HẢI CHIẾN HOÀNG SA_TRUNG CỘNG CHIẾM HOÀNG SA
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH – DIỄN TIẾN DẪN ĐẾN TRẬN HẢI CHIẾN Thềm Sơn Hà (Tiếp theo_trích từ bài 'Hải Chiến Hoàng Sa' trong cuốn sách "SỰ THẬT HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19/01/1974" tái bản tháng 12/2020)
NGÀY 16/01/1974
Vào
lúc 8 giờ sáng, TT Thiệu và phái đoàn trong đó có Trung tướng Lê Nguyên Khang
phụ tá Đại tướng Cao Văn Viên Tổng Tham mưu trưởng QL/VNCH, Chuẩn tướng Trần Đình
Thọ Trưởng phòng 3 Bộ TTM và Trung tướng Ngô Quang Trưởng TL/QĐ I đến BTL/VIDH.
Mặc dù có hai vị tướng thuộc Bộ TTM và TL/QĐ I hiện diện, nhưng TT Thiệu không
có chỉ thị nào cho các vị này mà chỉ ra lịnh riêng cho Đô đốc Thoại:
“Như thế, chúng tôi đã
thảo luận trong một thời gian và sau đó
ông
nói
tôi
chỉ cần đổ bộ quân lên đảo và bảo Trung Cộng ra khỏi. Và tôi đã
nói
tôi
sẽ làm điều đó,
nhưng tôi sợ là có chuyện gì đó
có
thể xảy ra. Và ông nói, "anh chỉ cần tuân thủ luật pháp quốc tế trên không, trên biển và trên đảo. Ngoài biển anh chỉ cần có vài hành động phù hợp với luật pháp quốc tế. Làm những gì anh đã
được huấn luyện tại Trường Sĩ quan Hải quân. Anh phải thi hành". [6]
TT Thiệu viết thủ bút trên ba trang giấy lịnh của ông và đưa cho ĐĐ Thoại đọc, ông
hỏi “Anh
có hiểu lịnh của
tôi?” ĐĐ Thoại trả lời: “Thưa Tổng thống,
tôi hiểu.”
Xong buổi thuyết trình, TT Thiệu rời VIDH tiếp tục đi thăm các chiến sĩ đóng tại
phía Bắc đèo Hải Vân.
Thói quen ra lịnh trực tiếp cho các cấp chỉ huy đơn vị mà không qua hệ thống quân
giai của TT Thiệu đã được thể hiện trong biến cố Hoàng Sa:
• Đề đốc Trần Văn Chơn TL/HQ:
“Tổng
Thống đã ra lệnh cho ông Thoại rồi ông Thoại mới báo cáo cho tôi và xin tàu ra,
tôi nói Tổng Thống ra lệnh thì cứ làm đi.”
• Trung tướng Đồng Văn Khuyên Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận QL/VNCH:
“Trong
các chuyến
thanh tra, ông thường
ra lịnh
trực
tiếp
cho các Tư
lịnh Vùng; có những lần khác,
ông tự
tay viết
cho họ.
Do đó, một vài hành động quan trọng đã được thực
thi mà không thông báo cho Bộ
TTM hoặc
không do Bộ
TTM chỉ
huy. Cuộc đụng độ đáng tiếc với chiến hạm Trung Cộng xảy
ra đầu năm 1974 là trường hợp điển
hình.
Ông đưa
ra quyết định đối
phó với
Trung Cộng
sau khi nghe TL/VIDH thuyết
trình mà không thông báo Bộ
TTM.” [9]
Thi
hành lịnh V1DH, trong buổi sáng, HQ 16 tiếp tục thám sát các đảo khác trong
nhóm Nguyệt Thiềm, phát hiện người trên đảo Quang Hòa và tàu thuyền di chuyển
chung quanh đảo Duy Mộng, sau đó quay lại thám sát đảo Vĩnh Lạc.
Lúc 11:00H HQ 16 đưa một toán nhân viên lên đảo Vĩnh Lạc. Họ tìm thấy một quả lựu
đạn, một chai rượu Suntory và nơi giấu thực phẩm trống trơn.
Trong khi chờ toán đổ bộ trở về tàu, HQ 16 phát hiện
1 tàu TC di chuyển chung quanh đảo Cam Tuyền, tuy nhiên vì khoảng cách xa không
thể xác định rõ chi tiết.
Lúc 12:25H, toán đổ bộ trở về tàu sau khi cắm 2 lá cờ VNCH trên đảo Vĩnh Lạc,
ngay sau đó lúc 13:00H HQ 16 nhận lịnh quay lại đảo Hoàng Sa đón toán Công binh,
Đại úy Diệp và Gerald Kosh trở lại tàu.
Lúc 16:00H BTL/Hành quân/Biển chỉ thị HQ 16 đưa một tiểu đội lên giữ đảo Vĩnh Lạc.
Lúc 19:30H, Hạm trưởng báo cáo vì trời tối và san hô bao quanh nên không thể
thi hành. BTL/V1DH chấp thuận cho HQ 16 tiếp tục tuần tiễu trong đêm và đưa người
lên đảo vào sáng ngày 17/01/74.
Để đối phó với việc HQ 16 phát hiện TC gởi thêm tàu thuyền đến Hoàng Sa, V1DH
chỉ thị Khu trục hạm (DER) Trần Khánh Dư - HQ 4 do HQ Trung tá Vũ Hữu San (k.11/SQHQ/NT) làm Hạm trưởng ra Hoàng
Sa tăng cường HQ 16.
HQ 4 đang tuần tiễu vùng biển Quảng Ngãi tức tốc quay về cặp cầu quân cảng Đà Nẵng
khoảng 17:00H.
Hạm trưởng được lệnh lên họp khẩn cấp ở Trung tâm Hành quân BTL/V1DH.
Lúc 21:30H, sau khi hoàn tất tiếp tế nhiên liệu và thực phẩm HQ 4 rời Đà Nẵng với
27 Biệt hải thuộc Sở Phòng vệ Duyên hải và một nhiếp ảnh viên.
Trong cùng ngày, Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc họp
báo tố cáo tàu TC xâm nhập quần đảo Hoàng Sa và đưa người lên đảo là hành động “vi
phạm
chủ
quyền
VNCH”, ông nhận định thử thách bất ngờ này là mối đe dọa
đối với nền hòa bình và an ninh khu vực. [10]
Đồng thời Ngoại trưởng Bắc gởi công
hàm cho Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc lưu ý về “sự thách đố bất thình lình của Trung Cộng trước
chủ
quyền của Việt
Nam Cộng
Hòa trên quần đảo Hoàng Sa và sự vi phạm
chủ
quyền của Việt
Nam Cộng
Hòa là không chấp
nhận được. Họ tạo ra sự hăm dọa
cho nền
hòa bình và an ninh trong vùng.
Chính
phủ và
nhân dân Việt
Nam dứt
khoát bảo vệ chủ
quyền của mình và toàn vẹn lãnh thổ và không ngại có những
hành động
thích hợp để kết
thúc sự việc này.
Nước
Việt
Nam Cộng
Hòa cho rằng
tình hình gây ra do hành động
của
Trung Cộng
nêu trên là mối
nguy hiểm
cho nền
hòa bình và an ninh thế giới. Vì vậy chính
phủ Việt Nam Cộng
Hòa yêu cầu Hội đồng
Bảo
an Liên hiệp quốc có những
biện
pháp cần
thiết để điều chỉnh
lại
tình hình.”
No comments:
Post a Comment