HẢI CHIẾN HOÀNG SA_TRUNG CỘNG CHIẾM HOÀNG SA
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH – DIỄN TIẾN DẪN ĐẾN TRẬN HẢI CHIẾN Thềm Sơn Hà (Tiếp theo_trích từ bài 'Hải Chiến Hoàng Sa' trong cuốn sách "SỰ THẬT HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19/01/1974" tái bản tháng 12/2020)
Ngày 18/01/1974
Sáng
ngày 18/01, Tổng thống Thiệu chủ tọa lễ mãn khóa 26 tại trường Võ bị Quốc gia
Đà Lạt, trong bài diễn văn, ông không đề cập đến Hoàng Sa.
Theo Đề đốc Trần Văn Chơn TL/HQ: “Trước
đó tôi nhận được tin cho biết Tổng thống tham dự một cuộc lễ mãn khóa ở Đà Lạt
và Tổng thống muốn gặp tôi ở trên đó nhưng khi tôi lên gặp thì Tổng thống không
nói gì cả.” Tan lễ, TT Thiệu nghỉ đêm tại Đà Lạt, TL/HQ trở về Sài Gòn.
Giữa khuya, lúc 00:20H HQ 5 rời bến chở theo 43 Hải kích ra Hoàng Sa.
Lúc 01:55H, HQ/LĐ/Biển ra lịnh HQ 4 và HQ 16 không được neo, nếu chưa thi hành
lịnh rút toán Biệt hải về tàu, tiếp tục vận chuyển và sau đó trở lại đón họ.
Trước khi rút toán Biệt hải về tàu để thi hành lịnh đưa quân lên đảo Duy Mộng, lúc
02:15H Hạm trưởng HQ 4 sau khi quan sát tình trạng trên đảo Duy Mộng, báo cáo về
V1DH lý do không thể thực hiện được cuộc đổ bộ:
• khả năng lực lượng TC trội hơn lực lượng
ta vì trang bị súng nặng hơn, tầm bắn xa hơn và vận tốc nhanh hơn.
• TC còn có nhiều tàu đổ bộ, một số có
trang bị vũ khí.
• phi cơ TC xuất hiện 3 lần trưa ngày
17/01/74, chứng tỏ chúng sẵn sàng yểm trợ khi cần đến.
• lực lượng đổ bộ của ta quân số ít oi,
trong khi quân số TC trú đóng trên đảo ước lượng chừng 40 người.
• trên đảo có ánh sáng chứng tỏ lính TC
củng cố vị trí phòng thủ sẵn sàng chờ lực lượng ta.
Đồng ý với lời đề nghị hữu lý trên, lúc 03:05H BTL/V1DH ra lịnh cho HQ 4 rút ngay toán Biệt hải
trên đảo Cam Tuyền về lại tàu và chờ lịnh mới.
HQ 5 bắt kịp HQ 10 vào lúc 3 giờ 15
sáng ở vị trí cách đèn Tiên Sa 9 hải lý về hướng Đông.
Trước tình trạng kỹ thuật của HQ 10 chỉ sử dụng được một máy và do nhu cầu hành
quân khẩn cấp, lúc 05:27H, HQ Đại tá Hà Văn Ngạc Chỉ huy trưởng Hành quân quyết
định ra lịnh HQ 5 tăng tốc độ, bỏ lại HQ 10 phía sau.
Ngoài
Hoàng Sa, HQ 4 trong khi sửa soạn rút toán Biệt hải, quan sát thấy 1 tàu TC cách
khoảng 8 hải lý tiến về vị trí mình, khi tàu này di chuyển đến gần trong vòng 4
hl, HQ 4 dùng quang hiệu yêu cầu tàu này ra khỏi hải phận Việt Nam, nhưng tàu
TC không trả lời. HQ 4 vận chuyển lại gần, tàu TC trở về vị trí ban đầu.
- lúc 08:30H, HQ 16 phát hiện thêm hai tàu TC tiến về đảo Duy Mộng, mang tổng số
chiến hạm và tàu TC hiện diện ở Hoàng Sa lên đến 6 chiếc.
- lúc 08:45H, tàu đánh cá 407 di chuyển đến đảo Cam Tuyền, HQ 16 trợ lực HQ 4
ngăn chận 407, do đó HQ 4 không thể đón toán Biệt hải trên đảo Cam Tuyền về lại
tàu như đã nhận lịnh từ BTL/V1DH.
- lúc 09:00H, tàu 407 chỉ cách đảo Cam Tuyền 1000 yds, HQ 4 lần nữa dùng quang
hiệu yêu cầu ra khỏi hải phận VN, tàu TC không tuân lịnh trả lời bằng quang hiệu
đây là hải phận TC.
- lúc 09:45H, tàu 407 trôi ở hướng 130 độ cách đảo Cam Tuyền 3 hl.
- lúc 10:00H, HQ 4 đổ bộ 14 nhân viên cơ hữu lên đảo Cam Tuyền đồng thời rút toán
Biệt hải về tàu. BTL/V1DH chuyển tiếp lịnh từ BTL/HQ đến HQ 4 là đuổi bất kỳ kẻ
lạ nào ra khỏi đảo Cam Tuyền và bảo vệ Cam Tuyền, Hoàng Sa và Vĩnh Lạc bằng mọi
giá. Lúc này chiếc 407 trôi vào gần HQ 16.
- lúc 10:40H, Hành quân Biển yêu cầu Đại tá Ngạc đang ở trên HQ 5 trên đường đến
Hoàng Sa thi hành lịnh của TL/V1DH chiếm đảo Duy Mộng.
- lúc 11:00H, tàu chuyển vận TC rời đảo Duy Mộng và biến mất ngoài khơi.
Ngay
lúc đó, tàu đánh cá 407 bắt đầu di chuyển theo hướng Tây Bắc đến vị trí gần khu
vực đá Hải Sâm. HQ 16 không cần đợi lịnh ngay lập tức chạy đến chận. Khi bị chận,
thủy thủ đoàn tàu đánh cá lập tức lên boong tàu, mặc “sweatsuits” màu xanh, đội
nón rơm (giống như nón lá của người Việt)
và quăng cần câu xuống nước. Lần này chúng che dấu khẩu đại bác 25 ly.
Hạm trưởng HQ 16 chỉ thị nhân viên trên HQ 16 biết nói tiếng Tàu dùng loa phóng
thanh giải thích cho người Trung Hoa biết là họ đang ở trong lãnh hải Việt Nam,
nhưng chúng làm ngơ thông điệp này.
Sau đó HQ 16 vận chuyển chận tàu đánh cá đến gần đảo Cam Tuyền trong khoảng
cách chừng 1000 yards, tàu TC ngừng lại và không tiến lên.
Khoảng 11:30H, tàu TC di chuyển đến vị trí chỉ cách mũi HQ 16 không xa hơn từ
15 đến 20 feet cố tình khiêu khích HQ 16 khai hỏa, sau đó chúng vận chuyển vào
khu vực cạn để dựa theo dòng nước đưa vô gần đảo Cam Tuyền.
Không thể đuổi
theo vì sợ bị mắc cạn, hạm trưởng HQ 16 yêu cầu thẩm quyền cao cấp ở BTL/HQ cho
phép
tác xạ trước mũi để ngăn chận 407 tiến vào đảo.
Đại tá Ngạc ra lịnh HQ 16 cố gắng vận chuyển để chận tàu này và
không được
tác xạ
nhưng cũng không để bất cứ tàu nào của TC đến gần đảo Cam Tuyền. Sự
đối đầu tiếp diễn trong khoảng một tiếng đồng hồ với những lời la hét từ HQ 16
nhưng phía tàu TC vẫn giữ im lặng.
Lúc 12:30H, tàu TC vẫn tiếp tục ngoan cố tiến vào gần đảo Cam Tuyền khoảng vài
trăm yards, TL/V1DH ra chỉ thị cho HQ 16 để tàu TC tiếp tục đến gần, tuy nhiên vẫn
tiếp tục vận chuyển cố gắng chận nó lại.
Trước tình thế bất khả thi vì không thể nào vận chuyển vào vùng san hô nước cạn,
một lần nữa HQ 16 yêu cầu được phép tác xạ lên đảo, nhưng lời yêu cầu vẫn
không được chấp thuận.
Để ngăn cản chiếc 407 đưa người lên đảo, lúc 13:35H Đại tá Ngạc ra lịnh HQ 4 và
HQ 16 lần nữa đưa người lên đảo Cam Tuyền
Mặc dù bị hai chiến hạm ta bám sát truy cản, hai tàu đánh cá TC vẫn giữ thái độ
hung hãn, chiếc 402 di chuyển một cách bất thường rất gần HQ 16, HQ 4 tiếp tục
vận chuyển giữ vị trí ở khoảng giữa đảo Cam Tuyền và chiếc 407. Thấy thế, tàu
TC 407 di chuyển đến chạy bên cạnh và cố tình ép HQ 4 vô bãi đá trong khu vực
đá Hải Sâm và đảo Cam Tuyền.
Quá
tức
giận
trước
hành động
ngang ngược,
khi tàu đánh
cá
407 vừa bắt đầu cắt ngang mũi chỉ
cách HQ 4 khoảng
10m, Hạm
trưởng ra
lịnh
vận
chuyển
dùng mũi tàu ủi thẳng
vào phòng lái tàu đánh cá,
mũi
HQ 4 và neo mũi vướng vào cửa
và hành lang phòng lái làm gãy hành lang và cong cửa phòng lái chiếc 407.
Viên chức cơ quan DAO Kosh xác nhận ‘chỉ
có thể quan sát một bên hông HQ 4 và thấy được rõ ràng là tàu TC 407 nằm ngay
sát bên HQ 4 và sau đó qua hệ thống âm thoại Kosh nghe là tàu TC đã đụng vô HQ
4 và phòng lái của tàu TC bị hư hại.’ [2]
Trước thái độ cương quyết của ta, địch vội vàng tháo lui về khu vực hướng đảo
Quang Hòa, Duy Mộng.
Nghi ngờ có người nhái TC, HQ 4 liệng lựu đạn MK 3 xuống nước nhưng không phát
hiện được ai.
Thi hành chỉ thị của TL/HQ, V1DH ra lịnh Đại tá Ngạc khi HQ 5 và HQ 10 đến nơi, tập trung tất cả chiến
hạm di chuyển đến khu vực đảo Quang Hòa và Duy Mộng để biểu dương lực lượng và thử
phản ứng của TC.
HQ 5 báo cáo đến Hoàng Sa lúc 15:00H, lập tức Hạm trưởng ban hành nhiệm sở tác
chiến toàn diện. Lúc này HQ 16 hầu như gần hết nước và lương thực. HQ 5 cập vào
tiếp tế cho HQ 16.
Từ chiều ngày 17/01 cho đến khi HQ 5 nhập vùng, lực lượng TC tại hiện trường vẫn
chỉ có 2 Kronstadt và 2 tàu đánh cá.
Với
tình trạng
hiện
tại,
cán cân lực
lượng
đang
nghiêng về
phía ta.
Nắm
lấy cơ hội, vị chỉ huy
hành quân ĐĐ Thoại trình lên Tư lệnh HQ: “Tôi nghĩ càng sớm càng tốt. Bởi vì họ chưa sẵn sàng.”
Đồng
quan điểm với ĐĐ Thoại, BTL/HQ ban hành lịnh hành quân tái chiếm Quang Hòa, Duy
Mộng và ra lịnh phô trương lực lượng. Trong trường hợp cấp bách lịnh hành quân
được chuyển bằng khẩu lịnh từ TL/HQ đến TL/VIDH lúc 15:50H:
“chỉ thị lực lượng đặc nhiệm tái chiếm đảo Quang Hòa và Duy Mộng bằng mọi giá, không được trì hoãn vì như thế sự tái chiếm sẽ khó khăn hơn. Lịnh còn chỉ thị nên sử dụng hành động ôn hòa trước, nhưng nếu địch kháng cự, tiêu diệt chúng. Ngoài ra cố gắng vận chuyển đặt 2 chiếc Kronstadt của địch trong tầm tác xạ của các chiến hạm ta.”
Điều này cho thấy là các cấp chỉ huy Hải quân VN có vẻ chủ quan và khinh địch, chỉ quan tâm đến thực trạng mà quên là địch đã
cố tình che đậy lực lượng thật sự của chúng, nhất là khi hậu cứ của chúng là đảo Phú Lâm đến đảo Duy Mộng chỉ cách khoảng 80 km (43 hải lý).
Và đây cũng là sai lầm về mặt chiến thuật khi các cấp chỉ huy không nghĩ đến việc thiết lập tuyến ngăn chặn nằm ngoài hướng Đông đảo Duy Mộng để ngăn ngừa tàu địch đến từ đảo Phú Lâm.
Lúc 16:00H để quan sát và thăm dò phản ứng TC, ngoài ra cũng để phô trương lực lượng, các chiến hạm VN vào đội hình hàng dọc, HQ 4 dẫn đầu, theo sau là HQ 5 và HQ 16 từ đảo Cam Tuyền di chuyển đến đảo Quang Hòa.
Khi các chiến hạm ta đến gần đảo Quang Hòa, TC điều động 2 Kronstadt 271, 274 ra nghinh cản. Cả 2 bên đều vào nhiệm sở tác chiến, nhưng các khẩu súng đều ở vị thế số không. Quan sát trên đảo thấy công sự chiến đấu và giao thông hào bằng cement đã được xây cất, trên đảo cờ TC bay phất phới.
Tình hình có vẽ căng thẳng vì 2 chiến hạm Kronstadt cố tình chặn đường tiến của Hải đoàn Đặc nhiệm với tốc độ khá cao, nếu tiếp tục tiến thêm thì rất có thể gây ra vụ đụng tàu nên các chiến hạm HQVN bỏ ý định tiến tới gần đảo và ngưng máy, sau đó quay lại thả trôi giữa 2 đảo Cam Tuyền và Quang Hòa.
Lúc 17:25H HQ 5 thả xuồng đưa 1 toán Hải kích 20 người qua HQ 16 và nhận 1 toán Công binh 5 người (3 SQ và 2 HSQ), 1 SQ thuộc V1DH và 1 nhân viên DAO người Mỹ.
Mất cơ hội thực hiện ý đồ chiếm trọn nhóm Nguyệt Thiềm, TC rút lực lượng về phòng thủ hai đảo Quang Hoà và Duy Mộng mà chúng đã củng cố.
Đây là ranh giới đã vạch sẵn trong kế hoạch mà Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đã chấp thuận.
Và TC chứng tỏ quyết tâm sử dụng vũ lực khi cơ hội đến qua việc tăng cường chiến hạm đang có mặt tại đảo Phú Lâm đến nhóm Nguyệt Thiềm để tương xứng với lực lượng VNCH.
Do vậy chỉ khoảng 4 giờ sau khi đến vùng, HQ 5 lúc 19:15H phát hiện 2 chiến hạm loại T-43 mang số 389, 396 di chuyển từ hướng Bắc với vận tốc 20 knots.
Đặc biệt chiếc 389 trang bị khẩu đại bác 85 ly trước mũi như loại Kronstadt.
Qua hành động đưa 389 và 396 đến vùng chứng tỏ TC đã sẵn sàng không như nhận định của cấp chỉ huy HQVN là ‘họ chưa sẵn sàng’.
Lúc 21:00H Đại tá Ngạc thông báo toán Công binh và viên chức DAO Gerald Kosh là họ sẽ được đưa lên đảo Hoàng Sa vì ông nghĩ là sẽ khó tránh khỏi một cuộc đụng độ nên không muốn các nhân viên không thuộc Hải quân có mặt trên chiến hạm.
Ưu tư trước viễn ảnh có thể xảy ra cuộc đụng độ, trước khi từ biệt Đại tá Ngạc hỏi ý Gerald Kosh là nếu trận chiến xảy ra, Đệ thất Hạm đội HK có đến hỗ trợ hay không, Kosh trả lời anh tin là không. Ngoài ra, Kosh cho Đại tá Ngạc hay là anh có chụp xong 3 cuộn phim 35 mm các sự việc đã xảy ra trong đó có hình tàu TC. [2]
HQ 10 đến Hoàng Sa khoảng 23:00H mặc dù dự trù nhập vùng lúc 19:00H.
- lúc 23:30H: Gerald Kosh và toán Công binh báo cáo đặt chân lên đảo Hoàng Sa và đã liên lạc với lực lượng phòng thủ trên đảo.
BTL/VIDH ban hành lịnh hành quân đến các chiến hạm, nội dung tái chiếm các đảo đã bị TC xâm chiếm và tái thiết lập chủ quyền VNCH trên các đảo này.
Chỉ huy trưởng hành quân chiến thuật được giao phó cho HQ Đại tá Hà Văn Ngạc trên HQ 5.
No comments:
Post a Comment