Friday, February 5, 2021

hải chiến hoàng sa, 17/01/1974, nguyễn văn thiệu, hồ văn kỳ thoại, trần văn chơn,vũ hữu san, HQ 4 , phạm trọng quỳnh, HQ 5, ngụy văn thà HQ 10, hà văn ngạc, hải kích

                    HẢI CHIẾN HOÀNG SA_TRUNG CỘNG CHIẾM HOÀNG SA

                  THC HIN K HOCH – DIN TIN DĐẾN TRN HI CHIN                                                                                                                                     Thềm Sơn Hà                 (Tiếp theo_trích từ bài 'Hải Chiến Hoàng Sa' trong cuốn sách "SỰ THẬT HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19/01/1974" tái bản tháng 12/2020)                         

Ngày 17/01/1974
Tiếp tục chương trình, sáng ngày 17-01, Tổng thống Thiệu đến Quân đoàn II và ghé thăm Trung đoàn 47 thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh ở Pleiku, đơn vị này đã tham dự cuộc hành quân tái chiếm Plei Kjerang. 
Sau đó ông đến tỉnh Quảng Đức, thăm căn cứ Trung đoàn 45 ở quận Đức Lập là đơn vị đã chiếm lại quận Kiến Đức. Trưa ngày 17/01, ông ghé thăm tiền đồn Biệt động quân gần Daksong.
           
Thi hành chỉ thị VIDH từ chiều ngày hôm trước, lúc 07:45H Hạm trưởng HQ 16 chỉ định toán 15 nhân viên HQ 16 do HQ Trung úy Lâm Trí Liêm làm trưởng toán trang bị vũ khí nhẹ, một súng tín hiệu, một máy PRC-25, xẻng và búa xuống bè cao su tiến vô đảo Vĩnh Lạc.
Toán đổ bộ đặt chân lên bờ bắt đầu lục soát, báo cáo tìm thấy 6 ngôi mộ đá. Hạm trưởng ra lịnh phá hủy tất cả vết tích lạ.
Với ý định chiếm lại các đảo đã bị TC chiếm đóng, BTL/HQ tăng cường toán Hải kích (Seal) gồm 5 Sĩ quan và 38 chiến sĩ trang bị đầy đủ dụng cụ, vũ khí và lương thực rời phi trường Tân Sơn Nhứt, Sài Gòn lúc 10:15H.
Phi cơ đến Đà Nẵng lúc 14:00H, toán Hải kích trong tình trạng sẵn sàng chờ lịnh xuống tàu ra Hoàng Sa.
- lúc 13:50H và tiếp theo lúc 14:45H, HQ 16 báo cáo phi cơ TC bay trên không phận Hoàng Sa từ hướng Đông Bắc sang hướng Tây Nam và ngược lại.
- lúc 14:42H HQ 16 phát hiện tàu buồm TC với ống khói cao đến gần hai tàu 402 và 407 ở đảo Cam Tuyền.
- lúc 14:46H HQ 800 rời Sài Gòn, dự trù đến Đà Nẵng lúc 14:00H ngày 20/01/1974.


HQ 4 đến đảo Cam Tuyền lúc 15:00H, Hạm trưởng HQ 4 được chỉ định là Sĩ quan Thâm niên Hiện diện nhận lịnh từ V1DH đưa 27 Biệt hải lên đảo Cam Tuyền.
HQ 4 duy trì ở vị trí cách đảo 1000 yds, trong khi HQ 16 án ngữ phía ngoài ở hướng Đông Nam canh chừng hai chiếc 402, 407 ở vị trí Nam Tây Nam cách đảo Cam Tuyền 1000 yds.
Ý định tranh giành đưa quân lên đảo Cam Tuyền của TC thể hiện rõ rệt khi HQ 4 vừa hạ tiểu đĩnh xuống nước, cùng lúc tàu TC cũng cố gắng hạ tiểu đĩnh của họ.
Tuy nhiên các chiến sĩ HQ 4 phản ứng nhanh lẹ hơn nên hoàn tất việc hạ tiểu đĩnh xuống nước trước.
Thất bại tàu TC buộc lòng phải kéo tiểu đĩnh lên.
Toán Biệt hải lên bờ lúc 15:10H và bắt đầu lục soát trên đảo, họ tìm thấy:
      - 1 lá cờ TC cũ rách nát
      - 1 tấm bảng mới sơn màu đỏ dài 1m, ngang 0,2 m, trên tấm bảng có chữ Tàu: “nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, lãnh thổ bất khả xâm phạm.”
      - 2 bia đá, một tấm có chữ Việt Nam như là bia lưu niệm, khoảng 2 m vuông, cao 0,3 m, khắc hàng chữ  “Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến đổ bộ đầu tiên”, dưới hàng chữ là 1 ngôi sao, tiếp theo là hàng chữ “Tiểu đoàn 1 ngày 5 tháng 12-1963.”
      - 2 giếng nước nền xi măng và 1 miếu nhỏ với hàng chữ đã được dựng lên ngày 24 tháng 11-1963.
Khi 2 tàu TC nhổ neo di chuyển HQ 4 tiếp tục bám sát, lúc 18:10H HQ 4 xáp lại cách 50 m để quan sát, sau đó hạ xuồng cao su chở một số nhân viên biết nói tiếng Trung Hoa định đến gần tiếp xúc với người trên 2 tàu TC, nhưng bất thành vì tàu chúng trôi ra xa cách đảo Cam Tuyền 6 hải lý về hướng Đông.
Trong lúc tiếp cận tàu đánh cá, HQ 4 báo cáo về đặc tính của chúng:

hai tàu này cùng loi mang s 402 và 407, dài 35 mét, ngang 6 m, trng ti khong 140 tn, tàu sơn màu xanh đậm. Mi tàu có 1 khu đại bác 25 ly vi băng đạn phía sau ng khói, nòng súng l ra ngoài. Các khu vc khác trên boong tàu được che li do đó không thy được các loi súng khác. Bung điu khin nm gia tàu, ng khói cách mũi tàu khoàng 2/3, tàu có 2 cn trc 1 phía trước và 1 phía sau. Trên boong có 2 ct antenna vi dây, võ tàu bng thép, bánh lái có hình ch V (loi H Long), có nhiu bè sơn màu đỏ và trng, 3 tiu đĩnh sơn màu trng. Mt trong hai chiếc có 1 tiu đĩnh bng thép.
Trên boong tàu t
30-35 người mc đồ xanh dương đậm đang quan sát chiến h
m VNCH.”

Qua nhận xét của G. Kosh, thủy thủ đoàn khoảng chừng 15 người, nhưng tàu có khả năng chở đến 100 quân lính khi dùng vào mục tiêu quân sự.

 Mặc dù 2 tàu đánh cá đã lộ diện là 2 tàu đánh cá vũ trang, nhưng với chỉ thị viết trong thủ bút của TT Thiệu quá tổng quát
‘hành đng phù hp vi lut pháp quc tế, đã được ĐĐ Thoại hiểu là ông phải dùng bin pháp ôn hòa thay vì s dng vũ lc để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ VNCH, do vy ông không ch th HQ 4 và HQ 16 dùng bin pháp cng rn.

Khi HQ 4 đến vùng, thấy yếu thế hơn TC lập tức gởi chiến hạm đến tăng cường, lúc 18:20H hai chiến hạm loại Kronstadt  xuất hiện ở phía chân trời trong khu vực đảo Quang Hòa tiến về đảo Cam Tuyền.

 Hạm trưởng HQ 4 báo cáo chúng là tàu TC, có vận tốc lý thuyết 27 knots, mỗi chiếc trang bị 3 khẩu súng [2 khẩu đại bác 37 ly và 1 khẩu 3.9” 100 ly (LTG: đúng ra là khẩu 3.5”85 ly)].

 HQ 4 dùng quang hiệu thông báo cho tàu TC biết là chúng đã xâm nhập lãnh hải Việt Nam và yêu cầu chúng ra khỏi.
Tàu TC trả lời đây là lãnh thổ của họ và yêu cầu tàu Việt Nam ra ngoài.
[Ni dung các bn văn ca tàu Trung Cng chuyn cho HQ 4 bng quang hiu như sau:
• “This is People Republic Of China territorial water, you should leave out”.
     “
Đây là lãnh hi nước Cng hòa Nhân dân Trung Hoa, anh nên đi khi”.
• “Since ancient time Xisha Island has been China territorial. This is a fact no one can deny. You leave at once”.
     “T
thi xa xưa, Hoàng Sa là lãnh th ca nước Cng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là mt s tht không ai có th ph nhn. Anh ra khi ngay lp tc ”.
• “From the Navy Of The People Republic Of China. You should off territorial water”.
     “G
i t Hi quân Cng hòa Nhân dân Trung Hoa. Anh nên ra khi lãnh hi”.]  [11]

Hai chiến hạm TC tiếp tục vận chuyển chung quanh đảo Cam Tuyền, chúng thể hiện thái độ thù nghịch trong khi HQ 4 và HQ 16 giữ thái độ ôn hòa chờ nhận chỉ thị mới.
Trước sự tăng cường hai chiến hạm TC đến khu vực Hoàng Sa, lúc 18:50H BTL/V1DH gởi công điện yêu cầu BTL/HQ cho chỉ thị đối phó.
Khối Hành quân thuộc BTL/HQ yêu cầu Hành quân Lưu động Biển (HQ/Biển) ra lịnh:  
                 - chiến hạm VN đang hoạt động trong khu vực Cam Tuyền giữ thái độ bình tĩnh đến gần đảo Cam Tuyền, nhưng với quyết tâm cho tàu TC hiểu là các đảo này thuộc về Việt Nam.
                 - chiến hạm VN không được khiêu khích trước để xảy ra rắc rối.

                 - ngoài ra Hành quân/Biển có thể yêu cầu tăng cường chiến hạm và phi cơ khi cần đến.
- lúc 19:18H hai chiến hạm TC và 2 tàu đánh cá rời khu vực đảo Cam Tuyền hướng về đảo Quang Hòa.
- lúc 21:15H HQ 16 báo cáo tần số làm việc bị TC phá rối, do đó Hành quân Biển chỉ thị chiến hạm sử dụng tần số hành quân đặc biệt.

 Dự trù đưa quân lên tái chiếm đảo Duy Mộng, lúc 23:00H TL/V1DH chỉ thị HQ 4 phá hủy bất cứ dấu tích nào của TC trên hai đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc và rút toán Biệt hải trên đảo Cam Tuyền về lại tàu để chuẩn bị đưa họ lên đảo Duy Mộng trước lúc rạng đông ngày 18/01/74.

Trước tình thế có mòi gia tăng qua sự kiện VNCH lẫn TC tăng cường lực lượng đến HS có thể đưa đến đụng độ về quân sự, phát ngôn viên BNG/HK tuyên bố HK không có chủ quyền trên các hải đảo và mặt khác không dính líu; vấn đề này do các quốc gia tuyên bố chủ quyền tự giải quyết với nhau. Đồng thời BNG/HK chỉ thị Đại sứ Martin đến gặp và nhấn mạnh với Ngoại trưởng Vương Văn Bắc 4 điểm sau:       a.-
s cn thiết làm du tình hình.
b.- tránh bt c hành động nào có th đưa đến s leo thang.
c.-
lp tc c gng đưa s xung đột qua lãnh vc ngoi giao như Hi đồng Bo an Liên hip quc.
d.-
dù trong bt c trường hp nào quân đội Hoa K s không can d vào. [12]
 
Chiều ngày 17/01, một phái đoàn do TL/HQ hướng dẫn trong đó có HQ Đại tá Đỗ Kiểm Tham mưu phó Hành quân BTL/HQ đến thuyết trình cho Thủ tướng Trần Thiện Khiêm về tình hình Hoàng Sa, nhưng không nhận được chỉ thị nào của ông.

Tại Vũng Tàu, lễ bàn giao Tuần dương hạm (WHEC) Trần Bình Trọng - HQ 5 vừa xong, tân Hạm trưởng HQ Trung tá Phạm Trọng Quỳnh (k.11/SQHQ/NT) được lịnh trực chỉ Đà Nẵng.
HQ 5 vào cảng Đà Nẵng khoảng 10 giờ sáng, được chỉ định cặp cầu BTL/V1DH.
Trên cầu tàu, đạn đại pháo 127 ly đã có sẵn từ bao giờ cùng một số lượng lương khô hành quân.  
Hạm trưởng ra lịnh cấm trại 100%. Chỉ có nhân viên ban ẩm thực được phép đi chợ. Tất cả nhân viên còn lại lo nhận tiếp tế nước ngọt, nhiên liệu và đạn dược nhưng phải hoàn tất trước 19:00H.
Chiến hạm nhận công điện mời Hạm trưởng, Hạm phó (HP) và các sĩ quan tham mưu đi họp tại BTL/HQ/V1DH.

Khoảng 16:00H toán Hải kích 43 người xuống HQ 5. Toán tiếp vụ trở về với thực phẩm tươi.
Họp xong, phái đoàn sĩ quan trở về chiến hạm, HP chỉ thị sẵn sàng khởi hành ra Hoàng Sa trong đêm.

 Thoạt đầu ĐĐ Thoại chọn HQ Đại tá Nguyễn Văn Thiện đang là Chỉ huy trưởng (CHT) Hải đội Chuyển vận (Hải đội II) thuộc BTL/HĐ vì ông biết rõ Đại tá Thiện và biết ông có nhiều khả năng, nhưng vì Đại tá Thiện đang lo công tác trục vớt HQ 406 bị mắc cạn ở Nha Trang, do vậy HQ Đại tá Hà Văn Ngạc CHT/Hải đội Tuần dương (Hải đội III) là Sĩ quan thâm niên thưộc hạm đội đang có mặt tại Đà Nẵng được ĐĐ Thoại chỉ định làm SQ Chỉ huy Chiến thuật (OTC_Officer in Tactical Command).
Sau khi dùng cơm chiều với ĐĐ Thoại, Đại tá Ngạc nhập hạm, HQ 5 trở thành soái hạm.

Hơn hai tháng biệt phái công tác cho Vùng I Duyên hải, Hộ tống hạm (PCE) Nhựt Tảo HQ 10 trở về Đà Nẵng cặp cầu Căn cứ Yểm trợ Tiếp vận sau chuyến tuần dương cuối cùng để bàn giao lại vùng trách nhiệm cho HQ 11 (Hộ tống hạm Chí Linh). Tất cả nhân viên chiến hạm đều vui mừng khi nghĩ đến lần trở về Sài Gòn sắp đến sẽ trùng hợp vào ngày Tết Nguyên Đán.    
Bất ngờ chiều 17/01/1974 chiến hạm nhận lịnh khẩn cấp cùng với Tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ 5 lên đường ra công tác Hoàng Sa.

HQ 10 cấp tốc nhận tiếp tế thực phẩm, nước và nhiên liệu. Ngay sau đó khoảng 20:00H khởi hành đi Hoàng Sa trước HQ 5 với tình trạng chỉ có một máy khiển dụng.
                                                     

Trên đường đến Hoàng Sa, Hạm trưởng HQ 10, HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà (k.12/SQHQ/NT) ra lịnh kiểm soát tất cả mọi ụ súng, đem đạn tối đa từ hầm đạn lên các dàn súng nhưng tất cả các khẩu súng đều phải bao lại và nòng súng chỉa lên trời, HT khuyến khích tất cả các nhân viên không thuộc phiên đi ca cố ngủ để lấy sức cho những ngày kế tiếp. Ngoài ra ông ra lịnh mang lương khô để ở các nhiệm sở tác chiến và kiểm soát lại 4 bè cấp cứu cùng các hộp mưu sinh thoát hiểm. HT còn ra nghiêm lịnh bắt buộc tất cả nhân viên phải mặc áo phao và đội nón sắt mặc dù trời rất nắng và nóng bức.






No comments:

Post a Comment