôm đó, anh biết rồi.  Làm sao ông ấy biết Trung Cộng sẽ đến và đổ bộ. Trừ khi ông ấy và Chu Ân Lai đã hợp tác trên vấn đề nầy từ trước và ông Thiệu bảo, “nầy, hay là ông giúp tôi.”  Việc duy nhất mà ông ấy có thể làm là làm cái gì đó.  Ông ấy hỏi tôi nhiều lần và tiếp tục suy nghĩ, làm cái gì.  Ông ấy bảo, “ Tôi biết tôi sẽ là”—ông bạn gọi là gì, người phải hy sinh?
H:  Vật tế thần?
Đ:  Đúng, vì nếu Chu Ân Lai bắt đầu phản đối và nói,Tôi không nhận được báo cáo chính xác, hoặc có thể ông ấy bắn trước.  Nhưng, tôi không có bảo ông ấy bắn, nhưng ông ấy bắn trước.  Một hiểu lầm lớn lao.”—việc tương tự như vậy.  Tôi biết Tổng thống không cảm thấy thoải mái.  Ông ấy bị vướng vào một việc ông không biết giải quyết như thế nào.  Chuyện gì xảy ra nếu ông ấy mất toàn thể quần đảo Hoàng Sa mà không bắn được một viên đạn nào.  Thí dụ như, nếu Đại tá Ngạc không bắn viên đạn nào và chúng tôi rời khỏi đảo.  Tôi không nghĩ ông ấy làm lợi gì cho các đồng minh chánh trị của ông. Vì chúng tôi có thể nói gì  được bây giờ?  Vì tôi có thể ra lệnh,  ngay cả Đại tá Ngạc có thể ra lệnh, nhưng Hạm trưởng các chiến hạm biết rằng họ không thể thắng Trung Cộng và việc đó xảy ra. Tôi nghĩ biến cố nầy thật ra đã giúp ông Thiệu một cách tình cờ. Ông ấy không có chuẩn bị.  Người duy nhất mà tôi hỏi là Tướng Trưởng, rồi tôi gặp Tướng Khang và ông bảo tôi báo cáo cho Tổng thống. Và vì thế tôi nói chúng ta phải có cái gì, chúng ta phải làm cái gì vì tôi chịu trách nhiệm về đảo nầy.
H:  Có phải là Tướng Khánh vào những năm 60 không?
Đ:  Không, ông nầy là Tướng Thủy quân Lục chiến.  Ông ấy là phụ tá về hành quân cho Tướng Viên.
H: Ông nghĩ tại sao Trung Cộng đột nhiên quan tâm đến quần đảo Hoàng Sa?
Đ: Tôi và hầu hết chúng tôi đều nghĩđể kiếm soát vùng Đông Nam Á và biển Đông. Đây là địa điểm tốt để kiểm soát biển Đông.
H: Đây thật ra là vấn đề quân sự?
Đ:  Đúng.
H: Tôi nghe người ta nói rằng họ nghĩ có dầu hỏa hay cái gì ngoài đó.
Đ: Tôi không nghĩ như vậy. Vì đây là một phần trong bước tiến về phia Nam của khối Cộng Sản.  Và được tiếp nối với cuộc xâm lăng của Bắc Việt. Vì thế, Bắc Việt không muốn gởi tàu đến. Họ không biết Hải quân Hoa Kỳ sẽ làm gì với họ. Nhưng Trung Cộng có thể mạo hiểm, vì họ biết Hoa Kỳ sẽ không tấn công Trung Cộng.  miền Nam quá yếu để làm bất cứ điều gì. Như thế, có thể Bắc Việt bảo TC,ông anh cứ tiến tới và chiếm gi chúng trước.”
H:  Người Trung Hoa có ở đó đến hết thời gian còn lại; họ còn ở đó không? Hay là họ đã đi khỏi và để cho Bắc Việt dọn đến?
Đ:  Tôi không biết.  Vì, từ khi mất đảo, chúng tôi không có tình báo, ngoại trừ từ các ngư phủ trở về, họ bị khám xét bởi các tàu Trung Cộng  xung quanh đảo Hoàng Sa. Họ không được đến gần để biết có người của miền Bắc Việt Nam hay không.
H:  Như vậy ông có tàu nào?
Đ:  HQ-4, HQ-5, HQ-16 và HQ-10.
H:  Loại nào vậy?
Đ:  2 Tuần dương hạm (WHEC), 1 Khu trục hạm (DER), 1 Hộ tống hạm (PCE)
H:  Chiếc Khu trục hạm khác của ông ở đâu?
Đ:  Chiếc khác HQ-1 ở Sài Gòn. Chiếc nầy cần sửa chữa ở Sài Gòn.
H:  Ông thích có hai Khu trục hạm, đúng không?
Đ:  Đúng. Tôi nghĩ hai Khu trục hạm tốt hơn nhiều.  Vì Tuần dương hạm chỉ có một đại bác bắn từng phát một.  Khu trục hạm có hai đại bác bắn nhanh.
H:  Ông có nghĩ một viên đạn thật ra là đạn của bên ông đã bắn trúng tàu của ông?
Đ: Tôi nghĩ nó đến từ một tàu khác, vì lúc đó các tàu rất gần nhau.  Hai và hai (LND: có lẽ ông Thoại ngụ ý là viên đạn trúng HQ 16 không phải do tàu TC, vì bấy giờ ở mặt trận phía trong lòng chão hai tàu của ta và 2 tàu của địch rất gần nhau). 
Đại tá Ngạc cho các tàu ở quá xa về phía bên kia của đảo.  Có thể một viên đạn trúng HQ-16.  HQ-16 có thể bị trúng đạn của chính chúng tôi.  Vì phía bên kia của đảo. Họ cũng đang đánh nhau.
H:  Ông đánh vần tên ông ấy làm sao?
Đ:  Ngạc
H:  Ông ấy có ở Hoa Thịnh Đốn không?
Đ: Không, tôi không nghĩ như vậy.  Tôi nghe ông ấy ở Hoa Kỳ, nhưng không biết ở đâu.
H:  Chức vụ ông ấy là gì?  Có phải là chỉ huy trưởng hải đội?
Đ:  Đúng, ông là chỉ huy trưởng hải đội tuần dương.  Ông được tăng phái cho tôi nhiều tháng qua.  Vì tôi muốn ông đến Đà Nẵng để huấn luyện các chiến hạm nên ông đến đây. Ông ấy là chỉ huy trưởng hải đội, có trách nhiệm huấn luyện các chiến hạm.  Vì thế tôi chỉ định ông là người chỉ huy cuộc hành quân nầy.
H:
  Tại sao ông chọn ông ấy?
Đ:  Vì ông ấy là người thâm niên của Hạm đội ở đây.  Tôi chọn Đại tá Thiện vì tôi biết Thiện giỏi hơn.  Tôi biết Thiện có khả năng hơn.  Nhưng Thiện đang ở Nha Trang lúc đó để trục vớt một chiếc tàu ở Nha Trang.  Thiện là chỉ huy trưởng hải đội chuyển vận.  Tôi yêu cầu Sài Gòn gởi Thiện cho tôi thay vì Ngạc.  Nhưng Thiện đã bay về Sài Gòn, và ở đó qua đêm, khi ông ta đến đây thì đã quá trễ.  Tôi phải gởi Ngạc ra đó.
H:  Ông có hài lòng với thành tích của ông ấy không?
Đ:  Không, không nhiều. Nhưng tôi nghĩ rằng vì đây là trận hải chiến đầu tiên của ông ấy, thứ nhì, các chiến hạm không hợp cho hải chiến.  Tuần dương hạm không phải là loại tàu cho hải chiến.  Nó được dùng để tuần tiểu và phòng vệ duyên hải; nhưng không phải cho hải chiến, vì ông phải có đại bác bắn nhanh và các thứ khác.  Hộ tống hạm HQ-10 vừa đại kỳ xong. Chiến hạm được đưa đi huấn luyện ngoài khơi.  Hạm trưởng HQ-10, lần đầu tiên ông ấy khai hỏa bằng súng trên tàu  chính là viên đạn bắn vào tàu Trung Cộng.  Vì thế rất nguy hiểm. Quá nguy hiểm.  Trong mỗi trận đánh.  Không có huấn luyện trước đó. Nhưng khi Hạm đội gởi tàu đến tôi, tôi phải sử dụng, theo huấn thị hành quân.
H:  Họ chỉ gởi cho ông bốn chiến hạm?
Đ:  Đúng. Chủ yếu bốn chiếc, đôi khi năm chiếc.
H:  Không đủ thời gian để có hơn bốn chiếc?
Đ:  Ồ có, họ tiếp tục gởi thêm.  Và chúng tôi cũng chuẩn bị hai Dương vận hạm (LST) với trực thăng. Nhưng tôi quyết định chúng tôi phải thi hành ngay lập tức, vì nếu tôi chờ, tôi biết họ cũng sẽ có viện binh. Tôi nói chuyện với Đại tá Khuê và Đại tá Kiểm ở Sài Gòn bằng điện thoại.  Tôi thảo luận với họ. Tôi nói,” Sự nghiệp của tôi chấm dứt ở đây. Tôi biết. Nhưng tôi không có ý định thắng cuộc chiến với Trung Cộng. Tôi có ý định thi hành việc chúng tôi đã nhận được lệnh, tối thiểu để chứng tỏ đảo nầy thuộc về chúng tôi. Không phải vì chúng tôi bỏ rơi các đảo và họ đến chiếm đóng chúng.”  Nếu tôi đợi thêm tàu—Đô đốc Tánh muốn tôi chờ để ông có thể gởi thêm tàu cho tôi.  Tôi nói chuyện trên điện thoại với Đô đốc Chơn, ông đồng ý với ý tưởng của tôi.  Tôi nói nếu sớm hay muộn gì chúng ta cũng phải làm, chúng ta sẽ làm. Nhưng Đô đốc Chơn từ lúc đầu đã gởi tôi một điện văn khôi hài. Tôi đã làm mất. “Cố gắng biểu dương lực lượng trong đường lối ôn hòa.” Anh không thể biếu dương lực lượng trong đường lối ôn hòa. Nhưng ông ấy gởi một thông điệp như thế. Đường nào tôi cũng chết. Tôi bỏ đi và họ sẽ không đưa tôi ra tòa án quân sự.  Nếu tôi bắn và làm mọi người gặp rắc rối, tôi  đương nhiên cũng gặp rắc rối. Khi tôi nói chuyện với Tổng thống Thiệu, ông bảo, “Tôi cho anh một thủ bút, anh cứ tiến tới và thi hành lệnh của tôi.” Vì thế, tôi gọi Đô đốc Chơn và nói,Tôi nghĩ càng sớm càng tốt.  Vì họ chưa sẵn sàng.”
H:  Thật vậy sao, ông cảm thấy rằng không có cách nào ông có thể thắng được sao?
Đ:  Không cách gì chúng tôi có thể thắng.  Chúng tôi phải đổ bộ và chúng tôi phải có người chết.  Chúng tôi không thể làm được gì bây giờ. Làm sao chúng tôi có thể biện minh với quần chúng khi họ đến chiếm đảo và chúng tôi không nói tiếng nào.
H: Việc nầy có hậu quả tốt về tâm lý không?
Đ:  Có. Sau đó nó có hậu quả tốt đối với Hải quân Việt Nam và quần chúng.  Tổng thống Thiệu đồng ý về việc nầy.  Nhưng vì việc xảy ra và quần chúng có thể nghĩ khác đi, có thể chỉ trích ông ấy nếu vì lý do nào đó ý kiến xoay ngược lại.  Mọi người  đồng ý rằng chúng tôi không thể thắng Trung Cộng, nhưng họ hãnh diện rằng thủy thủ của chúng tôi đã ở đó để bắn vào Trung Cộng.  Nếu họ quay tàu và bỏ chạy, mọi người đều hiểu.  Người ta sẽ không đổ lỗi cho họ nếu họ bắn vào Trung Cộng.
H:  Mọi người có hài lòng với thành tích của ông không?
Đ:  Tôi nghĩ tôi đã làm hết sức mình.  Nhưng với ý nghĩ của một sĩ quan cấp đô đốc, tôi không quan tâm lắm. Nhưng tôi vui khi tôi  thoát ra khỏi việc nầy. Tôi không thích ai bàn về chuyện nầy nữa vì tôi đã mất bảy mươi hay tám mươi người lính của tôi.  Đó là chuyện rất đau buồn.  Có những người tôi rất mến, những Người nhái tôi biết rất rõ.  Thủy thủ đoàn của HQ-10; vị Hạm trưởng mới nói chuyện với tôi vài ngày trước đây.  Và tôi huấn luyện thủy thủ đoàn của ông ấy, tôi nói chuyện với Hạm trưởng và với họ trước khi ông ấy rời Đà Nẵng đi Hoàng Sa. Mất ông tôi rất đau lòng.  Tất cả đều là những người tốt. Vì thế tôi  thấy vui, đó là cái giá chúng tôi phải trả. Hảy nói rằng cách nầy cũng tốt thôi. Nhưng, cố đánh chìm tất cả tàu Trung Cộng và tạo nên chiến thắng—không ai có ý nghĩ nầy trong đầu
H:  Không hề có thảo luận gì nữa về việc trở lại trong thời gian tới?
Đ:  Không.  Chúng tôi biết việc đó không thể thực hiện được vì ngay chiều hôm đó có mười bảy chiến hạm đi đến. Người Trung Hoa nói với lính của tôi và bảo,”Các anh có biết rằng chúng tôi sẽ gởi toàn thể hạm đội trong bốn giờ nữa và chúng tôi sẽ có nguyên hạm đội ở đây.” Vì chúng tôi tiếp tục gởi tàu từ Sài Gòn ra Đà Nẵng. Họ cũng làm giống như vậy.
H:  Ông có nghĩ rằng Không quân chỉ viện cớ mà thôi?
Đ:  Không phải như thế, vì tính khả thi của A-37 biện minh cho việc Tướng Trưởng và tôi không cần giải thích . Tôi không thể đi xa hơn thế.
H:  Ông có hài lòng với giải thích của họ không?
Đ:  Tôi không có cách gì khác để chứng minh.  Nhưng bộ Tổng tham mưu sau đó bắt đầu nhắm vào tôi với các công văn chất vấn tại sao tôi không yêu cầu không yểm, quan sát, trinh sát. Vì thế, tôi phải cho họ xem các bản văn họ đã gởi cho tôi là không có trinh sát trên không. Tôi xin, tôi gọi, tôi trình văn thư yêu cầu và rồi không có trinh sát trên không, không có không yểm.  Tôi nghĩ Sài Gòn, bộ Tổng tham mưu, đôi lúc họ không theo dõi vấn đề.  Và họ không muốn trách nhiệm. Và rồi, khi mọi chuyện bắt đầu thì họ bắt đầu hỏi tôi tại sao tôi không nghĩ đến chuyện đó. Tôi đã nghĩ về tất cả mọi chuyện, không ai có thể giúp tôi nhiều hơn thế.  Nhưng tôi phải thi hành lệnh của Tổng thống.

                                                      ngưng phỏng vấn Hoàng Sa, xem tiếp phần sau……
**********************************************************************************************************************************************************************************************************************************************

                                                 Phỏng vấn liên quan đến Hoàng Sa, tiếp theo……..
H:  Ồ, tôi muốn hỏi, trong vụ Hoàng Sa, ông có nhắc đến một người Hoa Kỳ, có phải là ông Francis không?
Đ:  Không.
H:  Ồ, không phải à.  Làm sao anh ta có mặt trên đảo.
Đ:  Anh ta gặp nhiều rắc rối, và làm bối rối nhiều người. Anh ấy từ Tướng Trưởng đến Toà Đại sứ Hoa Kỳ. Nhưng dù sao, anh đã được gửi đi vì các tướng ở Quân Đoàn I có thói quen mời quan khách mỗi lần có thăm viếng hay chuyện gì đó. Ngày hôm đó, Tướng Trưởng muốn biết là chúng tôi có thể xây một phi đạo ở ngoài đó, hoặc một cái gì đó giống như thế. Vì vậy, ông yêu cầu Phòng 3/BTL/QĐ1 gởi người. Và rồi đã xảy ra chuyện Trưởng phòng 3 gọi viên chức đối tác của mình là ông Tổng Lãnh sự.
Tổng Lãnh sự hỏi anh ấy, "Anh có muốn đi ra Hoàng Sa; có một số Sĩ quan đi ngày hôm nay?”
Sau đó Tổng Lãnh sự gửi anh ta để chụp ảnh. Tất cả là như vậy. Anh ta đi chỉ để cho vui. Anh đến gặp tôi; tôi quên tên anh. Tôi nói, "được rồi, không sao hết."
Tôi không biết là chúng tôi sẽ có một trận chiến hay bất cứ điều gì như thế. Bởi vì chiến hạm được dự trù trở về vào ngày hôm sau.
Anh ta chỉ đến đó, và rồi tôi nhớ anh rời Đà Nẵng vào đêm ngày thứ hai và tôi dự trù anh sẽ về lại Đà Nẵng sáng ngày thứ tư. Thượng cấp của anh là ông Trask; ông ấy là Tổng lãnh sự, người bạn tốt của tôi.  Ông ấy hỏi,khi nào tàu trở về?”  Tôi nói,sáng thứ tư.” Mấy giờ?”  Tôi nói,khoảng 8 giờ.”  Ông ấy nói,Được, tôi sẽ đến đón anh ta sáng thứ tư.”  Tôi nói,Đừng đón anh ta.  Tôi sẽ gởi xe Jeep của tôi đưa anh ta về nhà.” Và sau đó, họ bắt đầu nghĩ tôi đã dự trù chuyện nầy trước rồi.  Tại sao tôi không để cho họ đón anh ta? Nhưng việc đó không đúng.  Lý do duy nhất là tôi sợ tàu về muộn.  Ông bạn biết đó, chiếc tàu có thể mất một giờ hoặc hai giờ để cặp cầu.  Và khi ông bạn nói 8 giờ, có thể đến lúc 9 hoặc 10 giờ tàu mới cặp cầu xong.  Ông bạn không thể nói giờ chính xác. Và tôi nói,đừng có lo, cung cấp phương tiện di chuyển cho một người Hoa Kỳ từ Bộ tư lệnh của tôi đến tòa Tổng lãnh sự chỉ mất  bốn mươi phút, vì vậy tôi có thể cho tài xế của tôi đưa anh ta về nhà.”  Nhưng sáng thứ tư họ chờ và chờ và anh ta không hề trở về.  Và đêm thứ tư tôi gọi điện thoại cho một người ở tòa Tổng lãnh sự và nói,tôi không thể nói với ông trên điện thoại, nhưng tôi muốn gặp ông.”  Và ông ta nói, tôi có thể đón anh ấy trên đường đến Đà Nẵng không?” Tôi nói, “Không. Tôi xin lỗi,” và họ biết có gì không hay đã xảy ra.  Và tôi không thể đem tàu về bởi vì anh ta.  Tôi biết sự hiện diện của anh ta làm bối rối nhiều người.  Nhưng việc nầy hoàn toàn không được dự trù trước.  Anh ta chỉ đi cho vui, không hẵn là vui, đúng hơn chỉ đi xem đảo.



H:  Có phải anh ta bị Cộng Sản bắt?
Đ:  Phải.  Anh ta bị bắt và mang về Hải Nam và rồi lục địa.  Anh ta bị bắt bởi Trung Cộng. Họ nghĩ anh ta là gián điệp hay cái gì tương tự như vậy.  Anh ấy không biết lý do khi Đại tá Ngạc đưa cho anh mười gói thuốc lá, mười ký gạo và một số khẩu phần lương khô.  Ông Ngạc hỏi anh muốn ở trên tàu hay ở trên đảo.  Anh ta bảo muốn lên đảo, và chúng tôi  đưa anh lên đảo.
H:  Anh ta có thể sẽ an toàn hơn nếu ở trên tàu đúng không?
Đ:  Lúc đó anh ta không biết rằng tàu nào sẽ ở đây ngày mai. Bởi vì chúng tôi biết rằng nếu chúng tôi phải đổ bộ người, chúng tôi sẽ ở trong tình trạng bất lợi.  Đó là lý do tại sao nhiều người nghĩ chúng tôi có kế hoạch trước đó; không, chúng tôi không có kế hoạch.  Nhưng vì chúng tôi phải đổ bộ người lên đất của chúng tôi.  Và chúng tôi biết rằng khi chúng tôi đổ bộ, tàu chúng tôi sẽ gặp rắc rối.  Nhưng chúng tôi phải làm việc nầy.  Và như thế, chúng tôi hỏi anh ta, và anh ta nói muốn ở trên đảo.  Vì vậy chúng tôi đưa anh ta và một sĩ quan Bộ binh lên đảo [LND: thực sự toán Bộ binh có 5 người (3 Sĩ quan và 2 Hạ Sĩ quan)].
H:  Một sĩ quan Bộ binh Hoa Kỳ?
Đ:  Không, người Việt Nam. Từ bộ tham mưu của Tướng Trưởng, toán công binh của ông, người sẽ khảo sát phi đạo.
H:  Tôi không hiểu.  Ông đổ bộ Người nhái; chỉ có khoảng mười hoặc mười hai Người nhái trên bờ biến. Và có một đơn vị Cộng Sản Trung Hoa ở đó.  Đơn vị của Trung Cộng lớn cỡ nào?
(LND: lực lượng đổ bộ gồm có 22 Người nhái hay Hải kích và 27 Biệt hải; sơ đồ bên dưới)


Đ:
  Khoảng chừng một Đại đội.
H:  Và họ la hét lẫn nhau. Rồi Trung Cộng giết chết một người. Vì thế Người nhái rút lui. Họ có bắn, Người nhái có bắn không?
Đ:  Có,  Người nhái rút lui vừa bắn trả vừa rút lui.
H:  Và họ chỉ mất một người?
Đ:  Một người trên đảo (LND: thực sự có hai người chết), nhưng có vài người bị thương.
H:  Vì thế họ trở về tàu.  Rồi Trung Cộng mang nhiều lính đổ bộ ngày hôm sau?
Đ:  Đúng.  Mỗi đảo được phỏng đoán có trên một trăm người.  Trên đảo chánh có khoảng 300  người.

                                                      Chấm dứt liên quan đến Hoàng Sa.


No comments:

Post a Comment